I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp học sinh
- Nắm được những tiêu chí chủ yếu và cấu trúc của một văn bản văn học.
- Vận dụng những hiểu biết trên để tìm hiểu tác phẩm văn bản văn học.
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại.
- Cảm thụ tác phẩm có chiều sâu.
3.Thái độ:
- Giáo dục học sinh khả năng cảm nhập văn bản văn học.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của giáo viên: Bài soạn, ví dụ, bài giảng điện tử, máy chiếu.
b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, Vở ghi, vở bài tập.
III.Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ (2 phút)
CH: Văn bản nào sau đây thuộc văn bản văn học?
1. Chiếu dời đô
2. Đại cáo bình Ngô
3. Hịch tướng sĩ văn.
4. Truyện Kiều.
5. Chí Phèo
6. Báo cáo chính trị của trung ương Đảng CSVN
7. Động Phong Nha
2. Nội dung bài mới:
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1270 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 92: đọc văn- Văn bản văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
Tờn HS vắng
4/04/2012
10A1
10A2
10A3
10A4
10A5
10A7
Tiết 92: Đọc văn
VĂN bản văn học
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp học sinh
- Nắm được những tiêu chí chủ yếu và cấu trúc của một văn bản văn học.
- Vận dụng những hiểu biết trên để tìm hiểu tác phẩm văn bản văn học.
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại.
- Cảm thụ tác phẩm có chiều sâu.
3.Thái độ:
- Giáo dục học sinh khả năng cảm nhập văn bản văn học.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của giáo viên: Bài soạn, ví dụ, bài giảng điện tử, máy chiếu.
b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, Vở ghi, vở bài tập.
III.Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ (2 phút)
CH: Văn bản nào sau đây thuộc văn bản văn học?
1. Chiếu dời đô
2. Đại cáo bình Ngô
3. Hịch tướng sĩ văn.
4. Truyện Kiều.
5. Chí Phèo
6. Báo cáo chính trị của trung ương Đảng CSVN
7. Động Phong Nha…
2. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
* HĐ 1: Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học (14 phút)
- GV: Ngày nay nói chung nhận diện văn bản văn học được dựa trên những tiêu chí nào?
- G/v cho VD minh chứng cụ thể để h/s hiểu sâu về nội dung.
- GV: Tiêu chí thứ 2 của VBVH là gì? nêu cụ thể?
- VD: “Chí Phèo” Nam Cao, “Truyện Kiều” Nguyễn Du.
- VD: “Mảnh trăng cuối rừng” Nguyễn Minh Châu.
- VD: Bài thơ “ Tây Tiến” Quang Dũng
" g/đ lịch sử đất nước trong chiến tranh về hình tượng người lính.
" VD: (sgk tr.284)
* HĐ 2: Cấu trúc của văn bản văn học (10 phút)
Thảo luận nhóm: 5 phút
Câu hỏi:
+ Đọc văn bản giúp ta nhận thức được vấn đề gì?
+ Thế nào là tầng hình tượng? Nêu VD cụ thể?
+ Thế nào là tầng hàm nghĩa?
" Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, g/v nhận xét chuẩn xác kiến thức và cho điểm.
G/v đưa 1 VD cụ thể giúp h/s hiểu rõ bài giảng.
* HĐ3: Từ văn bản đến tác phẩm văn học (5 phút)
G/v hướng dẫn h/s làm bài tập 1 (tr.121)
* HĐ4: Luyện tập (10 phút)
- GV: Tìm ra điểm giống nhau trong 2 đoạn văn về tổ chức câu?
- GV: Những hình tượng trong văn bản gợi trong em những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống của con người?
Thảo luận nhóm: 5 phút
H/s làm bài tập 3 (tr. 123)
" Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, g/v nhận xét chuẩn xác kiến thức.G/v hướng dẫn h/s về nhà làm bài tập 2.
3. Củng cố: (2 phút)
- Ba tầng cấu trúc của một văn bản văn học có mối quan hệ nh thế nào với nhau ?
4. Hướng dẫn học bài ở nhà (1 phút)
Đọc, soạn “thực hành các phép tu từ, điệp từ, phép đối”
I. Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học.
