Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 2 tiết 5 tiếng vịêt- Họat động giao tiếp bằng ngôn ngữ. ( tiếp theo)

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

-Nắm được những kiến thức cơ bản về HĐGT bằng ngôn ngữ: Bản chất 2 quá trình, các nhân tố giao tiếp.

-Nâng cao những kỹ năng trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ở cả hai qúa trình tạo lập và lĩnh hội văn bản, trong đó kỹ năng sử dụng và lĩnh hội các phương tiện ngôn ngữ

B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1.Kiến thức:

-Khái niệm cơ bản về HĐGTBNN :Mục đích (trao đổi thông tin về nhận thức, tư tưởng, tình cảm, hành động .)và phương tiện.

-Hai quá trìn trong HĐGTBNN :Tạo lập văn bản và lĩnh hội văn bản

-Các nhận tố giao tiếp:Nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện và cách thức giao tiếp.

2.Kỹ năng :

-Xác định các nhân tố trong HĐGT

-Những kỹ năng trong các HĐGTBNN :Nghe, nói,đọc, viết,hiểu.

3.Thái độ:

Có thái độ và hành vi phù hợp trong họat động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

C. PHƯƠNG PHÁP:

 Phát vấn, quy nạp, thảo luận .

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1.Ổn định lớp: 10a2

 2. Bài cũ: Họat động giao tiếp bằng ngôn ngữ là gì? Các nhân tố chi phối họat động giao tiếp?

 .

 3 Bài mới: Để khắc sâu vận dụng tốt kiến thức lý thuyết các em đã học ở tiết trước , tiết 2 của bài HĐGTBNN giúp cho các em củng cố kiến thức lý thuyết và nâng cao kỹ năng thực hành

