Giáo án Ngữ văn 11 tuần 5

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1/ Kiến thức

- Nhận thức được tình cảm yêu ghét phân minh mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của Đồ Chiểu

- Hiểu được đặc trưng cơ bản của bút pháp trữ tình, cảm xúc trữ tình đạo đức nồng đậm sâu sắc, vẻ đẹp bình dị chân chất của ngôn từ

2/ Kĩ năng

Phân tích, cảm thụ truyện thơ Nôm bác học.

3/ Thái độ

Giáo dục học sinh lối sống yêu ghét rõ ràng, đúng đắn.

B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC

1/ Giáo viên

- Phương pháp: Dạy học theo hình thức giảng giải, phát vấn, chia nhóm thảo luận. Kết hợp đọc hiểu văn bản với các phương pháp gợi mở nêu vấn đề, thuyết giảng.

- Phương tiện: Giáo án, SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 11, truyện Lục Vân Tiên, tài liệu tham khảo: Nguyễn Đình Chiểu- Tác phẩm dùng trong nhà trường

2/ Học sinh

- SGK, học bài cũ.

- Đọc bài và soạn bài đầy đủ.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1/ Ổn định lớp

2/ Kiểm tra bài cũ

3/ Bài mới

* Dẫn nhập

Thật dễ tìm thấy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu những ví dụ để chứng minh ông là một nhà thơ đạo lí (bên cạnh nhà thơ yêu nước). Nhưng ví dụ vào loại tiêu biểu nhất và thường được người ta nhớ trước hết là đoạn thơ bàn về lẽ ghét thương trong Truyện Lục Vân Tiên. Đã bao nhiêu độc giả tìm thấy ở đây một bài học làm người thấm thía, một tiêu chuẩn khen chê đáng tin cậy. Ta hãy cùng nhau tìm hiểu để làm rõ hơn điều này qua đoạn trích “Lẽ ghét thương”

 

