Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 79,80: Tình cảm lẻ loi của người chinh phụ (trích “chinh phụ ngâm”)

A. Mục tiêu bài học:

 Giúp HS

 1. Hiểu được nỗi đau khổ của người chinh phụ bắt nguồn từ cảnh cô đơn khi người chinh phụ phải ra trận vắng nhà. Qua đó nắm được ý nghĩa đề cao hạnh phúc lứa đôi của tác phẩm.

 2. Về nghệ thuật, nắm được nghệ thuật miêu tả nội tâm của đoạn trích.

B. Phương tiện thực hiện:

 - SGK, SGV

 - Thiết kế bài học

C. Cách thức tiến hành:

 GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạp, gợi tìm, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

D. Tiến trình dạy học:

 1. Kiểm tra bài cũ:

 

 2. Giới thiệu bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1351 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 79,80: Tình cảm lẻ loi của người chinh phụ (trích “chinh phụ ngâm”), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 26,27 Tiết:79,80 TÌNH CẢM LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ (Trích “Chinh phụ ngâm”) Nguyên tác: Đặng Trần Côn Bản dịch: Đoàn Thị Điểm A. Mục tiêu bài học: Giúp HS 1. Hiểu được nỗi đau khổ của người chinh phụ bắt nguồn từ cảnh cô đơn khi người chinh phụ phải ra trận vắng nhà. Qua đó nắm được ý nghĩa đề cao hạnh phúc lứa đôi của tác phẩm. 2. Về nghệ thuật, nắm được nghệ thuật miêu tả nội tâm của đoạn trích. B. Phương tiện thực hiện: - SGK, SGV - Thiết kế bài học C. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạp, gợi tìm, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. Tiến trình dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Tiểu dẫn (GV dựa vào tiểu dẫn hãy giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác, thể thơ và nội dung của tác phẩm “Chinh phụ ngâm”) HS đọc thầm tiểu dẫn, phát biểu. GV: Bản dịch chữ Nôm hay nhất hiện hành là của ai? Có gì khác bản nguyên tác? Hoạt động 2: Tìm hiểu HS: Đọc đoạn trích GV: Nói về nội dung đoạn trích HS thảo luận, chia các đoạn nhỏ, nội dung mỗi đoạn. Từ đó nhận xét về diễn biến, vận động của tâm trạng trong đoạn trích GV: 2 câu đầu tả hành động gì của chinh phụ? Những hành động đó thể hiện tâm trạng gì? GV: Em có biết, có nhớ bài ca dao, bài thơ nào tả ngọn đèn? Tả đèn có tác dụng gì? HS: Phát biểu GV: Hãy cắt nghĩa 2 câu thơ “gà eo… bốn bên”? Tả thế có tác dụng gì? HS: Cắt nghĩa thảo luận GV: Bình luận về lời than thở của chinh phụ (Từ láy, phép so sánh) GV: 4 câu thơ “Hương gượng… Ngại chùng” tả hành động hay tâm trạng chinh phụ? HS: Thảo luận, phát biểu suy nghĩ. GV: Người chinh phụ bây giờ được đặt trong không gian như thế nào? Có gì khác đoạn trước? không gian ấy khiến con người ra sao? Em có biết câu thơ, câu văn nào cũng có cách xây dựng tương tự? HS: Phát biểu (HS khá có thể bình luận mở rộng Hoạt động 3: Tổng kết I/ Tiểu dẫn: 1. Đôi nét về tg và nguyên tác: - Tác giả: ĐTC - Nguyên tác chữ Hán: + Hoàn cảnh sáng tác: Khoảng đầu thế kỷ XVIII, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân mở ra. Triều đình cất quân đánh dẹp, nhiều trai tráng phải từ giã người thân ra trận. Cảm động trước nỗi khổ đau mất mát của con người, nhất là những người vợ lính trong chuyện tranh, D9TC đã viết “Chinh phụ ngâm” + Thể thơ: Trường đoản cú + Nội dung: * Sự oán ghét chuyện tranh phi nghĩa * Tâm trạng khao khát tình yêu hạnh phúc lứa đôi 2. Dịch giả và bản dịch: - Dịch giả: Đoàn thị Điểm. (?) Phan Huy Ích. (?) - Bản dịch chữ Nôm hiện hành dùng thể song thất lục bát. II/ Đọc hiểu văn bản: Toàn bộ đoạn trích tập trung thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn khổ của người chinh phụ. - Nàng khắc khoải chờ chồng + Đi đi lại lại trong hiên vắng + Hết rủ rèm xuống lại cuốn rèm lên -> Những hành động lặp đi lặp lại diễn tả sự tù túng, bế tắc của chinh phụ - Tin tức chồng không hề có trong phòng, người chinh phụ chỉ còn biết làm bạn với ngọn đèn. -> Không gian mênh mông vắng lặng, con người càng cô đơn. - Vả lại, đèn là vật vô tri nên người chinh phụ than thở: “Đèn có biết…mà thôi” - Bên ngoài phòng, không gian càng thêm hoang vắng, tịch mịnh: + Gà gáy 5 canh + Cây hòa phất phơ rủ bóng -> Sự vắng vẻ như bủa vây người chinh phụ, khiến nàng càng buồn: “Khắc giờ… biển xa” - Người chinh phụ gắng gượng để thoát khỏi nỗi cô đơn, đau khổ bằng những hành đọng đốt hương, soi gương, gảy đàn. Nhưng: + Đốt hương – hồn “mê mải” + Soi gương – “lệ lại châu chan” + Gảy đàn – sợ dây đứt, phím chùng (điềm gở) -> Nàng không thoát được nỗi cô đơn mà lại càng thêm đau khổ. - Nàng trở về với lòng mình, nỗi nhớ dâng trào: “Lòng này… mưa phun” + Không gian mênh mông rộng lớn: núi non, bầu trời. + Cảnh lạnh lẽo: sương gió, mưa, tiếng côn trùng -> Con người càng nhỏ bé, cô đơn, buồn nhớ. III/ Tổng kết: 1. ND: (Phần ghi nhớ) 2. NT: - Thể thơ song thất lục bát được sử dụng rất thành công trong việc diễn tả nội tâm nhân vật. - Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật được thể hiện qua một số thủ pháp nghệ thuật như: Tả ngoại cảnh, tả ngoại hình, tả hành động… * Củng cố: Cảm hứng chủ đạo trong “Chinh phụ ngâm” là gì? Chứng minh? * Dặn dò: Học bài cũ Soạn bài “Lập dàn ý trong văn nghị luận”

File đính kèm:

  • docTinh canh le loi cua nguoi chinh phu(3).doc