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2997 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 2 tiết 5 tiếng vịêt- Họat động giao tiếp bằng ngôn ngữ. ( tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 Ngày sọan: 23/8/2011 Tiết 5 Ngày giảng: 25/8/2011 Tiếng Vịêt: HỌAT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ. ( Tiếp theo) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT -Nắm được những kiến thức cơ bản về HĐGT bằng ngôn ngữ: Bản chất 2 quá trình, các nhân tố giao tiếp. -Nâng cao những kỹ năng trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ở cả hai qúa trình tạo lập và lĩnh hội văn bản, trong đó kỹ năng sử dụng và lĩnh hội các phương tiện ngôn ngữ B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ. 1.Kiến thức: -Khái niệm cơ bản về HĐGTBNN :Mục đích (trao đổi thông tin về nhận thức, tư tưởng, tình cảm, hành động….)và phương tiện. -Hai quá trìn trong HĐGTBNN :Tạo lập văn bản và lĩnh hội văn bản -Các nhận tố giao tiếp:Nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện và cách thức giao tiếp. 2.Kỹ năng : -Xác định các nhân tố trong HĐGT -Những kỹ năng trong các HĐGTBNN :Nghe, nói,đọc, viết,hiểu. 3.Thái độ: Có thái độ và hành vi phù hợp trong họat động giao tiếp bằng ngôn ngữ. C. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, quy nạp, thảo luận . D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định lớp: 10a2 ………………………………………………………………………… 2. Bài cũ: Họat động giao tiếp bằng ngôn ngữ là gì? Các nhân tố chi phối họat động giao tiếp? ………………………………………………………………………………………………………. 3 Bài mới: Để khắc sâu vận dụng tốt kiến thức lý thuyết các em đã học ở tiết trước , tiết 2 của bài HĐGTBNN giúp cho các em củng cố kiến thức lý thuyết và nâng cao kỹ năng thực hành HỌAT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY Ôn lại lý thuyết. - Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: sgk Bài 2:Đọc đọan đối thọai (giữa một em nhỏ và một ông già) và trả lời câu hỏi. A Cổ sung sướng chào: - Cháu chào ông ạ! Ong vui vẻ nói: - A Cổ hả? Lớn tướng rồi nhỉ? Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không? - Thưa ông, có ạ! ( Bùi Nguyên Khiết, Người du kích trên núi chè tuyết) - Trong cuộc giao tiếp trên, các nhân vật bằng ngôn ngữ những hành động nói cụ thể như thế nào? Nhằm mục đích gì? - Cả ba câu trong lời nói của ông già đều có hình thức của câu hỏi, nhưng có phải các câu đều dùng để hỏi không, hay để thực hiện những mục đích giao tiếp khác? Nêu mục đích giao tiếp của mỗi câu. - Lời nói của các nhân vật bộc lộ tình cảm, thái độ và quan hệ trong giao tiếp như thế nào? Bài 3: Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi. BÁNH TRÔI NƯỚC. ( Hồ Xuân Hương) Thân em vừa trắng lại vừa tròn… - Khi làm bài thơ này, Hồ Xuân Hương đã “ giao tiếp” với người đọc vấn đề gì? Nhằm mục đích gì? Bằng các phương tiện từ ngữ, hình ảnh như thế nào? - Người đọc căn cứ vào đâu để lĩnh hội (hiểu và cảm nhận) bài thơ? Bài 5: Viết thư là một họat động giao tiếp. Khi viết thư, dù ý thức rõ hay không, người viết vẫn cần để ý đến các nhân tố giao tiếp sau: - Thư viết cho ai, người viết có quan hệ như thế nào với người nhận? - Hòan cảnh cụ thể của người viết và người nhận thư khi đó như thế nào ? - Thư viết về vấn đề gì? - Thư viết để làm gì? - Nên viết như thế nào? -GV hướng dẫn HS tự học I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Ôn lại lý thuyết II. LUYỆN TẬP : Bài 1: Giao tiếp giữa hai nhân vật trong ca dao - Nhân vật giao tiếp: Những thanh niên nam nữ trẻ tuổi: - Hòan cảnh giao tiếp: Đêm trăng sáng, đẹp, yên tĩnh - Nhân vật “anh” trong hòan cảnh này bày tỏ hàm ý của mình - Cách nói của chàng trai rất phù hợp Bài 2: Giao tiếp đời thường giữa hai ông cháu Cuộc giao tiếp được ghi lại trong đọan trích mang tính giao tiếp đời thường, trong giao tiếp hàng ngày. Lời của hai ông cháu đã bộc lộ rõ tình cảm, thái độ và quan hệ của hai nhân vật giao tiếp với nhau. Các từ xưng hô ( ông, cháu) và các từ tình thái ( thưa , ạ trong lời của A Cổ , va hả, chứ trong lời của ông già) đã bộc lộ thái độ của A Cổ đối với người ông và thái độ của ông đối với cháu: + Có thái độ tôn trọng lẫn nhau theo đúng cương vị giao tiếp của mình. + Có quan hệ giao tiếp thân mật gần gũi .Bài 4. Tạo lập văn bản Học sinh viết Bài 3:Giao tiếp giữa tác giả và độc giả thông qua hình tượng văn học (Bánh trôi nước ) a) Khi làm bài thơ này, Hồ Xuân Hương đã giao tiếp với người đọc : - Nội dung giao tiếp và mục đích giao tiếp: Thông qua hình tượng “ bánh trôi nước” tác giả muốn bộc bạch với mọi người về vẻ đẹp, về thân phận của người phụ nữ nói chung và của tác giả nói riêng, đồng thời khẳng định phẩm chất trong sáng của người phụ nữ và của bản thân mình. - Phương tiện ngôn ngữ: “ bánh trôi nước” , “ trắng” , “ tròn”, “ chìm”, “ tấm lòng son”, “ bảy nổi ba chìm”… b) Người đọc căn cứ vào các phương tiện ngôn ngữ đồng thời liên hệ với cuộc đời tác giả Bài 5: Phân tích: - Nhân vật giao tiếp: + Người viết: Bác Hồ + Người đọc: Học sinh tòan quốc - Tình huống ( hòan cảnh) giao tiếp: đất nước vừa giành đuợc độc lập, - Nội dung giao tiếp: Thư nói tới niềm vui sướng vì học sinh được hưởng nền độc lập của đất nước - Mục đích giao tiếp: Bác viết thư để chúc mừng nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Thư Bác viết với lời lẽ chân tình, gần gũi . III .HƯỚNG DẪN TỰ HỌC -Vận dụng kiến thức lý thuyết để làm bài tập -Lưu ý :Bài tập 4 có mục đích luyện tập kỹ năng tạo lập văn bản (viết thông báo )để giao tiếp, do đó cần chú ý đáp ứng c ác yêu cầu về dạng văn bản, nội dung phù hợp với người tiếp nhận thông báo, với mục đích và hoàn cảnh giao tiếp. -Bài tập 5 vận dụng kiến thức trong bài để phân tích HĐGTBNN thông qua bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh… -HS tìm thêm những HĐGTBNN khác trong đời thường và trong tác phẩm văn học. E RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • doctiết 5.doc
Giáo án liên quan