Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 29- Ca dao hài hước

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: HS

- Cảm nhận được tiếng cười lạc quan trong ca dao qua nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm

hỉnh của người bình dân cho dù cuộc sống của họ còn nhiều vất vả, lo toan.

- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tiếp cận và phân tích ca dao qua tiếng cười của ca dao hài hước.

- Trân trọng tâm hồn lạc quan yêu đời của người lao động và yêu quý tiếng cười của họ trong ca dao.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

1. PTTH:

- SGK, SGV; Các tài liệu tham khảo; Thiết kế bài dạy học.

 - Tranh ảnh minh hoạ; Đèn chiếu (bảng phụ).

2. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng

tạo, trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định và KT bài cũ: Đọc thuộc bài ca dao số 6( yêu thương tình nghĩa)? Phân tích giá trị

 nghệ thuật và ý nghĩa của bài ca dao?

Dự kiến trả lời: Sử dụng biểu tượng, lối nói trùng điệp, câu bát kéo dài  Nghĩa tình chung

 thủy sắt son, không bao giờ xa cách.

2. Dạy bài mới:

Lời vào bài: Qua chùm Ca dao TT, yêu thương tình nghĩa, các em đã được hiểu về vẻ đẹp tâm

hồn của người lao động xưa. Bài học Ca dao hài hước sẽ cho chúng ta thêm yêu tâm hồn lạc quan yêu đời của họ.

 

