A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong t/p tuộc t/loại truyền thuyết và đề tài giữ nước.
- Những sự kiện và di tích p/ ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta được kể trong một t/p tr/ thuyết.
2. Về kỹ năng:
* Kĩ năng bài dạy:
- Đọc- hiểu vb truyền thuyết theo đặc trưng thể loại.
- Thực hiện thao tác phân tích một vài chi tiết nghệ thuật kì ảo trong vb.
- Nắm bắt t/p thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trình tự thời gian.
* Kĩ năng sống: - Giao tiếp: trao đổi, trình bày ý thức tự cường của dân tộc và khát vọng đất nước hòa bình, độc lập, thống nhất.
- Xác định giá trị bản thân: có trách nhiệm với vận mệnh đất nước, dân tộc.
- Tự nhận thức được truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc
3. Về thái độ:
- Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết của nd ta, ý thức cộng đồng.
14 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1294 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 2. Phần văn học
Tiết 5: thánh gióng
(truyền thuyết)
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong t/p tuộc t/loại truyền thuyết và đề tài giữ nước.
- Những sự kiện và di tích p/ ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta được kể trong một t/p tr/ thuyết.
2. Về kỹ năng:
* Kĩ năng bài dạy:
- Đọc- hiểu vb truyền thuyết theo đặc trưng thể loại.
- Thực hiện thao tác phân tích một vài chi tiết nghệ thuật kì ảo trong vb.
- Nắm bắt t/p thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trình tự thời gian.
* Kĩ năng sống: - Giao tiếp: trao đổi, trình bày ý thức tự cường của dân tộc và khát vọng đất nước hòa bình, độc lập, thống nhất.
- Xác định giá trị bản thân: có trách nhiệm với vận mệnh đất nước, dân tộc.
- Tự nhận thức được truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc
3. Về thái độ:
- Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết của nd ta, ý thức cộng đồng...
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.
- Tranh ảnh Thánh Gióng,...
2. Học sinh
- Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Kể tóm tắt truyện “Bánh chưng, bánh giầy”
- Nêu tóm tắt những giấ trị nội dung và nghệ thuật của truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy” ?
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
Đầu những năm 70,, TK 20, giữa lúc cuộc k/c chống Mĩ cứu nước đang sôi sục khắp 2 miền Nam- Bác,nhà thơ Tố Hữu đã làm sống dậy hình tượng Thánh Gióng ( xem tranh minh hoạ) qua đoạn thơ:
Ôi sức trẻ xưa trai Phù Đổng
Vươn vai lớn bổng dậy ngàn cân
Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa
Nhổ bụi tre làng đuổi giặc Ân.
Truyền thuyết Thánh Gióng là 1 trong những truyện cổ hay nhất, đẹp nhất, bài ca chiến thắng giặc ngoại xâm hào hùng nhất của dt VN.
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Đọc - Hiểu văn bản (33 phút)
H: Truyện thuộc thể loại gì ?
- GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc văn bản.
- Cho HS đọc các chú thích khó.
H: Em hãy kể tóm tắt những sự việc chính của truyện ?
- Sự ra đời của Thánh Gióng
- Thánh Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc
- Thánh Gióng lớn nhanh như thổi
- Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt đi đánh giặc và đánh tan giặc.
- Vua phong TG là Phù Đổng Thiên Vương và những dấu tích còn lại của Thánh Gióng.
H: Truyện được kể theo ngôi nào ? Nhân vật chính trong truyện là ai ?
- Đoạn 1: Từ đầu... nằm đấy: Sự ra đời kì lạ của Gióng
- Đoạn 2: Tiếp theo... cứu nước: Sự ra đời kỳ lạ của Gióng.
- Đoạn 3: tiếp... lên trời: Gióng đánh giặc cứu nước và bày về trời.
- Đoạn 4: còn lại: dấu tích còn lại
H: Hãy tìm những chi tiết nói về sự ra đời của Gióng ?
- Bà mẹ đặt chân vào vết chân to Thụ thai 12 tháng , lên 3 vẫn không biết nói , biết cười , đặt đâu nằm đấy.
H: Qua đó em thấy sự ra đời và tuổi thơ của Gióng có gì đặc biệt ?
H: Sự kiện nào làm biến đổi cuộc đời của Gióng ?
- Sứ giả đi tìm người cứu nước.
H: Tiếng nói đầu tiên của Gióng là gì ?
Chi tiết này có ý nghĩa như thế nào ?
- Ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước Gióng là hình ảnh nhân dân -> Tạo ra khả năng hành động khác thường thần kỳ.
- GV giới thiệu: ý thức đánh giặc cứu nước đã tạo cho người anh hùng Thánh Gióng những khả năng, hoạt động, khác thường thần kỳ. Gióng là hình ảnh của nhân dân lúc bình thường thì âm thầm lặng lẽ, khi đất nước có giặc thì họ bỗng mẫn cảm, sẵn sàng đứng lên.
H: Từ khi gặp sứ giả Gióng đã có những thay đổi ntn ?
H: Chi tiết "Gióng lớn nhanh như thổi" có ý nghĩa gì ?
H: Chi tiết bà con góp gạo nuôi Gióng có ý nghĩa ntn ?
- Bà con dân làng góp gạo nuôi Gióng, sức mạnh của Gióng là sức mạnh của toàn dân -> Lớn lên bằng tình thương yêu đùm bọc của nhân dân...
- Chứng tỏ tinh thần đoàn kết yêu nước của nhân dân ta, ai cũng muốn Gióng lớn nhanh đánh giặc cứu nước.
H: Em hãy tìm những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo về hình tượng Gióng đi đánh giặc" ?
- Gióng vùng dậy, vươn vai biến thành tráng sĩ.
- Mặc giáp, cầm roi, nhảy lên ngựa.
H: Hình tượng Gióng hiện lên như thế nào ? Hiện tượng ấy có ý gì ?
H: Chi tiết gậy sắt gậy, gióng nhổ tre giết giặc có ý nghĩa như thế nào ?
- Gậy sắt gẫy, Gióng nhổ tre giết giặc
-> Sự sáng tạo trong chiến đấu.
* GV liên hệ lời kêu gọi của HCM "ai có súng dùng súng, ai có gươm...không có gươm dùng cuốc ..."
- GV treo tranh HS nhìn tranh kể phần kết của truyện ?
H: Cách kể truyện như vậy có dụng ý gì ? Tại sao tác giả lại không để Gióng về kinh đô nhận tước phong của vua ?
H: Để tưởng nhớ công lao của Gióng, nhân dân ta đã có việc làm gì ?
H: Việc làm này của nhân dân ta cho em thấy truyền thống đạo lý nào của dân tộc ta ?
- “Uống nước nhớ nguồn”
H: Truỵện liên quan đến sự thật lịch sử nào ?
- Đền thờ ở làng Phù Đổng, hội Gióng 8/4. Tre đằng ngà, ao hồ, làng Cháy
- GV chia lớp làm 4 nhóm thảo luận: H: Em hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng ?
- Gọ đại diện một nhóm lên trình bày, GV cùng các nhóm khác nhận xét, bổ sung
* ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng
- Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc giữ nước
- Là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng ở buổi đầu dựng nước. Sức mạnh của tổ tiên thần thánh, của tập thể cộng đồng, của thiên nhiên văn hóa, kỹ thuật.
- Có hình tượng Thánh Gióng mới nói được lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm
*3 Hoạt dộng 3: Tổng kết (3 phút)
H: Em hãy nêu tóm tắt những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ?
I - Tìm hiểu chung.
1. Thể loại:
- Truyện thuộc chuỗi truyền thuyết về thời các vua Hùng
II - Tìm hiểu văn bản.
* Tóm tắt:
* Ngôi kể:
- Ngôi kể thứ 3
* Bố cục:
- 4 đoạn
1. Sự ra đời và tuổi thơ kỳ lạ của Gióng
- Kỳ lạ khác thường.
2. Gióng đi giết giặc cứu nước:
- Tiếng nói đầu tiên của Gióng: đòi đi đánh giặc -> niềm tin sẽ chiến thắng giặc ngoại xâm.
* Từ khi gặp sứ giả:
- Gióng lớn nhanh như thổi
-> đáp ứng yêu cầu cấp bách chống giặc ngoại xâm.
* Gióng đánh giặc cứu nước:
-> Oai phong lẫm liệt, dũng mãnh, đẹp đẽ, lớn lao kỳ vĩ -> sự trưởng thành vượt bậc của dân tộc ta.
3. Gióng cởi giáp bay về trời:
- Chứng tỏ Gióng đánh giặc là tự nguyện không gợn chút công danh.
-> ND ta lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn của Thánh Gióng.
III - Tổng kết.
* Ghi nhớ.
