I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp học sinh
- Hệ thống được những kiến thức đã học trong SGK Ngữ Văn lớp 10.
- Có khả năng phân tích tác phẩm văn học theo từng cấp độ: ngôn ngữ, hình tượng văn học, sự kiện, tác giả, tác phẩm.
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ so sánh các bộ phận văn học: hệ thống hóa những kiến thức đã học.
3.Thái độ:
- Có thái độ trận trọng, tự hào về nền văn học nước nhà.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của giáo viên: Bài soạn
b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, Vở ghi, vở bài tập.
III.Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ (không)
2. Nội dung bài mới:
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2437 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 96: đọc văn- Tổng kết phần văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
Tờn HS vắng
18/04/2012
10A1
10A2
10A3
10A4
10A5
10A7
Tiết 96: Đọc văn
Tổng kết phần văn học
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp học sinh
- Hệ thống được những kiến thức đã học trong SGK Ngữ Văn lớp 10.
- Có khả năng phân tích tác phẩm văn học theo từng cấp độ: ngôn ngữ, hình tượng văn học, sự kiện, tác giả, tác phẩm.
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ so sánh các bộ phận văn học: hệ thống hóa những kiến thức đã học.
3.Thái độ:
- Có thái độ trận trọng, tự hào về nền văn học nước nhà.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của giáo viên: Bài soạn
b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, Vở ghi, vở bài tập.
III.Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ (không)
2. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
* HĐ1:
- GV:Văn học VN bao gồm mấy bộ phận? đó là những bộ phận nào?
- GV: Khái quát những đặc điểm truyền thống của VHVN?
- GV: So sánh những đặc điểm riêng khác nhau cơ bản giữa VHDG và văn học viết?
Câu 1: (146)
- Văn học VN có 2 bộ phận: VHDG
(thế kỉ X) VH viết.
- Thể hiện truyền thống dân tộc thành 2 cảm hứng lớn, xuyên suốt: Yêu nước và nhân đạo.
- Tiếp thu sáng tạo và tinh hoa văn hoá, văn học nước ngoài.
H/s lập bảng so sánh:
Đặc điểm
VHDG
VH viết
- Thời điểm ra đời
- Tác giả
- Hình thức lưu truyền
- Hình thức tồn tại
- Vai trò
- Rất sớm, khi chưa có chữ viết
- Tập thể (vô danh)
- Truyền miệng, ngôn bản
- Gắn liền với những hoạt động khác trong đời sống cộng đồng.
- Nền tảng của VH dân tộc
- Khi đã có chữ viết(thế kỉ X)
- Cá nhân
- Chữ viết, chữ in, văn bản
- Văn bản viết cố định
- Nâng cao kết tinh những thành tựu nghệ thuật.
* HĐ2:
- Thảo luận nhóm : 5 phút
Câu hỏi : Lập bảng so sánh 3 thể loại (tự sự dân gian, trữ tình dân gian, sân khấu dân gian)
- H/s thảo luận trả lời, g/v nhận xét chuẩn xác kiến thức.
Câu 2: (146)
- Những đặc trưng có: Tác phẩm nghệ thuật, ngôn từ, truyền miệng, sáng tác, lưu truyền tập thể gắn bó với những hoạt động khác nhau trong đời sống cộng đồng (tính nguyên hợp: trong lao động, trong sinh hoạt, trong lễ hội..)
- Ba loại cơ bản và hệ thống thể loại:
Tự sự dân gian
Trữ tình dân gian
Sân khấu dân gian
- Thần thoại, sử thi, cổ tích, truyện thơ, truyện cười, truyện ngụ ngôn, vè
- Ca dao, dân ca
- Tục ngữ (nghị luận dân gian)
- Câu đố.
- Chèo
- Tuồng đồ
- Múa rối (nước, cạn)
* HĐ3:
- GV: Những đặc điểm chung của văn học viết Việt Nam?
- GV: Nội dung lớn mà văn học Việt Nam phản ánh là những nội dung nào?
Cho h/s lập bảng so sánh phân biệt sự khác nhau giữa văn học trung đại và văn học hiện đại?
Câu 3: (147)
* Đặc điểm chung của VHVN.
- Thể hiện tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam, trong năm mối quan hệ đa dạng:
Với thế giới tự nhiên
Với quốc gia
Với dân tộc
Với xã hội
Với bản thân
- Hai nội dung cảm hứng lớn và xuyên suốt: Yêu nước và nhân đạo.
- ảnh hưởng truyền thống và tiếp kiến văn học nước ngoài.
* Những đặc điểm riêng phân biệt giữa văn học trung đại và văn học hiện đại.
- Bảng so sánh:
Đặc điểm
Văn học trung đại VN
Văn học hiện đại VN
Thể loại
- Tiếp thu từ văn hoá TĐTQ: Chiếu, cáo, hịch, biểu văn tế, phú, thơ Đường luật, tí kì, tiểu thuyết chương hồi.
- Sáng tác trên cơ sở tiếp thu: thơ Đường Luật, chữ Nôm.
- Sáng tạo ngâm khúc, truyện thơ, hát nói.
- Tiếp thu từ văn học trung đại: thơ Đường luật, câu đối, văn tế viết là chữ quốc ngữ.
- Thể loại mới: thơ tự do, truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự, kịch nói, phê bình văn học.
Tiếp thu từ nước ngoài
Trung Quốc
Phương tây (Pháp, Nga, Anh, Mĩ..)
3. Củng cố (1 phút)
- Nắm được các bộ phận văn học Việt Nam.
- Đặc trưng cơ bản của VHDG
- Quá trình phát triển của văn học viết
4. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Soạn làm câu hỏi 4,5,6,7 SGK.
File đính kèm:
- tiet 96- Tong ket phan Vh.doc