Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 26 - 27: lời tiễn dặn

A.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

- Hiểu được tình yêu tha thiết thuỷ chung và khát vọng tự do yêu đương của các chàng trai cô gái Thái.

- Thấy đựoc đặc điểm nghệ thuật của truy65n thơ dân ộtc Thái được thể hiện trong tác phẩm.

B.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN :

- SGK, AGV.

- Thiết kế bài học

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH :

- Tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :

1. Kiểm Tra Bài Cũ : Em hãy kể truyện Nhưng Nó Phải Bằng Hai Mày và phân tích nghệ thuật gây cười của truyện? (9đ)

2. Giới thiệu bài mới :

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7071 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 26 - 27: lời tiễn dặn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 26 - 27 TT ký duyệt Bùi Thị HIển Tuần : 7 LỜI TIỄN DẶN A.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : Hiểu được tình yêu tha thiết thuỷ chung và khát vọng tự do yêu đương của các chàng trai cô gái Thái. Thấy đựoc đặc điểm nghệ thuật của truy65n thơ dân ộtc Thái được thể hiện trong tác phẩm. B.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN : SGK, AGV. Thiết kế bài học C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH : Tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : Kiểm Tra Bài Cũ : Em hãy kể truyện Nhưng Nó Phải Bằng Hai Mày và phân tích nghệ thuật gây cười của truyện? (9đ) Giới thiệu bài mới : PHƯƠNG PHÁP NỘI DUNG Một HS đọc phần tiểu dẫn Câu hỏi : Phần tiểu dẫn SGK trình những vấn đề gì? Cung cấp : Một số câu truyện thơ tiêu biểu: Uùt Lót – Hồ Liêu (Mường) . Cầm Đôi – Hiền Hom (Tày) .Chàng Lú – Ngàng Uûa ( Thái) .Ngàng Nhàng Dợ – Chàng Chà Tăng (Mông) I.TIỂU DẪN: 1. Gíơi thiệu chung về truyện thơ : - Truyện thơ là những truyện kể dài bằng thơ. Có sự kết hợp giữa hai ýêu tố tự sự và trữ tình, phản ánh số phận của người nghèo khổ, khát vọng về tình yêu tự do, hạnh phúc và công lý. - Chủ đề nổi vật trong truyện thơ là khát vọng yêu đương tự do và hạnh phúc lứa đôi - Nhân vật chính của truyện thơ là các chàng trai, cô gái nạn nhân đau khổ của chế độ hôn nhân gả bán. - Cốt truyện thường theo 3 chặng : * Đôi ta yêu nhau tha thiết * Tình yêu tan vỡ, đau khổ * Tìm cách thoát khỏi cảnh ngộ : Chết cùng nhau hoặc vuợt qua khó khăn để trở về sống hạnh phúc. Câu hỏi : Em hãy tóm tắt truyện thơ Tiễn dặn Người Yêu? HS tự tóm tắt , trao đổi với nhau -> 1 HS trình bày trước lớp -> GV nhận xét, kết thúc vấn đề. Cung cấp : Tác phẩm có kết cấu dung lượng bình thường : 1846 câu thơ, bằng một phần ba “truyện kiều” của Nguyễn Du. Tác phẩm do Mạc Phi dịch từ tiếng Thái. Một HS đọc đoạn trích cho cả lớp nghe. Cả lớp tìm hiểu từ khó. Câu hỏi : Hãy nêu bố cục đoạn trích? Đoạn 1 : Từng đầu đến “Khi goá bụa về già”. Lời tiễn dặn thể hiện tâm trạng xót thương của chàng trai và nỗi đau khổ tuyệt vọng của cô gái. Đoạn 