Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 20

I. MỤC TIÊU:

Giúp HS:

a. Kiến thức: Hiểu được nội dung và ý nghĩa của truyện, đó là tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu cùa người em gái có tài năng đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế của chính mình và vượt lên lòng tự ái. Từ đó, hình thành thái độ và cách ứng xử đúng đắn, biết thắng được sự ghen tỵ trước tài năng hay thành công của người khác.

Nắm được nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lý nhân vật.

b. Kỹ năng: Rèn kỹ năng miêu tả và phân tích tâm lý nhân vật.

c. Giáo dục: Giáo dục tình cảm trân trọng, quí mến thành công của người khác; độ lượng, vị tha với lỗi lầm của người khác.

II. CHUẨN BỊ:

a. GV: Giáo án, SGK và tìm hiểu về Tạ Duy Anh

b. HS: Chuẩn bị theo câu hỏi SGK. 34

III. PHƯƠNG PHÁP:

. Nêu vấn đề tìm ý nghĩa bài học.

. Thảo luận nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2438 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 81 BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI ND: 22.1.2008 Tạ Duy Anh I. MỤC TIÊU: Giúp HS: a. Kiến thức: Hiểu được nội dung và ý nghĩa của truyện, đó là tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu cùa người em gái có tài năng đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế của chính mình và vượt lên lòng tự ái. Từ đó, hình thành thái độ và cách ứng xử đúng đắn, biết thắng được sự ghen tỵ trước tài năng hay thành công của người khác. Nắm được nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lý nhân vật. b. Kỹ năng: Rèn kỹ năng miêu tả và phân tích tâm lý nhân vật. c. Giáo dục: Giáo dục tình cảm trân trọng, quí mến thành công của người khác; độ lượng, vị tha với lỗi lầm của người khác. II. CHUẨN BỊ: a. GV: Giáo án, SGK và tìm hiểu về Tạ Duy Anh b. HS: Chuẩn bị theo câu hỏi SGK. 34 III. PHƯƠNG PHÁP: . Nêu vấn đề tìm ý nghĩa bài học. . Thảo luận nhóm. IV. TIẾN TRÌNH: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 1. Em hãy giải thích các tên gọi: rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba Khía, xã Năm Căn, Cà Mau theo cách đặt tên của người dân Cà Mau. Nêu cảm nghĩ của em về vùng đất Cà Mau. 2. Hãy miêu tả cảnh chợ Năm Căn. Nêu cảm nghĩ của em về vùng đất Cà Mau. 1. Giải thích: đặt tên theo đặc điểm riêng biệt (4 điểm) Nêu cảm nghĩ đúng, sâu sắc (6 điểm) 2. Miêu tả (4 điểm) Nêu cảm nghĩ đúng, sâu sắc (6 điểm) 3. Giảng bài mới: Hoạt động của GV và HS HĐ1: GV giới thiệu bài HĐ2: Tìm hiểu chú thích Chú ý giọng đọc theo giọng điệu kể chuyện của người anh, giọng đọc theo tâm trạng nhân vật và diễn biến câu chuyện. GV cung cấp thêm: . Tên thật Tạ Viết Đãng, là cây bút trẻ xuất hiện trong thời kỳ đổi mới. . Hiện đang công tác ở nhà xuất bản Hội nhà văn. . Các tập sách: Bước qua lời nguyền (Tập truyện ngắn), Khúc dạo đầu (Tiểu thuyết), Quả trứng vàng (Tập truyện ngắn), Hiệp sĩ áo cỏ (Truyện vừa) . Văn bản trích từ tập truyện Con dế ma HS tóm tắt nội dung truyện theo bố cục: . Giới thiệu về em