A.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, về các nhân tố giao tiếp( nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung, mục đích, phương tiện giao tiếp, cách thức giao tiếp, về 2 quá trình trong hoạt động giao tiếp)
- Biết xác định các nhân tố giao tiếp trong một hoạt động giao tiếp, nâng cao năng lực giao tiếp khi nói, khi viết và năng lực phân tích, lĩnh hội khi giao tiếp
- Có thái độ và hành vi phù hợp trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
2.Kỹ năng: Hình thành thói quen, x ác định mục đích, tìm hiểu kĩ về văn bản để xác định cách viết phù hợp
3. Thái độ:Có thái độ và hành vi phù hợp trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
B. Phương pháp: thảo luận, nêu vấn đề
C. Trọng tâm kiến thức: -Khái niệm hoạt động giao tiếp
- Các nhân tố giao tiếp
D. Phương tiện : SGK, SGV
E.Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới
61 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1138 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ Văn 10 Truờng THPT Ngọc Hồi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Ngày soạn:
TPP: 3 Ngày dạy:
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ.
A.Mục tiêu:
Kiến thức:
Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, về các nhân tố giao tiếp( nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung, mục đích, phương tiện giao tiếp, cách thức giao tiếp, về 2 quá trình trong hoạt động giao tiếp)
Biết xác định các nhân tố giao tiếp trong một hoạt động giao tiếp, nâng cao năng lực giao tiếp khi nói, khi viết và năng lực phân tích, lĩnh hội khi giao tiếp
Có thái độ và hành vi phù hợp trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
2.Kỹ năng: Hình thành thói quen, x ác định mục đích, tìm hiểu kĩ về văn bản để xác định cách viết phù hợp
3. Thái độ:Có thái độ và hành vi phù hợp trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
B. Phương pháp: thảo luận, nêu vấn đề
C. Trọng tâm kiến thức: -Khái niệm hoạt động giao tiếp
- Các nhân tố giao tiếp
D. Phương tiện : SGK, SGV
E.Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS
Hoạt động 1:
GV: gọi HS đọc và nhắc cả lớp theo dõi văn bản SGK
GV: Hoạt động giao tiếp trên mà văn bản trên ghi lại diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp nào? Hai bên có cương vị và quan hệ với nhau ra sao?
HS: Thảo luận, gv định hướng, bổ sung
Hoạt động giao tiếp trên diễn ra giữa vua Trần và các vị bô lão, vua là người lãnh đạo tối cao của đất nước, bô lão đại diện cho tầng lớp nhân dân. Các nhân vật giao tiếp có vị thể khác nhau.
Ngôn ngữ giao tiếp khác nhau: từ xưng hô( bệ hạ), thái độ( xin thưa)
GV: Trong hoạt động giao tiếp các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai nhau như thế nào? Người nói tiến hành những hành động cụ thể nào, người nghe thực hiện những hành động tương ứng nào?
HS: Trả lời, gv bổ sung
+ Người nói và người nghe lần lượt đổi vai cho nhau. Người nói tạo ra văn bản nhằm biểu đạt nội dung, tư tưởng, tình cảm của mình thì người nghe phải tìm cách giải mã để lĩnh hội nội dung đó.
GV: Hoạt động giao tiếp diễn ra trong hoàn cảnh nào?( ở đâu, vào lúc nào, khi đó đất nước ta có sự kiện lịch sử gì?)
HS: Trả lời
GV: Định hướng, chốt lại
Hoạt động giao tiếp diễn ra trong hoàn cảnh đất nuớc đang bị giặc ngoại xâm đe doạ, quân và dân nhà Trần cùng nhau tìm ra sách lược đối phó
GV: Hoạt động giao tiếp trên hướng vào nội dung gì?
HS: Trả lời
GV: chốt lại
Thảo luận về tình hình đất nước đang bị giặc ngoại xâm đe doạ và bàn sách lược đối phó. Nhà vua nêu ra nững nét cơ bản nhất về tình hình đất nước và hỏi ý kiến các bô lão về cách đối phó. Các bô lão thể hiện quyết tâm đánh giặc
GV: Mục đích của cuộc giao tiếp trên là gì? Và cuộc giao tiếp trên có đạt được mục đích không?
