I- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Nắm được những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt ở các phương diện ngữ âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản, phong cách ngôn ngữ.
- Vận dụng được những yêu cầu trên vào việc sử dụng tiếng Việt, vào việc phân tích và sửa chữa lỗi về tiếng Việt.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt theo đúng các chuẩn mực ngôn ngữ.
- Phát hiện, phân tích và sửa lỗi về pahts âm, về chữ viết, dùng từ, đặt cau, cấu tạo văn bản, về phong cách ngôn ngữ.
3. Thái độ
- Biết sử dụng sáng tạo, linh hoạt theo các phương thức chuyển đổi, theo các phép tu từ.
- Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II- Chuẩn bị của GV và HS
1. Giáo viên: Bài soạn.
2. Học sinh: bảng phụ, vở soạn, vở ghi.
III- Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ:(kết hợp với bài mới)
2. Nội dung bài mới:
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 8161 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 78: tiếng việt- Những yêu cầu về sử dụng tiếng việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
Tờn HS vắng
1/02/2012
10A1
10A2
10A3
10A4
10A5
10A7
Tiết 78: Tiếng Việt
Những yêu cầu về sử dụng tiếng việt
I- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Nắm được những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt ở các phương diện ngữ âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản, phong cách ngôn ngữ.
- Vận dụng được những yêu cầu trên vào việc sử dụng tiếng Việt, vào việc phân tích và sửa chữa lỗi về tiếng Việt.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt theo đúng các chuẩn mực ngôn ngữ.
- Phát hiện, phân tích và sửa lỗi về pahts âm, về chữ viết, dùng từ, đặt cau, cấu tạo văn bản, về phong cách ngôn ngữ.
3. Thái độ
- Biết sử dụng sáng tạo, linh hoạt theo các phương thức chuyển đổi, theo các phép tu từ.
- Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II- Chuẩn bị của GV và HS
1. Giáo viên: Bài soạn..
2. Học sinh: bảng phụ, vở soạn, vở ghi.
III- Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ:(kết hợp với bài mới)
2. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
* HĐ1: Sử dụng theo đúng các chuẩn mực của Tiếng Việt (18 phút)
- GV: Đọc Ví dụ SGK và chữa lỗi sai?
- GV: Nhận xét về cách phát âm và chữ viết?
- GV: vậy khi nói và viết phải tuân thủ theo chuẩn mực gì?
- GV: Hãy phát hiện lỗi và chữa lỗi trong các câu sau?
- GV: Từ ví dụ hãy rút ra kết luận về cách dùng từ khi viết?
- GV: Tìm lỗi và chữa lỗi trong ví dụ sau?
- GV: Khi viết phải sử dụng câu như thế nào?
- GV: Hãy chữa lỗi trong các ví dụ trong sách?
* HĐ2: Sử dụng hay đạt hiệu quả trong giao tiếp (15 phút)
- GV: Giải thích nghĩa của từ “ chết đứng”, “sống quỳ” ?
- GV: Tác dụng của cách sử dụng từ chuyển nghĩa?
- GV: Để sử dụng tiếng Việt có hiệu quả cần phẩi chú ý đến vấn đề gì?
* HĐ 3: Luyện tập ( 10 phút)
- GV hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong sgk.Tr 68.
- GV cho HS hoạt động theo nhóm nhỏ.
+ Phân tích chỗ đúng, chỗ sai của các câu trong đoạn văn sau?
3. Củng cố (1 phút)
- Khi hành văn cần phải sử dụng tiếng Việt như thế nào?
4. Hướng dẫn học bài ở nhà (1 phút)
- Gv dặn dò, hướng dẫn Hs chuẩn bị bài: “ Tóm tắt văn bản thuyết minh”
- Gv rút kinh nghiệm bài dạy
I. Sử dụng theo đúng các chuẩn mực của Tiếng Việt.
1. Về ngữ âm và chữ viết.
a. Đọc và phát hiện lỗi về phát âm và chữ viết trong các trường hợp sgk.
giặc -> giặt
dáo -> ráo
lẽ -> lẻ, đỗi-> đổi
=> Phát âm theo thói quen địa phương
b. Kết luận:
- Phát âm chuẩn , tránh phát âm theo thói quen địa phương.
- Viết theo quy tắc chính tả, kiểu chữ viết hiện hành.
2. Về từ ngữ.
a. Ví dụ:
- chót lọt -> cuối cùng
- truyền tụng -> truyền dạy
- yếu điểm -> khuyết điểm
- điểm yếu -> nhược điểm
b. Kết luận:
- Dùng từ đúng nghĩa, hợp phong cách, ngữ cảnh.
- Tránh dùng từ tối nghĩa, sáo rống, công thức.
3. Về ngữ pháp.
a. Ví dụ:
- Câu 1:Thiếu chủ ngữ
-> Chữa: Bỏ từ “qua”
- Câu 2: thiếu vị ngữ.
-> Chữa: viết lại Lòng tin tưởng…đã được thể hiện bằng hành động cụ thể.
b. Kết luận:
- Câu phải đúng về cấu tạo ngữ pháp và ngữ nghĩa.
- Tránh sử dụng câu mơ hồ về nghĩa.
4. Về phong cách ngôn ngữ.
a. Chữa lỗi.
Chiều ngày 25/10, lúc 17h30, tại km 19 quốc lộ 1A đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông.
b. Hãy nhận xét về các từ ngữ thuộc ngôn ngữ nói trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
II. Sử dụng hay đạt hiệu quả trong giao tiếp.
1. Ví dụ:
a. Trong câu tục ngữ :“Chết đứng còn hơn sống quỳ”
- Chết đứng: cái chết hiên ngang của người có lý tưởng.
- Sống quỳ: sống nhục nhã, luồn cúi, hèn hạ.
-Tác dụng: tăng giá trị biểu cảm, giàu chất tạo hình.
2. Kết luận:
- Khi nói và viết cần sử dụng tiếng Việt dúng theo chuẩn mực.
- Sử dụng có sáng tạo, có sự chuyển đổi linh hoạt các phươn thước, nguyên tắc theo các tu từ để lời nói, câu văn có tính nghệ thuật và đạt hiệu quả cao.
III. Luyện tập
*. Bài tập 1:
Lựa chọn từ ngữ viết đúng trong các trường hợp sau: bàng hoàng, chất phát, bàng quan, lãng mạn...
* Bài tập 3:
- Đoạn văn chưa có sự liên kết chặt chẽ, diễn đạt chưa rõ nghĩa.
- Viết lại.
File đính kèm:
- Tiet 78- nhung yeu cau ve su dung tieng viet.doc