doc11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3191 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 29- Ca dao hài hước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 29 Ngày soạn: 25/ 10/ 2008. CA DAO HÀI HƯỚC. A. MỤC TIÊU cẦN ĐẠT: hs - Cảm nhận được tiếng cười lạc quan trong ca dao qua nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh của người bình dân cho dù cuộc sống của họ còn nhiều vất vả, lo toan. - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tiếp cận và phân tích ca dao qua tiếng cười của ca dao hài hước. - Trân trọng tâm hồn lạc quan yêu đời của người lao động và yêu quý tiếng cười của họ trong ca dao. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: 1. PTTH: - SGK, SGV; Các tài liệu tham khảo; Thiết kế bài dạy học. - Tranh ảnh minh hoạ; Đèn chiếu (bảng phụ). 2. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định và KT bài cũ: Đọc thuộc bài ca dao số 6( yêu thương tình nghĩa)? Phân tích giá trị nghệ thuật và ý nghĩa của bài ca dao? Dự kiến trả lời: Sử dụng biểu tượng, lối nói trùng điệp, câu bát kéo dài à Nghĩa tình chung thủy sắt son, không bao giờ xa cách. 2. Dạy bài mới: Lời vào bài: Qua chùm Ca dao TT, yêu thương tình nghĩa, các em đã được hiểu về vẻ đẹp tâm hồn của người lao động xưa. Bài học Ca dao hài hước sẽ cho chúng ta thêm yêu tâm hồn lạc quan yêu đời của họ. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt HĐ1: GVHD HS tìm hiểu chùm Cd. TT1: GV gọi 2 HS nam- nữ đọc văn bản 1 theo hình thức đối đáp. TT2: Vì sao người bình dân lại chọn đám cưới? TT3: Dự định dẫn gì? Cuối cùng dẫn ntn? Vì sao? TT4: Tiếng cười bật ra qua chi tiết nào? Vì sao? TT5: Cô gái thách cưới gì? Những biện pháp NT được sd? ( cách nói khoa trương: voi, trâu, bò; đối lập, nói giảm) TT6: Qua thách cưới, em hiểu gì về cô gái? Hiểu gì về thái độ sống của người lao động nghèo? GV bổ sung, kết luận. TT7: Tác giả dân gian cười ai? Biện pháp NT gì được sd? TT8: Làm trai, sức trai nói về những người đàn ông ntn? TT9: khom lưng, sờ đuôi mèo, gánh 2 hạt vừng là những người đàn ông ntn? TT10: Vậy, bài ca dao 2 và 3 chế giễu loại đàn ông ntn? ( GV đọc 1 số dẫn chứng khác) TT11: Đối tượng phê phán là ai? Phát hiện các biện pháp NT? TT12: Đó là những phụ nữ nào? TT13: Em hiểu gì về ý nghĩa của cấu trúc “ chồng yêu chồng bảo…” HS khác bổ sung. GV kết luận. HĐ2: TT1: GV gọi HS nhắc lại những biện pháp nghệ thuật mà những bài ca dao hài hước( đã học) thường sử dụng? TT2: Qua tiếng cười, em hiểu gì về người bình dân và quan niệm của họ? TT3: GV gọi HS đọc phần Ghi nhớ. I. Đọc hiểu: 1. Bài 1: Tiếng cười tự trào của người bình dân. a. Đám cưới: dễ bộc lộ cái nghèo khó, thiếu thốn. b. Dẫn cưới ( chàng trai) ( Bài ca dao đặt trong thể đối đáp) - Dự định dẫn voi, trâu, bò >< Sợ q/cấm, sợ máu hàn, co gân ( rất sang, to tát) Lí do chính đáng, không thể trách móc - Cuối cùng quyết định: + Thú 4 chân là được + Chuột béo mời làng, 2 họ à Tiếng cười bật ra vơi nhẹ nỗi lo toan. c. Thách cưới ( cô gái) - Người ta lợn, gà >< Em thách 1 nhà khoai lang à xưa nay chưa từng có. - Vẫn đủ để mời làng, họ, trẻ em, còn cho gà lợn. à Cô gái hiểu gia cảnh chàng trai, đặt tình nghĩa cao hơn của cải. à Đám cưới nghèo mà vẫn vui, vẫn có thể cười đùa. Niềm vui thanh cao thể hiện lòng lạc quan trong cuộc sống. 2. Bài 2,3 ( Phê phán, châm biếm) a. Làm trai ( đối tượng tiếng cười là chàng trai, là đàn ông). b. Dùng