I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt: lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm, đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống thường nhật.
- Hai dạng ngôn ngữ sinh hoạt : chủ yếu ở dạng nói (khẩu ngữ), đôi khi ở dạng viết (thư từ, nhật kí, nhắn tin,.)
- Ba đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể) và các đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ phù hợp với ba đặc trưng.
2.Kĩ năng
- Lĩnh hội và phân tích ngôn ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
- Sử dụng ngôn ngữ thích hợp để giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Giáo án, SGK, SGV
- HS: Đọc và soạn bài trước ở nhà
III. PHƯƠNG PHÁP
Thuyết trình, gợi mở, vấn đáp, thảo luận.
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1-Ổn định lớp.
2-Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1206 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 14 tiết 40: phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Tiết 40
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT
(tt)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt: lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm, đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống thường nhật.
- Hai dạng ngôn ngữ sinh hoạt : chủ yếu ở dạng nói (khẩu ngữ), đôi khi ở dạng viết (thư từ, nhật kí, nhắn tin,...)
- Ba đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể) và các đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ phù hợp với ba đặc trưng.
2.Kĩ năng
- Lĩnh hội và phân tích ngôn ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
- Sử dụng ngôn ngữ thích hợp để giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Giáo án, SGK, SGV
- HS: Đọc và soạn bài trước ở nhà
III. PHƯƠNG PHÁP
Thuyết trình, gợi mở, vấn đáp, thảo luận.
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1-Ổn định lớp.
2-Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- HS: Nhận xét biểu hiện của tính cụ thể trong cuộc hội thoại ở muc I.1
- GV: Nhận xét, bổ sung
Vì sao ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt phải cụ thể?
- HS: Trả lời
Ngôn ngữ càng cụ thể thì người nói và người nghe càng dễ hiểu nhau; ngôn ngữ càng trừu tượng, sách vỡ thì càng gây khó khăn cho giao tiếp.
- GV: Giảng giải, khái quát
- HS: Nhận xét biểu hiện tính cảm xúc trong đoạn hội thoại mục I.
- GV: Yêu cầu 1 HS nhận xét về ngôn ngữ của các bạn trong lớp về cách phát âm, giọng nói, cách dùng từ, chọn câu.
- HS: Phát biểu
- GV: Nhận xét, gợi ý.
Khái quát tính cá thể
HĐ2
- GV: Cho Hs hoạt động nhóm
+ N1: bài tập 1
+ N2: bài tập 2
- HS: Trao đổi, thảo luận
Cử đại diện trình bày
Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV: Nhận xét, gợi ý HS sửa chữa
II. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT
1. Tính cụ thể:
Về hoàn cảnh, con người, cách nói năng, từ ngữ diễn đạt,…
2. Tính cảm xúc:
- B.hiện thái độ, tình cảm qua giọng điệu
- Từ ngữ khẩu ngữ thể hiện cảm xúc
- Câu giàu sắc thái cảm xúc (câu cảm thán, câu cầu khiến)
* Thể hiện ở những hành vi kèm lời nói như: vẻ mặt, cử chỉ, điệu bộ,..
3. Tính cá thể:
Gịong nói từng người, cách dùng từ ngữ, cách lựa chọn kiểu câu,…
III. LUYỆN TẬP
1.
*Tính cụ thể :
- Thời gian: đêm khuya; không gian: rừng núi
- Nhân vật: Đặng Thuỳ Trâm tự phân thân
- Nội dung: tự vấn mình
* Tính cảm xúc: giọng điệu thân mât, câu cảm thán , nghi vấn (Nghĩ gì đấy Th ơi?; Đáng trách qua Th ơi!) những từ ngữ viễn cảnh, cận cảnh, cảnh chia li, cảnh đau buồn được viết theo dòng tâm tư.
* Tính cá thể: ngôn ngữ của một người giàu cảm xúc, có vốn sống, đời sống nội tam phong phú (Nghĩ gì đấy Th ơi? ; Đáng trách qua Th ơi!; Th có nghe… ?)
2. Dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
- Từ xưng hô thân mật: mình - ta, cô - anh
- Ngôn ngữ đối thoại: có nhớ ta chăng, hỡi cô
- Lời nói hằng ngày: Mình về, Ta về, Lại đây đập đất trồng cà với anh.
4. Hướng dẫn tự học:
- Nhận xét ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày trong gia đình hoặc giữa bạn bè.
- Chuẩn bị bài: Vận nước, Cáo bệnh bảo mọi người, Hứng trở về.