2 : Còn lại : Lời tiễn dặn của chàng trai khẳng định mối tình tha thiết bền chặt của mình Câu hỏi : Em hãy nêu đại ý đoạn trích? Câu hỏi : Hình ảnh của cô gái qua sự cảm nhận của chàng trai như thế nào? HS làm việc cá nhân hoặc co 1thể trao đổi vớ người bên cạnh -> trình bày trước lớp. GV cung cấp thêm : Cô buộc phải lấy người mình không yêu làm sóa tránh khỏi nổi buồn đau. Cô nghĩ tới mối tình lỡ hẹn của mình. Cô như hình dung ra tất cả những kỉ niệm đẹp về người mình yêu. Con đường lên nương, lối mòn xuống núi, đường qua suối, qua khe … mỗi bước chân của cô là nổi đau ghìm xé. Câu hỏi : Em hãy nêu diễn biến tâm trạng của chàng trai khi tiễn đưa cô gái v ề nhà chồng. HS chia thành nhóm thảo luận , lập dàn ý -> đại diện nhóm trình bày trước lớp -> GV nhận xét, kết thúc vấn đề. GV cung cấp khi giảng đến phần này: Người Thái có tục hoả táng. Khi thiêu xác, họ đốt theo cái áo, cái khăn hoặc mấy sợi tóc của người thân yêu nhất khiến họ không cô đơn, xác sẽ cháy đượm, hồn sẽ siêu thoát. Câu hỏi : Em hãy phân tích hình ảnh của chàng trai khi chứng kiến cảnh cô gái bị hành hạ, đánh đập? HS chia thành nhóm thảo luận , lập dàn ý -> đại diện nhóm trình bày trước lớp -> GV nhận xét, kết thúc vấn đề. Bao gồm các vấn đề cơ bản : Lòng xót thương trước cảnh coô gái bị hành hạ. Khẳng định tấm lòng chung thủy, sẽ yêu và cùng nhau vượt qua mọi khó khăn gian khổ à khát vọng tự do yêu đương. - Kết thúc truyện thơ thường bằng cái chết hoặc phải xa nhau vĩnh viễn của đôi bạn tình. Kết thúc này là phổ biến. Nó tố cáo xã hội, bộc lộ khát vọng tự do yêu đương. Một loại kết thúc khác là đôi bạn tình được chung sống hạnh phúc sau khi trải qua nhiều trắc trở. “Tiễn dặn người yêu” thuộc loại kết thúc này. 2.Tóm tắt truyện : Gồm 3 phần a.Tình yêu tan vỡ : Chàng trai, cô gái cùng ra đời cùng chơi chung từ ấu thơ. Lớn lên hai người cáng quấn quýt và yêu nhau . Nhưng cha mẹ cô gái chê chàng trai nghèo không gả mà gả cho một người giàu có. Cô gái đau khổ nhưng bất lực. Trước tình cảnh ấy chàng trai quyết ra đi tìm sự giàu sang , ước hẹn trở về chuộc lại người yêu. Cô gái ở nhà chờ đợi hết cả thời gian rể ngoài, rể trong, đành phải theo người chồng mà cha mẹ cô ép buộc. b.Lời tiễn dặn : Chàng trai trở về giữa lúc cô gái phải về nhà chồng. Chàng trai dặn cô hết lời hết lẽ. Tiễn cô về nhà chồng, anh ở lại một thời gian chứng kiến cảnh cô bị đánh đạp , hành hạ khổ sở. Anh chăm sóc cho cô và mong ước ngày sum họp. c.Hạnh phúc : Được một thời gian, cô gái bị nhà chồng đuổi về. Bố, mẹ cô gái lại bán đứt cho nhà quan. Nhà quan mang cô ra chợ bán, nhưng nghìn lần không đạt. Cô gái đẹp ngày nào ø nay tiều tuỵ chỉ đáng một bo ùlá dong. Người đổi cô là chàng trai xưa. Không nhận ra cô, anh đã có gia đình nhà cao cửa rộng. Tủi phận, cô mang đàn môi, một kỉ vật ngày nào ra thổi. Nhận ra cô anh liền tiễn vợ về nhà chu đáo (người vợ này cũng lấy được chồng và sống hạnh phúc). Chàng trai và cô gái lấy nhau, sống hạnh phúc đến trọn đời. II. ĐỌC HIỂU : A.