HS: trả lời-> GV chốt lại
bàn bạc để tìm ra và thống nhất sách lược đối phó với quân giặc, cuộc giao tiếp đi đến sự thống nhất hành động-> đạt được mục đích
GV: Thông qua văn bản, hoạt động giao tiếp diễn ra giữa các nhân vật nào?
HS: trả lời, gv chốt lại
Đó là giữa tác giả(SGK) và hs lớp 10. Người viết ở lứa tuổi cao hơn, có vốn sống, trình độ hiểu biết cao hơn, có nghề nghiệp. Còn người đọc là hs lớp 10 trẻ tuổi hơn, có vốn sống và trình độ hiểu biết thấp.
GV: Hoạt động giao tiếp đó được tiến hành trong hoàn cảnh nào?
HS: Trả lời
GV: chốt lại
Hoạt động giao tiếp được tiến hành trong hoàn cảnh của nền giáo dục quốc dân, trong nhà trường
GV:Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực nào? về đề tài gì? Bao gồm vấn đề cơ bản nào?
HS: trả lời
Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học văn học, về đề tài tổng quan VHVN, bao gồm các bộ phận hợp thành nền VHVN, quá trình phát triển của văn học viết VN và con người VN qua văn học
GV: Hoạt động giao tiếp trên nhằm mục đích gì?
HS: Trình bày một cách tổng quan một số vấn đề cơ bản về VHVN cho hs lớp 10, thông qua đó hs tiếp nhận lĩnh hội kiến thức về VHVN trong tiến trình lịch sử-> rèn luyện nâng cao kĩ năng nhận thức, đánh giá các hiện tượng VH, xây dựng và tạo lập văn bản
GV: Phương tiện ngôn ngữ và cách tổ chức có đặc điểm gì nổi bật?
HS: Dùng một số lượng lớn thuật ngữ văn học,các câu văn mang đặc điểm của văn bản khoa học.Kết cấu văn bản mạch lạc, rõ ràng.
GV: Qua 2 bài tập trênhãy cho biết thế nào là hoạt động giao tiếp? được tiến hành bằng phương tiện nào? nhằm để làm gì?
HS: trả lời dựa vào kiến thức 2 bài tập trên
GV: Mỗi hoạt động giao tiếp được tiến hành mấy quá trình? Các quá trình này diễn ra như thế nào?
HS: 2 quá trình->tương tác nhau
GV: Mỗi hoạt động giao tiếp có sự chi phối của nhân tố nào?
HS: Dựa vào các nhân tố đã phân tích để trả lời
NỘI DUNG
I.Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
1. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
a.Nhân vật giao tiếp: Giữa vua nhà Trần và các bô lão.
- Vua là người lãnh đạo tối cao của đất nước, còn các bô lão đại diện cho tầng lớp nhân dân.
b. Vua hỏi 2 lần các bô lão đáp 2 lần
+ Cụ thể: Vua trình bày mối hiểm nguy đất nước bị quân Mông cổ dòm ngó và hỏi cách xử lí. Các bô lão đề nghị đánh. Vua hỏi lại:”Nên hoà hay nên đánh” các bô lão khẳng định” Đánh! Đánh”
c. Hoàn cảnh:- Đất nước đang bị giặc ngoại xâm hung hãm dòm ngó
- Vua tôi nhà Trần họp bàn sách lược đối phó
- Địa điểm: điện Diên Hồng
* Rộng hơn: hoàn cảnh đất nước ta ở thời đại phong kiến có vị vua trị vì đất nước với mọi luật lệ và phong tục thời phong kiến
d. Nội dung: Thảo luận về tình hình đất nước đang bị giặc ngoại xâm đe doạ và bàn sách lược đối phó
- Vua Trần đưa ra tình hình cụ thể thế giặc rất mạnh, nhưng các bô lão vẫn quyết tâm đánh
e. Mục đích: Bàn bạc và đưa ra sách lược đối phó với kẻ thù
- Mọi người đều quyết tâm đánh giặc, cuộc giao tiếp đạt mục đích.
