I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp học sinh
- Nắm được tác dụng của việc lập dàn ý và cách thức lập dàn ý cho bài văn nghị luận.
- Hiểu được ý nghĩa của việc lập dàn ý trước khi viết văn nghị luận.
- Vận dụng kiến thức lý thuyết vào việc lập dàn ý trước khi viết bài.
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho bài văn nhị luận.
3.Thái độ:
- Có ý thức và dần hình thành thói quen lập dàn ý trước khi viết các bài văn nghị luận trong nhà trường cũng như trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của giáo viên: SGV, SGK, sơ đồ, giáo án điện tử.
b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, Vở ghi, vở bài tập.
III.Tiến trình bài dạy:
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1208 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 82: làm văn- Lập dàn ý bài văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
Tờn HS vắng
12/03/2012
10A1
10A2
10A3
10A4
10A5
10A7
Tiết 82: Làm văn
Lập dàn ý bài văn nghị luận
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp học sinh
- Nắm được tác dụng của việc lập dàn ý và cách thức lập dàn ý cho bài văn nghị luận.
- Hiểu được ý nghĩa của việc lập dàn ý trước khi viết văn nghị luận.
- Vận dụng kiến thức lý thuyết vào việc lập dàn ý trước khi viết bài.
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho bài văn nhị luận..
3.Thái độ:
- Có ý thức và dần hình thành thói quen lập dàn ý trước khi viết các bài văn nghị luận trong nhà trường cũng như trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của giáo viên: SGV, SGK, sơ đồ, giáo án điện tử.
b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, Vở ghi, vở bài tập.
III.Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1 (15 phút)
- GV gọi HS đọc to yêu cầu bài tập 1 SGK / 91.
- GV: Trong một lần nói chuyện với học sinh, chủ tịch Hồ Chí
Minh đã chỉ rõ: “Có tài mà không có đức là ngời vô dụng,
có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
Theo anh(chị) nên hiểu và vận dụng lời dạy đó của Người như thế nào?
Hoạt động 2: HS thảo luận theo nhóm ( 27 phút)
- Thời gian: 10 phút
+ Nhiệm vụ: Trong lớp anh(chị) có một số bạn gặp khó khăn trong đời sống nên chểnh mảng học tập. Các bạn đó thường mượn câu tục ngữ “cái khó bó cái khôn” để tự biện hộ. Theo anh(chị), nên hiểu và vận dụng câu tục ngữ này nh thế nào?
Hãy lập dàn y cho đề bài trên?
- Các nhóm nhận nhiệm vụ, làm việc, đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
3. Củng cố.( 2 phút)
- Khi lập dàn bài văn cần tuân thủ theo mấy bước?
4. Hướng dẫn học bài ở nhà (1 phút)
- Viết hoàn chỉnh dàn bài trên thành bài văn.
- Soạn bài : Tác gia Nguyễn Du
III. Luyện tập:
1. Bài tập 1
1. Mở bài:
- Giới thiệu lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh
- Định hướng tư tưởng của bài viết
2. Thân bài
- Giải thích câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh
+ Có tài mà không có đức là người vô dụng.
+ Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.
+ Đức và tài có quan hệ khăng khít với nhau trong mỗi người
- Lời dạy của Bác có ý nghĩa sâu sắc đối với việc rèn luyện tu dưỡng của từng cá nhân.
3. Kết bài:
- Cần phải thường xuyên rèn luyện phấn đấu để có cả tài lẫn đức
2. Bài tập 2
a. Mở bài:
- Nêu ý nghĩa khái quát của câu tục ngữ.
- Nêu giá trị câu tục ngữ
- Định hướng cách hiểu và vận dụng vào cuộc sống.
b. Thân bài:
1. ý nghĩa câu tục ngữ:
- Giải thích: “Cái khó” “bó” “cái khôn”.
- Nội dung câu tục ngữ: Những khó khăn trong cuộc sống hạn chế việc phát huy tài năng, sức sáng tạo của con người
2. Câu tục ngữ có mặt đúng, mặt cha đúng:
- Mặt đúng: Sự phát triển chủ quan bao giờ cũng chịu ảnh hưởng tác động của khách quan.
- Mặt cha đúng: Cha đánh giá đúng mức vai trò của sự nỗ lực chủ quan của con người.
3. Bài học:
- Bản lĩnh, ý chí, nghị lực của mỗi con người luôn mang tính quyết định cho hiệu quả của công việc.
c. Kết luận:
Khẳng định:
+ Hoàn cảnh khó khăn, ta càng phải quyết tâm khắc phục.
+ Khó khăn chính là môi trờng rèn luyện bản lĩnh giúp ta thành công trong cuộc sống.
File đính kèm:
- Tiet 82- Lap dan y bai van nghi luan.doc