Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 10, 11: Vi hành, tác giả Nguyễn Ái Quốc

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Giúp HS:

- Thấy được ý nghĩa nội dung của tác phẩm: đả kích sự bù nhìn của vua Khải Định; luận điệu xuyên tạc của thực dân Pháp.

- Tính độc đáo, hiện đại trong ngòi bút châm biếm đả kích của NAQ.

B. PHƯƠNG PHÁP:

- Đọc - hiểu.

- Đàm thoại.

- Phân tích khái quát.

C. KẾ HOẠCH BÀI DẠY:

* Bài cũ: Em hãy nêu ngắn gọn quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc?

* Bài mới:

I.Tiểu dẫn:

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5703 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 10, 11: Vi hành, tác giả Nguyễn Ái Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giảng văn Ngày soạn: Tiết 10,11 vi hành Nguyễn ái quốc a. Mục đích yêu cầu: Giúp HS: - Thấy được ý nghĩa nội dung của tác phẩm: đả kích sự bù nhìn của vua Khải Định; luận điệu xuyên tạc của thực dân Pháp. - Tính độc đáo, hiện đại trong ngòi bút châm biếm đả kích của NAQ. B. phương pháp: - Đọc - hiểu. - Đàm thoại. - Phân tích đ khái quát. c. Kế hoạch bài dạy: * Bài cũ: Em hãy nêu ngắn gọn quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của Nguyễn ái Quốc? * Bài mới: I.Tiểu dẫn: - Đọc tiểu dẫn. Nêu hoàn cảnh sáng tác "Vi hành"? - NAQ viết "Vi hành " với mục đích gì? Đối tượng là ai? - Hoàn cảnh sáng tác: + 1922: Khải Định sang Pháp dự cuộc đấu xảo thuộc địa (tuyên truyền cho công cuộc khai hoá của thực dân Pháp). + Sự kiện ấy khiến nhiều người Việt Nam yêu nước căm phẫn. đ NAQ sáng tác "Vi hành" bằng tiếng Pháp, đăng báo "Nhân đạo", số ra ngày 19 - 2 - 1923 (cùng một loạt TP: Con rồng tre, Lời than vãn của bà Trưng Trắc). - Mục đích, đối tượng: + Đối tượng: Công chúng Pháp, nguời VN yêu nước. + Mục đích: Đả kích luận điệu xuyên tạc của thực dân Pháp, vạch trần bản chất vua Khải Định. II. Phân tích: 1. Tình huống nhầm lẫn: - Hãy nêu tình huống nhần lẫn trong truyện? - Vì sao có sự nhầm lẫn ấy? - Câu truyện được triển khai trên cơ sở tác giả tạo nên tình huống nhầm lẫn độc đáo: đôi nam nữ người Pháp nhầm tác giả là Khải Định đ hàng loạt tình huống nhầm lẫn khác: + Người Pháp nhầm tác giả là Khải Định. + Chính phủ Pháp nhầm lẫn. + Mật thám Pháp cũng nhầm lẫn. ị Câu chuyện nhầm lẫn như thế đúng là chuyện đùa, là bịa, nhưng đã nói đến một sự thật: bản chất và hành vi ám muội của KĐ trên đất Pháp, thái độ của chính phủ Pháp với KĐ. - Tình huống ấy xoay quanh một vấn đề: hành động "vi hành" của KĐ đ đặt ra 2 câu hỏi: + Khải Định vi hành để làm gì? + Vì sao Pháp không nhận ra KĐ? đ hướng đến 2 đối tượng đả kích: KĐ; chính phủ Pháp. 2. Chân dung vua Khải Định: - Qua cái nhìn của đôi nam nữ, KĐ hiện lên như thế nào? - Hành động "vi hành" thể hiện bản chất như thế nào của KĐ? - Cái nhìn của người Pháp: + KĐ là một kẻ mũi tẹt, mắt xếch, da bủng. + Bộ dạng: lúng ta lúng túng, nhút nhát. + Trang phục: kệch cỡm, khoa trương (mũi: chụp đèn, lụa là, hạt cườm, nhẫn...). đ KĐ là kẻ: + Lố lăng, kệch cỡm, hài hước, hèn hạ. + Là một trò hề cho người Pháp, lại là một trò hề rẻ tiền. + Là một kẻ bất tài, bù nhìn. - Bản chất KĐ hiện ra rõ hơn qua hành vi "vi hành": Lén lút, ám muội, không xứng đáng là một vị hoàng đế đ đặt ra một loạt câu hỏi nghi vấn đ nêu bật bản chất vua KĐ: + So sánh KĐ với vua Thuấn, vua Pie đ kẻ bất tài, vô đức. + Thực trạng của người dân An Nam: đói khổ, mong muội đ sự bù nhìn, vô dụng của vua KĐ. + Bản chất ăn chơi xa hoa của vua KĐ. ị KĐ chỉ là tay sai của thực dân Pháp đ thái độ coi thường, căm phẫn. 3. Thái độ của chính phủ Pháp: - Qua tình huống nhầm lẫn, tác giả cho thấy thái độ của chính phủ Pháp đối với KĐ và người An Nam như thế nào? - Qua tình huống nhầm lẫn đ không ai coi vị hoàng đế An Nam ra gì đ dựng lên một vị vua bù nhìn để lừa bịp đ luận điệu xuyên tạc. - Tính kỳ thị dân tộc. - Pháp cho người vây bủa, theo dõi những người VN yêu nước. 4. Những thành công về nghệ thuật: - Hãy nêu những thành công về nghệ thuật? - Tạo tình huống độc đáo đ tính khách quan của các ý kiến đánh giá, tính hài hước, hấp dẫn. - Chuyển đổi giọng điệu linh hoạt: trần thuật, tâm tình, châm biếm, chua xót... - Đa nghĩa, hướng về nhiều đối tượng đả kích. * Củng cố: - Nắm cốt truyện. - Chân dung vua Khải Định. - Những thành công về nghệ thuật. * Dặn dò: - Học bài theo câu hỏi trong SGK. - Chuẩn bị GV: Chiều tối (Hồ Chí Minh).

File đính kèm:

  • docTiet 10-11 Vi Hanh.doc