Anh( chị) vừa học bài tổng quan VHVN hãy cho biết:
Nhân vật giao tiếp: Tác giả và hs lớp 10
b. Hoàn cảnh: nền giáo dục quốc dân. Trong nhà trường( hoàn cảnh có tính qui thức)
c.Nội dung: lĩnh vực văn học, đề tài :”Tổng quan VHVN”
vấn đề cơ bản: + các bộ phận hợp thành VHVN
+ quá trình phát triển VHVN
+ Con người VN qua văn học
d.Mục đích:
Người viết: trình bày một cách tổng quan một số vấn đề cơ bản VHVN
Người đọc: Thông qua việc đọc và học văn bản đó mà tiếp nhận và lĩnh hội những kiến thức cơ bản về VHVN, đồng thời rèn luyện và nâng cao kĩ năng nhận thức, đánh giá các hiện tượng văn học,kĩ năng xây dựng và tạo lập văn bản
e. Phương tiện:
- Dùng số lượng lớn các thuật ngữ văn học
- Các câu văn mang đặc điểm của văn bản khoa học
-Kết cấu văn bản mạch lạc, rõ ràng
1. Khái niệm:
Hoạt động giao tiếplà hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phiương tiện ngôn ngữ( dạng nói hoặc viết) nhằm mục đích tác động đến nhận thức, tình cảm, hành động…
Các quá trình hoạt động giao tiếp:
Người nói( người viết): tạo lập văn bản
Người nghe( người đọc): lĩnh hội văn bản
Các nhân tố giao tiếp:
Nhân vật giao tiếp: ai nói( viết), nói(viết) cho ai
Hoàn cảnh giao tiếp: ở đâu, khi nào?
Nội dung giao tiếp: nói( viết) về vấn đề gì?
Mục đích giao tiếp: nói( viết) để làm gì?
Phương tiện và cách thức giao tiếp: nói( viết) như thế nào?
4.Củng cố: - Thế nào là hoạt động giao tiếp?
- * Phân tích các nhân tố giao tiếp trong hoạt động sau:
Em mượn sách ở thư viện trường
Nhân vật giao tiếp: Hs và người quản lí thư viện
Hoàn cảnh giao tiếp: thư viện trường
Nội dung: mượn sách
Mục đích: hs mượn được sách
Dặn dò-:Học thuộc phần ghi nhớ
-làm phần luyện tập
-Chuẩn bị: Khái quát văn học dân gian
6. Rút kinh nghiệm:
Tuần 2 Ngày soạn:
TPP: Ngày dạy:
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN
A.Mục tiêu:
1Kiến thức:
Hiểu và nhớ được đặc trưng của văn học dân gian
Hiểu được những giá trị to lớn của văn học dân gian. Đây là cơ sở để học sinh có thái độ trân trọng đối với di sản tinh thần văn hoá của dân tộc, từ đó học tập tốt hơn phần văn học dân gian trong chương trình
Nắm được khái niệm về các thể loại của VHDGVN, mục tiêu đặt ra là hs có thể nhớ và kể tên các thể loại, biết sơ bộ phân biệt thể loại này với thể loại khác trong hệ thống.
2. Kĩ năng: Hệ thống hoá, so sánh, đối chiếu
3.Thái độ: Có thái độ trân trọng đối với di sản văn hoá của dân tộc
B. Phương pháp: Nêu vấn đề, phát vấn, thảo luận
C. Trọng tâm kiến thức: Đặc trưng cơ bản về VHDG
D. Phương tiện:- SGK, SGV
E. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
Trình bày nét khái quát về tiến trình phát triển văn học viết Việt Nam?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS
Hoạt động 1: tìm hiểu đặc trưng cơ bản VHDG
GV: VHDG có những đặc trưng cơ bản nào?
HS: + Tính truyền miệng
+ Tính tập thể
+ Tính thực hành
1 số dẫn chứng: Bây giờ mận mới hỏi đào…
Cây đa cũ, bến đò xưa..
( thể hiện qua ngôn ngữ có hình ảnh, cảm xúc)
GV: VHDG tồn tại và phát triển nhờ đâu?
HS: trả lời
GV: Thế nào là phương thức truyền miệng?
HS: Dùng lời hoặc trình diễn cho người khác nghe, xem. Khi phổ biến lại thông qua lăng kính chủ quan của người truyền tụng nên sáng tạo nên.
GV: Truyền miệng theo hướng nào?
HS: Không gian và thời gian
Trăm năm bia đá cũng mòn
Nghìn năm bia miệng hãy còn trơ trơ!
GV:Em hiểu tập thể là gì?