Tiết: 41 Đọc thêm :
VẬN NƯỚC – Đỗ Pháp Thuận
CÁO BỆNH BẢO MỌI NGƯỜI – Mãn Giác thiền sư
HỨNG TRỞ VỀ – Nguyễn Trung Ngạn
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được những nội dung cơ bản của 3 bài thơ theo câu hỏi hướng dẫn đọc thêm
- Rèn luyện kĩ năng tự pt một bài thơ trữ tình – triết lí thời trung đại
- Bồi dưỡng ý thức sống lạc quan, gắn bó với quê hương
II. CHUẨN BỊ
- GV: Giáo án, SGK , SGV
- HS: Đọc và soạn bài trước ở nhà
III. PHƯƠNG PHÁP
Vấn đáp, thảo luận.
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1-Ổn định lớp.
2-Kiểm tra bài cũ:
3 -Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- HS: Đọc Tiểu dẫn để nắm được một số vấn đề có liên quan đến bài thơ. Đọc bài thơ (phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ)
- GV: Cho HS hoạt động nhóm
+ N1: câu hỏi 1
+ N2: câu hỏi 2
+ N3: câu hỏi 3
+ N4: câu hỏi 4
- HS: Trao đổi các câu hỏi
Đại diện trình bày, bổ sung
HĐ2
- HS: Đọc Tiểu dẫn, văn bản sgk
- GV: Hướng dẫn Hs trả lời các câu hỏi hướng dẫn đọc thêm
- HS: Trả lời, bổ sung
1. Bốn câu đầu: Qui luật sinh hoá của tự nhiên, của con người :
- C 1,2: xuân qua-> hoa rụng, xuân tới hoa tươi: qui luật sinh trưởng pt
- C 3,4: qui luật “sinh, lão, bệnh, tử”
=> Tâm trạng nuối tiếc: ý thưc được sự tồn tại, sự hiện hữu của đời người
2. Hai câu cuối : Quan niệm triết lí PG
- Con người giác ngộ được đạo thì vượt lên trên lẽ sinh hoá thông thường như nhành mai bất chấp mùa xuân.
- Tinh thần lạc quan, yêu đời của tg
- GV: Nhận xét, giảng giải,
Chốt ý
HĐ3
- HS: Đọc Tiểu dẫn, văn bản
- GV: Cho Hs hoạt động nhóm
+ N1: câu hỏi1
+ N2: câu hỏi 2
- HS: Trao đổi, thảo luận
Đại diện trình bày
I. VẬN NƯỚC
1. Nội dung:
- Đất nước trong cảnh thái bình, thịnh vượng.
- Vai trò người đứng đầu đất nước và truyền thống dân tộc.
2. Nghệ thuật:
- Dùng hình tượng thiên nhiên, so sánh.
- Từ ngữ cô đọng, ý thơ hàm súc.
3. Ý nghĩa văn bản:
Biểu hiện lòng yêu nước, khát vọng sống hòa bình và sự quan tâm đến vận nước của tác giả.
II. CÁO BỆNH, BẢO MỌI NGƯỜI
1. Nội dung:
- Mùa xuân và hoa mang đến sự ấm áp, tươi tắn, tràn đầy sức sống. Sự biến đổi của con người trước thời gian ẩn chứa bao nỗi niềm nuối tiếc của kiếp người ngắn ngủi trước cõi đời.
- Hình ảnh của cành mai đã vượt lên trên quy luật vận động và biến đổi của thiên nhiên. Cành mai ở đây thể hiện sức sống mãnh liệt của con người.
2. Nghệ thuật:
- Sử dụng từ ngữ, hình ảnh tương phản, giàu biểu tượng
- Kết cấu chặt chẽ.
3. Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ thể hiện tinh thần, ý chí bất diệt của con người.
III. HỨNG TRỞ VỀ
1. Nội dung:
- Cảnh đồng quê và sinh hoạt đời thường chân thật, mộc mạc làm rung động lòng người.
- Tiếng gọi trở về nghe tha thiết khắc khoải trong lòng kẻ xa quê.
2. Nghệ thuật:
- Hình ảnh bình dị, thôn dã -> sức gợi cảm.
- Biện pháp nghệ thuật đối lập.
3. Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ thức tỉnh tâm trạng của những người xa quê.
4. Hướng dẫn tự học:
- Học thuộc lòng 3 bài thơ và nắm kĩ giá trị nội dung và nghệ thuật từng bài,
- Soạn bài: Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng của Lí Bạch.