đối lập và ngoa dụ: - làm trai, sức trai >< - khom lưng chống …2 hạt vừng có chí khí, xuôi ngược, sờ đuôi con mèo xông xáo, tỏ bậc nam nhi mạnh mẽ, “đáng làm trai” èo uột, yếu đuối, thảm hại. Không có chí lớn, lười nhác như mèo ru rú xó bếp. à Phê phán loại đàn ông vô tích sự. 3. Bài 4: a. Đối tượng phê phán: phụ nữ. b. Dùng tương phản, ngoa dụ, tưởng tượng: - Lỗ mũi 18 gánh lông >< râu rồng - ngáy o o >< cho vui nhà - hay ăn quà >< đỡ cơm - đầu rác cùng rơm >< hoa thơm à thói xấu. à Bức tranh hài hước, tiếng cười sảng khoái; phê phán những phụ nữ đỏng đảnh, vô duyên, thiếu ý thức điều chỉnh mình. c. Cấu trúc “ Chồng yêu…”à yêu nên cái gì cũng đẹp. à lời nhắc nhở nhẹ nhàng à người bình dân nhân hậu, cảm thông. II. Tổng kết: 1. Đặc sắc nghệ thuật: - Ngoa dụ, tương phản đối lập, tạo những bức tranh hài hước. - Ngôn ngữ đời thường mà hàm chứa nghĩa sâu sắc. 2. Nội dung: Qua tiếng cười ta thấy vẻ đẹp tâm hồn của người bình dân. Cuộc sống nhiều lo toan nhưng rất lạc quan. Tiếng cười thông minh, hóm hỉnh mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. 3. Ghi nhớ: SGK trang 92. 3. Củng cố: Ca dao hài hước là “ món ăn tinh thần” không thể thiếu trong cuộc sống của người lao động nghèo, giúp ta hiểu và thêm trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của người bình dân xưa. * Một số bài ca dao khác phục vụ cho bài ca dao hài hước: Chồng người bể Sở sông Ngô Làm trai cho đáng nên trai, Chồng em ngồi bếp rang ngô cháy quần. Một trăm đám cỗ chẳng sai đám nào. …Ăn no rồi lại nằm khèo, Nghe giục trống chèo bế bụng đi xem. Khác với: Làm trai cho đáng nên trai, Xuống Đông, Đông tĩnh, lên Đoài, Đoài tan. 4. Dặn dò: Học thuộc các bài Ca dao hài hước, làm bài tập1,2 phần Luyện tập. Đọc thêm: Lời tiễn dặn. Chuẩn bị: Luyện tập viết đoạn văn tự sự. D. Rút kinh nghiệm: Tiết 30 Ngày soạn: 29/ 10/ 2008. Hướng dẫn đọc thêm: LỜI TIỄN DẶN. ( Trích “ Tiễn dặn người yêu”- truyện thơ dân tộc Thái) A. MỤC TIÊU cẦN ĐẠT: hs - Hiểu được tình yêu tha thiết thuỷ chung và khát vọng tự do yêu đương của các chàng trai, cô gái Thái. - Thấy được đặc điểm nghệ thuật của truyện thơ. Từ đó bồi dưỡng tình cảm yêu quý, tự hào đối với kho tàng truyện thơ của dân tộc. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: 1. PTTH: - SGK, SGV. - Các tài liệu tham khảo. - Thiết kế bài dạy học. 2. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ học theo cách kết hợp các phương pháp đọc diễn cảm, trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định và KT bài cũ: Em hãy đọc diễn cảm bài ca dao hài hước số 1. Nêu cảm nghĩ chân thật của em về lời thách cưới của cô gái: “ Nhà em thách cưới một nhà khoai lang”? Dự kiến trả lời: Cô gái hiểu và cảm thông cho cảnh nghèo của người yêu, xem trọng tình yêu hơn là của cải vật chất.. 2. Hướng dẫn đọc thêm: Lời vào bài: “ Tiễn dặn người yêu” của dân tộc Thái là một truyện thơ nổi tiếng trong kho tàng truyện thơ các dân tộc thiểu số. Đoạn trích “ Lời tiễn dặn” sẽ cho chúng ta hiểu hơn về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt HĐ1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần Tiểu dẫn trong SGK. TT1: Em biết gì về thể loại truyện “ Tiễn dặn người yêu”? TT2: GV gọi HS tóm tắt nội dung tác phẩm( SGK trang 93, 94). TT3: Khái quát nội dung và chia bố cục đoạn trích? GV nhận xét, kết luận. TT4: GV hướng dẫn HS đọc Chú thích; đặc biệt nắm vững những chú thích khó liên quan đến văn