doc19 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2373 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 tuần 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 Ngày soạn: 24/08/2012 Tiết 17 + 18 LẼ GHÉT THƯƠNG (Trích truyện thơ Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu ) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1/ Kiến thức - Nhận thức được tình cảm yêu ghét phân minh mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của Đồ Chiểu - Hiểu được đặc trưng cơ bản của bút pháp trữ tình, cảm xúc trữ tình đạo đức nồng đậm sâu sắc, vẻ đẹp bình dị chân chất của ngôn từ 2/ Kĩ năng Phân tích, cảm thụ truyện thơ Nôm bác học. 3/ Thái độ Giáo dục học sinh lối sống yêu ghét rõ ràng, đúng đắn. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1/ Giáo viên - Phương pháp: Dạy học theo hình thức giảng giải, phát vấn, chia nhóm thảo luận. Kết hợp đọc hiểu văn bản với các phương pháp gợi mở nêu vấn đề, thuyết giảng. - Phương tiện: Giáo án, SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 11, truyện Lục Vân Tiên, tài liệu tham khảo: Nguyễn Đình Chiểu- Tác phẩm dùng trong nhà trường 2/ Học sinh - SGK, học bài cũ. - Đọc bài và soạn bài đầy đủ. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ 3/ Bài mới * Dẫn nhập Thật dễ tìm thấy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu những ví dụ để chứng minh ông là một nhà thơ đạo lí (bên cạnh nhà thơ yêu nước). Nhưng ví dụ vào loại tiêu biểu nhất và thường được người ta nhớ trước hết là đoạn thơ bàn về lẽ ghét thương trong Truyện Lục Vân Tiên. Đã bao nhiêu độc giả tìm thấy ở đây một bài học làm người thấm thía, một tiêu chuẩn khen chê đáng tin cậy. Ta hãy cùng nhau tìm hiểu để làm rõ hơn điều này qua đoạn trích “Lẽ ghét thương” Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu chung - Ở THCS các em đã học truyện thơ Lục Vân Tiên, bây giờ em hãy tóm tắt cốt truyện và giới thiệu khái quát về tác phẩm. Từ đó hãy nêu vị trí của đoạn trích Lẽ ghét thương. + Hs trình bày. + Gv tóm tắt lại. - Theo em trong truyện Lục Vân Tiên những nhân vật nào xếp cùng với ông Quán ? Nhà thơ muốn gửi gắm điều gì thông qua những nhân vật ấy ? - Gv diễn giảng: Ông Ngư, ông Tiều, bà lão dệt vải, tiểu đồng… có thể xếp cùng loại với nhân vật ông Quán. Nhân vật ông Quán phát ngôn cho những tư tưởng, cảm xúc nung nấu trong lòng nhà thơ Đồ Chiểu. *Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản - Gv hướng dẫn Hs đọc đoạn trích.Yêu cầu cần thể hiện rõ giọng điệu của từng nhân vật qua lời hỏi đáp: lời ông Quán và Vân Tiên. Đọc đoạn thơ kể lời ông Quán cần bộc lộ lẽ ghét thương cần nhấn vào các từ ngữ thể hiện mức độ mãnh liệt trong tình cảm của ông: các điệp từ ghét, thương, ghét cay ghét đắng… + Gv đọc mẫu. + Hs đọc. - Gv chuẩn bị bảng phụ. - Gv dẫn dắt và yêu cầu: Ông Quán trong đoạn trích đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm về những điều thương, điều ghét ở đời. Vậy ông Quán ghét và thương những điều gì? Điểm chung của những điều mà ông ghét, ông thương? Em hãy trả lời câu hỏi trên bằng cách điền vào sơ đồ. LẼ GHÉT THƯƠNG Ghét Thương + + …. à + + … à + Hs điền vào sơ đồ - Em hãy lựa chọn một câu thơ thể hiện rõ nhất mối quan hệ ghét – thương trong đoạn trích và điền vào sơ đồ. + Gv nhận xét các đáp án của Hs đưa ra, gợi mở, định hướng để Hs đưa ra đáp án đúng. + Gv nói rõ hơn về các nhân vật được nhắc đến: Đời Kiệt, Trụ: hoang dâm vô độ, đến mức tột cùng Đức Thánh Nhân (Khổng Tử): lận đận trên đường truyền đạo Thầy Nhan Tử (Nhan Uyên): hiếu học, đức độ nhưng qua đời sớm Gia Cát Lượng: đến lúc mất thì chí lớn vẫn chưa