Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 9 Tiết : 24,25 Đọc văn: CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA

A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

-Cảm nhận được nỗi niềm và tâm hồn của người bình dân xưa qua những câu hát than thân và lời ca yêu thương tình nghĩa.

-Nhận thức rõ thêm nghệ thuật đậm màu sắc dân gian trong ca dao.

B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG,THÁI ĐỘ

 1.Kiến thức :

-Nỗi niềm xót xa, đắng cay và tình cảm yêu thương thủy chung , đằm thắm ân tình của người bình dân trong XH cũ.

-Những đặc sắc của nghệ thật dân gian trong việc thể hiện tâm hồn người lao động.

2.Kỹ năng:

-Đọc hiểu ca dao theo đặc trưng thể loại .

- Tự nhận thức, xác định giá trị nội dung, ý nghĩa của các câu ca dao than than, yêu thương tình nghĩa

- Giao tiếp, trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về quan niệm sống và mối quan hệ yêu thương tình nghĩa của con người Việt Nam

- Tư duy, sáng tạo, bình luận, bày tỏ quan niệm cá nhân về tiếng nói yêu thương, sự chia sẻ, cảm thông của con người

 3.Thái độ : Đồng cảm với tâm hồn của người lao động và yêu quý sáng tác của họ.

C.PHƯƠNG PHÁP: Phương pháp: Phát vấn, thảo luận nhóm.

D.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:

 1.Ổn định: 10a1 10a2

 2. Bài cũ: 10a1 10a2

? Tiếng cười của hai truyện ( Nhưng nó ., Tam đại con gà) được thể hiện như thế nào?Ý nghĩa?

 3.Bài mới: Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa là bộ phận phong phú nhất trong kho tàng ca dao trữ tình Việt Nam .Nó phản ánh những biến thể và cung bậc khác nhau trong đời sống tình cảm của người Việt Nam xưa với những đặc trưng nghệ thuật rất đặc thù.

