Giáo án Ngữ văn 12- Rừng xà nu

A. Mục tiêu bài học:

 Thấy được ý chí bất khuất, tinh thần chiến đấu của người dân Tây Nguyên và con đường giải phóng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

 Hiểu được bút pháp nghệ thuật đạm tính sử thi và lãng mạn của truyện qua cách trần thuật, miêu tả thiên nhiên, nhân vật; qua ngôn ngũ và giọng điệu.

 

B. Phương tiện thực hiện:

 Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng.

 Tư liệu về Nguyễn Trung Thành.

C. Cách thức tiến hành:

 Vấp đáp

 Gợi mở

 Đặt vấn đề

 Thuyết minh

 Giảng giải

D. Tiến trình thực hiện:

I: Kiểm tra: “ Những đứa con trong gia đình” của Nguyền Thi.

 Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về tác giả Nguyễn Thi.

 Phân tích tính cách và tâm lí của hai nhân vật Chiến, Việt.

 Nghệ thuật của tác phẩm.

II: Vào bài.

Chiến tranh xâm lược đã tàn phá bao vùng đất, giết đi bao mạng sống của cả con người lãn sinh vật. Có những vùng đất phải gánh chịu vô vàn những thương đau mà tinh thần vẫn luôn quật khởi, ý chí vẫn vững vàng. Tây Nguyên là một nơi như thế đấy và dân làng Xô man trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành đã nói lên điều đó. Cánh rừng cũng như con người “nằm trong tầm đai bác” vẫn cứ hiên ngang sống. Không cần đợi chờ nữa, hãy bắt đầu tìm hiểu tác phẩm.

 

