I. Mục tiêu:
1- Kiến thức:
- Kiểm tra, đánh giá năng lực sáng tạo trong khi thực hành viết bài văn miêu tả.
- Đánh giá năng lực vận dụng các kỹ năng và kiến thức về miêu tả nói chung và tả người nói riêng đã học ở các tiết trước.
2- Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng viết nói chung (diễn đạt, trình bày, chữ viết, chính tả, ngữ pháp )
3- Thái độ:
- Ý thức vận dụng kĩ năng, kiến thức về văn miêu tả nói chung
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Đề bài
- Học sinh: Giấy, viết
12 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1825 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 31, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 31 Ngày soạn : 20/4/2008
Tiết : 121 Ngày dạy: 23/4/2008
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN MIÊU TẢ, SÁNG TẠO
I. Mục tiêu:
1- Kiến thức:
- Kiểm tra, đánh giá năng lực sáng tạo trong khi thực hành viết bài văn miêu tả.
- Đánh giá năng lực vận dụng các kỹ năng và kiến thức về miêu tả nói chung và tả người nói riêng đã học ở các tiết trước.
2- Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng viết nói chung (diễn đạt, trình bày, chữ viết, chính tả, ngữ pháp…)
3- Thái độ:
- Ý thức vận dụng kĩ năng, kiến thức về văn miêu tả nói chung
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Đề bài
Học sinh: Giấy, viết
III/ Các bước lên lớp:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI
1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV đặt một số câu hỏi ôn lí thuyết về kiểm tra miêu tả người.
- Miêu tả nhằm mục đích gì?
- Muốn tả người cần phải như thế nào?
- Bố cục bài văn tả người thường có mấy phần?
- GV nêu đề bài trên bảng lớp cho HS đọc và tìm hiểu đề.
- Lưu ý:
+ Nhân vật ông tiên trong tuyện cổ tích rất quen thuộc, có một số đặc điểm chung, nhưng mỗi HS cần có ông tiên của riêng mình.
+ Cần lập dàn bài chi tiết với 3 phần cụ thể.
+ Mở bài cần tự nhiên, hấp dẫn.
+ Thân bài: Lưu ý phần tưởng tượng, sáng tạo nhưng không viễn vông.
+ Kết bài: Bất ngờ, gọn gàng.
- Cho HS làm bài.
- Quan sát, nhắc nhỡ thái độ làm bài của HS.
4. Củng cố: Thu bài khi hết giờ.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Ôn lại kiểu bài miêu tả.
- Chuẩn bị :Viết đơn.
+ Giúp người đọc người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh.
+ Xác định được đối tượng cần tả (tả chân dung hay tả người trong tư thế làm việc)
+ Quan sát lựa chọn các chi tiết tiêu biểu.
+ Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự.
+ 3 phần:
♦ MB: Giới thiệu người được tả.
♦ TB: Miêu tả chi tiết (ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói…)
♦ KB: Nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được tả.
- Đọc đề bài.
- Làm bài viết.
Đề bài: Em đã từng gặp ông tiên trong những truyện cổ dân gian, hãy miêu tả lại hình ảnh ông tiên theo trí tưởng tượng của mình.
¯ Rút kinh nghiệm:……………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………………………
======v======
Tuần 31 Ngày soạn : 30/3/2008
Tiết 123 Ngày dạy : 02/4/2008
CẦU LONG BIÊN CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ
I. Mục tiêu:
1- Kiến thức: Giúp HS:
- Bước đầu nắm được khái niệm văn bản nhật dụng và ý nghĩa của việc học loại văn bản đó.
- Hiểu được ý nghĩa “ làm chứng nhân lịch sử” của câu Long Biên, từ đó nâng cao, làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương, đất nước, đối với các di tích lịch sử.
- Thấy được vị trí và tác dụng của các yếu tố nghệ thuật đã tạo nên sức hấp dẫn của bài bút kí mang nhiều tính chất hồi kí này.
2- Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ trong câu, kết hợp tả và kể trong bài văn kể chuyện hoặc miêu tả.
3- Thái độ:
- Củng cố tình cảm yêu quí quê hương, đất nước, di tích lịch sử.
II. Chuẩn bị:
1- GV: - Bảng phụ: Tóm tắt bố cục
- Tranh minh họa cầu Long Biên
2- HS: - Đọc, tìm hiểu văn bản; bảng phụ.
III. Các bước lên lớp:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI
1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
Giới thiệu khái niệm văn bản nhật dụng và ý nghĩa của việc học loại văn bản này:
Đó là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma túy… Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu loại văn bản.
- HĐ1: Hướng dẫn đọc : Đây là một bài báo đăng trên báo Người Hà Nội. Có thể xếp vào thể loại kí- Hồi kí về cây cầu nổi tiếng đã gắn bó máu thịt, đã đi vào lịch sử dân tộc ta suốt một thế kỉ qua. Cần đọc với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng.
- GV đọc mẫu 1 đoạn và gọi HS đọc tiếp.
