A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Kiến thức: Giúp học sinh:
+ Hiểu được một phần cái sâu sắc, thâm thuý của thể loại thơ thiền, kệ.
+ Cảm nhận được nỗi nhớ quê.
+ Hiểu được thuật ngữ “vô vi”, các khái niệm “cư”, điện các”.
Kĩ năng: Đọc – hiểu thơ Đường luật theo đặc trưng thể loại.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Sgk, sgv, thiết kế bài giảng và các tài liệu tham khảo.
- Học sinh: Sgk, các tài liệu tham khảo.
C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:
Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách thức trao đổi, thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4679 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 41: Đọc thêm: - VẬN NƯỚC (Đỗ Pháp Thuận) - CÁO BỆNH, BẢO MỌI NGƯỜI (Mãn Giác) - HỨNG TRỞ VỀ (Nguyễn Trung Ngạn), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
Tiết 41:
Đọc thêm: - VẬN NƯỚC (Đỗ Pháp Thuận)
CÁO BỆNH, BẢO MỌI NGƯỜI (Mãn Giác)
HỨNG TRỞ VỀ (Nguyễn Trung Ngạn)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Kiến thức: Giúp học sinh:
+ Hiểu được một phần cái sâu sắc, thâm thuý của thể loại thơ thiền, kệ.
+ Cảm nhận được nỗi nhớ quê.
+ Hiểu được thuật ngữ “vô vi”, các khái niệm “cư”, điện các”.
Kĩ năng: Đọc – hiểu thơ Đường luật theo đặc trưng thể loại.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Sgk, sgv, thiết kế bài giảng và các tài liệu tham khảo.
- Học sinh: Sgk, các tài liệu tham khảo.
C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:
Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách thức trao đổi, thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA
GV- HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HS: Đọc bài thơ.
GV: Nêu những cảm nhận của em về hai câu thơ đầu?
HS: Thảo luận nhóm 3’. Đứng tại chỗ trả lời.
GV: Chốt lại vấn đề. Lời thơ ngắn gọn, ý thơ hàm súc.
GV: Chữ “cư” trong “cư điện các” nghĩa là gì?
HS: Trình bày cá nhân.
HS: Đọc bài thơ.
GV: Giới thiệu: Đây vốn là bài kệ, chức năng chủ yếu là truyền bá, giải thích đoạ Phật, ý tứ sâu xa, thường dùng cách nói ẩn dụ, kín đáo.
GV: Nêu nội dung bốn câu đầu?
HS: Trình bày cá nhân.
GV: Nêu những cảm nhận của em về hai câu thơ cuối?
HS: Trình bày cá nhân.
HS: Đọc bài thơ.
GV: Hai câu đầu có những hình ảnh gì? tạo cho em cảm xúc gì?
HS: Trình bày cá nhân.
GV: Cảm nhận của em về hai câu cuối?
HS: Trình bày cá nhân.
A. VẬN NƯỚC (Quốc tộ)
I. Tìm hiểu chung:
Vài nét về tác giả và bài thơ (sgk).
II. Đọc – hiểu:
1. Hai câu đầu:
- Mượn hình tượng thiên nhiên (mây) để nói về vận nước.
- Sử dụng nghệ thuật so sánh (vận nước như mây quấn) có tác dụng diễn tả sự vững bền và thịnh vượng của đất nước.
¯ Niềm vui, niềm tự hào, niềm lạc quan tin tưởng của tác giả vào “vận nước”.
2. Hai câu cuối:
- Đường lối trị nước cô đọng lại trong hai chữ “vô vi” à Thuận theo quy luật tự nhiên, vua dùng đức của bản thân để cảm hoá dân, khiến dân tin phục.
- Chữ “cư” trong “cư điện các” là cư xử, điều hành triều chính à nếu vua dùng đức để cai trị thì thiên hạ sẽ thái bình “dứt đao binh”.
III. Hướng dẫn tự học: Học thuộc lòng bài thơ
B. CÁO BỆNH, BẢO MỌI NGƯỜI (Cáo tật thị chúng)
I. Tìm hiểu chung:
Vài nét về tác giả và bài thơ (sgk).
