Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 3 tiết 8 + 9 Chiến thắng mtao – mxây (trích sử thi đăm săn)

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Hiểu được cuộc chiến đấu vì danh dự, hạnh phúc và sự thịnh vượng của cộng đồng là lẽ sống và niềm vui của người anh hùng thời xưa

- Thấy được nghệ thuật miêu tả, xây dựng nhận vật, sử dụng ngôn từ và các biện pháp nghệ thuật thường dùng trong sử thi anh hùng qua đoạn trích

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ

 1. Kiến thức:

- Vẻ đẹp của người anh hùng sử thi Đam San: trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn thịnh của cộng đồng được thể hiện qua cảnh chiến đấu và chiến thắng kẻ thù

- Đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của thể loại sử thi anh hùng, Xây dựng nhan vật anh hùng sử thi, ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, nhịp điệu, phép so sánh, phóng đạị

 2. Kĩ năng:

- Đọc ( kể) diễn cảm tác phẩm sử thi

- Phân tích văn bản sử thi theo đặc trưng thể loại

 3. Thái độ: Yêu chủ nghĩa anh hùng và văn hóa dân tộc, yêu con người

C.PHƯƠNG PHÁP: Đọc sáng tạo, gợi tìm, vấn đáp. Thảo luận nhóm

 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1. Ổn định lớp

 2. Kiểm tra bài cũ:

Hãy trình bày những nét đặc trưng cơ bản của VHDG? Kể tên các thể loại VHDG và nêu khái niệm về thể loại sử thi?

 

3. Bài mới: Những ngày cuối tháng 3/2006, các dân tộc thiểu số Tây nguyên vô cùng phấn khởi được Unescô công nhận “ Di sản Cồng chiêng” là “Di sản văn hóa thế giới”. Nhưng Tây Nguyên không chỉ có cồng chiêng mà còn nổi tiếng về những trường ca – sử thi nghệ thuật mà sử thi “Đăm Săn” của dtộc ÊĐê là tiêu biểu nhất .Để thấy rõ sử thi “Đăm Săn” ntn, chúng ta tìm hiểu đoạn trích “ Chíên thắng Mtao Mxây”.

