A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
-Hiểu được quan niệm của một bậc đại sư về vận nước, qua đó thấy được tấm lòng của tác giả đối với đất nước.
- Cảm nhận được tinh thần lạc quan, súc sống mãnh liệt của con người thời đại, vượt lên quy luật của tạo hóa.
- Cảm nhận được nỗi nhớ quê hương, xứ sở, lòng yêu đất nước. lòng tự hào dân tộc.
- Nắm được cách sử dụng từ ngữ và hình ảnh của ba bài thơ
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1.Kiến thức
- Quan niệm về vận nước, ý thức trách nhiệm của nhà sư với vận mệnh đất nước (Vận nước)
- Sức sống mãnh liệt và cái đẹp của tinh thần lạc quan (Cáo bệnh bảo mọi người)
- Nỗi lòng hướng về xứ sở và mong muốn tha thiết quay trở về quê hương khắc khoải trong lòng nhà thơ. (Hứng trở về)
- Hiểu được nghệ thuật sử dụng từ, so sánh, xây dụng hình ảnh trong các bài thơ.
2.Kĩ năng
- Đọc – hiểu một bài ngũ ngôn tứ tuyêt theo đặc trưng thể loại. ((Vận nước)
- Đọc – hiểu một bài Kệ theo đặc trưng thể loại. (Cáo bệnh bảo mọi người)
- Đọc – hiểu một bài thơ Đường luật theo đặc trưng thể loại. (Hứng trở về)
C.PHƯƠNG PHÁP
- thảo luận, trả lời câu hỏi, vấn đáp
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3.Bài mới:
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 8723 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10: Vận nước – thuận cáo bệnh bảo mọi người – mã giác hứng trở về, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11
Tiết: 34
Ns: 26/10/2013
Nd: 29/10/2013
Lớp: 10A8, 10A7, 10A4
Đọc thêm
VẬN NƯỚC – Đỗ Pháp Thuận
CÁO BỆNH BẢO MỌI NGƯỜI – Mã Giác
HỨNG TRỞ VỀ - Nguyễn Trung Ngạn
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
-Hiểu được quan niệm của một bậc đại sư về vận nước, qua đó thấy được tấm lòng của tác giả đối với đất nước.
- Cảm nhận được tinh thần lạc quan, súc sống mãnh liệt của con người thời đại, vượt lên quy luật của tạo hóa.
- Cảm nhận được nỗi nhớ quê hương, xứ sở, lòng yêu đất nước. lòng tự hào dân tộc.
- Nắm được cách sử dụng từ ngữ và hình ảnh của ba bài thơ
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1.Kiến thức
- Quan niệm về vận nước, ý thức trách nhiệm của nhà sư với vận mệnh đất nước (Vận nước)
- Sức sống mãnh liệt và cái đẹp của tinh thần lạc quan (Cáo bệnh bảo mọi người)
- Nỗi lòng hướng về xứ sở và mong muốn tha thiết quay trở về quê hương khắc khoải trong lòng nhà thơ. (Hứng trở về)
- Hiểu được nghệ thuật sử dụng từ, so sánh, xây dụng hình ảnh trong các bài thơ.
2.Kĩ năng
- Đọc – hiểu một bài ngũ ngôn tứ tuyêt theo đặc trưng thể loại. ((Vận nước)
- Đọc – hiểu một bài Kệ theo đặc trưng thể loại. (Cáo bệnh bảo mọi người)
- Đọc – hiểu một bài thơ Đường luật theo đặc trưng thể loại. (Hứng trở về)
C.PHƯƠNG PHÁP
- thảo luận, trả lời câu hỏi, vấn đáp…
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3.Bài mới:
Hoạt động của Gv - Hs
Nội dung cần đạt
Hs đọc tiểu dẫn SGK trang 162, 164, 165, 166. Hs làm việc cá nhân, trình bày trước lớp theo câu hỏi sgkBài 1: Tên? Tác giả? Thể loại? Hoàn cảnh ra đời? Chủ đề?
Bài 2: Tên? Tác giả? Thể loại? Hoàn cảnh ra đời? Chủ đề?
