Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 5 tiết 13- Lập dàn ý bài văn tự sự

I. Mục tiêu bài học

Giúp HS:

- Kiến thức : Biết cách dự kiến đề tài và cốt truyện cho một bài văn tự sự (kể truyện). Nắm được kết cấu và biết cách lập dàn ý bài văn tự sự.

- Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng lập dàn ý.

- Thái độ: Nâng cao nhận thức về ý nghĩa tầm quan trọng của việc lập dàn ý trước khi viết một bài văn tự sự nói riêng và các bài văn khác nói chung.

II. Chuẩn bị

- GV: Đọc SGK, soạn giáo án.

- HS: Đọc SGK, soạn bài.

III. Kiến thức trọng tâm

Kĩ năng lập dàn ý cho bài văn tự sự.

IV. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định lớp: Nắm số HS vắng, ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ (không kiểm)

3. Bài mới

Giới thiệu ngắn gọn vào bài mới

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3888 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 5 tiết 13- Lập dàn ý bài văn tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 Tiết 13 Ngày soạn 15.9.2011 Ngày dạy 19 đến 24 LẬP DÀN Ý BÀI VĂN TỰ SỰ I. Mục tiêu bài học Giúp HS: - Kiến thức : Biết cách dự kiến đề tài và cốt truyện cho một bài văn tự sự (kể truyện). Nắm được kết cấu và biết cách lập dàn ý bài văn tự sự. - Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng lập dàn ý. - Thái độ: Nâng cao nhận thức về ý nghĩa tầm quan trọng của việc lập dàn ý trước khi viết một bài văn tự sự nói riêng và các bài văn khác nói chung. II. Chuẩn bị - GV: Đọc SGK, soạn giáo án. - HS: Đọc SGK, soạn bài. III. Kiến thức trọng tâm Kĩ năng lập dàn ý cho bài văn tự sự. IV. Tiến trình tổ chức dạy học 1. Ổn định lớp: Nắm số HS vắng, ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ (không kiểm) 3. Bài mới Giới thiệu ngắn gọn vào bài mới Hoạt động của GV- HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm. - GV yêu cầu học sinh đọc phần đoạn trích trong sgk. GV cho 4 HS một nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi: ?Trong phần trích trên tác giả kể lại những điều gì? ( Suy nghĩ, dự định, việc làm,...). ? Qua lời kể của nhà văn, em học tập được gì qua quá trình hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện để chuẩn bị lập dàn ý cho bài văn tự sự? HS thảo luận nhóm: trả lời các câu hỏi, ghi chép, sau đó đại diện trình bày, các nhóm khác lắng nghe và bổ sung. GV sửa chữa, định hướng và kết luận. Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm. GV chia lớp thành hai nhóm lớn, mỗi nhóm làm một đề, thời gian làm việc 10 phút. GV yêu cầu học sinh lập dàn ý kể về một trong hai câu truyện sgk trang 45. ?Trước khi lập dàn bài ta phải làm gì? Lập dàn bài cho bài văn tự sự là gì? ?Dàn bài cụ thể nên tổ chức như thế nào? HS dựa vào quá trình làm bài trả lời. GV yêu cầu học sinh đọc to phần ghi nhớ. Hoạt động 3 : Vấn đáp. GV yêu cầu học sinh đọc đề và hỏi: ? Hãy cho biết bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? GV yêu cầu học sinh lập một dàn bài theo bố cục ba phần và tự đặt nhan đề. HS làm bài và hai học sinh đại diện lên trình bày kết quả. GV nhận xét Hướng dẫn bài tập còn lại HS về nhà làm. I. Hình thành ý tưởng và dự kiến cốt