thành, đất nước vẫn còn bị chia ba Đổng Tử (Đổng Trọng Thư): học rộng tài cao nhưng không được trọng dụng Nguyên Lượng (Đào Tiềm): cao thượng, không cầu danh lợi, giỏi thơ văn nhưng phải chịu cảnh sống ẩn dật để giữ gìn khí tiết Hàn Dũ: dâng sớ can vua mê tín đạo phật mà bị giáng chức đày đi xa - Ghét và thương là hai cực đối lập trong tình cảm của con người. Vậy mà ở đây ông Quán lại nói “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương” phải chăng là một sự thỏa hiệp? - Gv gợi mở: Xét kết cấu đoạn trích. Số lượng những câu ghét và những câu thương Những câu không có chữ thương nhưng lại chứa chan tình cảm. Kết luận: Cơ sở lẽ ghét thương * Gv kết luận: Hóa ra ghét cũng là một biểu hiện của tình yêu thương mà thôi. Không có gốc của thương ghét trở thành thái độ hằn học với đời. - Em nhận xét gì về cách sử dụng cặp từ đối nghĩa ghét-thương trong đoạn thơ này? Hãy phân tích giá trị nghệ thuật trong biện pháp tu từ đó? - Ngoài ra đoạn trích còn sử dụng những biện pháp tu từ nào khác? Hoạt động 3: Tổng kết Gv nêu câu hỏi: Qua lẽ ghét thương trong đoạn trích, em hiểu gì về tấm lòng và nghệ thuật thơ văn Nguyễn Đình Chiểu? - Hs trả lời và đọc phần Ghi nhớ (SGK) I.TÌM HIỂU CHUNG 1/ Vài nét về Truyện thơ Lục Vân Tiên - Lục Vân Tiên là truyện thơ Nôm bác học nhưng đậm chất dân gian và sắc thái Nam bộ. - Lục Vân Tiên là tác phẩm tiêu biểu cho khuynh hướng trữ tình đạo đức trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. - Lý tưởng đạo đức trong Lục Vân Tiên dựa trên cơ sở đạo đức nhân dân. 2/ Đoạn trích “Lẽ ghét thương” - Từ câu 473 đến 504: Kể lại cuộc đối thoại giữa nhân vật Ông Quán và bốn chàng nho sinh - Đoạn trích bày tỏ quan điểm ghét thương của Đồ Chiểu 3/ Nhân vật ông Quán Biểu tượng của tình cảm yêu ghét phân minh, trong sáng của quần chúng. II. ĐỌC –HIỂU VĂN BẢN 1/ Lẽ ghét thương trong đoạn trích GHÉT THƯƠNG - Việc tầm phào - Kiệt,Trụ mê dâm - U Lệ đa đoan - Ngũ bá phân vân - Thúc quý phân băng à Chính sự thối nát, những hôn quân bạo chúa say đắm tửu sắc, xa hoa, không chăm lo đến đời sống của nhân dân. - Đức thánh nhân - Thầy Nhan Tử dở dang. - Ông Gia Cát tài lành - Thầy Đổng Tử cao xa - Ông Hàn Dũ chẳng may… - Người Nguyên Lượng lỡ bề giúp nước. - Thầy Liêm, Lạc bị lời xua đuổi. àthương dân, những người dân lam lũ lầm than bởi tội ác của bọn vua chúa phong kiến phản động. Thương những hiền nhân, tài giỏi, có chí hành đạo giúp đời, giúp dân nhưng đều không đạt sở nguyện. à Vì chưng hay ghét cũng là hay thương * Cơ sở của lẽ ghét thương - Kết cấu: Vì chưng hay ghét cũng là hay thương Ghét Thương Nửa phần lại ghét nửa phần lại thương  Kết luận cơ sở của lẽ ghét thương: Đứng về phía nhân dân, xuất phát từ nhân dân để bình phẩm lịch sử. Tình yêu thương con người nhân dân đã trở thành thước đo để bình xét, đánh giá, bộc lộ cảm xúc. - Mối quan hệ ghét – thương: + Vì thương dân lầm than khổ cực, người tài bị vùi dập mà càng căm ghét những kẻ làm hại họ + Tình cảm yêu ghét phải rõ ràng, dứt khoát + Biết ghét sự tàn bạo, phi nghĩa thì phải biết trọng chính nghĩa, tình thương à Cảm xúc thương là chủ đạo 2/ Đặc sắc nghệ thuật: - Sử dụng phép điệp, phép đối: + Phép điệp: Từ ghét ( 2012 lần ), thương ( 2012 lần ) + Phép đối: Đối từ : ghét – thương ( chẳng hay thương ghét, ghét thương thế nào) Đối vế câu: “ Vì chưng hay ghét >< cũng là hay thương” à Nhấn mạnh đối tượng, sự việc của lẽ ghét thương; góp phần thể hiện quan điểm yêu ghét rạch ròi, phân minh;tạo được mỹ cảm cho đoạn trích về sự hài hòa,uyển chuyển của âm thanh, nhịp điệu. - Sử dụng điển tích có tác dụng gợi hình tượng, gợi cảm, làm cho lối diễn đạt có tính hàm súc,mang dấu ấn của văn chương bác học. - Ngôn ngữ nhân vật mộc mạc gần với lời ăn tiếng nói của nhân dân. III. TỔNG KẾT - Đoạn trích thể hiện quan điểm ghét thương rạch ròi của Nguyễn Đình Chiểu trên cơ sở tư tưởng đạo lý nhân dân. - Đoạn trích thể hiện được nội dung tư tưởng, phong cách nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. 