doc10 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 18739 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12- Rừng xà nu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
RỪNG XÀ NU NGUYỄN TRUNG THÀNH Mục tiêu bài học: Thấy được ý chí bất khuất, tinh thần chiến đấu của người dân Tây Nguyên và con đường giải phóng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Hiểu được bút pháp nghệ thuật đạm tính sử thi và lãng mạn của truyện qua cách trần thuật, miêu tả thiên nhiên, nhân vật; qua ngôn ngũ và giọng điệu. Phương tiện thực hiện: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng. Tư liệu về Nguyễn Trung Thành. Cách thức tiến hành: Vấp đáp Gợi mở Đặt vấn đề Thuyết minh Giảng giải Tiến trình thực hiện: I: Kiểm tra: “ Những đứa con trong gia đình” của Nguyền Thi. Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về tác giả Nguyễn Thi. Phân tích tính cách và tâm lí của hai nhân vật Chiến, Việt. Nghệ thuật của tác phẩm. II: Vào bài. Chiến tranh xâm lược đã tàn phá bao vùng đất, giết đi bao mạng sống của cả con người lãn sinh vật. Có những vùng đất phải gánh chịu vô vàn những thương đau mà tinh thần vẫn luôn quật khởi, ý chí vẫn vững vàng. Tây Nguyên là một nơi như thế đấy và dân làng Xô man trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành đã nói lên điều đó. Cánh rừng cũng như con người “nằm trong tầm đai bác” vẫn cứ hiên ngang sống. Không cần đợi chờ nữa, hãy bắt đầu tìm hiểu tác phẩm. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu chung Anh( chị) hãy đọc phần tiểu dẫn và nêu tóm tát về tác giả Nguyễn Trung Thành. Nguyễn Trung Thành( Nguyên Ngọc) tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu. Sinh năm 1932, huyên Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Năm 1950 ông gia nhập quân đội, vào trường lục quân. Từ 1951- 1954, ông làm phóng viên báo” Quân đội nhân dân” Liên khu năm, chủ yếu ở Tây Nguyên. Sau 1954, công tác tại tạp chí Văn nghệ quân đội. Sau 1975, ông ra Hà Nội công tác. Sáng tác của Nguyên Ngọc mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn, tập trungg viết về hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ, đề cập đến những vấn đề trọng đại của vận mệnh dân tộc và nhân dân, xây dựng những tính cách anh hùng. Tác phẩm chính: Đất nước đứng lên, Rẻo cao, Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc, Đất Quảng, Có một con đương mòn trên biển Đông, Tản mạn nhớ và quên. Tác phẩm được ra đời trong hoàn cảnh nào? Hs trả lời,Gv nhận xét và rút ra kết luận. Sau khi anh(chị) đã được đọc tác phẩm, ai có thể giúp cô tóm tắt tác phẩm này? GV gợi ý: “ Truyện kể về phong trào nổi dậy của dân làng Xô man ở Tây Nguyên. Nhân vật trung tâm là Tnu. Anh mồ côi cha mệ từ nhỏ, được dân làng đùm bọc, cưu mang. Từ đó, Tnu đã cùng Mai vào rừng tiếp tế cho cán bộ. Trong một lần vượt sông Đăc Năng để chyển thư cuar anh Quyết lên huyện, Tnu bị giặc bắt, tra tấn rất dã man. Ba năm sau, Tnu vượt ngục Kom Tum trở về. Anh Quyết đã hi sinh, Tnu lên thay anh lãnh đạo dân làng đánh giặc. Bọn giặc lùng bắt anh không được, chúng bắt vợ con anh và đánh đập hết sức dã man.Không chịu được cảnh thương tâm ấy, anh đã xông ra để cứu Mai và con nhưng không cứu được. Bợ con anh chết, anh bị giặc bắt và đốt mười đàu ngón tay. Dân làng Xô man, dưới sự chỉ huy của cụ Mết, đã nổi dậy tiêu diệt một tiểu đội giặc và cứu Tnu. Tuy mỗi ngonns tay chỉ còn hai đốt, Tnu vẫn quyết tâm tham gia lực lượng giải phóng. Anh được đơn vị cho nghỉ phép một đêm về thăm làng. Trong đêm đó, cụ Mết triệu tập cả bản làngđể kể về Tnu, chuyện về buôn làng cho cả làng cùng nghe. Sáng hôm sau, cụ Mết, Dít, lại tiễm Tnu lên đường. Cả ba người nhìn ra cánh rừng xà nu bạt ngàn đến chân trời”. Câu chuyên có chủ đề gì? Chuyển:tác phẩm không chỉ hay ở nội dung mà ngay cả nhan đề cũng toát lên vẻ đẹp. Hoạt động 2: Đọc-hiểu văn bản Anh (chị) hãy cho biết ý nghĩa nhan đề của tác phẩm? Có thể nói, hình ảnh rừng xà nu là hình tượng xuyên xuốt tác phẩm. Mở đầu là hình ảnh cánh rừng trong tầm đại bác và kết thúc là những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời. Nó hiện ra trong cả nghĩa cụ thể và nghĩa biểu tượng. Tìm những chi tiết miêu tả ý nghĩa cụ thể của cây xà nu trong cuộc sống, sự kiện trọng đại, nếp nghĩ và cảm xúc. Gv gọi học sinh trả lời và nhận xét. Cho Hs ghi bài. Ai có thể giúp cô rút ra tiểu kết cho “ ý nghĩa cụ thể của cây xà nu” Chuyểh: Cây xà nu không chỉ có thế mà nó còn nổi bật lên nhờ ý nghĩa biểu tượng. Đó chính là phần cốt lõi làm nên scs sống lâu bền của nó với người dân nơi đây. Vậy cây xà nu có những ý nghĩa biểu tượng nào và nó được thể hiện nhe thế nào? Hs trả lời theo yêu cầu trên. Giáo viên kết hợp bình giảng và cho học sinh ghi bài. Từ đó, anh (chị ) hãy rút ra đánh giá chung về hình tượng cât xà nu. Chuyển: Một nhân vật mà ta không thể không nhắc tới trong câu chuyện. Nhân vật mà làm nổi lên những đức tính vô cùng cao đẹp. Nó không chỉ tiêu biểu cho người dân Tây Nguyên mà còn là biểu tượng cho