hoá Thái. HĐ2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản. TT1: GV gọi HS tập đọc diễn cảm văn bản, đặc biệt lưu ý nhấn giọng ở những câu thơ quan trọng( thường là những câu kết thúc mỗi đoạn). TT2: HS tìm hiểu diễn biến tâm trạng của chàng trai và cô gái dựa theo Đoạn 1. Tâm trạng chàng trai qua câu thơ “ Người đẹp anh yêu cất bước theo chồng”? Những chi tiết miêu tả cử chỉ, hành động của chàng trai? Thể hiện tâm trạng gì? à Được nhủ, dặn cô gái đôi câu. Muốn ngồi lại bên cô gái, âu yếm cô. Nựng con của cô gái với người chồng của cô. Hai câu cuối của đoạn thể hiện quyết tâm gì của chàng trai? Qua cảm nhận của chàng trai, tâm trạng cô gái như thế nào? Cảm nhận của em về tâm trạng chung của chàng trai và cô gái? Em nghĩ gì về vai trò của hai câu thơ 23,24? à Kết thúc đoạn 1, báo hiệu sự đoàn tụ về sau của họ. Vừa thực hiện chức năng trữ tình( tả nội tâm) vừa thực hiện chức năng tự sự( sự việc,hành động, kết cục về sau). TT2: Cảnh nàng dâu bị đánh đập, hành hạ thảm thương là đề tài phổ biến ở thể loại nào của Văn học dân gian? Điều này khẳng định nghệ thuật gì của Truyện thơ? à Ca dao. Tr.thơ kế thừa truyền thống nghệ thuật của ca dao trữ tình. Trước cảnh người yêu bị nhà chồng đánh đập, chàng trai có những cử chỉ, hành động nào? Những cử chỉ, hành động của chàng trai biểu lộ tâm trạng gì của anh đối với người yêu? Tìm và nhận xét giá trị biểu cảm của những câu thơ sử dụng phép điệp? à Đoạn 2: từ câu 9à hết. GV lưu ý: Đây là lối nói quen thuộc trong ca dao của nhiều dân tộc thiểu số ở miền Bắc nước ta. HĐ3: TT1: HS thống kê lại các biện pháp nghệ thuật của đoạn? Nhận xét gì về ngôn ngữ? Chú ý những chi tiết miêu tả thiên nhiên, núi rừng. TT2: GV kết luận. I. Giới thiệu: 1. Thể loại: Truyện thơ( dân tộc Thái) Gồm 1846 câu thơ. 2. Tóm tắt cốt truyện: 3. Đoạn trích “ Lời tiễn dặn” a. Nội dung: miêu tả tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn cô gái về nhà chồng và phải chứng kiến cảnh cô bị chính người chồng đánh đập. b. Bố cục: 2 đoạn - Đoạn 1: Từ “ Quảy gánh…à goá bụa về già”. - Đoạn 2: Từ “ Dậy đi em”...à hết. 4. Giải nghĩa các từ khó: SGK II. Đọc thêm: 1. Tâm trạng của chàng trai( và của cô gái- qua sự mô tả của chàng trai): a. Tâm trạng chàng trai: - Tình cảm chủ quan ><Thực tế khách quan Kđịnh TY còn thắm thiết cô gái đang “ cất ( người đẹp anh yêu) bước theo chồng” - Cử chỉ, hành động: Như muốn níu kéo thêm giây phút bên cô gái. à Đầy mâu thuẫn: Nửa như buộc phải chấp nhận sự thật đau xót là cô gái đã có chồng, nửa như muốn níu kéo tình yêu, kéo dài giây phút âu yếm bên nhau. - Ý chí quyết sẽ đoàn tụ với nhau. b. Tâm trạng cô gái: Cũng muốn níu kéo cho dài ra những giây phút cuối cùng còn được ở bên chàng trai. à Cả hai cùng day dứt, dùng dằng đầy dằn vặt, đau đớn è Cùng quyết tâm sẽ đoàn tụ. 2. Cử chỉ, hành động và tâm trạng của chàng trai lúc ở nhà chồng của người yêu: a. Cử chỉ, hành động: - Vỗ về, an ủi cô gái lúc bị nhà chồng đánh đập, hắt hủi. - Chặt tre làm ống lam thuốc cho cô gái uống. b. Tâm trạng: - Nỗi niềm xót xa, thương cảm sâu sắc. - Ý chí mãnh liệt, quyết tâm giành lại tình yêu để đoàn tụ cùng cô gái. III. Kết luận: 1. Đặc sắc nghệ thuật: - Sự kết hợp nghệ thuật trữ tình với nghệ thuật tự sự. - Kế thừa truyền thống nghệ thuật của ca dao trữ tình. - Sử dụng một cách có nghệ thuật lời ăn tiếng nói của nhân dân. - Hình ảnh đậm màu sắc thiên nhiên núi rừng hùng vĩ, vừa