ĐỌC B. ĐẠI Ý : Qua hai lời tiễn dặn đoạn trích làm nổi bật diễn bíên tâm trạng từ xót thương trước tình cảm đau khổ tuyệt vọng của cô gái đến khẳng định tình yêu chung thuỷ và khát vọng hạnh phúc của chàng trai với người mình yêu. C.TÌM HIỂU NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT 1. Đoạn 1 : Lời tiễn dặn của chàng trai trên đường đưa cô gái về nhà chồng a. Cảm nhận về nổi đau khổ tuyệt vọng của cô gaiù: Vừa đi vừa ngoảnh lại Vừa đi vừa ngóng trông -> Chàng trai như thấy cô gái vẫn nuối tiếc, vẫn chờ đợi nuôi hy vọng. Mỗi bước đi của cô gái là nỗi đau, nổi nhớ “Chân bước xa lòng càng đau càng nhớ”. Cô gái “Ngoảnh lại”, “Ngóng trông”. “Lòng càng đau càngnhớ”. Cô giải bày với cảnh vật thiên nhiên : Em tới rừng ớt ngắt lá ới ngồi chờ Em tới rừng cà ngắt lá cà ngồi chờ Ơùi rừng lá ngón ngóng trông à Ơùt cay, cà đắng, lá ngón độc địa gợi ra tâm trạng đầy cay đắng và tuyệt vọng không riêng gì cô gái mà cả chàng trai. b.Chàng trai đã khẳng định lòng chung thuỷ của mình Xưa hãy cho anh kề vóc mảnh Quấn quanh vại ủ lấy hương người Cho mai sau lửa xác đượm hơi Một lát bên em thay lời tiễn dặn. à Chàng trai mượn hương người yêu lúc nàyvì suốt đời anh không còn ai yêu thương hơn để lúc chết nhờ có hương của người yêu mà cháy đượm Chàng trai đã khẳng định tình yêu chung thuỷ của mình với cô gái. c. Anh động viên nan ủi cô gái Con nhỏ hãy đưa anh ẵm Bé xinh hãy đưa anh bồng Cho anh bế con dòng đừng ngượng. Nựng con rồng, con phượng đừng buồn. à “Con nhỏ”, “bé xinh”, “con rồng”, “con phượng” là chỉ con của cô gái với người chồng được anh yêu quý. Câu thơ còn có ý nghĩa đề cao dòng giống của đứa trẻ để làm vừa lòng mẹ nó. Động viên an ủi đấy mà vẫn còn cái gì đó rưng rưng d. Chàng trai ước hẹn chờ đợi cô gái trong mọi thời gian, mọi tình huống : Đôi ta yêu nhau, đợi đến tháng năm lau nở Đợi mùa nước đỏ cá về Đợi chim tăng ló hót gọi hè Không lấy đuợc nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi goá bụa về già. à Lời tiển dặn thấm sâu tình nghĩa cũng là lời ước hẹn chờ đợi nhau. **. Tóm lại : Qua đoạn thơ ta thấy được nỗi đau khổ của của đôi bạn tình và đồng thời thấy được tình yêu mãnh liệt của chàng trai dành cho cô gái. 2.Đoạn 2 : Chàng trai cảm thông, chia sẽ với cô gái khi bị chồng hành hạ với những lời lẽ nhất mực yêu thương: - Dậy đi em! Dậy đi em ơi! Dậy rũ áo kẻo bọ Dậy phủi áo kẻo lấm! Đầu bù anh chải cho Tóc rối đưa anh búi hộ - Anh chặt tre về đối gióng đầu Chặt tre dày anh hun gióng giữa Lam ống thuốc này em uống khỏi đau à Cái nhìn xót xa thương cảm… cô gái bị nhà chồng hành hạ. Tiếng gọi, cử chỉ, sự chăm sóc của chàng trai là cử chỉ, lời nói, là hành động bởi tình yêu thương. Lời nói đó còn ẩn chứa xót xa đau đớn hơn cả nổi đau mà cô gái phải chịu. Lời lẽ đó thấm nhuần tình cảm nhân đạo đối với số phận con người. - Lời tiễn dặn thể hiện tình yêu nồng nàn mãnh liệt, khát vọng yêu đương tự do, khát vọng được giải phóng : Về với người ta thương thuở cũ Chết bao năm hình con treo đó Chết thành sông, vục nước uống mát lòng, Chết thành đất, mọc dây trầu xanh thắm Chết thành bèo, ta trôi nổi ao chung Chết thành muôi, ta múc xuống cùng bát Chết thành hồn, chung một mái song song à Chàng trai khẳng định với cô gái, chết cùng có nhau. Sáu lần từ chết xuất hiện cũng là sáu lần anh khẳng định sự gắn bó, không thể sống xa nhau. Hãy sống cùng nhau đến lúc chết. Dẫu có phải chết cũng chết cùng nhau. Lại một lần nữa, ta bắt gặp tình yêu thuỷ chung, mãnh liệt của những chàng trai, cô gái Thái - Khát vọng ï được giải phóng được sống trong tình yêu …. Yêu nhau, yêu trọn đời gỗ cứng yêu nhau yêu trọn kiếp đến già. Ta yêu nhau tàn đời gió, không rung không chuyển Người xiển xui, không ngoảnh, không nghe …. à Những tiếng “yêu trọn đời”, “yêu trọng kiếp” là khẳng định quyết tâm trước sau không có gì thay đổi. Gió không bao giờ ngừng thổi. Song giẫu gió có thể ngừng thổi, tình yêu ấy không đổi thay. Đây cũng là khát vọng tự do đựoc sống trong tình yêu. E. CỦNG CỐ - DẶN DÒ Bài tập nâng cao : Trong truyện Kiều của Nguyễn Du có đoạn diễn tả t âm trạng của Kim trọng khi trở lại vườn Thuý, khi người yêu đã phải bán mình chuộc cha : Vật minh vẫy gió tuôn mưa Dầm dề giọt ngọc, thẫn thờ hồn mai Đau đòi đoạn, ngất đòi thô Tỉnh ra lại khóc, khóc rồi lại mê Anh ( hci) hãy so sánh lối diễn tả tâm trạng Kim Trọng của Nguyễn Du với lối diễn tả tâm trạng của chàng trai ( trong đoạn Lời Tiễn Dặn – trích Trong Tiễn dặn Người yêu) để thấy nét đặc sắc giữa truyện thơ bác học và truyện thơ dân gian. Kim Trọng ( T. Kiều – Nguyễn Du) Chàng trai dân tộc Thái (Lời tiễn Dặn) Khi người yêu buộc phải lấy người khác để có tiền chuộc tội cho cha và em. Kim trọng vô cùng đau đớn, xót xa, buồn vì cảnh mình và thương nhớ người yêu. Song lời diễn tả tâm trạng của Nguyễn Du dùng những hình ảnh có tính ước lệ. + “Vẫy gió, tuôn mưa” chỉ nỗi đau khổ + “giọt ngọc” chỉ nước mắt +” Thẩn thờ hồn mai” chỉ trạng thái tinh thần thẩn thờ bất an của chàng Kim. Đây là đặc điểm của văn chương trung đại trong miêu tả tâm trạng nhân vật. Tâm trạng của chàng trai dân tộc Thái được diễn tả bằng nhiều hình ảnh cụ thể: Xin hãy cho anh kề vóc mảnh Quấn quanh vai ủ lấy hương người Cho mai sau lửa xác đượm hơi Một lát bên anh thay lời tiễn dặn à Hình ảnh khẳng định tình yêu chung thuỷ. Đôi ta yêu nhau đợi tháng năm mùa lau nở Đọi mùa nước đỏ cá về đợi chim Tăng Ló hót gọi hè Không lấy đuợc nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi goá bụa về già. Về với người ta thương thuở cũ Chết bao năm hình con treo đó Chết thành sông, vục nước uống mát lòng, Chết thành đất, mọc dây trầu xanh thắm Chết thành bèo, ta trôi nổi ao chung Chết thành muôi, ta múc xuống cùng bát Chết thành hồn, chung một mái song song à Thể hiện khát vọng được sống bên nhau. VỀ NHÀ HỌC BÀI VÀ SOẠN BÀI CA DAO YÊU THƯƠNG – TÌNH NGHĨA.

File đính kèm:

  • docloi tien dan.doc
Giáo án liên quan