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3197 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 9 Tiết : 24,25 Đọc văn: CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 Ngày soạn: 8/ 10/ 2011 Tiết : 24,25 Ngày dạy: 11/ 10/ 2011 Đọc văn: CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT -Cảm nhận được nỗi niềm và tâm hồn của người bình dân xưa qua những câu hát than thân và lời ca yêu thương tình nghĩa. -Nhận thức rõ thêm nghệ thuật đậm màu sắc dân gian trong ca dao. B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG,THÁI ĐỘ 1.Kiến thức : -Nỗi niềm xót xa, đắng cay và tình cảm yêu thương thủy chung , đằm thắm ân tình của người bình dân trong XH cũ. -Những đặc sắc của nghệ thật dân gian trong việc thể hiện tâm hồn người lao động. 2.Kỹ năng: -Đọc hiểu ca dao theo đặc trưng thể loại . - Tự nhận thức, xác định giá trị nội dung, ý nghĩa của các câu ca dao than than, yêu thương tình nghĩa - Giao tiếp, trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về quan niệm sống và mối quan hệ yêu thương tình nghĩa của con người Việt Nam - Tư duy, sáng tạo, bình luận, bày tỏ quan niệm cá nhân về tiếng nói yêu thương, sự chia sẻ, cảm thông của con người 3.Thái độ : Đồng cảm với tâm hồn của người lao động và yêu quý sáng tác của họ. C.PHƯƠNG PHÁP: Phương pháp: Phát vấn, thảo luận nhóm. D.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC: 1.Ổn định: 10a1……………………………………10a2…………………………………………… 2. Bài cũ: 10a1……………………………………10a2………………………………………… ? Tiếng cười của hai truyện ( Nhưng nó …., Tam đại con gà) được thể hiện như thế nào?Ý nghĩa? 3.Bài mới: Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa là bộ phận phong phú nhất trong kho tàng ca dao trữ tình Việt Nam .Nó phản ánh những biến thể và cung bậc khác nhau trong đời sống tình cảm của người Việt Nam xưa với những đặc trưng nghệ thuật rất đặc thù... HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY Tiết 1: ? Em hiểu thế nào là ca dao? ( nêu đinh nghĩa về ca dao- dân ca)? ? Những đặc điểm cơ bản của ca dao? - GV lưu ý cách đọc ca dao + Các bài than than: giọng xót xa,thông cảm. Các bài yêu thương ,tình nghĩa: giọng tha thiết ,lắng sâu Bài 1: ? Người than than là ai và than phận họ như thế nào? ? Em cảm nhận được gì qua mỗi hình ảnh của bài ca dao? ? Trong nỗi đau vẫn ẩn chứa những nét đẹp, đó là nét đẹp gì và được ẩn chứa trong lời than than như thế nào? Bài 4: ? Nhân vật trữ tình là ai? Nói về điều gì? ? Cái khăn được hỏi đến đầu tiên và được hỏi đến nhiều nhất trong 6 dòng thơ.Vì sao vậy? Tiết 2: ? Cô gái bày tỏ nỗi nhớ qua hình ảnh ngọn đèn như thế nào? * Thảo luận :Vì sao “”đôi mắt”là cách biểu hiện nỗi nhớ của cô gái một cách trực tiếp?Cách thể hiện như vậy có hợp với lôgic tình cảm không? ? Sự thương nhớ ở đây được miêu tả bằng thủ pháp gì? Thủ pháp đó đã tạo được hiệu quả nghệ thuật ntn? ?Tại sao cô gái không những thương nhớ người yêu mà còn lo âu? ? Ý nghĩa ,biểu tượng cuả “muối-gừng”? Liên hệ với một số câu ca dao khác có sử dụng hai từ này. ? Ngòai hình ảnh biểu tượnglà “muối-gừng”,bài ca dao còn sử dụng hững thủ pháp nghệ thuật nào khác?Nêu tác dụng gợi cảm của nó? ? Cách nói”ba vạn sáu ngàn ngày “ có ý nghĩa gì? ? Những biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong ca dao là gì? ? Nêu ý nghĩa của các bài ca dao? I.GIỚI THIỆU CHUNG: 1.Khái niệm: Cho HS nhắc lại 2.Đặc điểm của ca dao: -Nội dung: Diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân -Nghệ thuật: Mang đậm màu sắc dân gian + Thể thơ: lục bát + Ngôn ngữ thơ giản dị ,gần gũi với lời nói hằng ngày + Giàu hình ảnh so sánh ,ẩn dụ + Hình thức lặp nổi bật nhất + Lối diễn đạt bằng một số công thức mang đậm màu sắc dân gian II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 1.Đọc văn bản 2. Tìm hiểu văn bản: a): Bài 1. - Nhân vật trữ tình: người phụ nữ - Xưng hô “ Thân em” : dịu dàng - So sánh : thân em ↔ tấm lụa đào: đẹp, quý, có giá trị → Hình ảnh ẩn dụ -> ý thức được sắc đẹp thanh xuân, giá trị phẩm chất - Phất phơ giữa chợ -> như món hàng - Biết vào tay ai: Câu hỏi từ -> lời than, không quyết định được số phận => Ý thức về phẩm chất và số phận người phụ nữ b) : Bài 4 : - Nhân vật trữ tình : cô gái - Hình ảnh : Khăn : + Thương nhớ : rơi + Thương nhớ : vắt lên vai + Thương nhớ : Chùi nước mắt - Đèn thương nhớ : không tắt - Mắt thương nhớ : ngủ không yên → Nghệ thuật: nhân hóa, hoán dụ, câu hỏi tu từ liên tiếp, lặp cấu trúc, cách gieo vần “ ắt”. Thể hiện tâm trạng khắc khoải không yên, nhớ thương mòn mỏi. - Hai câu cuối : + Tâm trạng : lo phiền + Đại từ : Em → Giải bày trực tiếp nỗi lo phiền vì thương nhớ => Diễn tả cụ thể, sinh động nỗi niềm thương nhớ của trai gái trong tình yêu c) : Bài 6 : -Nhân vật trữ tình : vợ chồng. -Hình ảnh “gừng cay”,”muối mặn” -> mặn nồng, đậm đà tình nghĩa (ẩn dụ) -Cách diễn đạt : +Muối 3 năm -> còn mặn +Gừng chín tháng -> còn cay →Trải qua thời gian (hữu hạn) không mất đi giá trị của nó. “Nghĩa nặng tình dày …ba vạn sáu ngàn ngày” →Trải qua thời gian (vô hạn) vẫn son sắt, thủy chung. => Ca ngợi lối sống, tình nghĩa, thủy chung của người bình dân xưa 3. Tổng kết: a. Nghệ thuật : - Công thức mở đầu : Có một hệ thống những bài ca dao mở đầu bằng cụm từ «  thân em » - Hình ảnh biểu tượng - Cách so sánh, ẩn dụ, thể thơ lục bát, song thất lục bát b. Ý nghĩa văn bản : Ngợi ca và khẳng định vẻ đẹp đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của người bình dân Việt Nam xưa trong ca dao- dân ca III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Học thuộc lòng 6 bài ca dao trong sách -Sưu tầm thêm những bài ca dao mở đầu bằng  «Thân em » và «  ước gì » - Soạn bài : ca dao hài hước E. RÚT KINH NGHIỆM :

File đính kèm:

  • docCa dao than thân....doc