Bài 3: Tên? Tác giả? Thể loại? Hoàn cảnh ra đời? Chủ đề?Hs đọc – hiểu VB
Gv đọc phiên âm. H đọc dịch nghĩa, dịch thơ.Phân tích hình ảnh “ dây mây kết nối” trong bài thơ?Giải thích vì sao nói nhà vua dùng đường lối “ Vô vi” thì khắp nơi trong nước lại có thể dứt được nạn đao binh? 2 câu đầu t/giả muốn nói đến qui luật gì trong tự nhiên?Đối với đời nười vì sao tác giả nói “ việc đuổi theo nhau”( “ cái già hiện tới” Qui luật này khác với qui luật thiên nhiên ở chỗ nào?
Qua hiện tượng cuối xuân vẫn thấy “ một cành mai”. Tác giả muốn diễn tả tư tưởng gì? 2 câu đầu gợi nhớ hương vị gì khiến người đi xa nóng lòng muốn về ngay? Điều đó nói lên tình cảm đối với quê hương ntn?
2 câu sau đã thể hiện được thái độ, sự lựa chọn ntn của nhà thơ? --
Cách diễn đạt ở câu 3,4 có gì khác nhau?
I Tìm hiểu chung1. Vận nước ( Quốc tộ ) - Pháp Thuận.a) Tác giả: Thiền sư Pháp Thuận ( 915-990 ) họ Đỗ SGK/162.b) Thể loại: Ngũ ngôn tuyệt cú Đường luật.c) Hoàn cảnh: Có lẽ sáng tác sau năm 981-982, đây là một trong những bài thơ sớm nhất có tên t/giả của VH viết VN.d) Chủ đề: Vận nước dài ngắn là tuỳ thuộc vào cách trị nước của một minh quân. Phải lấy từ bi, bác ái, vị tha làm nền tản trị nước thì nền thái bình mới lâu dài.2. Cáo bệnh, bảo mọi người ( Cáo tật thị chúng )- Mãn Giác.a) Tác giả: Lí Trường ( 1052-1096 ) SGK/164.b) Thể loại: Bài kệ, một thể loại văn Phật giáo dùng để truyền bá giáo lý đạo Phật. Kệ được viết bằng văn vần. c) Hoàn cảnh: Đây là bài thơ kệ duy nhất còn lại của Mãn Giác và có lẽ sáng tác cuối năm 1096.d) Chủ đề: Bài thơ thể hiện một tâm hồn bình thản trước qui luật của cuộc đời. Người tuy mất rồi nhưng vẫn còn tinh hoa để lại cho đời.3. Hứng trở về ( Quy hứng ) - Nguyễn Trung Ngạn.a) Tác giả: Nguyễn Trung Ngạn ( 1289-1370 ) SGK/165,166.b) Thể loại: Thất ngôn tuyệt cú Đường luật. c) Hoàn cảnh: Có lẽ sáng tác khoảng 1315-1316 khi đi sứ TQd) Chủ đề: Nỗi nhớ quê hương và khát vọng mau chóng trở về quê nhà.
II. Đọc – hiểu văn bản1. Vận nước ( Quốc tộ ) - Pháp Thuận
a) Vận nước như mây quấn
Biểu tượng nằm trong sự so sánh “ Vận nước như mây quấn” -> đất nước trong hoàn cảnh hòa bình, bền vững, phát triển thịnh vượng. Qua đó thấy được tấm lòng của tác giả đối với đất nước.Biểu hiện bằng nhiều mối quan hệ, nhiều yếu tố mới giữ được vận nước lâu dài. Cụ thể như:
+ Có đường lối trị quốc phù hợp
+ Có quan hệ ngoại giao tốt
+ Có tiềm năng vè quân sự, kinh tế, văn hóa.
+ Vua phải biết quan tâm tới đời sống của nhân dân.
b) “Vô vi” là không làm điều gì trái với tự nhiên -> ý nói sự khoan dung, giản dị, chăm lo đời sống của muôn dân. Dân được ấm no, an lạc.
“ Vô vi”: thuộc vô vi pháp của nhà Phật, nghĩa là từ bi bác ái.