Sgk. T 23
*4 Hoạt động 4: (4 phút )
4. Củng cố.
H: Cái vươn vai lớn dậy một cách kỳ lạ của Gióng có ý nghĩa ntn ?
- Sức sống mãnh liệt, kỳ diệu của dân tộc ta mỗi khi gặp khó khăn
- Sức mạnh dũng sỹ của Gióng được nuôi dưỡng từ những cái bình thường, giản dị
- Đó cũng là sức mạnh của tình đoàn kết, tương thân tương ái của các tầng lớp nhân dân mỗi khi tổ quốc bị đe dọa.
5. Dặn: HS về học bài, chuẩn bị bài sau
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:....................................................................................................................
......................................................................................................................................
* Tồn tại:......................................................................................................................
....................................................................................................................................
Tuần 2
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 2. Phần tiếng việt
Tiết 6: từ mượn
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Khái niệm từ mượn.
- Nguồn gốc của từ mượn trong tiếng Việt.
- Nguyên tắc của từ mượn trong tiếng Việt.
- Vai trò của từ mượn trong hoạt động giao tiếp và tạo lập văn bản.
2. Về kỹ năng:
- Nhận biết được các từ mượn trong văn bản.
- Xác định đúng nguồn gốc của các từ mượn.
- Viết đúng những từ mượn.
Sử dụng những từ điển để hiểu nghĩa từ mượn.
- Sử dụng từ mượn trong nói và viết.
3. Về thái độ:
- GD ý thức sử dụng từ mượn hợp lý.
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.
2. Học sinh
- Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là từ đơn, từ phức ? Phân biệt từ ghép và từ láy ?
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
Tiếng Việt của chúng ta vô cùng phong phú. ngoài những từ thuần Việt, ông cha ta còn mượn một số từ của nước ngoài để làm giàu thêm ngôn ngữ của ta. Vậy từ mượn là những từ như thế nào? Khi mượn ta phải tuân thủ những nguyên tắc gì? Bài từ mựơn hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó.
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Phân tích mẫu, hình thành khái niệm ( 20 phút )
- Gọi HS đọc vd trong sgk, GV chép vd lên bảng.
H: VD trên thuộc văn bản nào? Nói về điều gì ?
H: Dựa vào chú thích sau văn bản Thánh Gióng, em hãy giải thích nghĩa của từ trượng, tráng sĩ ?
- Trượng: đơn vị đo độ dài = 10 thước TQ cổ tức 3,33m. ở đây hiểu là rất cao.
- Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn.
H: Hai từ này có nguồn gốc từ đâu ?
H: Hãy tìm những từ ghép có yếu tố sỹ đứng sau ?
- Hiệp sỹ, thi sỹ, dũng sỹ, chiến sỹ, bác sỹ, chí sỹ, nghệ sỹ...
H: Các từ các em vừa tìm có phải là từ thuần Việt không ? Đó là từ mượn của tiếng nước nào ?
- HS đọc vd trong sgk và thảo luận theo bàn.
H: Trong số các từ dưới đây, từ nào được mượn từ tiếng Hán, từ nào được mượn từ những ngôn ngữ khác:
sứ giả, ti vi, xà phòng, buồm, mít tinh, ra-đi-ô, gan, điên ,ga, bơm, xô viết, giang sơn, in-tơ-net.
H: Em có nhận xét gì về cách viết của các từ trong nhóm từ ở ví dụ 2 ?
- Có từ được viết như từ thuần Việt : Ti vi, xà phòng
- Có từ phải gạch ngang để nối các tiếng : Ra-di-ô, in-tơ-nét
H: Vì sao lại có những cách viết khác nhau như vậy ?
H: Vậy theo em: Từ mượn là gì ? Bộ phận quan trọng nhất trong vốn từ mượn Tiếng Việt có nguồn gốc của nước nào ?
- Gọi 1HS đọc đoạn trich của chủ tịch Hồ chí Minh.
H: Qua ý kiến của Bác em hiểu: Mặt tích cực của việc mượn từ là gì ? Mặt tiêu cực của việc lạm dụng từ mượn từ là gì ?
H: Từ đó ta thấy khi mượn tiếng nước ngoài cần chú ý điều gì ?