dân tộc Việt Nam ta. Đó chính là Tnú. Tnú là người có hoàn cảnh ra sao? Trong anh nổi bật lên những tính cách gì? Tinh thần dũng cảm của anh được thể hiên cụ thể như thế nào khi còn nhỏ và lúc đã trưởng thành? Với gia đình và dân làng anh thể hiện tình cảm của mình ra sao? Anh (chị) có thể đưa ra dánh giá về nhân vật này? Chuyển: Bên cạch những hình tượng chính còn có những con người bình dị khác. Họ chỉ xuất hiện vài lần nhưng cũng góp phần mang lại thành công cho tác phẩm. Trước hết là cụ Mết, cụ đã được miêu tả thế nào và cụ có những hành động gì ? Dít và bé Heng hiện lên với những vẻ đẹp nào? Và anh Xút, bà Nhan, Mai thì sao? Tác phẩm nổi lên với những nét nghệ thuật nào? Hoạt động 3: Tổng kết. Cho hs đọc SGK phần ghi nhớ. Tìm hiểu chung Tác giả SGK Tác phẩm Hoàn cảnh ra đời- Xuất xứ Viết năm 1965, ra mắt lần đầu trên tạp chí Quân giải phóng Trung Trung Bộ số 2/1965. Được rút ra từ tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”. Tóm tắt truyện. Chủ đề Ca ngợi phẩm chất cao đẹp của người dân Tây Nguyên trong cuộc chiến đấu chống Mĩ dưới sự lãnh đạo của Đảng. Họ là những con người có sức sống kiên cường, gan góc, kiên cường, thủy chung với cách mạng. Đọc- hiểu văn bản Ý nghĩa nhan đề “ Rừng xà nu” “Rừng xà nu” là kí ức đẹp với những kỉ niệm sâu sắc của nhà văn về mảnh đất cũng như con người Tây Nguyên. Cả một cánh rừng xà nu bát ngát, nối tiếp tới tận chân trời là một phần sự sống Tây Nguyên, mang đặc trưng Tây Nguyên,gắn bó vói con người nơi đây. Tiêu biểu cho số phận, sức sống bất diệt và tinh thần đấu tranh quật khởi của nhân dân Tây Nguyên.Và các thế hệ cây xà nu cững tượng trưng cho các thế hệ dân làng Xô man, nói rộng ra là các thế hệ người dân Việt Nam. Hình tượng rừng xà nu Cây xà nu được miêu tả với ý nghĩa cụ thể. Cuộc sống hàng ngày của làng Xô man. Lửa xà nu cháy trong bếp Trẻ con mặt mày lem khói xà nu Bảng xông khói xà nu học chữ Sự kiện trọng đại của làng Xô man Giẻ tẩm nhựa xà nu đốt tay Tnu Cả làng vùng lên chiến đấu Đốt đuốc theo cụ Mết vào rừng lấy vũ khí. Nếp nghĩ và cảm xúc của làng Xô man Tnú trở về làng sau ba năm đi “ lực lượng”. Cụ Mết tự hào về rừng xà nu: “ không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta”. Cây xà nu được miêu tả rất kĩ, rất nhiều. Góp phần tạo nên không khí Tây Nguyên. Cây xà nu trở thành biểu tượng cho con người Xô man. Biểu tượng cho sự đau thương: Nằm trong “ tầm đại bác”, ngày 2 lần bị bắn. Hàng vạn cây không cây nào là không bị thương. Biểu tượng cho sức sống mãnh liệt: Cạnh một cây mới ngã , bốn năm cây con mọc lên. Đố nó giết hết rừng xà nu này. Khao khát sống “ ngọn hình mũi tên lao thẳng lên bầu trời”. Nối tiếp các thế hệ: Anh Quyết hi sinh-> Tnú lên thay. Mai chết-> Dít thay. Tnú đi lực lượng->bé Heng thay. Tinh thần bất khuất, một lòng hướng về Đảng của người dân. Khẳng định: “cán bộ là Đảng,Đảng còn, núi nước này còn” Tnú bị giặc tra tấn nhưng vẫn theo cách mạng. Đánh giá: hình tượng cây xà nu là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà văn. Hình tượng nhân vật Tnú. Hoàn cảnh. Tnú là người Strá, mồ côi cha mẹ, được dân làng cưu mang nuôi dưỡng. Tnú đến với cách mạng rất sớm và có ý thức sau này làm cán bộ. Tính cách Tnú là người dũng cảm, không sợ hi sinh, tính yêu và tinh thần trung thành với cách mạng. Khi còn nhỏ Đi nuôi cán bộ. Quyết tâm học chữ. Làm liên lạc bị bắt vẫn không khai cộng sản ở đâu. Khi trưởng thành Thay anh Quyết lãnh đạo dân làng. Vùng lên cứu vợ con khi bị giặc tra tấn. Bị giặc bắt nhưng không sợ mà dũng cảm đối đầu trực diện với kể thù. Bị đốt 10 ngón tay nhưng không thèm kêu van. Tnú là người giàu tình thương yêu và gắn bó với dân làng. Với gia đình: Yêu thương vợ con sâu sắc. Lao vào hiểm nguy để cớ cứu lấy vợ con. Với quê hương Đó là tình yêu máu thịt. Đi dâu cũng đau đáu hướng về. Đánh giá: Tnú vừa là nguyên mẫu của vẻ đẹp ngoài đời vừa mang vẻ đẹp của con người Tây Nguyên. Hình tượng những người dân làng Xô man. Cụ Mết. Là già làng. Cụ điềm tĩnh, sáng suốt, dẫn dắt làng đến với cách mạng và thắp lửa truyền thống. Làm người nối kết các thế hệ, là cây xà nu đại thụ giữa cánh rừng xà nu bạt ngàn. Dít và bé Heng Là những cây xà nu mới nhú. Dít rất gan dạ, dũng cảm, là bí thư xã đội nghiêm khắc và có tinh thần trách nhiệm cao. Bé Heng đi liên lạc nối tiếp các thế hệ cha anh. Anh Xút, bà Nhan và Mai. Một lòng đi theo cách mạng, sẵn sàng xả thân vì quê hương. Nghệ thuật Truyên đậm chất sử thi, xây dựng được một hệ thống nhân vật tiêu biểu cho các thế hệ cách mạng vủa người dân Tây Nguyên, xây dựng một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ. Lời kể trang trọng, kết cấu đan xen. Xây dựng ngôn ngữ nhân vật đậm chất Tây Nguyên. Tổng kết Ghi nhớ. (sgk). E : Củng cố và dặn dò. Phân tích nhân vật theo bài học. Soạn bài mới : «Ai đã đặt tên cho dòng sông ? » của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Phê duyệt của GVHDGD Ngày 10 tháng 02 năm 2012 Sinh viên kí tên TRẦN THỊ THÊU

File đính kèm:

  • docgiao an(2).doc