Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 38: Đọc văn: NHÀN

A. MỤC TIU BI HỌC:

- Kiến thức: Gip học sinh:

+ Hiểu được đúng quan niệm sống Nhàn của tác giả.

+ Thấy được đặc điểm nghệ thuật của bài thơ.

+ Vẻ đẹp cuộc sống, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cuộc sống đạm bạc, nhân cách thanh cao, trí tuệ sáng suốt, uyên thâm.

 + Thấy được vẻ đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt: mộc mạc, tự nhiên mà ý vị.

- Kĩ năng: Biết cách đọc – hiểu một bài thơ có những câu ẩn ý, thâm trầm.

- Giáo dục môi trường: Sống hài hoà với thiên nhiên, bảo vệ thin nhin.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY V TRỊ:

- Gio vin: Sgk, sgv, thiết kế bi giảng v cc ti liệu tham khảo.

- Học sinh: Sgk, cc ti liệu tham khảo.

C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:

 Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách thức trao đổi, thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1. Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bi cũ:

 - Bức tranh thiên nhiên ngày hè được Nguyễn Trãi thể hiện như thế nào?

- Nguyễn Trãi đã gửi gắm tâm sự gì qua hai câu thơ cuối?

 3. Bi mới:

 

doc8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1130 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 38: Đọc văn: NHÀN, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14 Tiết 38: Đọc văn: NHÀN (Nguyễn Bỉnh Khiêm) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Kiến thức: Giúp học sinh: + Hiểu được đúng quan niệm sống Nhàn của tác giả. + Thấy được đặc điểm nghệ thuật của bài thơ. + Vẻ đẹp cuộc sống, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cuộc sống đạm bạc, nhân cách thanh cao, trí tuệ sáng suốt, uyên thâm. + Thấy được vẻ đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt: mộc mạc, tự nhiên mà ý vị. Kĩ năng: Biết cách đọc – hiểu một bài thơ có những câu ẩn ý, thâm trầm. Giáo dục môi trường: Sống hài hoà với thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRỊ: Giáo viên: Sgk, sgv, thiết kế bài giảng và các tài liệu tham khảo. Học sinh: Sgk, các tài liệu tham khảo. C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách thức trao đổi, thảo luận nhĩm, trả lời các câu hỏi. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Bức tranh thiên nhiên ngày hè được Nguyễn Trãi thể hiện như thế nào? - Nguyễn Trãi đã gửi gắm tâm sự gì qua hai câu thơ cuối? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT GV: nêu vài nét về tác giả, tác phẩm, nội dung chủ yếu trong các sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm? HS: thảo luận nhóm 2’, đứng tại chỗ trả lời GV: chốt lại vấn đề, diễn giảng thêm một số ý cần thiết. GV: Nêu xuất xứ, thể loại của bài thơ? HS: đứng tại chỗ trả lời GV: kết hợp, ghi bảng HS:đọc diễn cảm bài thơ GV: Cuộc sống ở Bạch Vân Am được tác giả thể hiện như thế nào? HS: Thảo luận nhóm 2’. Lên bảng trình bày sản phẩm GV: Chốt lại vấn đề, diễn giảng. Niềm vui như hiện lên trong bước đi ung dung “ thơ thẩn” chi phối cả âm điệu bài thơ GV: dẫn chứng minh họa: “Khôn mà hiểm độc là khôn dại Dại vốn hiền lành ấy dại khôn” (thơ Nôm, 94) GV: Kể tên những thức ăn theo mùa của tác giả? HS: Trình bày cá nhân. GV: Dẫn chứng minh họa “Rủ nhau ra tắm hồ sen Nước trong bóng mát hương chen cạnh mình Cứ chi vườn ngọc ao quỳnh Thôn quê vẫn thú hữu tình xưa nay” (ca dao). GV: Tác giả nhìn cuộc đời như thế nào? HS: Trình bày cá nhân GV: Nêu nghệ thuật? HS: Trình bày cá nhân I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: sgk 2. Sự nghiệp văn chương: - Để lại 700 bài thơ chữ Hán trong “Bạch vân am thi tập” và khoản trên 170 bài thơ chữ Nôm trong “Bạch vân quốc ngữ thi” - Nội dung: mang đậm chất triết lý giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn. Đồng thời phê phán thói đời đen bạc trong xã hội. 3. Bài thơ “Nhàn”: a.Xuất xứ: Trích từ tập “Bạch vân quốc ngữ thi”. b. Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật c. Bố cục: Đề, thực, luận, kết II. Đọc - hiểu: 1. Hai câu đề: Vẻ đẹp cuộc sống ở Bạch Vân Am “Một mai, một cuốc, một cần câu” - Dùng số từ “một” và danh từ “mai, cuốc, cần câu” đi liền nhau rành rọt à Thể hiện tất cả đã sẵn sàng, thuần thục trong cơng việc lao động của nhà nơng. - Cuộc sống lao động chất phác, bình dị. “Thơ thẩn dầu ai vui thú nào” à Thể hiện sự ung dung, thảnh thơi, vui với thú điền viên. 2. Hai câu thực: Vẻ đẹp nhân cách - Tìm nơi vắng vẻ: nơi tĩnh tại của thiên nhiên, thanh thản của tâm hồn - Chốn lao xao: nơi cửa quyền, bon chen danh lợi à Sử dụng phép đối và cách nói ngược (ta dại – người khôn), nhận dại về mình, nhường khơn cho người, xa lánh chốn danh lợi bon chen, tìm về “nơi vắng vẻ”, sống hịa nhập với thiên nhiên để “di dưỡng tinh thần”. 3. Hai câu luận: Cuộc sống đạm bạc mà thanh cao - Thức ăn là những thứ cĩ sẵn: măng trúc, giá à mùa nào thức ấy, cây nhà lá vườn do cơng sức chính mình làm ra. - Sinh hoạt dân dã, tự nhiên ở làng quê : tắm hồ, tắm ao à Cuộc sống đạm bạc nhưng khơng khắc khổ mà mang vẻ đẹp thuần hậu, cao quý. - Xuân, hạ, thu, đông: vẽ nên một bộ tranh tứ bình về cảnh sinh hoạt bốn mùa. ð Tác giả từ bỏ cuộc sống bon chen để sống “ nhàn”: đạm bạc mà thanh cao, khơng mưu cầu, tranh đoạt. 4. Hai câu kết: Vẻ đẹp trí tuệ - Nhìn cuộc đời là giấc mộng - Phú quý tựa chiêm bao ð Thể hiện triết lí nhân sinh của một nhà nho uyên bác. Đĩ là vẻ đẹp trí tuệ của người biết quay lưng với lợi danh để tìm sự thư thái cho tâm hồn, sống ung dung: nhấp rượu, thưởng trăng, ngắm hoa, bình thơ. 5. Nghệ thuật: - Sử dụng phép đối, điển cố. - Ngơn từ mộc mạc, tự nhiên mà ý vị, giàu chất triết lí. 6. Ý nghĩa văn bản: Ngợi ca chữ “Nhàn” trong cuộc sống ẩn dật nơi làng quê. Đạm bạc mà thanh cao, vượt lên trên danh lợi. III. Hướng dẫn tự học: - Học thuộc lịng bài thơ. - Anh (chị) đánh giá như thế nào về lối sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. 4. CỦNG CỐ: - Nguyễn Bỉnh Khiêm nhàn thân mà không nhàn tâm, vẫn canh cánh nỗi niềm yêu nước, lo cho dân. Nhàn của ông mang yếu tố tích cực. - HS đọc lại bài thơ. 5. DẶN DÒ: Học bài + soạn bài “Đọc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du. E. RÚT KINH NGHIỆM: Tiết 40: ĐỌC TIỂU THANH KÍ (Nguyễn Du) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Kiến thức: Giúp học sinh: + Cảm nhận được niềm cảm thương mà Nguyễn Du dành cho Tiểu Thanh, cho tất cả những kiếp người tài hoa trong xã hội và tâm sự khao khát tri âm hướng về hậu thế của nhà thơ. + Thấy được đặc sắc của thơ trữ tình Nguyễn Du. + Tiếng khĩc cho số phận người phụ nữ tài sắc bạc mệnh, đồng thời là tiếng nĩi khao khát tri âm của nhà thơ. + Hình ảnh thơ mang ý nghĩa biểu trưng sâu sắc. Kĩ năng: Đọc hiểu một bài thơ Đường luật theo đặc trưng thể loại. