Giáo án Ngữ văn 10 tiết 78, 79: thư dụ vương thông lần nữa

A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp HS:

 * Thấy được y chí quyết thắng, tinh thần yêu chuộng hòa bình của quân và dân ta và chiến lược đánh vào lòng người thể hiện qua bức thư.

 * Nắm được nghệ thuật lập luận sắc bén, mạnh mẽ, giàu sức thuyết phục của tác giả.

B- PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN.

 - SGK, SGV

 - Giáo án.

C- CÁCH THỨC TIẾN HÀNH.

 GV tổ chức giờ dạy theo cách cho HS đọc trả lời câu hỏi kết hợp thảo luận.

D- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

 I- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC

 II- KIỂM TRA BÀI CŨ

 Thế nào là kết cấu của văn bản thuyết minh? Có những hình thức kết cấu nào?

 III- GIỚI THIỆU BÀI MỚI.

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1326 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 78, 79: thư dụ vương thông lần nữa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 20 tháng 1 năm 2007 Ngữ văn. Tiết 78, 79. Thư dụ vương thông lần nữa (Tái dụ Vương Thông thư). Nguyễn Trãi. A- Mục tiêu cần đạt. Giúp HS: * Thấy được y chí quyết thắng, tinh thần yêu chuộng hòa bình của quân và dân ta và chiến lược đánh vào lòng người thể hiện qua bức thư. * Nắm được nghệ thuật lập luận sắc bén, mạnh mẽ, giàu sức thuyết phục của tác giả. b- Phương tiện thực hiện. - SGK, SGV - Giáo án. c- Cách thức tiến hành. GV tổ chức giờ dạy theo cách cho HS đọc trả lời câu hỏi kết hợp thảo luận. d- Tiến trình lên lớp. i- ổn định tổ chức ii- Kiểm tra bài cũ Thế nào là kết cấu của văn bản thuyết minh? Có những hình thức kết cấu nào? iii- Giới thiệu bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt - Trình bày một số hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Trãi. - Trình bày những hiểu biết của em về hoàn cảnh sáng tác, mục đích sáng tác tác phẩm. (HS đọc tác phẩm) - Theo em tác phẩm có thể chia làm mấy phần? (HS đọc lại phần mở đầu, GV đặt câu hỏi hướng dẫn HS trả lời) - Quan niệm về việc dùng binh của Nguyễn Trãi thể hiện như thế nào? - Qua đoạn trích này em có suy nghĩ gì về cách lập luận của Nguyễn Trãi? Tiết 2 (HS đọc đoạn trích, GV đặt câu hỏi HS xác định nội dung) - Nguyễn Trãi đã phân tích thời và thế của địch như thế nào? (GV cho HS lần lượt đọc từng đoạn nhỏ và xác định nội dung của mỗi đoạn) - Phân tích cách lập luận của Nguyễn Trãi trong đọan trích trên đây - Qua đoạn trích trên đây có thể thấy niềm tin chiến thắng của quân và dân ta thể hiện như thế nào? - Tác giả đã khuyên hàng và hứa hẹn nhữngđiều gì? - Qua những lời lẽ trên em hãy cho biết niềm tin chiến thắng và tinh thần ưa chuộng hòa bình thể hiện như thế nào? - Qua việc tìm hiểu tác phẩm em hãy rút ra cảm nhận của em về nghệ thuật lập luận của tác phẩm. I- Tìm hiểu chung. 1- Vài nét về tác giả. - Là một nhà quân sự, nhà ngoại giao, nhà chính trị, nhà văn nhà thơ tầm cỡ kiệt xuất của lịch sử dân tộc. - Có nhiều đóng góp cho cuộc kháng chiến chống quân Minh. - Ông đã để lại một sự nghiệp văn học to lớn. 2- Vài nét về tác phẩm. - Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 9 năm 1426 nghĩa quân Lam Sơn tiến quân ra Bắc. Vua Minh phái Vương Thông đem quân sang cứu viện… - Mục đích sáng tác: Để cho địch thấy được sức mạnh của ta cùng tình thế của chúng để tự xin hàng. Song mục đích chính là dụ giặc chém đầu hai tướng giặc ngoan cố nhất là Mã Kì, Phương Chính, đầu hàng rồi rút quân về nước. II- Đọc – hiểu Có thể chia thành 3 