HS: tập thể là một nhóm người hay là một cộng đồng dân cư
GV: vì sao tên từng người không đọng lại trong kí ức dân gian? ( cơ chế)
HS: Thảo luận, trả lời
GV: VHDG đối với sinh hoạt cộng đồng được biểu hiện như thế nào?
HS: trả lời
Ra đi anh đã dặn dò
Ruộng sâu cấy trước, ruộng gò cấy sau
Lá này là lá soan đào
Tương tư thì gọi thế nào hả anh?
Hoạt động 2:
GV: Điền vào ô trống bên phải tên các tác phẩm tương ứng với thể loại?
HS: làm việc cá nhân
Hoạt động 3:
GV: Trình bày các giá trị cơ bản của VHDG?
HS: Trả lời
Ví dụ:- Đi một ngày đàng học một sàng khôn
- Có công mài sắt có ngày nên kim
Con vua thì lại làm vua…
Con vua thất thế lại ra quét chùa
Được làm vua, thua làm giặc.
GV: Truyện Tấm Cám, Thạch Sanh để lại cho em những bài học gì sâu sắc?
HS: phát biểu, liên hệ bản thân
GV: Khái quát và bình luận
Ví dụ: Truyện Tấm Cám
+ Giúp con người đồng cảm chia sẽ với nỗi bất hạnh của Tấm
+ Khẳng định phẩm chất của Tấm
+ Lê án kẻ xấu, kẻ ác.
.
NỘI DUNG
I Đặc trưng cơ bản của VHDG:
1. VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng:
- VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ
VHDG tồn tại và phát triển nhờ truyền miệng
+ Sự ghi nhớ vào trí óc và phổ biến lại cho người khác
+ Hai chiều hướng của truyền miệng:
Theo không gian: từ nơi này sang nơi khác
Theo thời gian: từ đời này, thời đại này sang đời khác, thời đại khác
+ Qúa trình truyền miệng thông qua diễn xướng
2. VHDG là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể:
- Tập thể: là một nhóm người, một cộng đồng người đều là nhân dân lao động
Cơ chế: nhiều người không sáng tác cùng một lúc, một thời điểm họ không cần biết ai sáng tác, đến lượt mình họ bổ sung hay hơn.
3. VHDG gắn bó và phục vụ trực tiếp cho sinh hoạt khác trong cộng đồng( tính thực hành):
- Những sáng tác dân gian phục vụ trực tiếp cho từng ngành, từng nghề, vui chơi. Ca hát, nghi lễ…
- Gợi cảm hứng cho người trong cuộc dù ở đâu hay làm gì?
II. Hệ thống thể loại của VHDG:
Tên thể loại
Ví dụ
Thần thoại
sử thi dân gian
Truyền thuyết
Truyện cổ tích
Truyện ngụ ngôn
Truyện cười
Tục ngữ
Câu đố
Ca dao
Vè
Truyện thơ
Chèo
Thần trụ trời
Đam san, đẻ đất đẻ nước
An Dương Vương
Cây khế
Trí khôn
Tam đại con gà
Tiễn dặn người yêu
Xuý Vân giả dại
III. Những giá trị cơ bản của VHDG:
VHDG là kho tri thức phong phú về đời sống các dân tộc:
Đó là những tri thức về tự nhiên, xã hội và con người
Là kimh nghiệm sống lâu đời được đúc kết từ thực tiễn
Thể hiện trình độ và quan điểm nhận thức tiến bộ của nhân dân
Kho tàng tri thức đó vô cùng phong phú và đa dạng vì nó được xây dựng từ các kho tàng VH của 54 dân tộc VN.
VHDG có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người:
-Giáo dục con người tinh thần nhân đạo và lạc quan, lòng yêu thương đối với đồng loại, tinh thần đấu tranh chống sự bất công và niềm tin bất diệt vào chiến thắng của cái thiện.
- Góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp, lòng yêu quê hương đất nước, đức kiên trung và vị tha, tính cần kiệm và óc thực tiễn…
3. VHDG có giá trị thẫm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc:
- Qua thời gian, trải qua bao thế hệ nối tiếp, sàn lọc, nhiều tác phẩm VHDG đã trở thành những mẫu mực về nghệ thuật để đời sau học tập.
