Mục tiêu: Học xong người học có khả năng:
- Cảm nhận được tâm sự xót thương, day dứt của Nguyễn Du đối với nỗi oan của những người tài hoa.
- Thấy được nghệ thuật bài thơ nhất là ngôn ngữ, hình ảnh hàm súc cùng với vận dụng sáng tạo lối kết cấu thơ Đường.
I. ỔN ĐỊNH LỚP: Thời gian: 2 phút
- Số học sinh vắng: . .Tên:
.
.
II. KIỂM TRA BÀI CŨ: Thời gian: 5 phút
Câu hỏi: Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bức tranh ngày hè?
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1304 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10- Tiểu thanh kí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN SỐ:24
Thời gian thực hiện: 1 tiết
Lớp: A-B (TCN-K8)
Số giờ đã giảng: 33 tiết
Thực hiện ngày:……………...
Tên bài: ĐỌC “TIỂU THANH KÍ”
- Nguyễn Du -
Mục tiêu: Học xong người học có khả năng:
- Cảm nhận được tâm sự xót thương, day dứt của Nguyễn Du đối với nỗi oan của những người tài hoa.
- Thấy được nghệ thuật bài thơ nhất là ngôn ngữ, hình ảnh hàm súc cùng với vận dụng sáng tạo lối kết cấu thơ Đường.
I. ỔN ĐỊNH LỚP: Thời gian: 2 phút
- Số học sinh vắng:……………………….…….Tên:…………………………………
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
II. KIỂM TRA BÀI CŨ: Thời gian: 5 phút
Câu hỏi: Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bức tranh ngày hè?
Dự kiến học sinh kiểm tra………………………………...……………………………
Tên
………..….
…..……….
……..…….
………….
………….
………...
Điểm
……..…….
……..…….
…..……….
………….
………….
………...
III. GIẢNG BÀI MỚI: Thời gian: 35 phút
- Đồ dùng và phương tiện dạy học: SGK, SGV, Giáo án, phấn, bảng.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về t ác .
HS đọc tiểu dẫn và rút ra các ý chính về tác giả và bài thơ
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản tác phẩm
GV: Gọi HS đọc văn bản
- Giải nghĩa các từ khó.
GV: Hai câu thơ đầu thể hiện nội dung gì?
HS suy nghĩ và trả lời
GV: Vì sao Nguyễn Du đồng cảm với số phận Tiểu Thanh (câu hỏi 1)?
HS: Suy nghĩ và trả lời
GV: Nội dung của hai câu thực?
HS: Suy nghĩ và trả lời
GV: Hai câu kết thể hiện nội dung gì? Vì sao Nguyễn Du lại xưng tên tự của mình ở đây?
HS: Suy nghĩ và trả lời
GV gọi HS đọc to, rõ.
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả Nguyễn Du (SGK)
2. Tác phẩm
Giới thiệu về Tiểu Thanh
+ Người Quảng Lăng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.
+ Nàng thông minh và nhiều tài nghệ.
+ Năm 16 tuổi nàng làm vợ lẽ một người ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang nàng họ Phùng và lấy chồng tên là Phùng. Vợ cả ghen bắt ở riêng biệt trên một ngọn núi Cô Sơn thuộc địa phận Hàng Châu. Tiểu Thanh buồn khổ làm nhiều thơ, nàng chết lúc mười tám tuổi. Tập thơ, từ nàng để lại bị người vợ cả đem đốt, chỉ cong lại một bức chân dung và 12 bài thơ.
II. Đọc hiểu:
1. Đề
- Hai câu thơ đầu mang đến cho người đọc cảm giác hẫng hụt, mất mát → Sự chảy trôi của thời gian và sự bất lực của con người trước dòng thời gian bất tận, vô cùng và vô tình:
+ Tây Hồ vẫn còn đó nhưng vườn hoa thì không. Cảnh đẹp mất rồi chỉ còn lại sự hoang tàn.
+ Kí của Tiểu Thanh còn đó nhưng đâu có phải vẹn nguyên?
- Nguyễn Du nhận ra Tiểu Thanh là con người có tài, có sắc nhưng bị vùi dập, chết oan ức. Cái chết của nàng là bằng chứng xót xa cho kiếp con người "Hồng nhan bạc phận". Nguyễn Du đã từng thương xót, chia sẽ nỗi lòng mình với biết bao người con gái như vậy. Từ Đạm Tiên đến nàng Kiều, từ người đàn bà gẩy đàn ở Long Thành cho đến Tiểu Thanh đều là kiếp người như vậy.
2. Thực
- Son phấn là sắc đẹp, văn chương là tâm hồn → Cái đẹp → Đều bị dập vùi → Nỗi hận
- Người hận: Tiểu Thanh (vợ cả, chàng Phùng, hận duyên phận hẩm hiu), Nguyễn Du (hận đất trời, tạo hoá)
3. Luận
- Đưa ra một quy luật khái quát: những mối oan khuất của con người xua nay làm sao hết, làm sao tránh khỏi và làm sao có thể hỏi trời, hỏi đất để mong tìm ra câu trả lời → Con người chỉ là những con rối trong tay số phận và định mệnh → Sự bất lực và bế tắc của con người.
- Khẳng định nỗi oan khuất của Tiểu Thanh, đồng thời cũng khẳng định mình là người cùng hội, cùng thuyền với Tiểu Thanh (ngã).
3. Kết
- Từ việc xót thương cho Tiểu Thanh, Nguyễn Du băn khoăn cho số phận của mình. Nhà thơ hướng về người đọc tương lai xa hơn 300 thế kỉ mà nhắn: “Ai trong mai hậu thương khóc ông như ông khóc Tiểu Thanh?” → Nỗi lo lắng của một trái tim nghệ sĩ chân chính, đích thực.
- Nguyễn Du xưng tên tự: Tố Như vì nhà thơ muốn nhắn gửi với người đọc tương lai với tư cách một nhà thơ, một nghệ sĩ, một cái tôi cá nhân, một cái tôi bản thể.
=> Hai câu thơ hé mở một thế giới mà trước giời không ai để ý: thế giới của Tố Như riêng tư, giàu cảm xúc. Câu hỏi mà ông đưa ra là tiếng họp bạn, tiếng hi vọng, là sự tự hỏi mình và tự khóc mình.
III. Ghi nhớ (SGK – Tr134)
IV. CÂU HỎI BÀI TẬP: Thời gian: 3 phút
Nội dung
Hình thức thực hiện
Bài tập: Tưởng tượng mình là Nguyễn Du, kể lại câu chuyện trên.
Bài tập về nhà
V. TỰ RÚT KINH NGHIỆM:( Chuẩn bị, tổ chức, thực hiện)
…………………………………..……………….…………………………………………….…………………………………………………………………………………………………
……………………………………..…………………………….…………………………….
TRƯỞNG BAN/TRƯỞNG TỔ BỘ MÔN
(Ký duyệt)
Ngày……tháng……năm 2008
Chữ ký giáo viên
File đính kèm:
- Doc Tieu Thanh ki .doc