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRỊ: Giáo viên: Sgk, sgv, thiết kế bài giảng và các tài liệu tham khảo. Học sinh: Sgk, các tài liệu tham khảo. C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách thức trao đổi, thảo luận nhĩm, trả lời các câu hỏi. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm? - Phân tích bài thơ? 3.Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT GV: Nêu xuất xứ, thể loại của bài thơ? HS: Đứng tại chỗ trả lời GV: Diễn giảng thêm HS: Đọc bài thơ GV: câu thơ đầu cho người đọc biết điều gì? ý nghĩa triết lý sâu xa và tình cảm gì đã hé mở ở đây? HS: đứng tại chỗ trả lời GV:son phấn,văn chương tượng trưng cho điều gì? điều này mang ý nghĩa gì? HS: tự do tìm hiểu, suy nghĩ trình bày ý kiến bản thân GV: số phận của người tài hoa trong hai câu luận như thế nào? HS: trình bày ý kiến bản thân GV: con số 300 năm lẻ ở đây có ý nghĩa như thế nào? cách chọn bút hiệu Tố Như có ý nghĩa gì? cấu trúc phần kết có ý nghĩa gì? HS: thảo luận nhóm (3’), trình bày ý kiến của nhóm. GV: Dẫn thơ của Tố Hữu: “Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày Hỡi người xưa của ta nay Khúc vui xin lại so dây cùng người”. Chủ đề: Kể lại cuộc đời bạc mệnh của nàng Tiểu Thanh, thể hiện nỗi đồng cảm và lời nhắn gởi của tác giả đối với hậu thế. I. Tìm hiểu chung: 1. Xuất xứ: Trích trong tập thơ “Thanh Hiên thi tập” trước khi về làm quan triều Nguyễn. 2. Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật II. Đọc hiểu: 1. Hai câu đề: Niềm xúc cảm của tác giả - Hoá gò hoang: cảnh hoang phế à số phận của nàng Tiểu Thanh tài hoa nhưng bạc mệnh - Mảnh giấy tàn: sự tiếp xúc với nàng Tiểu Thanh àĐồng cảm: người chết cô đơn, người viếng cũng cô đơn 2. Hai câu thực: Nỗi bất hạnh sau khi nàng Tiểu Thanh chết - Son phấn: tượng trưng cho sắc đẹp Ẩn dụ - Văn chương: tượng trưng cho tài hoa ð“Son phấn” và “văn chương” là những vật vô tri, không có số mệnh mà cũng phải xót xa, thương tiếc trước những sự việc sau khi nàng Tiểu Thanh chết à sự xót xa của nhà thơ trước những giá trị tinh thần bị chà đạp và kiếp người tài hoa nhưng mệnh bạc (chủ nghĩa nhân đạo). 3. Hai câu luận: Số phận của người của người tài hoa Tìm thấy trong nỗi đau của Tiểu Thanh là nỗi đau chung của cuộc đời và của chính mình, của những người tài hoa nhưng bị vùi dập trong xã hội lúc bấy giờ. 4. Hai câu kết: Lời tâm sự nhắn nhủ của Nguyễn Du - 300 trăm năm lẻ là con số ngẫu nhiên chỉ thời gian lâu dài. - Chọn cách xưng bút hiệu “Tố Như” là dụng ý thiên tài à tình nghệ sĩ cùng hội cùng thuyền. ð Từ việc khóc thương cho Tiểu Thanh, Nguyễn Du cũng băn khoăn nghĩ đến thân phận mình, gửi bức thông điệp đến hậu thế mong tìm được tiếng nói tri âm. 5. Nghệ thuật: - Sử dụng tài tình phép đối và khả năng thống nhất những mặc đối lập trong hình ảnh, ngơn từ. - Ngơn ngữ trữ tình đậm chất triết lí. 6. Ý nghĩa văn bản: Niềm cảm thương mà Nguyễn Du dành cho Tiểu Thanh và tâm sự khao khát tri âm hướng về hậu thế ; vẻ đẹp chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du. III. Hướng dẫn tự học: - Học thuộc lịng bản dịch thơ. - Dựa vào nội dung bài thơ, lí giải tại sao Nguyễn Du lại cĩ sự đồng cảm, tri âm sâu sắc với Tiểu Thanh. 