gái Kiều Phương. . Kiều Phương tự học vẽ, tự chế thuốc vẽ. . Chú Tiến Lê phát hiện tài năng của Kiều Phương. . Người anh buồn, cáu gắt, xem trộm tranh của em. . Kiều Phương tham gia trại thi vẽ quốc tế, đoạt giải nhất và rủ anh cùng đi nhận giải. . Người anh ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ khi đứng trước bức tranh của người em gái. HS đọc từ khó SGK. 33 HĐ3: Tìm hiểu văn bản Thảo luận đôi bạn 3’: Câu hỏi 2 SGK. 34 HS trình bày, bổ sung. GV chốt ý: . Người anh là nhân vật chính. Vì tác giả mup61n thể hiện chủ đề sự ăn năn hối hận, khắc phục tính ghen ghét, đố kỵ trong tình cảm anh em chứ không phải ca ngợi tài năng và tâm hồn người em gái. . Chọn người anh là người kể ngôi thứ nhất là thích hợp với chủ đề. Sự hối lỗi được bày tỏ một cách chân thành hơn, đáng tin cậy hơn.Thực chất câu chuyện kể theo diễn biến tâm lý người anh. Nội dung bài học I. ĐỌC- TÌM HIỂU CHÚ THÍCH: 1. Đọc: 2. tác giả, tác phẩm: SGK.33 3. Từ Khó: SGK.33 4. Củng cố, luyện tập: HS kể tóm tắt câu chuyện 5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Tập kể tóm tắt câu chuyện Chuẩn bị tiết 2: Tìm hiểu diễn biến tâm trạng của người anh và hình ảnh của người em theo câu hỏi 3, 4, 5 SGK.34 IV. RÚT KINH NGHIỆM: Tiết 82 BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI (tt) ND: 23.1.2008 Tạ Duy Anh I. MỤC TIÊU: Giúp HS: a. Kiến thức: Hiểu được nội dung và ý nghĩa của truyện, đó là tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu cùa người em gái có tài năng đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế của chính mình và vượt lên lòng tự ái. Từ đó, hình thành thái độ và cách ứng xử đúng đắn, biết thắng được sự ghen tỵ trước tài năng hay thành công của người khác. Nắm được nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lý nhân vật. b. Kỹ năng: Rèn kỹ năng miêu tả và phân tích tâm lý nhân vật. c. Giáo dục: Giáo dục tình cảm trân trọng, quí mến thành công của người khác; độ lượng, vị tha với lỗi lầm của người khác. II. CHUẨN BỊ: a. GV: Giáo án, SGK b. HS: Chuẩn bị theo câu hỏi SGK. 34 III. PHƯƠNG PHÁP: . Nêu vấn đề tìm ý nghĩa bài học. . Thảo luận nhóm. IV. TIẾN TRÌNH: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Kể tóm tắt câu chuyện Bức tranh của em gái tôi. Trong câu chuyện nhân vật chính là ai? Tại sao em chọn nhân vật này? Kể tóm tắt (5 điểm) Nhân vật chính (2 điểm) Giải thích đúng (3 điểm) 3. Giảng bài mới: Hoạt động của GV và HS HĐ1: GV giới thiệu bài HĐ2: Tìm hiểu văn bản * Lúc đầu khi thấy em gái tự chế màu vẽ, tâm trạng người anh như thế nào? Coi những hành động lục lạo, tự pha chế màu vẽ của em là trò nghịch ngợm trẻ con. Coi thường em, gọi là Mèo; nhìn bằng con mắt kẻ cả, không cần để ý xem em vẽ gì. Giọng kể cũng thể hiện việc coi thường em gái. * Khi tài năng hội họa của em được phát hiện, tâm trạng người anh biến đổi thế nào? Bố mẹ và chú Tiến Lê vui mừng thì người anh cảm thấy buồn, thất vọng vì không có năng khiếu và cảm thấy bị mọi người lãng quên. Thái độ khó chịu, hay gắt