*3 Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập (15 phút )
- GV chia lớp làm 3 nhón thảo luận bt
- Gọi đại diện các nhóm lên bảng làm
- Cho các nhóm nx chéo
- GV nhận xét, sửa chữa
- HS chia làm 4 nhóm thảo luận bài tập
- Gọi 2 nhóm trình bày, 2 nhóm nx
- GV nhận xét, bổ sung
- HS thảo luận theo bàn
- GV gọi 3 em trả lời
- GV cùng các em khác nhận xét, sửa chữa
- HS viết nhanh đoạn văn ngắn
I - Từ thuần Việt và từ mượn.
1. ví dụ 1:
“Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng”.
- Mượn của tiếng nước ngoài: tiếng Hán
-> Từ mượn tiếng Trung Quốc cổ, được đọc theo cách phát âm của người Việt nên gọi là từ Hán Việt
2. Ví dụ:
- Từ mượn của tiếng Hán ; sứ giả, điệu, giang sơn, gan, buồn.
- Từ mượn của ngôn ngữ khác: Ti vi , xà phòng, mít tinh, radio, ga, xô viết, ...
-> Các từ mượn đã được Việt hóa cao thì viết giống như từ thuần Việt
-> Các từ mượn chưa được Việt hóa cao khi viết phải có gạch nối giữa các tiếng
* Ghi nhớ 1.
Sgk. T 25
II - Nguyên tắc từ mượn.
- Mượn từ là 1 cách làm giàu Tiếng Việt
- Lạm dụng việc mượn từ sẽ làm cho Tiếng Việt kém trong sáng
- Không nên mượn từ nước ngoài một cách tùy tiện.
* Ghi nhơ 2.
Sgk. T 25
III - Luyện tập.
1. Bài tập 1:
Đáp án:
a. Mượn tiếng Hán : vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ
b. Mượn tiếng Hán : Gia nhân
c. Mượn tiếng Anh : Pốp, Mai – cơn – Giắc – Xơn, in-tơ-nét
2. Bài tập 2:
Đáp án:
a. Khán giả : khán/ xem, giả/ người
-> người xem
- Thính giả: thính/nghe,giả/người
-> người nghe
- Độc giả : Độc/đọc, giả/ người
-> người đọc
b. Yếu điểm : yếu /quan trọng,điểm/chỗ
-Yếu lược : yếu/ quan trọng, lược /tóm tắt
-Yếu nhân : yếu/ quan trọng, nhân/ người
3. Bài tập 3.
Đáp án:
a. Tên gọi các đơn vị đo lường : Mét, ly, ki-lô-mét...
b. Tên gọi các bộ phận xe đạp :
Ghi-đông, gác-đờ-bu, pê-đan...
c. Tên gọi một số đồ vật :
Ra-đi-ô, vi-ô-lông, sa-lông...
4. Bài tập: Viết một đọan văn ngắn, trong đó có sử dụng từ mượn.
*4 Hoạt động 4: ( 3 phút )
4. Củng cố: Gọi HS đọc lại các phần ghi nhớ
5. Dặn: HS về làm bài tập, học bài, chuẩn bị bài sau.
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:................................................................................................................
...................................................................................................................................
* Tồn tại:...................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 2. Phần tập làm văn
Tiết 7: tìm hiểu chung về văn tự sự.
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Giúp học sinh nắm hiểu thế nào là văn bản tự sự ? Vai trò của phương thức biểu đạt này trong cuộc sống, trong giao tiếp.
2. Về kỹ năng:
- Rèn kỹ năng nhận diện văn bản tự sự trong các văn bản đã, đang, sắp học, bước đầu tập viết, tập nói kiểu văn bản tự sự.
- Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo: phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm, bố cục, phương pháp làm bài văn tự sự.
3. Về thái độ:
- Tích cực học tập, yêu văn tự sự
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.
2. Học sinh
- Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Văn bản là gì ? có mấy kiểu VB và phương thức biểu đạt tương ứng ?
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
Các em đã được nghe ông bà, cha, mẹ kể những câu chuyện mà các em quan tâm, yêu thích. Mỗi truyện đều có ý nghĩa nhất định qua các sự vịêc xảy ra trong truyện. Đó là một thể loại gọi là tự sự. Vậy tự sự có ý nghĩa gì ? Phương thức tự sự như thế nào ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó.
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Phân tích mẫu, hình thành khái niệm (25 phút)
H: Hàng ngày các em có kể chuyện và nghe kể chuyện không? Đó là những chuyện gì ?
- Hàng ngày ta thường được nghe hoặc kể chuyện văn học, chuyện đời thường, chuyện cổ tích, sinh hoạt.