mộc mạc vừa giàu chất thơ. 2. Nội dung: Tâm trạng tiêu biểu của bi kịch ép duyên và tình yêu, ý chí mãnh liệt của những chàng trai, cô gái Thái. 3. Củng cố: HS tập đọc diễn cảm đoạn trích. Nắm được cốt truyện, tâm trạng của 2 nhân vật. Thành công về nghệ thuật, đặc trưng của truyện thơ. 4. Dặn dò: Chuẩn bị Luyện tập viết đoạn văn tự sự. D. Rút kinh nghiệm: Tiết 31 Ngày soạn: 2/ 11/ 2008. LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : - HS cần nắm được : khái niệm, nội dung và nhiệm vụ câu đoạn văn trong văn bản tự sự. - Biết cách viết được một đoạn văn, nhất là đoạn ở phần thân bài để góp phần hoàn thiện một bài văn tự sự. - Nâng cao ý thức tìm hiểu và học tập cách viết các đoạn văn trong văn bản tự sự. B. PHƯƠNG TIỆN VÀ CÁCH THỨC . 1. PTTH: SGK, SGV, thiết kế bài dạy học, đèn chiếu. 2. Cách thức tiến hành: GV tiến hành giờ dạy học kết hợp hình thức trao đổi thảo luận và thực hành C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định và kiểm tra bài cũ : Em hãy nêu mâu thuẫn nội tâm nhất quán trong “Lời tiễn dặn”? Đoạn trích thể hiện ước mơ gì? Dự kiến trả lời: Nhân vật trữ tình dường như chấp nhận thực tế người yêu đã có chồng nhưng mặt khác quyết tâm giành lại tình yêu để đoàn tụ cùng cô gái. Đó là ước mơ giải phóng khỏi ràng buộc của lễ giáo PK để có được tình yêu và hôn nhân đích thực. 2. Dạy bài mới: Lời vào bài: Bài văn tự sự là sự kết hợp hài hòa, chặt chẽ giữa các đoạn văn. Để có được văn bản tự sự hoàn chỉnh về nội dung và hình thức, chúng ta cần biết cách xây dựng đoạn văn và sắp xếp các đoạn văn trong văn bản. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ luyện tập viết đoạn văn tự sự. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt HĐ1: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần I. ( ôn tập lại kiến thức ở PTCS) Khái niệm: đoạn văn, đoạn văn tự sự TT1:Gọi học sinh đọc phần 1,2,3 SGK, trả lời nhanh -Em hiểu thế nào là đoạn văn? thế nào là đoạn văn tự sự? GV nhận xét, đánh giá ( sử dụng đèn chiếu ) TT2: Em hãy nêu nhiệm vụ của đoạn văn ? GV nhận xét, đánh giá( sử dụng đèn chiếu ) TT3: Nội dung đoạn văn có giống nhau không? nhiệm vụ chung là gì? HS thảo luận và trả lời : Không; nhưng chung một nhiệm vụ là làm rõ chủ đề và ý nghĩa của văn bản. HĐ2: GV cho HS đọc văn bản. - GV bám vào dữ kiện SGK hướng dẫn HS tìm hiểu và trả lời câu hỏi, nhận xét đánh giá, rút kinh nghiệm. TT1: GV gọi HS đọc phần 1 mục II. - HS trả lời câu hỏi (a). HS thảo luận GV nhận xét, đánh giá ( sử dụng đèn chiếu ) +Giống nhau: miêu tả cây xà nu +Khác nhau: miêu tả rừng xà nu. Đầu truyện mở ra cuộc sống hiện tại (cây và rừng bị tàn phá do bom đạn chiến tranh) Kết thúc gợi nên sự lớn lao, mạnh mẽ ở ngày tháng phía trước. - HS trả lời câu hỏi (b). Em học được kinh nghiệm gì ở cách viết đoạn văn của tác giả? HS thảo luận. GV nhận xét, đánh giá ( sử dụng đèn chiếu ) TT2: GV gọi HS đọc phần 2 mục II. - GV cho HS thảo luận, trả lời câu hỏi a Có thể coi đây là đoạn văn trong văn bản tự sự được không? Vì sao? Đoạn văn thuộc phần nào của truyện ngắn mà HS định viết? Trong đoạn văn câu nào nêu lên sự việc khái quát? (1) GV nhận xét, ghi bảng. - Nội dung nào thành công? Nội dung nào còn lúng túng? Em viết tiếp vào chỗ trống đó? HS thảo luận và thêm những câu hoặc ngữ vào chỗ trống . GV sử dụng đèn chiếu để kiểm tra kết quả của các nhóm, cho HS nhận xét. TT3: Em hãy nêu cách viết đoạn văn tự sự? HS thảo