gỏng với em gái và không thể thân với em như trước nữa. * Vì sao người anh không thể thân với em như trước được nữa? Do tự ái, mặc cảm, ganh tỵ khi thấy em có tài năng nổi bật làm người anh khó chịu, xa lánh em gái. Sự mặc cảm, buồn bực, tự ái rất tự nhiên, phù hợp tâm lý tuổi thiếu niên đang tự muốn khẳng địng mình. * Trước tài năng của em gái, người anh đã hành động thế nào? Tâm trạng lúc đó ra sao? Không thờ ơ với tài năng em gái nhưng sĩ diện không muốn để lộ sư quan tâm. Xem trộm tranh của em gái, lén lút trút ra một tiếng thở dài …Tò mò, đố kỵ nhưng vẫn chưa hoàn toàn khỏi tính trẻ con. Dù ghen tỵ nhưng người anh cũng phải thừa nhận những bức tranh của em gái vẽ đẹp, ngộ nghĩnh. Miễn cưỡng trước thành công của em, miễn cưỡng đi xem triển lãm được trao giải của Mèo. * Bức chân dung chú bé được miêu tả thế nào? Tư thế nhân vật trong tranh đẹp. Cảnh đẹp, trong sáng. * Tại sao tác giả viết Mặt chú bé tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ? Theo em đó là thứ ánh sáng gì? Ánh sáng của lòng mong ước, bản chất của trẻ thơ. Người em không vẽ anh hiện tại mà bằng tình yêu, lòng nhân hậu, bao dung, tin tưởng vào bản chất tốt đẹp của anh trai mình. * Em hãy giải thích sự biến đổi tâm trạng Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ của người anh khi đứng trước bức tranh của em gái? Tâm trạng người anh được tả rất cụ thể và ấn tượng: . Ngạc nhiên cao độ giật sững, thôi miên vì hoàn toàn không ngờ Mèo lại vẽ mình trong bức tranh dự thi. Bức tranh đẹp ngoài sự tưởng tượng. . Hãnh diện với vẽ đẹp về hình dáng và tâm hồn của mình qua nét vẽ của em gái. Niềm hãnh diện, tự hào trẻ thơ chính đáng của người anh . Xấu hổ muốn khóc vì xúc động, vì cảm thấy mình nhỏ nhặt, ích kỷ trước em gái. * Câu nói thầm Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy trong tâm trí người anh thể hiện gì? . Sự hối hận chân thành, sự ăn năn, bị thuyết phục, tự nhận thức về bản thân, về em gái. * Theo em, nhân vật người anh đáng yêu hay đáng ghét? Vì sao? Em có thích một người anh như thế không? HS tự do nêu ý kiến. GV chốt ý GV giáo dục tình cảm cho HS * Qua cái nhìn và tâm trạng người anh, Kiều Phương hiện ra như thế nà? Nét mặt lọ lem và linh lợi, cử chỉ nhanh nhẹn, bản tính tò mò, hiếu động, rất thông minh, nghịch ngợm, tài năng hội họa chớm nở từ nhỏ. * Bức tranh Anh trai tôi đã thể hiện được điều gì nơi Mèo? HS đọc ghi nhớ SGK. 35 HĐ4: Củng cố, luyện tập * Học xong truyện, em tự rút ra cho bản thân bài học gì? HS nêu ý kiến, bổ sung. GV chốt ý: . Ghen ghét, đố kỵ trước tài năng và sự thành công của người khác là tính xấu; với người tah6n lại càng nhỏ nhen, đáng trách. . Tự ái cá nhân, tự ti, mặc ảm cũng là những hạn chế, nhược điểm cần khắc phục. . Lòng nhân ái, độ lượng. bao dung một cách trong sáng, hồn nhiên là những đức tính cần phát huy. Nó giúp chiến thắng bản thân để vươn tới thành công. HS đọc phần đọc thêm SGK.35 Nội dung bài học II. ĐỌC- TÌM HIỂU VĂN BẢN: 1. Diễn biến tâm trạng nhân vật người anh: Người