3/ Củng cố - Củng cố : Ghi nhớ (SGK) - “Bởi chưng hay ghét cũng là hay thương” điều này được bộc lộ như thế nào trong đoạn trích ? 4/ Dặn dò - Học thuộc lòng đoạn trích; Làm phần luyện tập về nhà. - Tìm đọc lại truyện thơ Lục Vân Tiên - Chuẩn bị bài mới: Đọc thêm Chạy giặc - Nguyễn Đình Chiểu. + Đọc văn bản. + Trả lời những câu hỏi gợi ý Sgk. -----------------------------------------fõe------------------------------------------ Ngày soạn: 27/08/2012 Tiết 17 Đọc thêm: CHẠY GIẶC (Nguyễn Đình Chiểu ) A.MỤC TIÊU BÀI HỌC 1/ Kiến thức - Cảm nhận được tình cảnh “xé nghé tan đàn”, những mất mát của nhân dân khi giặc đến và thấy được thái độ, tình cảm của tác giả. - Hiểu được nghệ thuật tả thực kết hợp với khái quát qua sử dụng hình ảnh, ngôn từ. 2/ Kĩ năng Đọc – hiểu bài thơ theo đặc trưng thể loại. 3/ Thái độ Cảm thông với nỗi thống khổ của nhân dân Việt Nam sống dưới thời buổi loạn lạc. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1/ Giáo viên - Phương pháp: Dạy học theo hình thức giảng giải, phát vấn, chia nhóm thảo luận. Kết hợp đọc hiểu văn bản với các phương pháp gợi mở nêu vấn đề, thuyết giảng. - Phương tiện: Giáo án, SGV, SGK, sách bài tập, sách chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn THPT lớp 11, sách “Lí luận – Phê bình – Bình luận văn học – Nguyễn Đình Chiểu. 2/ Học sinh - SGK, học bài cũ. - Đọc bài và soạn bài đầy đủ. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Em hãy cho biết cơ sở và mối quan hệ của lòng yêu ghét trong đoạn trích “Lẽ ghét thương” ? 3/ Bài mới Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt *Hoạt động 1 : Tìm hiểu chung - Gv yêu cầu Hs đọc tiểu dẫn Sgk và cho biết hoàn cảnh ra đời bài thơ ? - Gv hướng dẫn hs đọc văn bản. - Gv đọc mẫu. Hs đọc. - Bài thơ thuộc thể loại gì? Theo em bài thơ này nên chia như thế nào để tìm hiểu? * Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản - Hai câu đề tác giả đã nói lên hoàn cảnh và lí do chạy giặc. Vậy tác giả đã chọn thời điểm nào để chạy giặc ? - Em hãy phân tích cách sử dụng ngôn ngữ của hai câu thơ? Gv diễn giảng: Bàn cờ thế (trong văn chương người ta thường xem cuộc đời như một cuộc đánh cờ) - Qua hai câu thơ mở đầu tác giả muốn nói điều gì ? - Cảnh đất nước bị giặc tàn phá được khắc họa bằng bút pháp nghệ thuật nào? Gv diễn giảng: Lũ trẻ, bầy chim là những sinh linh bé bỏng, yếu ớt, đáng lẽ phải được che chở, ôm ấp, vậy mà bỗng chốc bị đẩy ra khỏi tổ ấm. - Hs chú ý hai câu luận. - Ở hai câu luận tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? - Em cảm nhận được điều gì qua hai câu luận? - Theo em thì tác giả đã ẩn chứa những tình cảm gì qua việc miêu tả cảnh đất nước trong loạn lạc? - Phân tích tâm trạng và thái độ nhà thơ qua hai câu thơ cuối? * Hoạt động 3: Tổng kết Gv hướng dẫn Hs tổng kết bài học I. TÌM HIỂU CHUNG 1/ Hoàn cảnh ra đời - Có người cho rằng: tác phẩm được viết ngay sau khi thành Gia Định bị thực dân Pháp bắt đầu tấn công (17- 2 - 1859) - Là một trong những tác phẩm đầu tiên của VH yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỷ XIX 2/ Thể loại: thất ngôn bát cú Đường luật. 3/ Bố cục: - Hai câu đầu : Đất nước rơi vào thảm họa giặc ngoại xâm. - Bốn câu giữa : Tình cảnh tan đàn xẻ nghé mất nước của