II. Đọc – hiểu:
1. Bốn câu đầu:
- Quy luật tuần hoàn, biến đổi, sinh trưởng, phát triển của sự vật trong tự nhiên.
+ Khi xuân qua trăm hoa úa tàn, xuân quay lại trăm hoa đua nở “xuân đáo bách hoa khai” (bản dịch chưa đúng nguyên tác).
+ Con người cùng với thời gian tuổi trẻ sẽ qua, tuổi già đến à quy luật sinh, lão, bệnh, tử.
- Sự sống là một vòng luân hồi.
2. Hai câu cuối:
Khi con người đã hiểu chân lí, nắm được quy luật, giác ngộ đạo thì có sức mạnh lớn lao, vượt lên trên lẽ hoá sinh thông thường như cành mai bất chấp “xuân tàn” vẫn vươn lên tìm sự sống.
à Yêu đời, lạc quan tin tưởng vào cuộc sống.
III. Hướng dẫn tự học: Học thuộc lòng bài thơ
C. HỨNG TRỞ VỀ (Quy hứng)
I. Tìm hiểu chung:
Vài nét về tác giả và bài thơ (sgk).
II. Đọc – hiểu:
1. Hai câu đầu:
Hình ảnh: Cây dâu già rụng lá, nong tằm vừa chín, lúa trổ bông sớm, cua đang lúc béo
à Dân dã, quen thuộc nhưng làm xúc động lòng người bởi nó gắn bó máu thịt với mỗi cuộc đời chúng ta.
2. Hai câu cuối:
- Dù sống sung sướng nơi đất khách cũng không bằng được sống cảnh nghèo ở quê nhà.
- Đi sứ bên nước người, tác giả vẫn mong ngày trở về quê hương
à Lòng yêu nước thể hiện qua nỗi nhớ quê, tự hào về quê hương, mong được trở về với quê hương.
III. Hướng dẫn tự học: Học thuộc lòng bài thơ
4. CỦNG CỐ: HS đọc lại ba bài thơ
5. DẶN DÒ: Học bài + Soạn bài “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” (Lí Bạch)
E. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 42, 43:
Đọc văn: TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG
(Lí Bạch)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Kiến thức: Giúp học sinh:
+ Hiểu được tình cảm chân thành, trong sáng của Lí Bạch đối với bạn.
+ Hiểu được một đặc điểm cơ bản của thơ Đường thể hiện ở bài này: ý ở ngoài lời (ý tại ngôn ngoại).
Kĩ năng: Đọc – hiểu thơ Đường luật theo đặc trưng thể loại.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Sgk, sgv, thiết kế bài giảng và các tài liệu tham khảo.
- Học sinh: Sgk, các tài liệu tham khảo.
C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:
Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách thức trao đổi, thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc lòng bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du? Phân tích bài thơ?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA
GV- HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HS: Đọc phần tiểu dẫn sgk.
GV: Nêu vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Lí Bạch?
HS: Trình bày cá nhân.
GV: Cho HS xem hình Lí Bạch. Kể giai thoại về Lí Bạch.
GV: Nêu hoàn cảnh sáng tác, đề tài và bố cục của bài thơ?
HS: Trình bày cá nhân.
HS: Đọc diễn cảm bài thơ.
GV: Giải thích nghĩa của từ “cố nhân” và tìm không gian, thời gian của buổi tiễn đưa?
HS: Thảo luận nhóm 4’. 1 em đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày sản phẩm.
GV: Sữa chữa, diễn giảng thêm về bản dịch có đôi chỗ chưa hợp lí và chốt lại vấn đề.
GV: Nêu ý nghĩa của các từ “cô phàm”, “bích không tận”, “duy kiến”, “thiên tế lưu”? so sánh với bản dịch?
HS: Trình bày cá nhân.
GV: Tại sao nhà thơ chỉ thấy một mình chiếc thuyền của Manh Hạo Nhiên không vậy?
GV: Nêu nghệ thuật?
HS: Trình bày cá nhân
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Lí Bạch (701 – 762), tự là Thái Bạch, quê ở Lũng Tây nay thuộc tỉnh Cam Túc.