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4779 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 3 tiết 8 + 9 Chiến thắng mtao – mxây (trích sử thi đăm săn), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/8/2011 Ngày dạy: 1/9/2011 TUẦN 3 TIẾT 8 + 9 CHIẾN THẮNG MTAO – MXÂY (Trích sử thi Đăm Săn) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu được cuộc chiến đấu vì danh dự, hạnh phúc và sự thịnh vượng của cộng đồng là lẽ sống và niềm vui của người anh hùng thời xưa - Thấy được nghệ thuật miêu tả, xây dựng nhận vật, sử dụng ngôn từ và các biện pháp nghệ thuật thường dùng trong sử thi anh hùng qua đoạn trích B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức: - Vẻ đẹp của người anh hùng sử thi Đam San: trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn thịnh của cộng đồng được thể hiện qua cảnh chiến đấu và chiến thắng kẻ thù - Đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của thể loại sử thi anh hùng, Xây dựng nhan vật anh hùng sử thi, ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, nhịp điệu, phép so sánh, phóng đạị 2. Kĩ năng: - Đọc ( kể) diễn cảm tác phẩm sử thi - Phân tích văn bản sử thi theo đặc trưng thể loại 3. Thái độ: Yêu chủ nghĩa anh hùng và văn hóa dân tộc, yêu con người C.PHƯƠNG PHÁP: Đọc sáng tạo, gợi tìm, vấn đáp. Thảo luận nhóm D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp ………………………………………………………………………………… 2. Kiểm tra bài cũ: Hãy trình bày những nét đặc trưng cơ bản của VHDG? Kể tên các thể loại VHDG và nêu khái niệm về thể loại sử thi? …………………………………………………………………………………………………………… 3. Bài mới: Những ngày cuối tháng 3/2006, các dân tộc thiểu số Tây nguyên vô cùng phấn khởi được Unescô công nhận “ Di sản Cồng chiêng” là “Di sản văn hóa thế giới”. Nhưng Tây Nguyên không chỉ có cồng chiêng mà còn nổi tiếng về những trường ca – sử thi nghệ thuật mà sử thi “Đăm Săn” của dtộc ÊĐê là tiêu biểu nhất .Để thấy rõ sử thi “Đăm Săn” ntn, chúng ta tìm hiểu đoạn trích “ Chíên thắng Mtao Mxây”. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Tìm hiểu phần tiểu dẫn. - HS đọc tiểu dẫn và cho biết phần này trình bày những nội dung gì? Nêu khái quát đặc điểm của hai tiểu loại sử thi? * Sử thi thần thoại: kể về sự hình thành thế giới, sự ra đời của muôn loài, sự hình thành các dân tộc, sự xuất hiện nền văn minh buổi đầu…. VD: Đẻ đất, đẻ nước. ( dân tộc Mường). Am ệt Luông ( dân tộc Thái). * Sử thi anh hùng: kể về cuộc đời và sự nghiệp của các tù trưởng anh hùng. VD: Đăm Săn, Đăm Di, Xinh Nhã… - Dựa vào SGK, em hãy tóm tắt sử thi ĐS một cách ngắn gọn? HS dựa vào SGK tóm tắt – GV uốn nắn, nhận xét kĩ năng tóm tắt của HS. - Phân vai cho HS đọc ( 6 vai). * Tìm hiểu cuộc đọ sức. - HS thảo luận nhóm các vấn đề sau: + Khi ĐS đến nhà MT-MX khiêu chiến thái độ hai bên ntn? Buộc phải đấu dao MT-MX còn có ý nghĩ gì? + Cuộc đọ sức có thể chia làm mấy hiệp? Được khắc họa qua thủ pháp nghệ thuật gì? + Tóm lược những hành động cử chỉ của hai tù trưởng trong các hiệp đấu và rút ra nhận xét về sức mạnh tài năng, bản lĩnh trí tuệ, phẩm chất của từng tù trưởng? - Đại diện nhóm trình bày, bổ sung… - GV uốn nắn chốt ý cơ bản. + Hãy cho biết tác dụng của thủ pháp nghệ thuật miêu tả song