anh đáng trách nhưng cũng đáng cảm thông vì những tính xấu trên chắc cũng chỉ tạm thời. Sự hối hận day dứt, nhận ra tài năng, nhận ra tâm hồn trong sáng, nhân hậu của em gái chứng tỏ là một người biết sửa mình, muốn vươn lên khỏi sự ghen ghét, đố kỵ 2. Nhân vật Kiều Phương: Hồn nhiên, trong sáng, rất ngây thơ. Bức tranh không chỉ thể hiện tài năng mà còn nói về tâm hồn và nhân cách của Mèo để người anh soi vào mà tự sửa lỗi, tự vượt lên tính tự ái, tự ti, đố kỵ * Ghi nhớ SGK. 35 III. LUYỆN TẬP: 4. Thực hiện ở HĐ4 5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Học ghi nhớ và tập phân tích lại văn bản Chuẩn bị Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả SGK.35 . Đọc kỹ Bức tranh của em gái tôi và làm câu 1 SGK.35 . Tìm hiểu và lập dàn ý theo câu 2, 3, 4 /SGK.35, 36 IV. RÚT KINH NGHIỆM: Tiết 83 LUYỆN NÓI ND: 23.1.2008 VỀ QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ I. MỤC TIÊU: Giúp HS: a. Kiến thức: Biết cách trình bày và diễn đạt một vấn đề bằng miệng trước tập thể. Nắm chắc hơn kiến thức đã học về quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả. b. Kỹ năng: Rèn kỹ năng trình bày trước tập thể c. Giáo dục: Giáo dục tính tự tin trước tập thể II. CHUẨN BỊ: a. GV: Giáo án, SGK b. HS: Chuẩn bị theo câu hỏi SGK. 34 III. PHƯƠNG PHÁP: . Đối thoại tìm ý . Thảo luận nhóm. IV. TIẾN TRÌNH: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào phần luyện tập Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Giảng bài mới: Hoạt động của GV và HS HĐ1: GV giới thiệu bài HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập 1 Thảo luận nhóm 5’ HS chú ý liên hệ bài học tiết 79, 80 HS trình bày dàn ý, bổ sung (15’) GV chốt ý * Lưu ý: HS có thể chọn 1 trong 2 nhân vật để trình bày. HĐ3: Hướng dẫn làm bài tập 2 Chú ý bằng quan sát, tưởng tượng, so sánh, liên tưởng, nhận xét làm nổi bật các đặc điểm chính. Làm dàn ý chứ không phải thành bài văn HS xem lại phần chuẩn bị và điều chỉnh theo hướng dẫn của GV (5’) HS trình bày. GV nhận xét (15’) Nội dung bài học Bài tập 1: Lập dàn ý về nhân vật Kiều phương và người anh a. Nhân vật Kiều Phương: - Hình dáng: gầy, thanh mảnh, mặt lọ lem, mắt sáng, miệng rộng, răng khểnh. - Tính cách: Hồn nhiên, trong sáng, nhân hậu, độ lượng, tài năng. b. Nhân vật người anh: - Hình dáng: Không tả rõ nhưng có thể suy ra từ em như gầy, cao, đẹp trai, sáng sủa …. - Tính cách: Ghen tỵ, nhỏ nhen, mạc cảm; biết ân hận, hối lỗi - Hình ảnh người anh thực và trong tranh xem kỹ thì không khác nhau. Hình ảnh trong tranh thể hiện bản chất, tính cách của người anh qua cái nhìn trong sáng, nhân hậu của người em gái. Bài tập 2: Lập dàn ý miêu tả về anh, chị hoặc em của mình. 4. Củng cố, luyện tập: Muốn làm tốt văn miêu tả, người viết cần phải có những kỹ năng nào? (Ghi nhớ) 5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Xem lại các dàn ý đã xây dựng và chuẩn bị làm dàn ý câu 3, 4 / SGK. 36 IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docTuan 20.doc
Giáo án liên quan