- Kiểm tra việc hiểu một số từ SGk: chứng nhân, Ép-phen, khiêm nhường
- Cho HS quan sát bản phụ: bố cục, nội dung chính của 3 đoạn.
+ Từ đầu…thủ đô HN: Giới thiệu vai trò nhân chứng của cầu Long Biên.
+ Tiếp đến… dẻo dai, vững chắc: Biểu hiện nhân chứng LS của cầu Long Biên
+ Phần còn lại: Cầu Long Biên- chứng nhân của tình yêu đất nước VN.
- Cho HS tìm các đoạn tương ứng SGK.
- Trong văn bản này, tác giả đã dùng phương thức tự sự, miêu tả hay biểu cảm?
- HĐ 2: Tìm hiểu chi tiết văn bản.
- Tên gọi đầu tiên của cầu là gì? Tên gọi đó có ý nghĩa gì?
- Vì sao nó được xem là một thành tựu quan trọng của thời văn minh cầu sắt?
- Tại sao cầu Long Biên là kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở VN?
- Vì sao cầu LB là chứng nhân đau thương của người VN thuộc địa?
- Năm 1945 câu được đổi tên là cầu LB. Điều đó có ý nghĩa gì?
- Những dòng thơ tả cảnh đông vui, nhộn nhịp trên cầu Long Biên trong SGK, những ấn tượng về màu xanh nơi bờ bãi sông Hồng gợi nên sự yên tĩnh trong tâm hồn.
Thời kì này, cầu LB làm nhiệm vụ nhân chứng gì?
- Những cuộc chiến tranh nào đã đi qua trên cầu LB?
- Vai trò nhân chứng của cầu LB trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ được kể lại qua những sự việc nào?..
- Trong sự nghiệp đổi mới, chúng ta có thêm những cây cầu mới nào bắc qua sông Hồng? Cầu LB lúc này mang ý nghĩa chứng nhân gì?
- Câu văn cuối cùng: “ Còn tôi cố gắng truyền tình yêu cây cầu của mình vào trái tim họ, đặng bắc một nhịp cầu vô hình nơi du khách để du khách ngày càng xích lại gần với đất nước VN”, câu văn đó gợi em suy nghĩ gì về cầu LB và tác giả của bài viết?
- HĐ 3: Hướng dẫn tổng kết
- Em đã cảm nhận điều sâu sắc nào từ văn bản Cầu LB…?
- Em học tập được gì về lời văn trong văn bản?
- Nhận xét, chốt nội dung ghi nhớ.
4. Củng cố:
- Bài viết đã cho em tình cảm gì đối với cầu Long Biên?
- Gọi HS đọc to ghi nhớ SGK
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học, nắm nội dung bài
- Soạn bài: Động Phong Nha
- Nghe
- Đọc
- Giải thích từ
- Tìm -SGK
- Trao đổi, nêu
+ Kết hợp cả 3 phương thức:tự sự, miêu tả, biểu cảm.
- Trao đổi, nêu
+ Đu-me: Tên viên quan toàn quyền Pháp ở Đông Dương.
+ Tên cầu biểu thị quyền lực thống trị của TD Pháp ở VN
+ Cầu được các kĩ sư người Pháp thiết kế.
+ Có qui mô lớn: dài 2.290m, nặng 17. 000 tấn
+ Cây cầu phục vụ cho việc khai thác kinh tế của TD Pháp ở nước VN thuộc địa.
+ Nó được xây dựng không chỉ bằng mồ hôi mà còn bằng xương máu của bao người.
+ Nhân chứng của cuộc sống lao động hòa bình.
+ Chiến tranh chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mĩ.
+ Cầu Long Biên là mục tiêu ném bom của máy bay Mĩ:
* Đợt 1: Cầu bị đánh 10 lần, hỏng 7 nhịp và 4 trụ lớn.
* Đợt 2: Cầu bị đánh 4 lần, 1000m bị hỏng, 2 trụ lớn bị cắt đứt. Năm 1972 cầu bị bom la-ze
Cây cầu vẫn sừng sững giữa mênh mông trời nước.
+ Cầu Thăng Long, cầu Chương Dương.
+ Cầu trở thành nhân chứng cho thời kì đổi mới nhanh chóng của đất nước.
+ Cầu LB là chứng nhân cho tình yêu của mọi người đối với VN
+ Là nhịp cầu của hòa bình và thân thiện.
+ Là tình yêu bền chặt trong tâm hồn tác giả.
- Tự bộc lộ
- Đọc to ghi nhớ (SGK)
I/ Đọc,tìm hiẻu chú thích văn bản:
II/ Đọc tìm hiểu chi tiết văn bản:
1/ Cầu LB chứng nhân đau thương của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của TD Pháp:
- Phục vụ cho việc khai thác kinh tế của TD Pháp
- Được xây dựng bằng mồ hôi và xương máu của bao người.
2/ Cầu Long Biên- chứng nhân của độc lập và hòa bình
- Đó là cầu thắng lợi của Cách mạng tháng Tám
- Là chứng nhân của cuộc sống lao động, hòa bình.