luận GV nhận xét đánh giá và kết luận HS học phần Ghi nhớ HĐ3: HDHS luyện tập. TT1: Trả lời các câu hỏi BT1. TT2: GV cho HS thảo luận và viết tại lớp. I. Tìm hiểu chung : 1. Khái niệm: (SGK) a. Đoạn văn: (SGK) b. Đoạn văn trong văn bản tự sự (SGK) 2. Nhiệm vụ đoạn văn trong văn bản tự sự: (SGK) - Đoạn mở đầu à giới thiệu câu chuyện - Đoạn thân bài à kể diễn biến câu chuyện. - Đoạn kết luận à tạo ra ấn tượng tới suy nghĩ, cảm xúc người đọc. 3.Nội dung đoạn văn: (SGK) II. Cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự: 1.Tìm hiểu dữ liệu 1: a .Mở đầu và kết thúc truyện ngắn "Rừng xà nu" đúng như dự kiến của nhà văn Nguyên Ngọc. - Mở đầu và kết thúc có giọng điệu + Giống nhau: miêu tả cây xà nu + Khác nhau: . Mở đầu miêu tả cuộc sống hiện tại. . Cuối truyện miêu tả cuộc sống tương lai. b. Kinh nghiệm học được: - Xác định nội dung cần viết, định ra hướng viết. - Cần phác thảo chi tiết. - Ở mỗi chi tiết: miêu tả nét đặc sắc, tiêu biểu. - Chọn sự việc, chi tiết điển hình, thể hiện rõ chủ đề ( nội dung cần thể hiện) Mở đầu và kết thúc có chung giọng điệu. 2. Tìm hiểu dữ liệu 2: a. Đây là đoạn văn trong văn bản tự sự vì có câu nêu sự việc khái quát. Các câu tiếp theo nêu ý cụ thể. - Đoạn văn thuộc đoạn thân bài trong truyện ngắn do HS tạo lập. HS dựa vào tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố để viết. b. Thành công: khi miêu tả sự việc chị Dậu Chị Dậu được cán bộ Đảng giác ngộ cử về làng Đông Xá vận động bà con vùng lên đánh giặc. c. Lúng túng: tả cảnh, tả tâm trạng. Cần bổ sung ( HS điền vào các chỗ trống ) - Ánh sáng rực rỡ, chói chang phá tan cái thăm thẳm của đêm đen. - Chị nhớ cái ngày nắng chói chang tay dắt chó, tay dắt cái Tý sang nhà NQ; nhớ lần anh Dậu ngất ở sân đình; nhớ lần chị chạy ra khỏi nhà quan cụ lao vào bóng tối. 3. Cách viết đoạn văn tự sự: - Phát huy năng lực quan sát, tưởng tượng và vốn sống + kĩ năng miêu tả, kể, biểu cảm. - Ghi nhớ: SGK. III. Luyện tập: BT1: a. Kể lại việc PĐ, cô thanh niên xung phong – phá bom mở đường ra trận. b. HS nhầm lẫn ngôi kể: Tôi( PĐ) kể về mình nhưng HS xưng cô, PĐ. c. Kinh nghiệm: phải nhất quán ngôi kể BT2: Luyện tập: 3. Củng cố: Hs nắm vững nội dung ở phần II và vận dụng để làm phần Luyện tập. 4. Dặn dò: Chuẩn bị: Ôn tập Văn học Dân gian Việt Nam. Trả lời câu hỏi ở bài ôn tập văn học dân gian. Chú ý điền vào các biểu mẫu và tìm dẫn chứng minh họa. D. Rút kinh nghiệm: Tiết 32 Ngày soạn: 5/ 11/ 2008. ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM A. MỤC TIÊU cẦN ĐẠT: hs - Củng có hệ thống hóa các tri thức về văn học dân gian Việt Nam đã học: đặc trưng của văn học dân gian, các thể loại văn học dân gian, giá trị nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm (hoặc đoạn trích). - Biết vận dụng đặc trưng các thể loại của văn học dân gian để phân tích các tác phẩm cụ thể. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: 1. PTTH: - SGK, SGV - Thiết kế bài dạy học, các biểu bảng, đèn chiếu - Các tài liệu tham khảo. 2. Cách thức tiến hành: - GV hướng dẫn HS chuẩn bị trước câu hỏi sách giáo khoa và điền vào các biểu bảng để so sánh. - GV tổ chức giờ học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định và KT bài cũ: Em hãy nêu đặc trưng cơ bản của văn học dân gian? Trong các tác phẩm( hoặc đoạn trích) đã học, em thích bài nào nhất? Vì sao? Dự kiến: Tùy câu trả lời của HS mà GV nhận xét, điều chỉnh và cho điểm. 2. Dạy bài mới: Lời vào bài: Chúng ta tiến hành Ôn tập văn học dân gian để có một cái nhìn tổng quát về nội dung và nghệ thuật. Hoạt động của GV và HS - Nội dung cần đạt I. Nội dung ôn tập: 1. Đặc trưng cơ bản: -Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng. -Văn học dân gian là tác phẩm sáng tác tập thể. -Văn học dân gian có tính thực hành phục vụ trực tiếp cho sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. 