- Nhờ có giá trị nghệ thuật to lớn nên khi chưa có chữ viết, VHDG đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần con người, khi chữ viết ra đời VHDG là nguồn nuôi dưỡng là cơ sở văn học viết
4.Củng cố:- So sánh điểm khác nhau cơ bản của VHDG và văn học viết.
- Đặc trưng cơ bản của VHDG là gì?
5. Dặn dò: - Học bài
- Chuẩn bị: Hoạt động giao tiếp…
6. Rút kinh nghiệm:
Tuần 2 Ngày soạn:
TPP: 5 Ngày dạy:
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ(TT)
A.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ về các nhân tố giao tiếp
- Biết xác định nhân tố giao tiếp trong một hoạt động giao tiếp, nâng cao năng lực giao tiếp khi nói
2.Kĩ năng: HÑGT vaøo vieäc phaân tích caùc tình huoáng giao tieáp cuï theå.
3.Thái độ: Coù thaùi ñoä vaø haønh vi phuø hôïp trong HÑGT baèng ngoân ngöõ.
B. Phương pháp: Thảo luận và trả lời câu hỏi
C. Trọng tâm kiến thức: giải các bài tập
D.Phương tiện: SGK,SGV
E. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
Phân tích các nhân tố giao tiếp trong hoạt động giao tiếp mua bán giữa người mua và người bán ở chợ
+ Nhân vật giao tiếp: Người mua và người bán
+ Hoàn cảnh giao tiếp: ở chợ, lúc đang họp chợ
+ Nội dung: trao đổi, thỏa thuận về mặt hàng, số lượng, giá cả
+ Mục đích: Người mua được hàng, người bán được hàng.
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS
GV: yêu cầu hs đọc bài tập và trả lời câu hỏi bên dưới.
HS khác nhận xét, sữa chữa. bổ sung.
GV: Nhân vật giao tiếp trong ca dao là ai?
Hoạt động giao tiếp diễn ra khi nào?
Nhân vật anh nói về điều gì?
Nhằm mục đích gì?
GV: mỗi tổ thảo luận 1 câu
HS: thảo luận, trả lời
GV: Nhận xét, bổ sung
GV: cách nói của anh có phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp không?
HS: suy nghĩ, trả lời
GV: yêu cầu hs đọc bài tập 2 và trả lời câu hỏi bên dưới
GV: Các nhân vật giao tiếp đã thực hiện những hành động cụ thể nào?
HS: suy nghĩ, trả lời.
GV: có phải tất cả đều được dung để hỏi hay thực hiện mục đích giao tiếp khác?
HS: suy nghĩ, trả lời
GV: lời của các nhân vật bộc lộ tình cảm thái độ và quan hệ trong giao tiếp như thế nào?
HS: suy nghĩ, trả lời
GV: Hồ Xuân Hương giao tiếp với người đọc về vấn đề gì? Nhằm mục đích gì?
HS: Thảo luận, trả lời
GV: nhận xét, bổ sung
GV: Căn cứ vào đâu để người đọc lĩnh hội bài thơ này?
HS: suy nghĩ, phát biểu.
GV: Thư viết cho ai, người viết có quan hệ như thế nào với người nhận?
HS: suy nghĩ, trả lời
GV: chốt lại: Thư viết cho HS, người viết là nguyên thủ quốc gia
GV: Hoàn cảnh cụ thể của người viết và người nhận thư khi đó như thế nào?
HS: trả lời
GV gợi dẫn: Hoàn cảnh cụ thể của người viết và người nhận thư khi đó là ngày khai giảng năm học đầu tiên của một thể chế mới.
GV: Thư viết về vấn đề gì?
GV gợi dẫn: thư viết về chuyện khai giảng năm học mới, về ý nghĩa của ngày khai giảng năm học đầu tiên.
HS: trả lời
GV: thư viết để làm gì?
GV gợi dẫn: thư viết để giao nhiệm vụ và động viên khích lệ HS học tập tốt.
HS: trả lời
GV: Nên viết như thế nào?
GV gợi dẫn: thư viết một cách giản dị,dễ hiểu và có sức thuyết phục cao.
HS: trả lời
NỘI DUNG
III Luyện tập:
1.Phân tích các nhân tố giao tiếp:
a.Nhân vật giao tiếp: chàng trai và cô gái.
b.Hoàn cảnh giao tiếp: Một đêm trăng thanh
- Thời điểm thích hợp cho bộc lộ tình cảm lứa đôi.
c. Nói tre non đủ lá và hỏi cô gái có nên đan sàng câu chuyện một đêm trăng sáng nhằm mục đích tính đến chuyện kết duyên
. .
d. phù hợp với mục đích giao tiếp
cách nói của anh tế nhị, kín đáo.
