A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Nhận biết được loại và thể trong văn học
2. Thấy được khái quát đặc điểm của một số thể loại văn học.
3. Vận dụng được những hiểu biết về thể loại văn học để đọc hiểu văn bản.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
SGK, SGV.Thiết kế bài học.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiển tra bài cũ.
2. Giới hiệu bài mới.
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1376 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 năm học 2007-2008 tuần 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số thể loại văn học
a. mục tiêu bài học
1. Nhận biết được loại và thể trong văn học
2. Thấy được khái quát đặc điểm của một số thể loại văn học.
3. Vận dụng được những hiểu biết về thể loại văn học để đọc hiểu văn bản.
B. phương tiện thực hiện
SGK, SGV.Thiết kế bài học.
c. tiến trình dạy học
1. Kiển tra bài cũ.
2. Giới hiệu bài mới.
Phương pháp
Nội dung cần đạt
GV: Gọi H/S đọc SGK Tr 133.
GVH:: Anh (chị) hãy nêu những quan niệm chung về loại thể văn học ?
GV: Cho HS đọc (SGK T.133)
GVH: Đặc trưng của thơ là gì ?
GVH: Theo anh (chị) có mấy kiểu phân loại thơ ?
Thơ gồm có những loại nào ?
GV: Gọi HS đọc phần 1 SGK Tr 135.
GVH: Anh (chị) hãy cho biết đặc trưng của truyện ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết các kiểu của truyện ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết yêu cầu của việc đọc truyện ?
GV: Cho HS đọc ghi nhớ trong SGK.
I. Tìm hiểu chung
1. Loại thể văn học
HSTL&PB: Các nhà nghiên cứu bao giờ cũng chú ý đến loại . Trên cơ sở các loại đi sâu vào cấp độ tồn tại nhỏ hơn để phân biệt ra các thể.
+ Loại: là phương thức tồn tai chung.
+ Thể: là hiện thực hoá của loại.
* Văn học gồm có ba loại lớn:
+ Loại tự sự:……………..
+ Loại trữ tình:………….
+ Loại kịch:……………...
2, Các thể tiêu biểu
A, Thơ
HSĐ&TL:
- Đặc trưng thứ nhất: Thơ là tiếng nói của cảm xúc mãnh liệt. Tính trữ tình là đặc điểm nổi bật nhất trong thơ.
+ Ngô Thì Nhậm: “ Hãy xúc hồn thơ cho ngọn bút có thần”.
+ Hê ghen: “ Thơ bắt đầu từ cái nghề mà con người cảm thấy cần phải biểu hiện lòng mình”
+ Người TQ: “ Thơ hay như người con gái đẹp. Cái để làm quen là nhan sắc, cái để sống với nhau lâu dài là đức hạnh. Chữ nghĩa là nhan sắc của thơ. Tấm lòng mới là đức hạnh của thơ”.
- Đặc trưng thứ hai: Đó là nhịp điệu. Nhịp điệu làm tăng thêm tính trữ tình của thơ. Xét VD:
“ Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa nắng dài bãi cát
Gió lộng xôn xao sang biển đu đưa
Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát”
- Các kiểu loại thơ: Phân loại theo nội dung biểu hiện
+ Thơ trữ tình (đi sâu vào tâm tư tình cảm chiêm nghiệm về cuộc đời)
+ Thơ tự sự (cảm nghĩ vận động theo mạch kể chuyện)
+ Thơ trào phúng (………)
- Các kiểu loại thơ: Phân loại theo tổ chức bài thơ.
HSTL&PB: SGK Tr 134.
- Yêu cầu về đọc thơ: SGK Tr 134.
B. Truyện
- Khái lược về truyện
HSĐ&TL:
+ Truyện mang tính khách quan trong sự phản ánh…
+ Cốt truyện được tổ chức một cách nghệ thuật………
+ Ngôn ngữ linh hoạt gần với đời sống
- Các kiểu truyện:
+ Văn học dân gian có nhiều thể loại:…………………
+ Văn học trung đại:……………………………………
+ Văn học hiện đại:……………………………………..
- Yêu cầu về đọc truyện: SGK Tr 135 & 136.
III.Củng cố & Dặn dò
HS: +Tham khảo phần ghi nhớ (SGK).
+ Trả lời các câu hỏi trong phần HDHB SGK Tr 136.
+ Soạn bài “Chí Phèo”
Tác giả nam cao
A mục tiêu bài học
Giúp HS
1. Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè và tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, yêu đất nước của Nguyễn Trãi
2. Thấy được vẻ đẹp của thơ Nôm Nguyễn Trãi: bình dị, tự nhiên đan xen câu lục ngôn vào câu thơ thất ngôn.
B. Phương tiện thực hiện
SGK, SGV.Thiết kế bài học.
c. tiến trình dạy học
Kiểm tra bài cũ
Giới thiệu bài mới.