truyện. - Nguyên Ngọc kể về quá trình sáng tác tác phẩm Rừng xà nu. - Muốn viết được bài văn kể lại một câu chuyện hoặc viết một truyện ngắn ta phải hình thành ý tưởng và phác thảo một cốt truyện- lập dàn ý (dự kiến tình huống, sự kiện, nhân vật,...) III. Lập dàn ý. - Lập dàn ý cho bài văn tự sự là nêu rõ những nội dung chính cho câu chuyện mà mình sẽ viết, sẽ kể. - Trước khi lập dàn bài cần suy nghĩ chọn đề tài, xác định chủ để _ Từ đó người viết phải tưởng tượng và phác thảo ra những nét chính của cốt truyện. * Dàn ý gồm ba phần. - Mở bài : giới thiệu câu chuyện (hoàn cảnh, không gian, thời gian, nhân vật…) - Thân bài : sự việc, chi tiết chính theo diễn biến câu chuyện. - Kết bài : kết thúc câu chuyện (có thể nêu cảm nghĩ của nhân vật hoặc một chi tiết đặc sắc) III. Luyện tập. 1. Bài tập 1. Gợi ý dàn bài ba phần: - Phần mở bài : giới thiệu nhân vật chính (có thể chọn ngôi kể thứ nhất hay thứ 3 ). - Phần thân bài: + Diễn biến, kết quả, nguyên nhân sai lầm. + Tâm trạng nhân vật. + Quá trình ăn năn, sửa chữa, khắc phục, vươn lên… - Kết bài: trở về với thời điểm hiện tại, khắc phục vươn lên. 4. Củng cố, luyện tập. ? Muốn viết được bài văn tự sự trước tiên ta phải làm gì? ? Bố cục của một dàn ý bài văn tự sự? 5. Dặn dò. - Làm bài tập số 2 sgk trang 46. - Đọc và soạn bài tiếp theo “ Uy-Lit-xơ trở về” Tuần 5 Tiết 14-15 Ngày soạn 15.9.2011 Ngày dạy 19 đến 24 UY-LIT-XƠ TRỞ VỀ (Trích Ô-đi-xê – sử thi Hi Lạp) I. Mục tiêu bài học Giúp HS: - Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của người Hy Lạp thể hiện qua cảnh đoàn tụ vợ chồng hai mươi năm trời xa cách. - Kĩ năng: Biết phân tích diễn biến tâm lí nhân vật qua các đối thoại trong cảnh gặp mặt để thấy được khát vọng hạnh phúc và vẻ đẹp trí tuệ của họ. - Thái độ: Nhận thức được sức mạnh của tình cảm vợ chồng, tình cảm gia đình cao đẹp là động lực giúp con người vượt qua mọi khó khăn. II. Chuẩn bị - GV: Đọc SGK, soạn giáo án. - HS: Đọc SGK, soạn bài. III. Kiến thức trọng tâm Theo nội dung câu hỏi SGK. IV. Tiến trình tổ chức dạy học 1. Ổn định lớp: Nắm số HS vắng, ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ ? Tóm tắt văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy? ? Trình bày ý nghĩa của truyện? 3. Bài mới Giới thiệu ngắn gọn vào bài mới Hoạt động của GV- HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Vấn đáp. GV gọi học sinh đọc phần tiểu dẫn, sau đó yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi ? Trình bày một vài nét về Hô-me-rơ? HS dựa vào sgk trả lời. GV chốt lại kiến thức. ? Em hãy giới thiệu những nét lớn về sử thi Ô-đi-xê? HS dựa vào sgk trả lời. GV giới thiệu mối quan hệ tiếp nối với Iliat mà Uylixơ đóng vai trò quan trọng. Hoạt động 2: Đọc, vấn đáp. GV phân vai cho HS đọc. ? Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần? Hoạt động 3: Vấn đáp, thảo luận. - GV giới thiệu hoàn cảnh của Pê-nê-lốp và hỏi: ? Khi nghe nhũ mẫu báo tin Uy-lit-xơ trở về trừng trị bọn cầu hôn phản ứng của Pê-nê-lốp như thế nào? ? Tại sao raát nhớ chồng, mong chồng nhưng khi được báo tin Uy-lit-xơ trở về nàng lại phân vân, không tin? ? Qua lời thoại của nàng với nhũ mẫu và với Uy-lit-xơ đã làm nổi bật những phẩm chất nào của nàng? - HS thảo luận, phát biểu. - GV định hướng, diễn giảng, chốt lại vấn đề. ? Tại sao khi Uy-lit-xơ đã tắm và thay quần áo, Pê-nê-lốp vẫn không thừa nhận? ? Nàng đã tìm cách thử chồng như thế nào? - HS phát hiện, lí giải, phát biểu. ? Em hãy cho biết thái độ của Pênêlốp khi nghe những lời nói của Uy li xơ về chiếc giường? Điều đó nói lên được điều gì? ?Phép so sánh ở cuối đoạn nói lên điều gì? HS nhận xét, phân tích trả lời. GV định hướng, làm rõ. Hoạt động 4: Vấn đáp ? Thái độ của Uy-lit-xơ như thế nào khi chưa được Pê-nê-lốp thừa nhận? Tác giả Hô-me-rơ đã dùng cụm từ nào để chỉ tính cách của Uy-lit-xơ? ? Qua đoạn trích ta thấy Uy li xơ là người như thế nào? HS tổng hợp nhận xét. GV chốt lại kiến thức. ? Em hãy cho biết chủ đề của đoạn trích? HS khái quát trả lời. GV yêu cầu một học sinh đọc to phần ghi nhớ. I. Tiểu dẫn. 1. Tác giả. - Hô-me-rơ được coi là tác giả của sử thi anh hùng ca: Iliát và Ô-đi-xê. - Là nhà thơ mù sống vào khoảng thế kỉ 9-8 trước Công Nguyên, xuất thân trong một gia đình nghèo. 2. Sử thi Ô- đi- xê. - Ô đi xê kể lại cuộc hành trình về quê của Uy- li-xơ sau khi hạ thành Tơ roa. - Tác phẩm gồm 12110 câu thơ chia thành 24 khúc ca. II. Văn bản. 1. Bố cục: 2 phần. - Phần 1: Từ đầu đến “người kém gan dạ”: Nhũ mẫu báo tin Uy li xơ trở về Pênêlốp không tin nhưng vẫn xuống. Têlêmác trách mẹ tàn nhẫn. - Phần 2: còn lại: cuộc đấu trí giữa Pênêlốp và Uy li xơ để gia đình đoàn tụ. 2. Cảm nhận văn bản a. Nhân vật Pênêlốp: - Giai đoạn đầu khi Uy-li-xơ chưa thay đổi hình thức bề ngoài: + Ở đầu đoạn trích sau khi nghe nhũ mẫu báo tin Uy-li-xơ trở về nàng xuống nhà gặp Uy-li-xơ nhưng Pê-nê-lốp không cho là sự thật, nàng rất phân vân, tìm cách ứng xử " thể hiện đức tính thận trọng, điềm tĩnh " Pê-nê-lốp luôn ý thức được phẩm giá và danh dự của mình " Pê-nê-lốp nghi ngờ vì nàng phải đối đầu với bao kẻ xấu suốt 20 năm. + Sau khi gặp Uy-li-xơ, Pê-nê-lốp càng phân vân cao độ và xúc động dữ dội. Câu trả lời của nàng đối với con trai đã có ý thử người hành khất " chứng minh sự khôn ngoan, thận trọng của người vợ đã từng trải qua bao thử thách. - Giai đoạn gặp gỡ sau khi Uy-li-xơ đã thay đổi hình thức bề ngoài: + Pênêlốp có phần ngạc nhiên hơn nhưng vẫn chưa tin " càng khẳng định được Pê-nê-lôp rất thận trọng. + Pênêlốp quyết định thử thách chồng dùng “bí mật chiếc giường” để thử thách chồng " Pê-nê-lốp rất khôn ngoan và sáng suốt. + Khi nhận ra chồng nàng mừng rỡ và cực kì xúc động bày tỏ lòng mình với chồng " Niềm sung sướng, hạnh phúc được sum họp sau 20 năm. ] Pê-nê-lốp là người phụ nữ kiên trinh, thủy chung, thông minh, nghị lực. Trở thành hình tượng người phụ nữ Hy Lạp cổ đại lí tưởng. b. Nhân vật Uy-li-xơ - Trước sự nghi ngờ của vợ đã kiên nhẫn chờ đợi. Vì chàng tin tưởng và biết được sự thận trọng của vợ. - Biết vợ thử thách và chờ đợi sự thử thách " vượt qua thử thách, giải tỏa mối nghi ngờ của vợ. - Cảm thông, trân trọng khi nghe Pê-nê-lốp thanh minh về thái độ của mình. " Uy-li-xơ hiện lên là người chồng, người cha bình tĩnh, nhẫn nại và cao quý, hết lòng vì vợ, vì con. 3. Chủ đề. Đoạn trích đề cao, khẳng định sức mạnh tâm hồn và trí tuệ của người