quê hương trong cảnh loạn lạc. - Hai câu còn lại: Thái độ và tình cảm của tác giả. II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN 1/ Đất nước rơi vào thảm họa giặc ngoại xâm Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây Một bàn cờ thế phút sa tay Chợ : nơi họp mặt, giao lưu văn hóa kinh tế. Tan chợ : trở về với cuộc sống bình yên, với mái ấm gia đình. “vừa” à bất ngờ, đột ngột. Nghe tiếng súng Tây: vừa là hình ảnh thực, vừa là hình ảnh ẩn dụ, nỗi kinh hoàng về cảnh chết chóc, tan thương. Bàn cờ thế: thắng hay bại chỉ cần một nước đi. è Tiếng súng xâm lược nổ ra đột ngột, bất ngờ, phá tan cảnh sống yên lành của nhân dân ta, đẩy triều đình vào tình cảnh nguy khốn, hiểm nghèo. 2/ Cảnh nước trong loạn lạc: Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy Mất ổ đàn chim dáo dác bay à Đảo ngữ, từ láy, hình ảnh tượng trưng có giá trị gợi cảm. è Cảnh chạy giặc kinh hoàng, hoảng loạn, ngơ ngác, khốn khổ của người dân Bến Nghé của tiền tan bọt nước Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây à hình ảnh tượng trưng, đảo ngữ, phép đối, hoán dụ. Tan bọt nước: tan nhanh chóng không để lại dấu vết gì. Nhuốm màu mây: cả một vùng trời nước chìm trong khói lửa nghi ngút. è Nêu bật tên những con sông, bến nước gắn bó với vùng đất Gia Định nhưng giờ đã bị giặc đốt tan hoang. à Nỗi căm hận ngùn ngụt bốc cao cùng với nỗi đau đớn, xót xa đã thấm sâu tận đáy lòng. 3/ Thái độ và tình cảm của tác giả Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng Nỡ để dân đen mắc nạn này à câu hỏi tu từ è tiếng kêu khẩn thiết của người dân mắc nạn Thái độ phê phán, oán trách những kẻ đang tâm thờ ơ quay lưng lại với nỗi thống khổ của nhân dân. III.Tổng kết : Với ngòi bút tả thực , biện pháp ẩn dụ , đảo ngữï , cách dunøg từ láy , câu hỏi nhà thơ kể tội quân giặc và xót xa trước tình cảnh nhân bị giặc tàn phá -> giá trị hiện thực sâu sắc, tính chiến đấu cao . 4/ Củng cố: GV và HS chốt lại ý chính bài học về nội dung và nghệ thuật.. 5/ Dặn dò: Học bài: học thuộc bài thơ, học nội dung tìm hiểu bài, chú ý giá trị nội dung và nghệ thuật. - Soạn bài:Bài ca phong cảnh Hương Sơn -----------------------------------------fõe------------------------------------------ Ngày soạn: 02/09/2012 Tiết 18 TRẢ BÀI VIẾT SỐ 1 RA BÀI VIẾT SỐ 2 (Bài làm ở nhà ) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Hiểu rõ những ưu khuyết điểm của bài làm để củng cố kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận. Rút kinh nghiệm về cách phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận. Sửa lỗi về dùng từ, đặt câu, xây dựng bố cục, liên kết văn bản. 1/ Kiến thức: Kiểm tra đánh giá kết quả, năng lực của học sinh., vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học về văn nghị luận, phát hiện và sửa chữa những sai sót trong bài làm văn của mình để làm tốt hơn các bài tiếp theo. 2/ Kĩ năng: Kĩ năng cảm nhận, hành văn… Giúp học sinh nắm vững hơn cách làm bài văn, nhận ra được những chỗ mạnh, chỗ yếu, khi viết loại bài này và có những hướng sữa chữa, khắc phục những lỗi trong bài viết của mình, rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội. 3/ Thái độ: cố gắng, thúc đẩy sự tích luỹ vốn sống… nhận thức và ý thức trách nhiệm của học sinh trước các vấn đề xã hội. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1/ Giáo viên Phương thức thuyết trình, nêu vấn đề, giảng giải, hình thức trao đổi thảo luận phát vấn , luyện tập. GV yêu cầu HS xây dựng đáp án, nhận xét bài làm của HS, chữa một số lỗi cơ bản. 2/ Học sinh C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định lớp :Kiểm tra sĩ số 2/ Bài mới Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Phân tích đề, lập dàn ý - Gv yêu cầu Hs đọc lại đề bài. - Gv chép đề lên bảng. - HS xác định nội dung đề bài. - Gv yêu cầu Hs lập dàn ý của đề bài *Hoạt động 2: Gv nhận xét bài làm của Hs - GV nhận xét những ưu điểm, nhược điểm bài viết. (Ví dụ cụ thể bằng bài văn, câu văn hay từ ngữ) - Gv đánh giá kết quả cụ thể * Hoạt động 3: Chữa lỗi - Gv đưa ra một số lỗi Hs mắc phải, yêu cầu Hs chữa lại cho đúng. * Hoạt động 4: Đọc bài văn mẫu, trả bài - Gv đọc bài làm khá nhất ( Phạm Duy 8 điểm, Ngân 7.5 điểm ) - Gv đọc bài điểm thấp nhất ( Minh Trung 4 điểm ) - Gv trả bài cho Hs. Yêu cầu Hs đọc lại bài của mình. - Gv gọi tên, ghi điểm vào sổ. * Hoạt động 5: Ra đề bài viết số 2( bài làm ỏ nhà) - Gv viết đề lên bảng. Hs chép đề. - Gv gợi ý bài làm. I. PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN BÀI Đề bài: Suy nghĩ của em về cách ứng xử, nói năng của một học sinh văn minh thanh lịch. 1/ Phân tích đề - Kiểu bài : nghị luận xã hội - Vấn đề cần nghị luận: cách ứng xử, nói năng của một học sinh văn minh thanh lịch. - Phạm vi dẫn chứng : xã hội 2/ Lập dàn bài Mở bài Giới thiệu khái quát về nội dung nghị luận Thân bài - Giải thích ý nghĩa từ : nói năng, ứng xử, văn minh, thanh lịch - Những biểu hiện của học sinh văn minh, thanh lịch. - Bình luận đó là một trong những phẩm chất tốt và cần thiết của người học sinh. - Liên hệ mở rộng: phòng ở, lớp học, trường học…Đối với bạn, với thầy cô, công nhân viên phục vụ, người lớn tuổi, ông bà … Kết bài - Khẳng định lại vấn đề. - Liên hệ bản thân II. NHẬN XÉT CHUNG 1/ Ưu điểm - Nhìn chung các em hiểu đề, biết cách triển khai ý. Nắm được nội dung và ý nghĩa câu nói. - Lấy được một số dẫn chứng để minh họa cho luận đề. - Giải thích được nghĩa của từng từ, câu quan trọng và tiêu biểu trong đề bài để làm tiền đề cho sự phân tích và nêu cảm nhận cá nhân. - Liên hệ mở rộng vấn đề khá tốt.( như Ngọc Hạnh( 11A1), Ngân (11A1), Sơn Trang ( 11D1)... 2/ Nhược điểm. - Các ý chưa được phân bố rõ ràng. ( Ngọc Viên 11D1), Tâm (11D2)... - Diễn đạt đôi chỗ còn chung chung, mờ nhạt. - Chưa biết triển khai ý, nên bài viết hầu như chỉ mới dừng lại ở cách cắt nghĩa câu nói. (Minh Trung 11A1) - Một số bài trình bày cẩu thả ( Vũ Trung, Kim Tiến), bài viết sơ sài ( Hoàng Dũng, Minh Trung) - Nhiều bài viết quá sa đà vào kể lại cuộc thi "Học sinh thanh lịch" của trường như Mỹ Duyên ( 11D2). - Một số bài sử dụng quá nhiều ngôn ngữ nói như : Các bạn ơi!, Các bạn nhé! Xin thưa với các bạn rằng (Trần Quang Vũ 11D2)... * Kết quả Lớp 11A1 ( Sỉ số 39) - Điểm 7 - 8: 7 em. - Điểm 5 - 6: 29 em - Điểm 3 – 4.5 : 3 em III. CHỮA LỖI 1/ Lỗi chính tả - Sai phụ âm đầu: l/n, tr/ch, s/x,d/r... - Sai thanh điệu : ?/~ - Sai vần : an/ang, iêc/iêt... 2/ Lỗi diễn đạt - Dùng câu: sai kết cấu, câu què, cụt...VD: Nếu có văn hóa thì phải biết lựa chọn cách ăn mặc lịch sự. (Chữa lại: Nếu chúng ta có văn hóa thì phải biết lựa chọn cách ăn mặc lịch sự.) - Viết câu rườm rà, không diễn đạt được ý cụ thể. - Dùng dấu chấm câu không chính xác. ( VD: Bài làm của Lê Minh Tấn hầu như không có dấu câu.) - Chữ viết xấu, trình bày cẩu thả, gạch xóa nhiều. IV. ĐỌC BÀI VĂN MẪU, TRẢ BÀI 1/ Đọc bài 2/ Trả bài V. RA ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 2 ( Bài làm ở nhà) Đề bài. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua các bài Tự tình( Bài II) của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương. 4/ Hướng dẫn tự học a. Bài cũ - Ôn lại kiến thức lý thuyết làm văn: Thao tác lập luận phân tích, lập dàn ý bài văn nghị luận…Luyện tập thao tác lập luận phân tích. Nộp bài : Các em nộp bài vào ngày đầu của tuần tới b. Bài mới - Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu ( Phần tác giả): + Những nét chính về cuộc đời tác giả. + Những nét đặc sắc nghệ thuật trong sáng tác thơ văn của ông + Tìm đọc thêm những tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI TRƯỜNG PT NGUYỄN VĂN LINH ----------***------------ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ I NĂM HỌC 202012 – 2012 Bài viết số 1 – Lớp 2012 Thời gian: 45 phút ------------ I. YÊU CẦU VỀ KĨ NĂNG - Bài làm đúng thể loại nghị luận xã hội. - Theo đúng cấu trúc ba phần của bài văn: mở bài – thân bài – kết bài. - Dùng từ, đặt câu hợp lí. II. YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC Bài làm của học sinh cần đảm bảo những yêu cầu sau: 1/ Mở bài (1,5 điểm) - Giới thiệu khái quát về nội dung nghị luận. 2/ Thân bài (7 điểm) - Giải thích ý nghĩa từ: nói năng, ứng xử, văn minh, thanh lịch. - Những biểu hiện của học sinh văn minh, thanh lịch. - Bình luận đó là một trong những phẩm chất tốt và cần thiết của người học sinh. - Liên hệ mở rộng: phòng ở, lớp học, trường học...Đối với bạn, với thầy cô, công nhân viên phục vụ, người lớn tuổi, ông bà... 3/ Kết bài ( 1, 5 điểm) - Khẳng định lại vấn đề. - Liên hệ bản thân. * Chú ý: - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm học sinh tránh đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm, cộng thêm điểm cho những bài viết sạch đẹp và những bài viết có tính sáng tạo. - Cho điểm tối đa (Điểm 9 -10) đối với những bài đáp ứng tốt hai yêu cầu trên. Văn viết mạch lạc, hiểu rõ vấn đề, có sự bình luận, liên hệ tốt. - Cho bài điểm 0 với những bài viết sai lạc hoàn toàn về nội dung và phương pháp hoặc bỏ giấy trắng. -------------------------------------------–|—-------------------------------------- Ngày soạn: 27/08/2012 TC5 BÀI CA PHONG CẢNH HƯƠNG SƠN (Chu Mạnh Trinh) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Cảm nhận được cảnh vật nên thơ, nên hoạ của Hương Sơn. Thấy được sự hoà quyện giữa tấm lòng thành kính trang nghiêm với tình yêu quê hương đất nước. Cách sử dụng từ tạo hình, giọng điệu bài thơ khoan thai nhẹ nhàng như ru, như mời mọc. Hiểu được các hình tượng trong bài và đặc điểm của thơ cổ thể. Tìm hiểu và phân tích tác phẩm hát nói. 1/ Kiến thức - Một cái nhìn bao quát về phong cảnh Hương Sơn. - Tấm lòng thành kính với cảnh đẹp quê hương đất nước. - Cách sử dụng từ, giọng điệu bài hát nói khoan thai nhẹ nhàng. - Thấy được tình yêu với vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước và tâm hồn phóng khoáng, hướng Phật của nhà thơ. 2/ Kĩ năng Nắm được bố cục của bài hát nói. Đọc hiểu bài thơ thể hát nói. 3/ Thái độ Tình yêu thiên nhiên đất nước. B. CHUẨN BỊ 1/ Gi áo viên - Phương pháp: phát vấn, gợi mở, giảng bình, tái hiện. - Phương tiện: giáo án, SGK, SGV, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn lớp 2012 ... 2/ Học sinh Đọc bài, soạn bài đầy đủ. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ Đọc thuộc bài thơ Chạy giặc và phân tích tâm trạng yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu ? 