- Là nhà thơ lãng mạn vĩ đại của Trung Quốc.
- Tính tình khoáng đạt, thơ hay nói đến cõi tiên nên người đời gọi là “Thi tiên”.
2. Tác phẩm:
- Hiện còn trên 1000 bài thơ.
- Nội dung thơ phong phú, với chủ đề chính là:
+ Ước mơ vươn tới lí tưởng cao cả.
+ Khát vọng giải phóng cá nhân, bất bình với hiện thực tầm thường.
+ Thể hiện tình cảm mãnh liệt (tình bạn, thiên nhiên và uống rượu). Phong cách thơ hào phóng, bay bổng nhưng rất tự nhiên, tinh tế, giản dị.
- Thơ Lí Bạch kết hợp giữa cái cao cả và cái đẹp.
3. Bài thơ:
a. Hoàn cảnh sáng tác:
Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên vốn là hai người bạn tâm giao. Họ gặp nhau tại lầu Hoàng Hạc, sau đó Mạnh Hạo Nhiên rời Hoàng Hạc đi Dương Châu, Lí Bạch viết bài thơ này để bày tỏ nỗi lòng mình lúc tiễn bạn.
b. Đề tài: tống biệt và tình bạn
c. Bố cục:
- Hai câu đầu: Cảnh tiễn bạn
- Hai câu cuối: Tâm trạng nhà thơ
II. Đọc - hiểu:
1. Cảnh tiễn bạn:
- Cố nhân: bạn cũ, thân thiết tri âm, tri kỷ. Từ “cố” gợi ra sự lưu luyến nhớ thương. Bản dịch là bạn thông thường đã đánh mất sắc thái hoài niệm trang trọng của câu thơ.
- Không gian:
+ Chia tay tại lầu Hoàng Hạc - một tiên cảnh nơi chỉ có mây trời và thiên nhiên à thanh cao.
+ Nơi đến là Dương Châu à một vùng đất phồn hoa, đô hội.
- Thời gian: giữa muà xuân (tháng ba) tràn ngập hoa khói bảng lảng, mơ màng à gợi lên nỗi bồi hồi, xao xuyến, buồn thương.
ð Tình cảm đưa tiễn lưu luyến, bịn rịn, bạn đi như cánh hạc vàng ngày xưa.
2. Tâm trạng nhà thơ:
- Cô phàm: bóng cánh buồm cô độc, lẻ loi à giữa dòng Trường Giang thuyền buồm xuôi ngược thật đông mà tác giả chỉ nhìn thấy một cánh buồm của Mạnh Hạo Nhiên, cho thấy thi nhân chỉ hướng về chiếc thuyền của bạn à tâm cảnh.
- Bích không tận: bầu trời xanh biếc đến không cùng
Cô phàm > < Bích không tận
à Sự đối lập giữa cái nhỏ bé với cái bao la làm tăng thêm cảm giác cô độc, lẻ loi của cả người ra đi và người ở lại.
- Duy kiến: chỉ nhìn thấy dòng Trường Giang.
- Thiên tế lưu: dòng sông chảy vào cõi trời, chảy ngang bầu trời.
ð Nỗi lòng cô đơn, nhớ thương vô hạn. Đọng lại dư ba về tình bạn sâu sắc, chân thành.
3. Nghệ thuật:
- Hình ảnh thơ chọn lọc, ngôn ngữ thơ gợi cảm, giọng điệu thơ trầm lắng.
- Tình hòa trong cảnh.
4. Ý nghĩa văn bản: Tình bạn chân thành, sâu sắc – điều không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người.
III. Hướng dẫn tự học: Học thuộc lòng bài thơ.
4. CỦNG CỐ: Qua bài thơ em cảm nhận gì về tình bạn của nhà thơ? Quan niệm của em như thế nào về tình bạn? Em có một tình bạn như vậy không?
5. DẶN DÒ: Học bài + Soạn bài “Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ” .
E. RÚT KINH NGHIỆM:
Tổ trưởng ký duyệt:
Ngày ….. tháng ….. năm 2011
TT: Đỗ Thanh Hồng
File đính kèm:
- TU_N 15, HKI.doc