Phương pháp
Nội dung cần đạt
GV: Cho H/S đọc phần I SGK Tr 137.
GVH: Phần I trình bày nội dung gì ? Em hãy trình bày cụ thể những nét khái quát ấy ?
GV: Cho H/S đọc SGK.
GVH: Anh (chị) hãy trình bày những quan điểm nghệ thuật nổi bật trong sáng tác của Nam Cao ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết những đề tài chính mà Nam Cao thường viết ? Kể tên một vài tác phẩm làm dẫn chứng ?
GVH: Anh (chị) có nhận xét gì về phong cách nghệ thuật trong sáng tác của Nam Cao ?
GV: Gọi HS đọc Ghi nhớ SGK Tr 142.
I. Vài nét về tiểu sử con người
1. Tiểu sử:
HSĐ&TL: Trần Hữu Tri (29/10/1915 – 30/11/1951)
+ Nội dung: Quê ở làng Đại Hoàng, thuộc tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay thuộc xã Hoà Hậu, huyện Lí Nhân – Hà Nam)
+ Gia đình đông an hem, nghèo…học hết Thành Chung thì vào Sài Gòn…dạy ở vài trường tư thục tai Hà Nội…
+ 1943 tham gia hội VHCQ. Đến 8/1945 tham gia giành chính quyền ở địa phương…phóng vien mặt trận tham gia đoàn quân Nam Tiến (1946), 1947 lên Việt Bắc làm công tác báo chí, có tham gia chiến dịch Biên giới (1950). Tháng 11 năm1951 bị giặc phục kích, hi sinh.
2. Con người
HSTL&PB: + Có tình nghĩa sâu nặng với người nông dân
+ Có tâm trạng bất hoà sâu sắc với XH đương thời
+ Luôn trung thực đấu tranh với bản thân
+ Luôn mang trong mình tâm trạng u uất bất đắc chí, bi phẫn của ngưòi trí thức có ý thứcvề sự sống mà không đựoc sống cho ra nguời.
=> Nam Cao là một nhà văn chân chính có tấm lòng đôn hậu, chan chứa yêu thương, có đời sống tinh thần phong phú. Những tác phẩm ông sáng tác đều chứa chan tinh thần nhân đạo.
II. sự nghiệp văn học
1. Quan điểm nghệ thuật.
HSĐ&TL: Là nhà văn có ý thức về trách nhiệm của người cầm bút, về nền nghệ thuật chân chính, đó là thứ nghệ thuật mang tính nhân đạo (nghệ thuật vị nhân sinh). Nhà văn cho rằng:
+ Văn học phải biết nhìn thẳng vào sự thật, phải mở lòng đón nhận những vang động của cuộc đời, phải hướng về cuộc sống của quần chúng nhân dân, vì họ mà nên tiếng. “Nghệ thuật không phải là ánh trăng…”
+ Ông khẳng định một tác phẩm hay, có giá trị phải là một tác phẩm thể hiện nhân đạo hoá con người. Đó là một yêu cầu tất yếu. Từ đó ông lên án những tác phẩm chỉ tả bề ngoài XH. “Một tác phẩm thật có….”
+ Nam Cao ý thức sâu sắc và đòi hỏi các nhà văn phải tìm tòi sáng tạo, đồng thời phải có lương tâm, có nhân cách xứng đáng. “Văn chương không cần những người thợ khéo tay…”.
2, Các đề tài chính
HSTL&PB:
Đề tài
Nông dân
Trí thức nghèo
1. Tác phẩm
2. Nội dung phản ánh.
Chí Phèo; Dì Hảo; Lão Hạc; Lang rận; Một bữa no...
- Dựng nên bức tranh chân thực về đời sống nông thôn VN trước CM đói nghèo , xơ xác, bần cùng hoá những năm 1930 – 1945.
- Đặc biệt tác giả chú ý đến những con người cùng đường, thấo cổ bé hang, những số phận bi thảm bị đè nén, lăng nhục tàn nhẫn.
- Đặc biệt là một bộ phận nông dân bị xô đẩy vào con đường bần cùng dẫn đến sự lưu manh hoá đầy tội lỗi không lối thoát. Nhà văn không hề bôi nhọ người nông dân mà ngược lại ông khẳng định nhân phẩm của họ không bao giờ mất dù có bị vùi dập mất cả nhân hình , nhân tính.
Trăng sáng; Đời thừa; Mua nhà; Quên điều độ...
- Miêu tả bi kịch tinh thần của ngươì trí thức nghèo trong xã hội cũ. Đó là những viên chức nghèo, họ là người làm công ăn lương…tất cả đều ý thức rất rõ về cuộc sống và có nhân phẩm, có hoài bão, tâm huyết tài năng nhưng rốt cuộc bị gánh nặng cơm áo ghì sát đất, phải sống mòn, chết mòn, trở thành những kẻ sống vô ích , sống thừa, thậm chí là tàn nhẫn với chính bản thân mình. Nam Cao đã phê phán XH vô nhann đạo đã cướp đi tài năng, niềm mơ ước của những con người vốn lẽ ra sống có ích.