Hy Lạp. Ca ngợi tình yêu, lòng chung thuỷ vợ chồng, khát vọng đoàn tụ sum họp gia đình. II. Tổng kết. HS xem phần ghi nhớ. 4. Củng cố, luyện tập. - Thái độ của Uy-lit-xơ và Pê-nê-lốp như thế nào qua cuộc đối thoại? - Qua đoạn trích ta thấy gì ở phẩm chất của họ? 5. Dặn dò. - Về nhà làm bài tập 1,2 phần luyện tập - Đọc và soạn bài “Ra-ma buộc tội” Kí duyệt tuần 05 Ngày 19.9.2011 Châu Thị Bích Liễu Tuần 5 Tiết 05-06 Ngày soạn 15.9.2011 Ngày dạy 19 đến 24 ÔN VÀ LUYỆN TẬP VỀ TỪ LOẠI I. Mục tiêu bài học Giúp HS - Về kiến thức: Củng cố các kiến thức đã học về hệ thống từ loại đã học. - Về kĩ năng: Biết cách xác định từ loại trong câu, trong ngữ cảnh nhất định. - Về thái độ: Có ý thức sử dụng đúng từ loại trong giao tiếp, trong viết văn bản. II. Công việc chuẩn bị: - GV: Soạn giáo án. III. Kiến thức trọng tâm Hệ thống từ loại. IV. Tiến hành tổ chức dạy học 1. Ổn định: Nắm số HS vắng, ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Giới thiệu ngắn gọn để vào bài. Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cơ bản Hoạt động 1: Vấn đáp H. Kể tên các từ loại mà em biết? GV: Từ loại của TV đã trở thành một vấn đề quan trọng trong ngôn ngữ, có xác định được từ loại thì mới hiểu rõ được. Đặc biệt, trong TV không có từ loại cố định mà tùy theo sự xuất hiện của chúng trong câu. Do đó muốn xác định được từ loại phải cho chúng xuất hiện trong hoàn cảnh ngữ pháp nhất định. H. Cho biết chức năng của danh từ trong câu? Lấy vd minh họa H. Cho biết chức năng của động từ trong câu? Lấy vd minh họa. H. Cho biết chức năng của tính từ trong câu? Lấy vd minh họa Hoạt động 2: Thảo luận, luyện tập Nhóm 1: Đặt câu với các từ nhỏ Nhóm 2: Đặt câu với các từ trắng. HS thảo luận đặt câu, lên bảng trình bày. GV nhận xét, đánh giá I. Củng cố kiến thức Từ loại TV: Thực từ, hư từ, tình thái từ. - Thực từ: Danh từ, động từ, tính từ, số từ. - Hư từ: Phó từ, từ nối. - Tình thái từ: Từ đệm, từ cảm. 1. Danh từ: Chức năng: Làm thành tố trung tâm của cum danh từ, chủ ngữ, bổ tố, động từ trong câu. Vd: Tất cả mọi giáo viên Thầy giáo giảng bài. Tôi yêu Tổ quốc VN. An là lớp trưởng. 2. Động từ: Chức năng: Làm chủ ngữ trong câu, vị ngữ, phụ ngữ, định tố, bổ tố. Vd: Thi đua là yêu nước. Văn học ngôn ngữ Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn. Nơi nghỉ của sinh viên rất rộng rãi. Bạn tôi thích xem phim 3. Tính từ:Chức năng: bổ sung ý nghĩa cho danh từ, động từ. Vd: Thuyền chạy ù ù. Ngoài ra, hệ thống từ loại TV rất phong phú, đa dạng còn có số từ, phó từ, tình thái từ,…. II. Luyện tập Bài tập 1: Xác định từ loại trong các câu sau: a/ Anh em như thể tay chân Nó là tay chân của những ông lớn. b/ Tống những thằng đua xe lạng lách vào nhà đá. c/ Rượu ngon không có bạn hiền Không mua không phải không tiền không mua Xa xa đằng kia có ngôi nhà đá. Bài tập 2: Đặt câu có các tính từ sau: - Nhỏ, nhỏ nhắn, nhỏ nhen, nhỏ nhoi, nhỏ nhẹ. - Trắng tinh, trắng xóa, trắng nhách, trắng bệch. 4. Củng cố: Hệ thống lại về từ loại TV bằng sơ đồ. 5. Dặn dò: Về nhà xem thêm về hệ thống từ loại TV. Kí duyệt tuần 05 Ngày 19.9.2011 Châu Thị Bích Liễu

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu van lop 10 tuan 5.doc