2. GV hướng dẫn HS điền vào biểu bảng 1: BẢNG TỔNG HỢP CÁC THỂ LOẠI VĂN HỌC DÂN GIAN GIAN Truyện dân gian Câu nói dân gian Thơ ca dân gian Sân khấu dân gian Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, truyện thơ. Tục ngữ Câu đố Ca dao Vè Chèo Tuồng dân gian Cải lương Múa rối 3. GV hướng dẫn HS điền vào biểu bảng 2: BẢNG TỔNG HỢP, SO SÁNH CÁC THỂ LOẠI TRUYỆN DÂN GIAN( đã học) Thể loại Mục đích sáng tác Hình thức lưu truyền Nội dung phản ánh Kiểu nhân vật chính Đặc điểm nghệ thuật Sử thi (anh hùng) Ghi lại cuộc sống và ước mơ phát triển cộng đồng của người dân Tây Nguyên xưa Hát kể Xã hội Tây Nguyên cổ đại đang ở thời công xã thị tộc Người anh hùng sử thi cao đẹp, kì vĩ ( Đăm Săn) Sử dụng biện pháp so sánh, phóng đại, trùng điệp tạo nên những hình tượng hoành tráng, hào hùng. Truyền thuyết Thể hiện thái độ và cách đánh giá cậu nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử Kể diễn xướng (lễ hội) Kể về các sự kiện lịch sử và các nhân vật lịch sử có thật nhưng đã được khúc xạ qua một cốt truyện hư cấu Nhân vật lịch sử được truyền thuyết hóa (An Dương Vương, Mỵ Châu, Trọng Thủy) Từ "cái lõi là sự thật lịch sử " đã được hư cấu thành câu chuyện mang những yếu tố hoang đường , kì ảo Truyện cổ tích Thể hiện nguyện vọng, ước mơ của nhân dân trong xã hội có giai cấp: chính nghĩa thắng gian tà Kể Xung đột xã hội, cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, chính nghĩa và gian tà Người con riêng(Tấm), người con út, người lao động nghèo khổ bất hạnh, người lao động tài giỏi,... Truyện hoàn toàn hư cấu, không có thật. Kết cấu theo đường thẳng, nhân vật chính trải qua ba chặng trong cuộc đời Truyện cười Mua vui, giải trí; châm biếm, phê phán xã hội ( giáo dục trong nội bộ nhân dân và lên án , tố cáo giai cấp thống trị) Kể Những điều trái tự nhiên, những thói hư tật xấu đáng cười trong xã hội Kiểu nhân vật có thói hư tật xấu ( anh học trò dấu dốt, thấy lý tham tiền,...) Truyện ngắn gọn, tạo tình huống bất ngờ, mâu thuẫn phát triển nhanh, kết thúc đột ngột để gây cười 4. GV hướng dẫn học sinh điền vào biểu bảng 3: BẢNG HỆ THỐNG NỘI DUNG, NGHỆ THUẬT CỦA CA DAO Ca dao than thân Ca dao yêu thương và tình nghĩa Ca dao hài hước Nội dung Lời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Thân phận bị phụ thuộc, giá trị của họ không được ai biết đến. Thân phận ấy thường được nói lên bằng những so sánh ẩn dụ như tấm lụa đào, củ ấu gai, giếng giữa đàng … Những tình cảm, phẩm chất của người lao động: Tình bạn cao đẹp Tình yêu tha thiết mặn nồng với nỗi nhớ thương da diết và ước muốn mãnh liệt Tình nghĩa thủy chung của con người trong cuộc sống. Thường được nói lên bằng những biểu tượng tấm khăn, ngọn đèn, cái cầu, con thuyền - bến nước, gừng cay- muối mặn… Tâm hồn lạc quan yêu đời của người lao động trong cuộc sống còn nhiều vất vả lo toan. Nghệ thuật Ca dao sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật mang tính truyền thống của sáng tác dân gian rất phong phú và sáng tạo, ít