H: Khi nghe những yêu cầu và câu hỏi:
+ Bà ơi! bà kể chuyện cổ tích cho cháu đi!
+ Cậu kể cho mình nghe, Lan là người như thế nào?
Theo em người nghe muốn biết điều gì và người kể phải làm gì ?
-> Để biết, nhận thức về người, sự vật, sự việc, để giải thích, để khen, chê
-> Người kể: thông báo, giải thích
-> Người nghe: tìm hiểu, để biết
- Gọi HS đọc câu hỏi b sgk.
H: Vậy em thấy tự sự có ý nghĩa như thế nào ?
H: Văn bản Thánh Gióng kể về ai? ở thời nào ? Kể về việc gì ? diễn biến sự việc, kết quả, ý nghĩa sự việc ?
- Truyện là 1 văn bản tự sự, kể về Thánh Gióng, thời vua Hùng thứ 6 đã đứng lên đánh đuổi giặc Ân.... Truyện cao ngợi công đức của vị anh hùng làng Gióng vì có công đánh đuổi giặc xâm lược mà không màng đến danh lợi.
H: Vì sao nói truyện Thánh Gióng là truyện ngợi ca công đức của vị a/hùng làng Gióng ?
- Vỡ caõu chuyeọn xoay quanh nhửừng chieỏn coõng ủuoồi giaởc cuỷa Gioựng. ẹaõy chớnh laứ nieàm tửù haứo cuỷa nhaõn daõn ta
H: Hãy liệt kê các sự việc trước sau của truyện ?
(GV tổ chức cho HS thảo luận theo 4 nhóm, gọi đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày các sự kiện, GV cùng các nhóm khác nhận xét, bổ sung)
1. Sự ra đời của Thánh Gióng
2. TG biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc
3. TG lớn nhanh như thổi
4. TG vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt đi đánh giặc.
5. TG đánh tan giặc
6. TG bay về trời
7. Vua lập đền thờ, phong danh hiệu.
8. Những dấu tích còn lại.
H: Em thấy truyện nói lên chủ đề gì ?
-> Truyện thể hiện chủ đề đánh giặc giữ nước của người Việt cổ ...
H: Em hiểu thế nào là chuỗi sự việc trong văn tự sự ? Em hãy kể lại sự việc Gióng ra đời ntn ? Theo em có thể bỏ bớt chi tiết nào có được không ?
H: Hãy rút ra đặc điểm của phương thức tự sự ?
- GV: Trình bày một chuỗi các sự việc liên tiếp. Chuỗi các sự việc từ đầu đến cuối dẫn đến kết thúc và có một ý nghiã nhất định. Nếu ta đảo các sự việc thì không được vì phá vỡ trật tự, ý nghĩa không đảm bảo, người nghe sẽ không hiểu. Tự sự phải dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa,
- Mục đích của người kể: ca ngợi, bày tỏ lòng biết ơn, giải thích.
I - ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự.
=> Tự sự giúp người nghe hiểu biết về người, sự vật, sự việc. Để giải thích, khen, chê qua việc người kể thông báo cho biết.
* Văn bản Thánh Gióng:
- Là kể lại sự việc một cách có đầu có đuôi. Việc gì xảy ra trước, thường là nguyên nhân dẫn đến việc xảy ra sau nên có vai trò giải thích cho việc sau.
- Khi kể lại 1 sự việc phải kể các chi tiết nhỏ hơn tạo ra sự việc đó
- Không thể bỏ được vì nếu bỏ câu chuyện sẽ rời rạc, khó hiểu
* Ghi nhớ.
Sgk. T 28
*4 Hoạt động 4: (10 phút)
4. Củng cố:
- Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ.
- Em hãy kể lại truyện Thánh Gióng.
5. Dặn: HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:.................................................................................................................
...................................................................................................................................
* Tồn tại:.....................................................................................................................
....................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 2. Phần tập làm văn
Tiết 8: tìm hiểu chung về văn tự sự
(Tiếp)
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Giúp học sinh nắm hiểu thế nào là văn bản tự sự ? Vai trò của phương thức biểu đạt này trong cuộc sống, trong giao tiếp.
2. Về kỹ năng:
- Rèn kỹ năng nhận diện văn bản tự sự trong các văn bản đã, đang, sắp học, bước đầu tập viết, tập nói kiểu văn bản tự sự.
- Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo: phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm, bố cục, phương pháp làm bài văn tự sự.
