Giáo án Ngữ văn 10 Trao duyên ( trích truyện kiều)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Cảm nhận được diễn biến tâm trạng phức tạp của Kiều trong đêm trao duyên, qua đó hiểu được tình yêu sâu nặng , bi kịch cũng như phẩm chất đẹp đẽ của Kiều và tấm lòng nhân ái, yêu thương con người của đại thi hào dân tộc ND.

2. Kĩ năng

- Thấy và hiểu được sự tài tình, tinh tế trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật; sự điêu luyện, tinh sảo trong việc lựa chọn và sử dụng ngôn

- Rèn luyện và bồi dưỡng kĩ năng phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong thơ.

3. Thái độ

- Bồi dưỡng lòng yêu thương con người

II . CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo

2. Học sinh: sọan bài theo hệ thống cau hỏi SGK.

III . PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- Phương pháp đọc sáng tạo, phân tích thuyết trình kết hợp, thảo luận

- Tích hợp phân môn : Làm văn, tiếng Việt, đọc văn.

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 1. Ỏn định tổ chức lớp

 2. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi: Trình bày những nét chính về cuộc đời tác giả?

Những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Du.

3. Vào bài mới

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4383 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Trao duyên ( trích truyện kiều), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRAO DUYÊN ( Trích Truyện Kiều) Nguyễn Du MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Cảm nhận được diễn biến tâm trạng phức tạp của Kiều trong đêm trao duyên, qua đó hiểu được tình yêu sâu nặng , bi kịch cũng như phẩm chất đẹp đẽ của Kiều và tấm lòng nhân ái, yêu thương con người của đại thi hào dân tộc ND. 2. Kĩ năng - Thấy và hiểu được sự tài tình, tinh tế trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật; sự điêu luyện, tinh sảo trong việc lựa chọn và sử dụng ngôn - Rèn luyện và bồi dưỡng kĩ năng phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong thơ. 3. Thái độ - Bồi dưỡng lòng yêu thương con người II . CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo … Học sinh: sọan bài theo hệ thống cau hỏi SGK. III . PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp đọc sáng tạo, phân tích thuyết trình kết hợp, thảo luận… - Tích hợp phân môn : Làm văn, tiếng Việt, đọc văn. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ỏn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Trình bày những nét chính về cuộc đời tác giả? Những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Du. Vào bài mới Hoạt đông của GV và HS Nội dung kiến thức cần đạt - GV : Nêu vị trí của đoạn trích ? - HS đọc đoạn trích, khái quát nội dung ? - GV : Theo em, có thể chia đoạn trích làm mấy đoạn ? - GV : Em có suy nghĩ gì về nhan đề Trao duyên ? - GV : Vì sao Kiều lại rơi vào nghịch cảnh ấy ? - GV : Mở đầu đoạn trích em thấy Kiều đang thực hiện việc gì ? Sự việc đó diễn ra thế nào ? - GV : Hành động trên đã cho thấy Kiều đang rơi vào cảnh ngộ thế nào ? - GV : Ở những câu thơ tiếp Kiều còn nói gì với Vân ? - GV : Để tiếp tục thuyết phục Vân, mong Vân hiểu thấu, Kiều đã nói như thế nào với Vân ? - GV : Trong khi nói nhờ cậy Vân, Kiều đã làm gì ? - GV : Những kỉ vật đó gợi lên điều gì ? Khi trao kỉ vật Kiều đã nói gì với Vân ? Em cảm nhận những gì từ những lời nói đó ? - GV : Sau khi đã trao duyên cho Thúy Vân tâm trạng của Kiều thế nào ? - GV : Từ chỗ tưởng tượng về cái chết Kiều còn ý thức được gì về cuộc sống những ngày sắp tới của bản thân ? Tìm từ ngữ biểu hiện ? - GV : Khi nói về nỗi đau và cái chết Kiều đối thoại với ai ? Cử chỉ, thái độ? - GV : Lời lẽ, cử chỉ trên đã giúp ta cảm nhận sâu sắc điều gì về nhân vật ? - GV : Khái quát những nét chính về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích ? Tìm hiểu chung Vị trí - Thuộc phần 2 cả tác phẩm là Gia biến và lưu lạc. Từ câu 723 đến 756 2. Nội dung - Là lời của Kiều nói với Vân, nhờ em thay mình nối tình duyên với Kim Trọng. - Bộc lộ tâm trạng dau đớn xót xa của Kiều kh tình yêu tan vỡ 3. Bố cục: 2 đoạn - Đoạn 1: “ Cậy em… của chung”: Kiều giãi bày tâm sự nhờ Vân trao kỉ vật. - Đoạn 2: Còn lại: Kiều nói về nỗi đau khổ của mình. II. Tìm hiểu văn bản - Trao duyên: Gây cho ta nhiều băn khoăn day dứt. Bởi lẽ: + Duyên: Chỉ mối quan hệ tình yêu, tình cảm vợ chồng… + Thông thường nghười ta chỉ trao cho nhau những dangj vật chất có thẻ định lượng được. → Trao duyên là sự việc lạ lùng, bất bình thường. việc trao duyên tao nên một nghịch cảnh éo le. Bi kịch đó thể hiện nỗi đau đặc biệt. - Chứng kiến cảnh cha và e bị đánh đập Kiều không còn cách nào khác phải bán mình chuộc cha và em. Với Kiều chữ hiếu đã nặng, chữ tình cũng nặng không kém. Nàng thao thức trăn trở. Cuối cùng quyết định trao lại duyên tình cho em- một quyết định tự nguyên song đau khổ vô cùng. 1. Đoạn 1 - Kiều thuyết phục, trao duyên cho thúy vân. +” Cậy”: Nhờ tha thiết, thê hiện niềm tin, có sức tác động lớn đến người được nhờ khiến người ta không nỡ từ chối +”Chịu”: Nhận một cách miễn cưỡng… +Cử chỉ: “Lạy”,”thưa”- tọ không khí thiêng liêng thể hiện sự biết ơn của người nhờ cậy → Cảnh ngộ vô cùng khó xử - Kiều nói về mối tình và hoàn cảnh của mình: + Mối tình gắn bó, son sắt:” khi ngày…”giữa chừng gặp sóng gió. + Sự đắn đo trong lựa chọn: Hiếu tình”hiếu tình khôn lẽ…”(chọn chữ hiếu nhưng không quên được tình yêu). - Nhắc đến tình máu mủ, coi việc làm của Vân nặng như gánh nặng, hãy vì tình chị em mà thực hiện lời thề với chàng Kim: “ Ngày xuân em hãy…” - Trao kỉ vật: + Chiếc vành( vòng) kỉ vật đầu tiên của Kim trọng tặng cho kiều. + Bức tờ mây: tờ giấy vẽ vân mây. Trên đó Kiều đã thề ước trong đêm thề nguyền. → Gợi những kỉ niệm tình yêu sâu sắc. - Kiều nói với Vân: Duyên- em giữ, vật- của chung. → Kiều nuối tiếc tình yêu như muốn níu giữ, không muốn trao hết cho Vân, đang bối rối trong sự phân chia giữa “ duyên này” với “ vật này”. Ngôn ngữ Kiều lúc này dường như không rõ ràng rành mạch, phản ánh sự đớn đau giằng xé… Đoạn 2 - Kiều đau khổ, liên tưởng đến cái chết. Khi chết: linh hồn sẽ trở về trên cây lá và , ngọn cỏ vẫn mang nặng lời thề thủy chung. - Mong Kim Trọng hiểu thấu:” Rưới xin giọt nước…” -Ý thức về hiện tại đầy bi thảm: tan vỡ về hạnh phúc, thân phận lênh đênh, chìm nổi:”trâm gãy gương tan”,”tơ duyên nhắn ngủi”,”phận bạc nhu vôi”,”nước chảy hoa trôi” - Kiều như đối thoại với chính mình: về cuộc sông không có người yêu, không có tình yêu, tương lai mù mịt… - Gián tiếp đối thoại với Kim Trọng: Tưởng tượng trước mựt mình là Kim Trọng, nàng vật vã trong nỗi đau của tình duyên lỡ dở. + “ Lạy tình quân”:cử chỉ như thể hiện sự tạ tội của Thý Kiều với Kim Trọng + Gọi Kim Trọng:” Kim Lang”-tình cảm gắn bó vợ chồng. + “Thiếp đã phụ chàng”:thể hiện sự day dứt mắc cảm của một kẻ phụ tình. → Kiều không chỉ nghĩ đến nỗi đau khổ của mình mà còn nghĩ đến nỗi đau khổ của người yêu, nàng xót thương cho chàng Kim vì mình mà dang dở. III.Tổng kết - Đoạn trích dã cho thấy bi kich tình yêu tan vỡ, nỗi đau không thể nào bù đắp dước qua đó mà lên án XHPK bất công. - Đoạn trích cũng cho thấy tài năng của ND trong viếc miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật - Tạo tình huống kịch tính. 4 . Củng cố - GV chốt lại : Những nét chính về nội dung và nghệ thuật trong đoạn trích. 5 . Hướng dẫn HS học ở nhà - Đọc kĩ SGK. Thuộc đoạn trích. - Tìm đọc Truyện Kiều và một số tác phẩm khác của Nguyễn Du. - Soạn bài : “ Nỗi thương mình” ( Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

File đính kèm:

  • docTrao duyen Truyen Kieu.doc