thấy trong văn học viết. II. Bài tập vận dụng: 1. Bài tập 1: GV hướng dẫn học sinh trả lời - Tác giả miêu tả hình ảnh của Đăm Săn múa khiên trong đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây" - Nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả hành động nhân vật anh hùng Đăm Săn. Đăm Săn là hiện thân cho sức mạnh của cả cộng đồng. - Hai lần múa khiên đều được tác giả dân gian tập trung miêu tả bằng biện pháp so sánh và phóng đại: + Lần 1: xốc tới ; vượt một đồi tranh; chạy vun vút + Lần 2: múa trên gió như bão ; múa dưới thấp như gió lốc; múa dưới thấp vang lên tiếng khiên đồng; múa trên cao vang lên đĩa khiên kênh; múa chạy nước kiệu ba đồi tranh bật rễ bay tung + Lần 3: Đăm Săn chộp ngay một chiếc chày ném kẻ địch; phá tan chuồng trâu chuồng lợn. 2. Bài tập 2: - Căn cứ vào bi kịch Mỵ Châu - Trọng Thủy, HS lập bảng theo mẫu. - GV sử dụng đèn chiếu để nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. TẤN BI KỊCH CỦA MỊ CHÂU - TRỌNG THỦY Cái lõi của sự thật Bi kịch được hư cấu Những chi tiết hoang đường, kì ảo Kết cục của bi kịch Bài học rút ra Cuộc xung đột An Dương Vương - Triệu Đà thời kì Âu Lạc ở nước ta Bi kịch tình yêu ( lồng vào bi kịch gia đình, quốc gia) Thần Kim Quy; lẫy nỏ thần; ngọc trai - nước giếng; rùa vàng rẽ nước dẫn An Dương Vương xuống biển Mất tất cả: Tình yêu Gia đình Đất nước Cảnh giác giữ nước, không chủ quan như An Dương Vương, không nhẹ dạ cả tin như Mị Châu 3. Bài tập 3: - Phân tích truyện Tấm Cám để làm rõ Tấm từ yếu đuối thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại hạnh phúc cho mình. - Học sinh trình bày ý kiến. - Giáo viên nhận xét và ghi bảng. + Giai đoạn đầu: gặp khó khăn – khóc – Bụt giúp. + Giai đoạn sau: kiên quyết đấu tranh - hóa kiếp nhiều lần - cuối cùng trở về kiếp người để giành lại quyền sống và hạnh phúc cho mình. 4. Bài tập 4: Căn cứ vào hai truyện cười đã học,GV hướng dẫn HS lập bảng và ghi nội dung theo biểu mẫu ÔN TẬP VỀ HAI TRUYỆN CƯỜI( đã học) Tên truyện Đối tượng cười (cười ai?) Nội dung cười (Cười cái gì?) Tình huống gây cười Cao trào để tiếng cười òa ra Tam đại con gà Thầy đồ “dốt hay nói chữ” Sự dấu dốt của con người Luống cuống khi không biết chữ kê Khi thay đồ nói câu: “Dủ dỉ là chị con công…” Nhưng nó phải bằng hai mày Thầy lí và Cải Tấn bi hài kịch của việc hối lộ và ăn hối lộ Đã đút lót tiền hối lộ mà vẫn bị đánh(Cải) Khi thấy lí nói: “Nhưng nó lại phải… bằng hai mày!” 5. BT5: Điền từ để thành câu ca dao trọn vẹn: - Thân em như giếng giữa đàng. - miếng cau khô. - hạc đầu đình. - Chiều chiều mây phủ Sơn Trà, Lòng ta thương bạn nước mắt và lộn cơm. - Chiều chiều lại nhớ chiều chiều, Nhớ người yếm trắng dải điều thắt lưng. - Chiều chiều ra đứng ngõ sau… 6. BT6 ( HS về nhà làm). III. Bài tập thực hành: Em hãy sưu tầm các tác phẩm văn học dân gian ở địa phương và chép vào sổ tay văn học. …………………………………………………………………………………………………….. 3. Củng cố: HS nắm vững nội dung của các vấn đề đã ôn tập; tìm thêm dẫn chứng, chi tiết tiêu biểu để minh họa cho các nội dung trên. 4. Dặn dò: Chuẩn bị tiết Trả bài làm văn số 2. Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. Ở mục II, HS lập sơ đồ đối chiếu các giai đoạn phát triển của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX về: Hoàn cảnh lịch sử, nội dung, nghệ thuật, tác giả- tác phẩm tiêu biểu. D Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGiao an van 10 2932.doc