phần. + Phần đầu: từ đầu đến “nói việc binh được” + Phần thứ hai: Tiếp theo đến “bại vong đó là sáu” + Phần ba: còn lại… * Phần mở đầu: Quan niệm của Nguyễn Trãi về việc dùng binh. Phải nắm được thời và thế. Có thời và có thế thì biến mất thành còn, hóa nhỏ thành lớn…Mất thời không thế thì mạnh hóa thành yếu… - Mở đầu bằng lời lẽ kính trọng: Thư kính đưa… Lời lẽ nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, thâm thúy. - Những quan niệm của Nguyễn Trãi nêu lên là nguyên lí chung cho việc dùng binh. Vì thế nó có sức thuyết phục lớn. Điều đó chứng tỏ Nguyễn Trãi hiểu rất rõ thời và thế của ta và đối phương. - Bên cạnh đó Nguyễn Trãi còn sử dụng những lời lẽ có tính xỉ nhục kẻ thù: Các ông không hiểu rõ thời và thế, lại che đậy bằng lời lẽ dối trá, chẳng phải là hạng thất phu đớn hèn ư?. (GV tiểu kết tiết 1 chuyển sang tiết 2) Những quan niệm của Nguyễn Trãi về việc dùng binh đã tạo nên giá trị về mặt pháp lí cho bức thư, để từ đó đi vào trình bày những sự thật lịch sử) * Phần tiếp theo Nguyễn Trãi phân tích thời thế của địch và đúc kết sáu cớ bại vong của địch. - Đoạn nhỏ 1 cái thế của người Minh ở Trung Quốc: Có ba điều bất lợi: + Chính sách hà khắc thì thế nào cũng bại vong. + Phía Bắc có giặc Thiên Nguyên đe dọa. + Trong nước có loạn Tầm Châu. Điều đó khiến cho quân Vương Thông rơi vào tình thế bất lợi, không thể trông chờ vào viện binh được. Đoạn 2: Cái thế của giặc Minh ở thành Đông Quan Có ba điều bất lợi: + Thành bị vây không lương thực, không viện binh. + Quân lính mỏi mệt, oán trách các tướng. + Người Việt trong thành chống lại… Đoạn 3: Đúc kết sáu cớ bại vong của địch (SGK) Cách lập luận hết sức chặt chẽ. Chỉ rõ sự dối trá của địch ngoài mặt mượn cớ giảng hòa, trong thì xây thành đắp lũy… Lời lẽ khúc chiết rõ ràng phân tích một cách chính xác tình thế của địch. Mượn lời của cổ nhân mà răn dạy kẻ thù. Tất cả những điều Nguyễn Trãi nêu lên đều bắt nguồn từ thực tế lịch sử. Vì thế sức thuyết phục cao Những lời lẽ đánh vào tâm lí kẻ thù. Qua cách viết của tấc giả ta có thể nhận thấy tư thế của Nguyễn Trãi đứng trên đầu kẻ thù phán quyết. Đồng thời ta nhận thấy Nguyễn Trĩa rất am hiểu thế và thời của quân giặc, nên lời lẽ có phần xỉ mắng… Niềm tin chiến thắng thể hiện ở sự hiểu biết thời và thế của kẻ thù, mà phân tích cho chúng thấy. Trong lời lẽ của tác giả có phần xem thường kẻ thù. * Phần kết: Lời khuyên hàng và những hứa hẹn tốt đẹp, cùng những điều xỉ nhục kẻ thù. - Khuyên Vương Thông chém đầu hai tướng giặc là Mã Kì, Phương Chính, bởi đây là hai tên đã làm nhiều điều bạo ngược - Hứa hẹn nếu hàng sẽ cấp thuyền cấp ngựa, sửa sang cầu cống… phụng cống xưng thần như trước. - Chửi mắng kẻ thù nếu không nghe lời thì ra giữa đồng bằng quyết một phen thư hùng…không nên như đàn bà mang nhục khăn yếm… - Niềm tin chiến thắng thể hiện qua việc khuỷên hàng, chứng tỏ ta y thức rằng mình sẽ thắng, địch sẽ thua… - Tinh thần chuộng hòa bình thể hiện ở chỗ ta hứa hẹn những điều tốt đẹp với kẻ thù. Điều đó có nghĩa là chúng ta tiến hành cuộc chiến không nhằm hiếu thắng… Nghệ thuật lập luậnhết sức chặt chẽ. Mở đầu bằng nhữngnguyên lí chung rồi đi vào những nội dung cụ thể, phân tích nhữngthời và thếcủa quân thù, từ đó mới đửâ lời khuyên hàng. Ngôn ngữ có lí, có tình, có sức thuyết phục cao, có sức lay động vào tâm lí kẻ thù… Đây là một tác phẩm hay. Cái hay của tác phẩm thể hiện ở nghệ thuật lập luận. IV- Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docThu du Vuong Thong.doc