2/20
a.các nhân vật đã thực hiện hành động cụ thể:
chào ông ạ!, hả, nhỉ, không, có ạ!
giao tiếp: hỏi- đáp
câu đầu ông già dung để chào: A Cổ hả?
câu 2 để khen: lớn tướng rồi nhỉ!
Câu 3 dùng để hỏi: Bố cháu…. Không?
Thái độ kính trọng của A Cổ đối với ông già qua các từ tình thái: thưa, ạ…
Thái độ trìu mến của ông già với A Cổ: hả, nhỉ
3/31 a. - Về vẻ đẹp than phận chìm nổi của người phụ nữ( chính tác giả)
Khẳng định sự trong trắng, kiên định của người phụ nữ.
b. Căn cứ vào phương tiện ngôn ngữ:
+ Nói về vẻ đẹp: trắng, tròn
+ Về thân phận: 3 chìm 7 nổi
+ Về phẩm chất: tấm lòng son
Căn cứ vào chính cuộc đời nhà thơ: là người phụ nữ tài hoa nhưng lận đận trong tình duyên.
5/21.
a.Nhân vật giao tiếp: Bác Hồ với tư cách chủ tịch nước, viết thư cho học sinh toàn quốc, thế hệ chủ nhân tương lai của nước VN độc lập.
b. Hoàn cảnh: Đất nước vừa giành độc lập, HS bắt đầu nhận một nền GD hoàn toàn VN. Do đó trong thư có khẳng định quyền lợi và cả nhiệm vụ của HS.
c. Nội dung: Thư nói tới niềm vui sướng vì HS được hưởng nền độc lập của đất nước, tới nhiệm vụ và trách nhiệm của HS đối với đất nước. Cuối thư là lời chúc của Bác Hồ đối với HS.
d. Mục đích: Bác viết thư để chúc mừng HS nhân ngày khai trường đầu tiên của nước VNDCCH, để xác định nhiệm vụ nặng nề nhưng vẻ vang của HS.
e. Thư Bác viết với lời lẽ vừa chân tình, gần gũi vừa nghiêm túc xác định trách nhiệm của HS.
4. Củng cố: -Thông qua bài tập xác định lại các nhân tố của quá trình giao tiếp
5.Dặn dò:- Xem lại bài học ở phần lí thuyết
-Làm bài tập 4/20
- Chuẩn bị bài văn bản
6. Rút kinh nghiệm
Tuần 2 Ngày soạn:
TPP: 6 Ngày dạy:
VĂN BẢN
A.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Có những kiến thức thiết yếu về văn bản, đặc điểm của văn bản và kiến thức khái quát về các loại văn bản xét theo phong cách chức năng ngôn ngữ
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận diện văn bản, phân tích văn bản và tạo lập văn bản
3. Thái độ: HS có ý thức tốt trong quá trình tạo lập văn bản.
B. Phương pháp: qui nạp, phân tích, thảo luận.
C. Trọng tâm kiến thức: khái niệm, đặc điểm.
D. Phương tiện: SGK,SGV
E. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Một câu tục ngữ, 1 bài ca dao, hay 1 truyện ngắn nào cũng đều tập trung khai thác 1 chủ đề nhất định. Vậy các văn bản ấy phải đảm bảo về mặt nội dung và hình thức. Trong cuộc sống của chúng ta gặp rất nhiều loại văn bản. Vậy văn bản là gì? Và có những loai văn bản gì tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS
Hoạt động 1:
GV: cho HS đọc 3 văn bản SGK và lần lượt trả lời câu hỏi ( chia nhóm- HS trình bày)
GV:- Mỗi văn bản trên được người nói( viết) tạo ra trong loại hoạt động nào? Để đáp ứng nhu cầu gì? Dung lượng( số câu) ở mỗi văn bản trên như thế nào?
HS: 3 văn bản trên được tạo ra trong hoạt động ngôn ngữ nhằm để giao tiếp, số lượng câu không giống nhau.