hành cuộc đọ sức giữa hai tù trưởng? + Nhận xét thêm về cách miêu tả hoạt động múa Khiên của ĐS trong hiệp 2,3? Rút ra nét nghệ thuật độc đáo của sử thi… miêu tả phóng đại = hình ảnh so sánh ->Chất phi thường của nhân vật sử thi. + Theo em tại sao ĐS đâm trúng MT-MX nhưng không thủng và phải cầu cứu thần linh? ( HS thấy được sự gần gũi, mật thiết giữa thần linh – con người). - Tóm lại: Em có nhận xét gì về cách xd, mô tả nhân vật của sử thi anh hùng? * Tìm hiểu cuộc đối thoại của ĐS với dân làng MT-MX sau chiến thắng: - Tổ chức cho HS thảo luận 3 lần hỏi – đáp giữa ĐS và nô lệ MT-MX? -> ý nghĩa cuộc đối thoại này + HS dựa vào dẫn chứng và suy luận của bản thân trả lời – GV hướng HS đến vấn đề. - Sau 3 lần hỏi – đáp là lời ĐS hô gọi mọi người cùng về và cảnh đoàn người theo ĐS về làng. + Em có nhận xét gì về cách miêu tả đoạn này? + Qua đó giúp em hiểu gì về người anh hùng ĐS và bộ tộc Êđê?( thái độ, tình cảm). -> HS cùng thảo luận để thấy được sự thống nhất cao độ giữa quyền lợi khát vọng cá nhân với cộng đồng - sự tuân phục yêu mến của cộng đồng đối với cá nhân anh hùng. * Cảnh ăn mừng chiến thắng ? Hãy tóm tắt lời kêu gọi dân làng ăn mừng chiến thắng của ĐS và quang cảnh nhà ĐS trong lễ ăn mừng? ? Đoạn này giúp em hiểu gì về thái đo, tình cảm của dân làng đối với chiến thắng của ĐS? Của các tù trưởng xung quanh đối với ĐS? ? Đặc biệt cách dân làng Êđê, Ega ca ngợi hình ảnh ĐS sau chến thắng ( trang 35) gợi cho em những suy nghĩ gì? * Rút ra ý nghĩa của đoạn trích: ? Vậy theo em tại sao miêu tả cuộc chiến giữa hai tù trưởng nhưng không miêu tả cảnh chết chóc? -> ý nghĩa của sự chọn lựa ấy? ? NT tiêu biểu của sử thi anh hùng? Hoạt động 3: Củng cố bài học: - Tổ chức HS thảo luận câu hỏi phần bài tập trong SGK/36. - HS thảo luận nhóm -> đại diện trả lời. I. TÌM HIỂU CHUNG. 1. Sử thi dân gian có 2 loại: a. Sử thi thần thoại. b. Sử thi anh hùng. c. Vị trí đoạn trích - Đăm Săn: là thiên sử thi anh hùng tiêu biểu của dân tộc Ê- đê nói riêng và kho tàng sử thi dân gian nước ta nói chung. - Đoạn trích nằm ở phần gữa tác phẩm, kể về cuộc giao chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây. Đăm Săn chiến thắng, cứu được vợ và thu phục được dân làng của tù trưởng Mtao Mxây II/ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: 1. Đọc hiểu chú thích a. đọc b.Tóm tắt sử thi Đam San: 2. Tìm hiểu văn bản: a. Thể loại: Sử thi DG b. Phân tích: b.1 Cuộc đọ sức của ĐS với MT-MX: * Khiêu chiến : - ĐS đến tận nhà MT-MX kiên quyết khiêu chiến - > chủ động, dũng cảm. - MT-MX đáp lời ngạo nghễ nhưng dáng vẻ tần ngần, đắn đo sợ bị đâm lén –> Hèn nhát. * Cuộc đọ sức : miêu tả song hành Hiệp Đăm Săn MT-MX 1 Không nhúc nhích => Bình tĩnh, bản lĩnh Múa khiên trước “ lạch xạch như mướp khô…” Tự hào “ ta … thiên hạ” => Huyênh hoang, kém cỏi. 2 Rung khiên múa: vượt:1 đồi tranh, 1 đồi lồ ô…. Chạy vun vút qua:phía tây, phía đông…. ->Sức khỏe phi thường Bước cao, bước thấp chạy hết bãi tây -> đông. Vung dao chém ĐS nhưng chỉ trúng một cái chảo cột trâu. ->Sức yếu, tài kém 3 - ĐS đớp được -> nhai -> sức tăng gấp bội. - Múa khiên đuổi theo: + Múa trên cao: gió như bão. + Múa dưới thấp: gió như lốc… + Múa nước kiệu: núi 3 lần rạn…-> phóng đại Dũng