1. Văn bản văn học: là đi sâu phản ánh hiện thực khách quan, khám phá thế giới tư tưởng, tình cảm của con người nhằm thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người .
* VD: “Sóng” Xuân Quỳnh " người đọc suy ngẫm tìm lời giải đáp tình yêu, hạnh phúc là gì? làm thế nào để giữ được niềm tin?
2. Văn bản văn học xây dựng ngôn từ nghệ thuật:
- Có hình tượng, thẩm mĩ cao, sử dụng nhiều phép tu từ (ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá, tượng trưng..)
- ý nghĩa văn bản văn học có tính hàm súc, gợi nên nhiều liên tưởng, tưởng tượng...có ý nghĩa sâu sắc thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của người đọc.
3. Văn bản văn học được xây dựng theo một phương thức riêng:
- Mỗi văn bản thuộc về một thể loại nhất định. Văn bản văn học là một sáng tạo tinh thần của nhà văn.
- Hiện thực khách quan độ nhân văn nhận thức.
" P/á trong tác phẩm văn học theo phương thức điển hình hoá để xây dựng thành hình tượng nghệ thuật.
II. Cấu trúc của văn bản văn học.
1. Tầng ngôn từ: Từ ngữ âm đến ngữ nghĩa.
- Đọc văn bản văn học ta phải hiểu rõ nghĩa của từ ( nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn, nghĩa đen, nghĩa bóng).
2. Tầng hình tượng:
- Hình tượng được sáng tạo trong mỗi văn bản văn học thường có những chi tiết, cốt truyện, nhân vật, hoàn cảnh, tâm trạng khác nhau do đó hình tượng trong các văn bản ấy cũng khác nhau.
3. Tầng hàm nghĩa:
- Văn bản văn học gợi ra những phương diện nhất định của cuộc đời, chứa đựng những tâm trạng, tình cảm của nhà văn về cuộc sống, con người " tính đa nghĩa là nội dung thuộc tầng hàm nghĩa của văn bản văn học. Nhờ tầng nghĩa này mà người đọc rút ra ý nghĩa giáo dục.
III. Từ văn bản đến tác phẩm văn học.
- Một văn bản văn học: là một kí hiệu theo khách quan.
- Một tác phẩm văn học đích thực là những hoạt động tinh thần của nó đối với xã hội.
- Muốn 1 văn bản văn học trở thành 1 tác phẩm văn học đích thực, nhất thiết phải thông qua hoạt động đọc - hiểu văn bản ấy.
- Thái độ tinh thần của tác phẩm văn học nhất thiết phải thông qua hình tượng nghệ thuật.
IV. Luyện tập.
1 Bài 1: (tr.121 sgk)
a. VD: Có 2 đoạn, cách tổ chức câu của 2 đoạn giống nhau ở câu mở đoạn và câu kết đoạn " Kết cấu câu hỏi.
b. Những hình tượng “người đàn bà, em bé, người chiến sĩ, bà cụ già” trong văn bản gợi lên trong lòng người một tình yêu thương nhân loại giữa những con người với nhau:
Phải biết yêu thương, chia sẻ đùm bọc ở mọi con người, mọi lứa tuổi
2. Bài 3: (tr.123)
a. Câu thơ nói đến mối quan hệ giưa người đọc (mình) người nghe (ta) người đọc chỉ đọc tác phẩm khi họ tìm thấy mình (tâm trạng) ở trong tác phẩm văn học.
- Ngược lại: Muốn thoả mãn nhu cầu thông tin và nhu cầu thẩm mĩ của người đọc thì người viết phải có tri thức, vốn sống phong phú " có mối quan hệ tri âm, tri kỉ “cuộc đồng hành tâm hồn”.
b. Văn bản văn học là sản phẩm sáng tạo của nhà văn theo dưới dạng một hệ thống các kí hiệu ngôn ngữ. Khi đọc văn bản người đọc phải liên tưởng đến một đời sống riêng trong mỗi người đọc. Nhà văn cần dành cho người đọc một sự “đồng sáng tạo” nhất định.
- Tác giả quan niệm nhà văn chỉ là người gợi để người đọc suy nghĩ, liên tưởng.
File đính kèm:
- Tiet 92- Van ban van hoc.doc