GV: Mỗi văn bản trên đề cập đến vấn đề gì? vấn đề đó được triển khai nhất quán trong toàn văn bản như thế nào?
HS: Thảo luận, trả lời.
GV: văn bản 3 có kết cấu như thế nào?
HS: các câu các đoạn được triển khai mạch lạc, có sự liên kết chặt chẽ
GV: về hình thức văn bản trên có dấu hiệu mở đầu và kết thúc như thế nào?
HS: suy nghĩ, phát biểu
GV: Mỗi văn bản trên tạo ra nhằm mục đích gì?
HS: văn bản 1: đưa đến cho người đọc kinh nghiệm sống
Vbản 2: thân phận người phụ nữ
vbản 3: lời kêu gọi cho mọi người đứng lên chống pháp.
GV: em hiểu như thế nào là văn bản?
HS: trình bày theo cách hiểu của mình,HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: Hãy trình bày đặc điểm cơ bản của văn bản?
HS:hs khác có thể nhận xét,bổ sung, gv chốt lại.
Hoạt động 2:
GV: so sánh văn bản 1,2 với 3 về các phương diện sau:
Vấn đề được đề cập đến trong mỗi văn bản là vấn đề gì? thuộc lĩnh vực nào trong cuộc sống?
Từ ngữ được sử dụng trong mỗi văn bản thuộc lĩnh vực nào?
Cách thức thể hiện nội dung như thế nào?
HS: thảo luận theo nhóm-> gv chốt lại.
GV: so sánh văn bản 2,3 với 1 bài học trong SGK và đơn xin phép nghỉ hoặc giấy khai sinh?
Phạm vi giao tiếpcủa mỗi loại văn bản trong hoạt động giao tiếp?
Mục đích giao tiếp của mỗi loại văn bản?
Lớp từ ngữ riêng được sử dụng trong mỗi loại văn bản?
Cách kết cấu và trình bày trong mỗi loại văn bản?
HS: thảo luận. trả lời
NỘI DUNG
I.Đặc điểm, khái niệm:
1.Ví dụ: SGK
1.1 Mỗi văn bản được tạo ra:
- Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
- Nhu cầu trao đổi kinh nghiệm sống, tình cảm và thông tin chính trị- xã hội
- Dung lượng có thể 1 câu, hơn 1 câu, hoặc 1 số lượng câu khá lớn.
1.2
- Văn bản 1: ảnh hưởng môi trường đến đời sống con người-> kinh nghiệm sống.
- Văn bản 2: Thân phận người phụ nữ trong XHPK.
- Văn bản 3: vấn đề chính trị: Kháng chiến chống TDP ( lời kêu gọi)
- Các vấn đề trên đã được triển khai nhất quán trong toàn văn bản.
1.3 Mở bài: Từ đầu….. nô lệ: lí do lời kêu gọi
Thân bài: Tiếp theo…. cứu nước: nêu nhiệm vụ cụ thể của mỗi công dân yêu nước.
Kết bài: còn lại: Khẳng định quyết tâm chiến đấu và sự tất thắng của cuộc chiến đấu chính nghĩa.
1.4 về hình thức:
- Mở đầu: tiêu đề “ lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”.
- Kết thúc: dấu câu (!).
1.5 Mục đích:
- văn bản 1: ảnh hưởng của môi trường đến cá nhân( kinh nghiệm sống)
- văn bản 2: Thân phận người phụ nữ trong XHPK.
- văn bản 3: kêu gọi toàn dân chống lại sự xâm lăng của TDP.
a. Khái niệm:
Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một hay nhiều câu, nhiều đoạn.
b. Đặc điểm:
- Mỗi văn bản tập trung thể hiện 1 chủ đề và triển khai chủ đề một cách trọn vẹn.
- Các văn bản có sự liên kết chặt chẽ.
- Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung.
- Mỗi văn bản nhằm thực hiện mục đích giao tiếp nhất định.
II. Các loại văn bản:
1.
Văn bản 1,2
(1).Kinh nghiệm sống
(2) Thân phận người phụ nữ trong XHPK
-> lĩnh vực nghệ thuật
- Từ ngữ đời sống hằng ngày
(1),(2) nội dung được thể hiện thông qua hình ảnh
Văn bản 3
(3) lời kêu gọi
-> lĩnh vực chính trị
- chính trị
(3) thể hiện trực tiếp thông qua lập luận, lí lẽ.