4. CỦNG CỐ: HS đọc lại bài thơ, và làm bài tập phần Luyện tập SGK 5. DẶN DÒ: Học bài + Soạn bài: Phong cách ngơn ngữ sinh hoạt (tt). E. RÚT KINH NGHIỆM: Tiết 41: Tiếng Việt: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT(tt) —&– A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Kiến thức: Giúp học sinh: + Ơn tập, cũng cố khái niệm về ngôn ngữ sinh hoạt và khái niệm phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. + Nắm được đặc trưng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Kĩ năng: Rèn kỹ năng phân tích và sử dụng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRỊ: Giáo viên: Sgk, sgv, thiết kế bài giảng và các tài liệu tham khảo. Học sinh: Sgk, các tài liệu tham khảo. C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách thức trao đổi, thảo luận nhĩm, trả lời các câu hỏi. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu khái niệm và các dạng biểu hiện của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. 3.Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT HS: Nhận xét những biểu hiện cụ thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong cuộc đối thoại ở mục I.1, sgk trang 113. GV: Từ câu trả lời của HS rút ra tính cụ thể. GV: Tính cảm xúc được biểu hiện như thế nào? HS: Trình bày ý kiến cá nhân. HS: Nhận xét về ngôn ngữ của các bạn trong lớp. GV: Rút ra kết luận về vai trò của lời nói trong giao tiếp và tính cá thể. HS: Thảo luận nhóm làm bài tập 1, sgk trang 127 trong 3’ 2 em đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày sản phẩm. GV: Sữa chữa, bổ sung cho hoàn chỉnh. Diễn giảng thêm một số điều cơ bản. I. Tìm hiểu chung: 2. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: a. Tính cụ thể: - Có địa điểm và thời gian cụ thể. - Có người nói cụ thể. - Có người nghe cụ thể. - Có đích lời nói cụ thể. - Có cách diễn đạt cụ thể. b. Tính cảm xúc: - Gắn với ngữ điệu. - Là biểu hiện tự nhiên của hành vi nói năng. - Kèm theo là: nét mặt, cử chỉ, điệu bộ. - Người tiếp nhận nhờ những yếu tố cảm xúc mà hiểu nhanh hơn, cụ thể hơn những gì được nói ra. ¯ Không có lời nói nào lại không mang tính cảm xúc. c. Tính cá thể: - Khi nghe trực tiếp một cuộc đối thoại ta có thể phân biệt được rất rõ màu sắc, âm thanh trong giọng nói của từng người một. - Qua giọng nói, từ ngữ và cách nói quen dùng, ta có thể biết được lời nói của ai, thậm chí đoán biết tuổi tác, giới tính, cá tính, địa phương… của họ. ð Lời nói là vẻ mặt thứ hai, diện mạo thứ hai của con người để phân biệt người này với người kia. II. Luyện tập: Bài tập 1: Đoạn trích nhật ký của Đặng Thuỳ Trâm mang đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: 1. Tính cụ thể: - Con người cụ thể được nhắc đến là Th - Thời gian cụ thể: đêm khuya ngày 8/3/1969. - Không gian cụ thể: rừng núi. 2. Tính cảm xúc: - Thể hiện ở giọng điệu thân mật, những câu nghi vấn cảm thán: “Nghĩ gì đấy Th ơi?..”; “đáng trách quá Th ơi!..” - Những từ ngữ được viết theo dòng tâm tư: nghĩ về viễn cảnh tươi đẹp, về mảnh đất nghĩa tình Đức Phổ. 3. Tính cá thể: Đó là ngôn ngữ nhật ký của cô nữ bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm. Tác giả đối thoại với mình bằng giọng tâm tình nhè nhẹ. III. Hướng dẫn tự học: Tìm đoạn hội thoại giữa các nhân vật trong tác phẩm văn học và xem xét những biểu hiện của tính cụ thể, tính cảm xúc và tính cá thể. 4. CỦNG CỐ: HS làm bài tập 2 trang 127. 5. DẶN DÒ: Học bài và làm các bài tập còn lại + Soạn các bài đọc thêm: Vận nước, Cáo bệnh bảo mọi người, Hứng trở về. E. RÚT KINH NGHIỆM: Tổ trưởng ký duyệt: Ngày ….. tháng ….. năm 2011 TT: Đỗ Thanh Hồng

File đính kèm:

  • docTUAN 14.doc