Tiết:42
TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN
MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG
(Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng - Lí Bạch)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Tình cảm chân thành, trong sáng, cảm động của nhà thơ đối với bạn.
- Hình ảnh, ngôn ngữ thơ tươi sáng, gợi cảm.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Cảm nhận được tình bạn chân thành, trong sáng của Lí Bạch.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Giáo án, SGK , SGV
- HS: Đọc và soạn bài trước ở nhà
III. PHƯƠNG PHÁP
Giảng bình, vấn đáp, gợi mở.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1- Ổn định lớp.
2- Kiểm tra bài cũ:
3- Bài mới: Tình bạn là một đề tài quen thuộc của thơ ca đặc biệt là các nhà thơ thời Đường. Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng là bài thơ hay về tình bạn.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- GV: Vài nét về tác giả, tác phẩm ?
- HS: Dựa vào Tiểu dẫn trả lời
- GV: Chốt lại các ý cơ bản
HĐ2
- HS: Đọc văn bản (phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ)
- GV: Giải thích các từ ngữ khó.
Hai câu thơ đầu là khung cảnh của một buổi tiễn đưa. Buổi tiễn đưa ấy được tái hiện như thế nào?
- HS: Trả lời
+ Không gian
+ Thời gian
- GV: Nhận xét, phân tích
Chốt ý chính
Tâm tình của người đưa tiễn?
- HS: Trả lời, bổ sung
- GV: Phân tích, chốt ý
+ “Cố nhân”: bạn cũ tri âm, tri kỉ, mối quan hệ gắn bó, thân thiết.
+ Hai địa danh: nơi đi, nơi đến không gian xa vời vợi, nghìn trùng.
+ Mùa xuân thật đẹp - mùa hội hè đoàn tụ
- GV: Bức tranh thiên nhiên ở hai câu cuối hiện lên như thế nào? Tâm tình thi nhân?
- HS: Trao đổi, thảo luận
Trình bày
- GV: Nhận xét, phân tích
Hình ảnh đối lập, tương phản:
+ Nhỏ bé,cô độc của cánh buồm >< Không gian mênh mông của Trường Giang
+ Sự chuyển động của con thuyền >< Vẻ tĩnh lặng của màu xanh trường Giang.
-> Dõi theo với cặp mắt lưu luyến, nhớ thương.
- GV: Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
- HS: Trả lời
- GV:Nêu suy nghĩ của bản thân qua bài thơ này?.
- HS: Trả lời, đọc ghi nhớ sgk
- HS: Làm bài tập 1, 2 sgk
- GV: Gợi ý.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả :
Lí Bạch (701 - 762), tự là Thái Bạch, quê ở Lũng Tây, là nhà thơ lãng mạn vĩ đại của TQ, được gọi là “Thi tiên”.
2. Tác phẩm :
Tiêu biểu nhất của Lí Bạch về chủ đề tiễn biệt.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Nội dung:
a. Hai câu đầu:
* Khung cảnh tiễn đưa:
- Không gian :
+ Nơi đi: Lầu Hoàng Hạc -> phía Tây
-> chốn thanh cao, thoát tục.
+ Nơi đến: Dương Châu -> phía Đông
-> nơi phồn hoa đô hội, ồn ào náo nhiệt.
- Thời gian : tháng ba -> ngày mùa xuân đẹp.
=> Miêu tả chính xác, cụ thể, chân thực.
* Tình người đưa tiễn:
->Tình cảm lưu luyến, bịn rịn, vấn vương.
b. Hai câu cuối:
- Hình ảnh “cô phàm”: cánh buồm lẻ loi, cô độc -> Sự cô độc trong lòng người.
- “Duy kiến Trường Giang”: Chỉ thấy dòng Trường Giang xanh biếc -> không gian bao la.
=> Cảnh trống vắng, con người cô đơn. Tấm lòng dành trọn cho bạn
2. Nghệ thuật:
- Hình ảnh thơ chọn lọc, ngôn ngữ gợi cảm, gionhj điệu thơ trầm lắng.
- Tình hòa trong cảnh; kêt hợp yếu tố trữ tình, tự sự và miêu tả.
3. Ý nghĩa văn bản:
Tình bạn sâu sắc, chân thành – điều không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của con người ở mọi thời đại.
4. Hướng dẫn tự học:
- Học thuộc lòng bài thơ
- Liên hệ với một vài bài thơ Việt Nam trung đại về tình cảm bạn bè.
- Soạn bài:Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.
Duyệt tuần 14 – 12/11/2011
P.HT
File đính kèm:
- GA 10 2012T14.doc