2.
Văn bản 2,3
Phạm vi:(2) trong đời sống hằng ngày
(3) chính trị
- Mục đích: (2): diễn tả số phận người phụ nữ
(3) Kêu gọi mọi người k/c.
- Từ ngữ:
(2) dân dã, hằng ngày
(3) chính trị
- Trình bày:
hợp lí, chặt chẽ
Văn bản 4,5
(4) giao tiếp khoa học
(5) hành chính
(4) cung cấp kiến thức
(5) trình bày, đề đạt, ghi nhận sự việc hiện tượng liên quan giữa cá nhân và cơ quan.
- chuyên ngành
(5) hành chính
(4) rõ ràng, chặt chẽ
(5) mẫu thường in sẵn
* Ghi nhớ: SGK
4.Củng cố: Dựa theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp, người ta phân loại văn bản như thế nào?
STT
Lĩnh vực và mục đích giao tiếp
Loại văn bản
Ví dụ
1
Vbản thuộc PCNNSH
Thư, nhật kí…
Thư từ bạn bè…
2
vbản thuộc PCNNNT
Thơ, truyện, kịch, …
An Dương Vương…
3
vbản PCNNKH
SGK, bài báo, luận văn
SGK ngữ văn 10…
4
vbản PCNNHC
Đơn, biên bản, nghị quyết
Đơn xin.., báo cáo…
5
vbản PCNNCL
Bài bình luận, lời kêu gọi
TNĐL, Hịch tướng sĩ
6
vbản PCNNBC
bản tin, phóng sự
5. Dặn dò: Học thuộc phần ghi nhớ
- Soạn bài: chiến thắng MtaoMxay
6. Rút kinh nghiệm:
Tuần 3 Ngày soạn:
TPP: 8+9 Ngày dạy:
CHIẾN THẮNG MTAOMAY
A.Mục tiêu: Giúp HS:
1. Kiến thức:
- Nắm được đặc điểm sử thi anh hùng trong việc xây dựng kiểu nhân vật anh hùng sử thi và nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn từ.
- Biết cách phân tích một văn bản sử thi anh hùng để thấy được giá trị của sử thi về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt là cách sử thi mượn việc mô tả chiến tranh để khẳng định lí tưởng về 1 cuộc sống hoà hợp, hạnh phúc.
- Nhận thức được lẽ sống cao đẹp của mỗi cá nhân là hi sinh, phấn đấu vì danh dự và hạnh phúc yên vui của cả cộng đồng.
2. Kĩ năng: Đọc, phân tích những lời đối thoại của các nhân vật trong sử thi.
3. Thái độ: -Có ý thức cộng đồng.
B. Phương pháp: Đọc sáng tạo, thảo luận, gợi tìm
C. Trọng tâm kiến thức: Cảnh trận đánh của 2 tù trưởng -> Đăm săn ăn mừng
D. Phương tiện: SGK,SGV
E. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Nêu và phân tích đặc điểm cơ bản của VHDG?
3.Bài mới:
Những ngày cuối tháng 3/ 2006 các dân tộc thiểu số Tây Nguyên vô cùng phấn khởi được UNESCO công nhận di sản cồng chiêng là di sản văn hoá thế giới. Nhưng Tây Nguyên không chỉ có cồng chiêng mà còn rất nổi tiếng vì những trường ca, sử thi anh hùng, mà sử thi Đăm săn ( dân tộc Êđê) là tiêu biểu nhất
HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS
Hoạt động 1:
GV: Nêu khái niệm về thể loại sử thi?
HS: Dựa vào SGK bài học trước để nêu
GV: cho hs đọc tiểu dẫn
GV: có mấy loại sử thi?
HS: trả lời
GV: Sử thi Đămsăn là sử thi của dân tộc nào?sử thi ĐS thuộc thể loại nào?
HS: làm việc cá nhân.
GV: Hãy tóm tắt nội dung của sử thi Đămsăn.
HS: Dựa vào phần tiểu dẫn để tóm tắt.
GV: Hãy xác định vị trí đoạn trích trong tác phẩm?
HS: xác định vị trí.
Hoạt động 2:
GV: phân vai, gọi hs đọc vbản.
HS đọc xong cho các em nhận xét. Gv nhận xét chốt lại
cần
File đính kèm:
- giao an word.doc