3. Về thái độ:
- Có thái độ tích cực học tập thông qua việc làm các bài tập, yêu văn tự sự, biết áp dụng văn tự sự vào cuộc sống hàng ngày.
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.
2. Học sinh
- Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Em hiểu thế nào là tự sự ? Tự sự có ý nghĩa gì ?
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
ở giờ trước chúng ta đã hiểu được thế nào là tự sự và ý nghĩa của nó, vai trò và tác dụng của tự sự trong cuộc sống. Thông qua việc làm các bài tập trong giờ này sẽ giúp các em củng cố và có thêm hiểu biết, kỹ năng khi làm kiểu văn bản này.
Hoạt động
Nội dung
*3 Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập (36 phút )
- GV chia lớp làm 4 nhóm thảo luận
- Gọi đại diện 2 nhóm lên trình bày, cho các nhóm nhạn xét chéo
- GV nhận xét, bổ sung
H: Đọc câu chuyện và cho biết: trong truyện này, phương thức tự sự được thể hiện như thế nào ? Câu chuyện thể hiện ý nghĩa gì ?
H: Em học được điều gì về cuộc sống từ câu chuyện này ?
- HS tiếp tục thảo luận theo 4 nhóm
H: Bài thơ này có phải là tự sự không ?
Vì sao ?
- Gọi đại diện 1 nhóm lên kể lại câu chuyện (Yêu cầu tôn trọng mạch lạc của bài thơ)
- Các nhóm khác nhận xét, có thể kể bổ sung.
- Kể chuyện :
+ Bé Mây rủ mèo con đánh bẫy lũ chuột nhắt bằng cá nướng thơm treo lơ lửng trong bẫy sắt
+ Cả bé, cả mèo đều nghĩ bọn chuột sẽ vì tham ăn mà mắc bẫy ngay
+ Đêm Mây nằm mơ thấy cảnh chuột bị sập bẫy đầy lồng. Chúng chí cha chí chóe, khóc lóc, cầu xin tha mạng
+ Sáng hôm sau, ai ngờ khi xuống bếp xem bé Mây chẳng thấy chuột, cũng chẳng còn cá nướng, chỉ có ở giữa lồng mèo ta đang cuộn tròn ngáy khì khò... Chắc mèo ta đang mơ
- HS thảo luận nhóm
- GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày
- Gọi 1 - 2 HS kể lại câu chuyện giải thích nguồn gốc Con Rồng cháu Tiên của mình
- GV cùng HS nhận xét, sửa chữa.
II - Luyện tập.
1. Bài tập 1: sgk
Đáp án.
* Phương thức tự sự trong truyện kể theo trình tự thời gian, sự việc nối tiếp nhau, kết thúc bất ngờ, ngôi kể thứ 3
* ý nghĩa câu chuyện :
- Ca ngợi trí thông minh, biến báo linh hoạt của ông già
- Cầu được ước thấy
- Thể hiện tư tưởng yêu thương cuộc sống, dù kiệt sức thì sống cũng hơn chết.
2. Bài tập 2. sgk
Đáp án
- Đó chính là bài thơ tự sự vì tuy diễn đạt bằng thơ 5 tiếng nhưng bài thơ đã kể lại 1 câu chuyện có đầu có cuối, có nhân vật, chi tiết, diễn biến sự việc nhằm mục đích chế giễu tính tham ăn của mèo đã khiến mèo tự mình sa bẫy của chính mình
3. Bài tập 3. sgk
Đáp án
- Văn bản 1 là một bản tin, nội dung kể lại cuộc khai mạc trại điêu khắc quốc tế lầ thứ 3 tại thành phố Huế chiều 3-4- 2002.
- Văn bản 2: Đoạn văn "Người Âu Lạc đánh quân Tần xâm lược là một bài trong LS lớp 6
-> Cả hai văn bản đều có mội dung tự sự với nghĩa kể chuyện, kể việc.
Tự sự ở đây có vai trò giới thiệu, tường thuật, kể chuyện thời sự hay LS.
4. Bài tập 4. sgk
*4 Hoạt động 4: (3 phút)
4. Củng cố:
- Gv nhận xét giờ học, ý thức chuẩn bị của HS
5. Dặn: HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:.................................................................................................................
...................................................................................................................................
* Tồn tại:.....................................................................................................................
....................................................................................................................................
======================== Hết tuần 2 ======================
File đính kèm:
- Giao an Ngu Van 6 1314 Tuan 2 CKTKN.doc