=> Muốn đất nước phát triển thịnh vượng nhà vua phải làm những việc thuận với tự nhiên, lòng người, không để xảy ra chiến tranh, dân được an cư, lạc nghiệp=>vai trò của người đứng đầu đất nước và truyền thống của dân tộc.
=> cách sử dụng hình ảnh, từ ngữ so sánh ("mây quấn" là hình ảnh biểu tượng cho sự bền chắc, tác giả muốn so sánh với sự bền chắc của ngôi vua và vận nước)
=> Biểu hiện lòng yêu nước, khát vọng sống hòa bình và sự quan tâm tới vận nước của tác giả
2. Cáo bệnh, bảo mọi người ( Cáo tật thị chúng )- Mãn Giác.
a) Hai câu đầu:
“ Xuân qua ….hoa tươi”
Tác giả diễn tả quy luật biến đổi trong thiên nhiên. Hoa tàn rồi hoa lại nở. Mùa xuân và trăm hoa tươi mang đến sự ấm áp tràn đầy sức sống của cảnh vật.
b) Hai câu tiếp
“ Trước mắt.....đến rồi”
Tác giả diễn tả quy luật biến đổi của cuộc đời. Con người không luân hồi như cây cối. Cuộc đời con người sẽ đi về phía hủy diệt. Con người sẽ nuối tiếc. Nhưng đã là quy luật thì an nhiên đón nhận.
c) Hai câu cuối
“ Chớ bảo.....cành mai”
- Không tả thiên nhiên. Mùa xuân qua rồi mà hoa mai vẫn nở. Hình ảnh cành mai vượt lên tên quy luật vận động và biến đổi của thiên nhiên mang một ý nghĩa sâu sắc :
- Mang ý nghĩa tượng trưng, thể hiện sức sống mãnh liệt của vạn vật và con người, vượt lên tất cả sự sống, chết, thịnh, suy,...
- Là hình tượng nghệ thuật đẹp mà là cái đẹp của tinh thần lạc quan kiên định trước sự biến đổi của thời cuộc. Đó là tinh thần ý chí bất diệt của nhà Phật. Dù xuất gia nhưng họ không quay lưng với cuộc đời vẫn đầy bản lĩnh và ý chí tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
=>Sử dụng hình ảnh, từ ngữ tương phản, giàu biểu tượng, kết cấu chặt chẽ
=>Bài thơ thể hiện tinh thần, ý chí bất diệt của con người
3. Hứng trở về ( Quy hứng ) - Nguyễn Trung Ngạn
a) Hai câu dầu
“ Dâu già...cua béo ghê ”
Tình yêu quê hương xứ sở được miêu tả qua các chi tiết :
+ Dâu tằm, hương thơm đồng lúa, cua cá trên đồng, bữa cơm quê dỏe thơm ngọt ngào -> Hình ảnh đồng quê và sinh hoạt mộc mạc, chân thành nhưng rung động lòng người về tình quê tha thiết.
b) Hai câu sau :
“ Nghe nói....bằng về”
-Tiếng gọi trở về tha thiết, khắc khoải trong lòng kẻ xa quê
Cách nói tế nhị nhằm so sánh 2 sự việc : đi sứ có sung sướng nhưng không bằng sống ở nhà -> Nhà thơ đẫ lựa chọn sự thanh đạm của quê nhà.
- Cách diễn đạt ở câu 3, 4 đều là sự so sánh. Song có khác nhau. Câu 3 khẳng định cuộc sống an bần, ngèo nhưng vẫn vui vẫn tốt. Câu 4 so sánh cuộc sống vui vẻ về tinh thần với cái thú sống ở nhà. Cả hai câu khẳng định cuộc sống ở quê nhà là hơn hẳn.
=>Tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc là cảm xúc chủ đạo của bài thơ
=> Cách nói giản dị, chân thật, hình ảnh gợi cảm=>thức tỉnh tâm trạng của những người xa quê
III. Củng cố, dặn dò
1.Củng cố bài học
Nắm được những nội dung chính, nghệ thuật thể hiện qua ba bài thơ.
2.Dặn dò
Học bài cũ, chuẩn bị bài mới “Đọc Tiểu Thanh kí »- Nguyễn Du
E. Rút kinh nghiệm
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- doc them van nuoc hung tro ve cao benh bao moi nguoi.doc