mãnh như 1 vị thần -> tài năng sức mạnh phi thường - Đâm trúng MT-MX nhưng không thủng. -> cầu cứu Trời Cầu cứu H’Nhị quăng 1 miếng trầu 4 Được Trời mách: ném chày mòn trúng vành tai MT- MX ->đuổi đánh chết. Bị đuổi đánh chết, cắt đầu đem bêu đường -> NT so sánh tương phản, miêu tả đòn bẩy =>Người anh hùng luôn tài giỏi hơn địch thủ – dành chiến thắng. b.2. Đăm Săn thu phục dân làng: * Cuộc đối thoại: Gồm 3 nhịp hỏi – đáp (SGK/33) -> Hình thức lặp lại có biến đổi và phát triển của sử thi. => 3 lần hỏi – đáp khẳng định và tô đậm lòng trung thành tuyệt đối của mọi nô lệ đối với ĐS. - Đăm Săn hô gọi mọi người cùng về: .“ Đoàn người đông như bày cà toong, đặc như bày thiêu thân, ùn ùn như kiến, như mối… tôi tớ … cõng nước” ( trang 34). => Thể hiện sự thống nhất cao độ giữa quyền lợi , khát vọng cá nhân anh hùng ĐS với quyền lợi, khát vọng của cộng đồng.Và lòng yêu mến, sự tuân phục của tập thể cộng đồng với cá nhân anh hùng. Ý chí thống nhất của đoàn thể cộng đồng. b.3 Cảnh ăn mừng chiến thắng: “Hỡi anh em … không còn chổ để” (trang 34). “ Nhà ĐS đông nghịt khách... xưa kia làm gì có!”. -> Họ ăn mừng chiến thắng của ĐS như ăn mừng chiến thắng của họ. “ Cả miền Ê đê, Êga ca ngợi ĐS là một dũng tướng… chàng nằm sấp thì gãy rầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc…” ( trang 35) Lối nói phóng đại, kiểu câu so sánh trùng điệp ->Tạo ấn tượng tuyệt vời về vẻ đẹp hình thể, phẩm chất, sức mạnh phi thường của ĐS. Niềm tự hào cao độ, sự suy tôn tuyệt đối của cộng đồng đối với anh hùng ĐS. 3/ Tổng kết: a. Ý nghĩa của đoạn trích: - Khẳng định sức mạnh, ngợi ca vẻ đẹp của người anh hùng ( khát vọng hướng về cuộc sống thịnh vượng, no đủ, giàu có, sự đoàn kết thống nhất và lớn mạnh của cộng đồng) b. Nghệ thuật : - Ngôn ngữ: trang trọng biến hóa linh hoạt, đối thoại nhiều góc độ - Sử dụng phép miêu tả, đòn bẩy, thủ pháp so sánh, phóng đại, đối lập, tăng tiến… III. Hướng dẫn tự học: - Đọc, kể theo vai ( phù hợp giọng điệu) - Tìm những câu văn sử dụng biện pháp so sánh, phóng đại để làm rõ hiệu quả - Soạn bài “ Văn bản” tiếp theo Câu 1: Sử thi Đăm Săn là của dân tộc nào? Bana B. Ê đê C. Tày D. Mường Câu 2: Thể loại sử thi mang âm hưởng nổi bật nào? Hùng tráng. Bi thương. Ngân vang. Hoành tráng. Câu 3: Nhân vật ĐS được miêu tả chủ yếu bằng thủ pháp NT nào? An dụ, so sánh. An dụ, phóng đại. So sánh, nhân hóa. So sánh, phóng đại. Câu 4: Văn bản “ Chiến thắng Mtao – Mxây” là sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào? Tự sự, miêu tả. Tự sự, thuyết minh. Tự sự, biểu cảm. Miêu tả, biểu cảm *Tìm hiểu vai trò của thần linh và con người trong cuộc chiến đấu và chiến thắng của Đăm Săn. - Thần linh cũng tham gia vào trận chiến đấu của con người nhưng thần linh chỉ đóng vai trò gợi ý, mách bảo chứ không quyết định kết quả của cuộc chiến mà kết quả tùy thuộc vào hành động của người anh hùng. -> Đây là biểu hiện của ý thức dân chủ. - Quan hệ của thần linh và con người gần gũi, mật thiết, bình đẳng -> Đó là dấu vết của xã hội chưa có sự phân hóa giai cấp. => Chính những điều đó góp phần đề cao vai trò của nhân vật anh hùng sử thi. E. RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docCHIẾN THẮNG MTAO.doc
Giáo án liên quan