Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 93: tiếng việt- Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối

I. Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức: Giúp học sinh

- Củng cố và nâng cao kiến thức về phép điệp và phép đối.

- Có kĩ năng nhận diện, cảm thụ và phân tích phép điệp và phép đối trong các tác phẩm nghệ thuật.

- Bước đầu biết sử dụng phép điệp và phép đối khi cần thiết.

2.Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ nhận diện, phân tích cấu tạo của phép điệp và phép đối.

3.Thái độ:

- Bước đầu biết sử dụng hai phép tu từ trên trong những ngữ cảnh cần thiết.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

a. Chuẩn bị của giáo viên: Bài soạn

b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, Vở ghi, vở bài tập.

III.Tiến trình bài dạy:

1. Kiểm tra bài cũ (không)

2. Nội dung bài mới:

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2193 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 93: tiếng việt- Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn Ngày giảng Lớp Sĩ số Tờn HS vắng 10/04/2012 10A1 10A2 10A3 10A4 10A5 10A7 Tiết 93: Tiếng Việt Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối I. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Giúp học sinh - Củng cố và nâng cao kiến thức về phép điệp và phép đối. - Có kĩ năng nhận diện, cảm thụ và phân tích phép điệp và phép đối trong các tác phẩm nghệ thuật. - Bước đầu biết sử dụng phép điệp và phép đối khi cần thiết. 2.Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ nhận diện, phân tích cấu tạo của phép điệp và phép đối. 3.Thái độ: - Bước đầu biết sử dụng hai phép tu từ trên trong những ngữ cảnh cần thiết. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a. Chuẩn bị của giáo viên: Bài soạn b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, Vở ghi, vở bài tập. III.Tiến trình bài dạy: 1. Kiểm tra bài cũ (không) 2. Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản * Hoạt động 1: Luyện tập về phép điệp (25 phút) - GV gọi HS đọc phần 1 SGK - Gv hướng dẫn hs trả lời các câu hỏi sgk - Hs làm việc cá nhân, độc lập trả lời - GV: ở ngữ liệu (1) “ nụ tầm xuân” được lặp lại nguyên vẹn. Nếu thay thế bằng “ hoa tầm xuân”, “hoa cây này” thì câu thơ sẽ như thế nào? - GV: Vì sao lại có sự lặp lại của hai câu sau? Nếu không lặp lại như thế thì sự so sánh đã rõ chưa? Cách lặp lại ở đây có giống như cách lặp lại của câu trên không? - GV: Trông các câu ở ngữ liệu (2) việc lặp lại có phải là phép tu từ không? Tác dụng của việc lặp lại đó? - GV: từ bài tập trên hãy nêu khái niệm về phép tu từ? - GV: Có mấy cách điệp? - GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập bổ sung. - GV dùng bảng phụ đưa ra bài tập “ Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta.” - Yêu cầu Học sinh đọc kĩ bài tập 1. - GV: Hãy phân tích giá trị tu từ của phép điệp ngữ trong phần trích trên? - GV treo bảng phụ. “ Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai ầu hơn ai” - GV cho HS hoạt động theo nhóm. Câu hỏi: Tìm những từ ngữ được lặp lại nhiều làn trong đoạn thơ? Phân tích ý nghĩa của những từ ngữ đó? - Các nhóm nhận nhiệm vụ, đại diện trình bày ý kiến, các nhóm khác bổ sung. - GV nhận xét, chuẩn hoá kiến thức. * Hoạt động 2: Luyện tập về phép đối (18 phút) - Hs đọc các ngữ liệu - GV: Việc sắp xếp từ ngữ ở (1) có gì đặc biệt? - GV: Sự phân chia 2 vế câu đối được gắn kết lại nhờ những biện pháp gì? - GV: Vị trí của các danh từ, động từ, tính từ tạo thế cân đối như thế nào? - GV: Trong ngữ liệu (3) Và( 4) có những cách đối khác nhau như thế nào? - GV: Tìm một số phép đối có trong “ Hịch tướng sĩ” “ Bình Ngô đại cáo” “Truyện Kiều” “ thơ đường”, đọc vài câu đối mà em biết ? - Hs làm việc cá nhân, độc lập trả lời - Gv nhận xét, khái quát - GV: Từ ví dụ hãy nêu khái niệm về phép đối? - GV: Phép đối trong tục ngữ có tác dụng gì? - GV: vì sao tục ngữ ngắn lại khái quát được những hiện tượng rộng? Người không học cũng biết ? Không cố ý ghi lại mà vẫn lưu truyền? 