3 . Phong cách nghệ thuật.
HSĐ&TL: Trong văn xuôi Việt Nam hiện đại, Nam Cao đã tạo ra cho mình một phong cách riêng.
+ Nhà văn có bịêt tài phân tích tâm lí nhân vật, kể cả nhân vật có tâm lí nhân vật phức tạp.
+ Kết cấu thời gian nghệ thuật trong chuyện đảo lộn (điểm mới trong văn học VN đương đại).
+ Truyện ông viết thường có phạm vi nhỏ hẹp, những vấn đề quen thuộc, cả những cái tầm thường nhưng lại chứa đựng những vấn đề lớn lao, những triết lí cao siêu về cuộc sống và nghệ thuật.
=> Nam Cao là nhà văn lớn, nhà nhân đạo chủ nghĩa. Ông có nhiều đóng góp quan trọng trong tiến trình phát triển và hoàn thiện ltruyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam trên con đường hiện đại hoá.
III. Củng cố & dặn dò
* HS: Tham khảo phần ghi nhớ trong SGK
* HS: Soạn bài Phong Cách ngôn ngữ báo chí (tiết 2) SGK Tr 143.
* HS: Trả lời câu hỏi phần HDHB SGK Tr 142.
.
Phong cách ngôn ngữ báo chí
Mục tiêu bài học
Giúp HS: Nắm chắc được đặc điểm chung và đặc điểm diễn đạt của phong cách ngôn ngữ bc. Biết vận dụng kiến thức về phong cách ngôn ngữ báo chí trong việc đọc hiểu văn bản làm văn.
b. phương tiện thực hiện
- SGK, SGV; Thiết kế bài học
C. tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới
Phương pháp
nội dung cần đạt
GV : Cho HS đọc SGK
GVH: Anh (chị) hãy lần lượt trình bày những yêu cầu đối với các phương tiện diễn đạt trong phong cách báo chí ?
GV : Chia HS thành nhóm để các enm thảo luận từng yêu cầu, sau đó phát biểu.
GVH: Anh (chị hãy nêu ngắn những đặc trưng của ngôn ngữ báo chí ?
II . các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của ngôn ngữ báo chí.
1, Các phương tiện diễn đạt
HSĐ&TL
A, Về ngữ âm, chữ viết:
+ Đọc phải rõ ràng (với PTV), Tôn trọng người nghe.
+ Chú ý chính tả, cách viết hoa, viết tắt, phiên âm tiếng nước ngoài.
B, Về Từ ngữ:
+ Từ ngữ dùng phải có tính toàn dân, đa phong cách. Cụ thể có thể dùng từ ngữ ở nhiều lĩnh vực khác nhau để có thể phản ánh mọi mặt của đời sống như: Từ ngữ KHKT, hành chính, văn chương, thông tục.
+ Cũng cần tránh những thuật ngữ chuyên ngành không thông dụng. Nếu có dùng phải chú thích. Tránh từ dung tục, thô tục.
C, Ngữ Pháp:
+ Câu phải rõ ràng, chính xác về nghĩa, không khó hiểu, mơ hồ.
+ Dùng cụm Danh, Động, Tính từ làm tiêu đề “Tít” cho bài báo
+ Dùng mô hình câu: Thời gian - địa điểm – Sự kiện mở đầu cho các bản tin để nhấn mạnh vào tính thời sự.
+ Dùng câu mở rộng thành phần.
D, Biện pháp tu từ:
+ Sử dụng biện pháp tu từ phù hợp với từng thể loại bài viết nhằm nâng cao tính hấp dẫn, định hướng của báo chí.
E, Bố cục trình bày:
+ Bố cục rõ ràng hợp lí, lo gic đễ tiếp thu. VD: Tin thời sự phải theo bố cục: Nguồn tin, thời gian, địa điểm, sự kiện.
+ Tên “Tit” các bài báo viết thường trình bày có những kiẻu chữ đặc biệt, tạo ấn tượng, có kèm ảnh (nếu có liên quan đến nội dung trình bày)
2, Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí
HSĐ&TL
Biểu hiện
Đặc trưng cơ bản
Tính thông tin thời sự
Đảm bảo chất lượng thông tin, ngôn ngữ phải chính xá về thời gian, địa điểm, nhân vật, sự kiện.
Tính ngắn gọn
Lời văn báo chí phải ngắn gọn, lượng thông tin cao.
Tính sinh động hấp dẫn
Ngôn ngữ báo chí phải kích thích sự tò mò của người đọc.
File đính kèm:
- Ngu Van 11 Tuan 13.doc