3/ Bài mới * Dẫn nhập: Có lẽ danh lam thắng cảnh nào cũng sẵn sàng ban tặng cho con người muôn vàn tứ thơ. Nhưng không phải danh lam thắng cảnh nào cũng được đền bù xứng đáng. Có biết bao cảnh trí thần tiên chẳng cần đợi thơ ca tôn vinh – tự nó đã là một bài thơ tuyệt mỹ. Ở những trường hợp như thế phải chăng thơ ca đã trở nên bất lực? Nhưng có những thắng cảnh vốn đã mĩ lệ, lại được soi mình vào thơ thì càng quyến rũ bội phần. Khi ấy, cảnh thì dâng hiến cho thơ hào phóng, còn thơ dường như cũng trả xong món nợ của mình. Cô muốn nói đến trường hợp của phong cảnh Hương Tích với Chu Mạnh Trinh thông qua bài thơ "Bài ca phong cảnh Hương Sơn" Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu chung - Em hãy cho cô biết một vài nét về tác giả Chu Mạnh Trinh? - Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ? Gv nói thêm về thắng cảnh Hương Sơn: Hương Sơn là một quần thể những danh lam thắng cảnh và di tích. Trong cụm danh thắng Hương Sơn, bên cạnh các cảnh đẹp thiên tạo như suối Yến, động Hương Tích, động Tiên Sơn, động Tuyết Quynh, suối Giải Oan... còn rất nhiều các công trình kiến trúc nghệ thuật do bàn tay con người, qua các thời kỳ tạo nên, và đã trở thành những di tích lịch sử rất có giá trị như đền Trình, chùa Thiên Trù, đền Cửa Võng, Hương Sơn Tự... Từ trước Tết Nguyên đán hàng tháng trời, người dân Chương Mỹ (Hà Tây), đã tất bật chuẩn bị đón du khách đến trẩy hội Hương Sơn. Người ta chặt tre dựng quán suốt dọc hai bên đường từ bến Thiên Trù lên đến tận động Hương Tích. - Em hãy cho biết bố cục của bài thơ? * Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản - Gv hướng dẫn Hs đọc. Yêu cầu Hs đọc chậm rãi, chú ý diễn tả những cảm xúc ngạc nhiên, yêu mến của tác giả. - Gv đọc mẫu, gọi Hs đọc. - Hương Sơn được miêu tả theo trình tự như thế nào? - Nhận xét về số lượng chữ ở câu mở đầu? Lời giới thiệu ấy gợi cho em ấn tượng gì? - Gv đọc "Kìa non non ... có phải?". Hai câu thơ bộc lộ tâm trạng gì của tác giả? - Theo em việc giới thiệu Hương Sơn của tác giả có sức thuyết phục người đọc không? Cái thần Hương Sơn hiện ra như thế nào? - Tác giả đã tả cảnh Hương Sơn ra sao? GV hướng dẫn HS phát hiện từ ngữ mang thần thái, hình ảnh gợi tả, các biện pháp nghệ thuật và phân tích ý nghĩa. Gv: Từ "này" để trỏ liên tiếp gợi sự phong phú, gợi thế liên hoàn, lại gợi được cả cảm xúc được ân hưởng thỏa thuê. Tác giả đã suy niệm điều gì? Đằng sau màu sắc tôn giáo là tâm sự gì của Chu Mạnh Trinh? GV giảng, liện hệ...Khoảnh khắc thi nhân quên mình là thi sĩ để mà sống trong phút giây cái nỗi niềm Phật tử. Hoạt động 3: Tổng kết Gv hướng dẫn Hs tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. I. TÌM HIỂU CHUNG 1/ Tác giả - Chu Mạnh Trinh (1862-1905) - Hiệu là Trúc Vân. - Quê: Hưng Yên. - Học giỏi, đỗ Tiến sĩ 1892 - Là người tài hoa, thạo đủ cầm, kì, thi, họa, nổi tiếng về thư pháp và kiến trúc. 2/ Bài thơ - Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ có thể được sáng tác khi tác giả tham gia trùng tu chùa Thiên Trù trong quần thể Hương Sơn. - Thể loại: HÁT NÓI. Hương Sơn (còn gọi là chùa Hương): Là quần thể danh thắng, di tích bao gồm nhiều suối, chùa, hang động lớn nhỏ khác nhau thuộc huyện Mĩ Đức, tỉnh Hà Tây. 3/ Bố cục: Bài thơ có thể chia làm ba phần: - 4 câu đầu: giới thiệu bao quát cảnh Hương Sơn. - 2012 câu tiếp: Cảnh đẹp Hương Sơn - 3 câu cuối: Suy niệm của nhà thơ trước cảnh Hương Sơn. II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN 1/ Giới thiệu Hương Sơn Höông Sôn ñöôïc mieâu taû theo trình töï khoâng gian töø xa ñeán gaàn Bầu trời cảnh bụt -> Câu thơ ngắn đặc biệt như lời giới thiệu gợi mở một miền non nước, một không gian rộng lớn với những cảnh sắc thấm đẫm thiền vị, gợi không khí tâm linh. - ao ước bấy lâu nay: nhấn mạnh khao khát, ước mơ cháy bỏng Kìa non non nước nước mây mây Đệ nhất động hỏi rằng đây có phải ? -> câu hỏi tu từ, thán từ, điệp trùng à Sự bỡ ngỡ kì thú của nhà thơ. Những điệp từ nối nhau vẽ nên sự trùng điệp, mênh mông của cảnh vật, bộc lộ sự háo hức, rạo rực bên trong

File đính kèm:

  • docgiao an ngu van lop 11 tuan 5.doc