3. Củng cố - Thế nào là phép điệp, phép đối. 4. Hướng dẫn học bài ở nhà. - Sưu tầm ngữ liệu về phép điệp trong ca dao và phép đối trong tục ngữ, thành ngữ, thơ ca… - Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị bài: “Nội dung và hình thức của văn bản” I. Luyện tập về phép điệp a Bài ca dao “Trèo lên cây bưởi” có ba điệp ngữ. Một là “Nụ tầm xuân” hai là “cá mắc câu” ba là “chim vào lồng”. + Nếu thay “nụ tầm xuân” bằng “hoa cây này” sẽ làm cho âm hưởng, ý nghĩa của bài ca dao thay đổi. Mặt khác, nói tới hoa là chỉ chung người con gái. Nhưng nói nụ là khẳng định người con gái ở độ tuổi trăng tròn ở thời đẹp nhất. Vả lại “Nụ tầm xuân nở ra cánh biếc” tức là cô gái đã đi lấy chồng. Hoa chỉ có tàn thôi. Nụ nở ra hoa. Vì thế không thể thay thế hoa vào nụ được. + “Nụ” mang thanh trắc, hoa mang thanh bằng, nếu thay âm thanh, nhịp điệu cũng khác : âm điệu triền miên da diết, nhấn mạnh thực trạng bất khả kháng, tô đậm bi kịch của người con gái + “Cá mắc câu” và “chim vào lồng” được điệp lại làm rõ hoàn cảnh của cô gái, sự so sánh của cô gái. Cách lặp này không giống với “Nụ tầm xuân” ở câu trên.-> nhấn mạnh bi kịch bế tắc, không làm chủ được số phận b. Các câu ở ngữ liệu (2) chỉ là hiện tượng lặp từ, không phải phép điệp tu từ . Việc lặp từ tạo nên tính đối xứng và tính nhịp điệu cho câu nói c. Khái niệm: Điệp ngữ là biện pháp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt ( vần, nhịp, từ, cụm từ, câu..) nhằm biểu đạt cảm xúc , gợi hình tượng nghẹ thuật. Có nhiều kiểu điệp: + Điệp một từ, một ngữ, một đoạn hay một câu + Điệp cách quãng, điệp nối tiếp, điệp vòng 1. Bài tập 1: - Phép điệp ngữ lặp lại 3 yếu tố: dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta. - Tác dụng: + Tăng tính khẳng định trong nội dung của toàn câu: dứt khoát là như vậy, không thể khác được. + Nói lên tính thống nhất không cắt rời của 3 yếu tố: dân tộc, nhân dân, non sông đát nước VN-> k/đ chúng trong mối thống nhất, duy nhất với người anh hùng dân tộc vĩ đại của thời đại hiện nay của nước VN. 2. Bài tập 2: - Điệp từ: cùng( 2), xanh( 2), ngàn dâu( 2) Sự việc diễn ra cùng lúc +Cùng Hai tâm hồn đồng điệu, cùng thất vọng vẽ ra 1 màu xanh bao trùm +Xanh Từ 1 màu xanh xanh sang màu xanh Tả cảnh bài dâu nối tiếp + Ngàn dâu Ngàn dâu một màu, xanh đồng nhất, màu xanh chia li ko hề phân biệt trong 2 tâm trạng - Tác dụng: gợi không gian rộng lớn, vắng lặng, hiu quạnh-> nỗi buồn chia li II. Luyện tập về phép đối 1. Bài tập 1 a Cách sắp xếp từ ngữ ở (1) và (2) có tính chất đối xứng hài hòa về âm thanh, nhịp điệu - Sự gắn kết giữa 2 vế nhờ sử dụng các từ cùng trường nghĩa hoặc trái nghĩa - Vị trí của các từ loại (danh từ, động từ, tính từ) ttạo ra sự cân đối khiến người đọc không chỉ thỏa mãn về mặt thông tin mà còn thỏa mãn về mặt thẩm mĩ b. Ngữ liệu (3) đối bổ sung- giữa 2 vế của câu bát - Ngữ liệu (4) đối theo kiểu câu đối – phép đối diễn ra giữa 2 dòng trên và dưới c. Một số phép đối trong văn học + Đối trong “Hịch tướng sĩ” Dự Nhượng nuốt than báo thù cho chủ Thân khoái chặt tay cứu nạn cho nước Tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối + Đối trong “Đại cáo bình Ngô” Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ dưới hầm tai vạ Gươm mài núi đã đá cũng phải mòn Voi uống nước nước sông phải cạn + Đối trong “Truyện Kiều” Người lên ngựa, kẻ chia bào Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường d. Khái niệm: Đối là cách sắp xếp từ ngữ , cụm từ, câu văn ở vị trí cân xứng nhau để tạo ra hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau nhằm mục đích gợi ra vẻ đẹp hoàn chỉnh, và sự hài hòa trong diễn đạt( Cân xứng về cấu trúc, hài hòa về âm thanh, cộng hưởng về ý nghĩa) 2. Bài tập 2 Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng Đối thanh: tật/lòng (trắc/bằng) Bán anh em xa, mua láng giềng gần. Đối nghĩa: Bán/mua; xa/gần, anh em/láng giềng. - Phép đối trong tục ngữ nhằm làm phong phú thêm cho phán đoán (một câu tục ngữ thông thường là một phán đoán) - Nó làm rõ nghĩa: tương đồng hoặc tương phản. - Tạo ra sự hài hoà về thanh. - Tạo ra sự hoàn chỉnh và dễ nhớ.

File đính kèm:

  • docTiet 93- Th­c hanh cac phep tu tu.doc
Giáo án liên quan