3/ Cầu Long Biên- chứng nhân của chiến tranh đau thương và anh dũng:
- Chứng nhân của cuộc chiến tranh chống thực dân pháp và đế quốc Mĩ.
4/ Cầu Long Biên- chứng nhân của sự đổi mới đất nước và của tình yêu đối với Việt Nam:
+ Là chứng nhân cho thời kì đổi mới nhanh chóng của đất nước.
+ là chứng nhân cho tình yêu của mọi người đối với VN
III/ Tổng kết:
Ghi nhớ SGK
¯ Rút kinh nghiệm:……………………………………………………………………………………....
…………………………………………………………………………………………………………….
======v======
Tuần 31 Ngày soạn : 30/3/2008
Tiết 124 Ngày dạy : 02/4/2008
VIẾT ĐƠN
I. Mục tiêu:
1- Kiến thức: Giúp HS:
- Hiểu các tình huống cần viết đơn: Khi nào viết đơn? Viết đơn để làm gì?
2- Kĩ năng:
- Biết cách viết đơn đúng qui cách và nhận ra những sai sót thườnggặp khi viết đơn.
3- Thái độ:
- Vận dụng trong cuộc sống hằng ngày khi cần thiết.
II. Chuẩn bị:
1- GV: - Bảng phụ:
2- HS: - Đọc, tìm hiểu bài
III. Tiến trình lên lớp:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI
1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra tập sách, sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới: Giới thiệu bài
- Mỗi khi cần phải nghỉ học, em phải nhờ bố, mẹ làm gì? Em có đọc trên tờ giấy ấy viết như thế nào?
- Đó chính là đơn xin phép nghỉ học. Vậy thế nào là văn bản đơn từ?
- HĐ 1: Xác định tình huống khi nào cần viết đơn?
- Gọi HS đọc các ví dụ trong BT 1
- Từ các ví dụ đó, hãy rút ra nhận xét khái quát khi nào cần viết đơn?
- GV: Rõ ràng, trong cuộc sống, có rất nhiều tình huống cần phải viết đơn; không có đơn, nhất định công việc không được giải quyết.
- Cho HS đọc 4 trường hợp nêu trong SGK.
- Theo em, trường hợp nào phải viết đơn? Viết gửi ai?
- GV: Trong cuộc sống con người, rất nhiều khi cần phải viết đơn, khi có nguyện vọng, yêu cầu nào đó cần được giải quyết. Đó là một loại văn bản hành chính không thể thiếu được trong cuộc sống hằng ngày.
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
- HĐ 2: Phân biệt 2 loại đơn và các mục không thể thiếu được trong đơn.
- Quan sát, đọc kĩ 2 lá đơn trong SGK.
- GV: Đơn viết theo mẫu in sẵn thì người viết chỉ cần điền những từ, câu thích hợp vào những chỗ có dấu…. nhưng vẫn cần chú ý để viết đúng. Đơn viết không theo mẫu thì người viết phải tự nghĩ nội dung và trình bày.
- Các mục trong đơn được trình bày theo thứ tự nào? Lí do?
- Cho HS quan sát trên bảng phụ.
- KL: đó là những nội dung không thể thiếu được trong một lá đơn dù theo mẫu hay không theo mẫu. Đơn có thể đánh máy, in vi tính hoặc viết tay rõ ràng, sạch sẽ. chữ kí của người viết đơn phải được tự kí.
- HĐ 3: Hướng dẫn cách thức làm đơn.
- Cho HS đọc, quan sát, suy nghĩ về cách thức làm 2 loại đơn qua các mục nêu trong SGK.
- GV: Lưu ý, tên đơn đơn phải được viết hoặc in bằng khổ chữ to. Phần quốc hiệu và tên đơn phải được viết ở giữa trang giấy, khoảng cách phần quốc hiệu, tên đơn, kính gửi, nội dung đơn phải cách nhau 2-3 dòng.
4. củng cố:
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học ghi nhớ
- Tập viết đơn: Nghỉ học, chuyển trường…
- Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi.
- Báo cáo sĩ số
- Nghe
- Đọc to các ví dụ
- Muốn đề đạt một nguyện vọng với một người hay một cơ quan, tổ chức có quyền hạn giải quyết nguyện vọng đó.
- Trao đổi và trả lời
a) Bị mất xe đạp khi đến thăm bạn: Cần viết đơn trình báo công an nhờ giúp đỡ tìm lại xe đạp.
b) Muốn theo học lớp Họa, Nhạc do trường mới mở: Phải viết đơn xin nhập học.
c) Gia đình chuyển chỗ ở, em muốn được học tiếp lớp 6 ở chỗ mới đến: Phải viết đơn xin chuyển trường.
- Đọc to ghi nhớ
- Thảo luận, trình bày:
+ Quốc hiệu, để tỏ ý trang trọng.
+ Tên đơn, để người đọc hiểu rõ ngay một cách khái quát mục đích, tính chất của đơn: xin, đề nghị, khiếu nại…
+ Tên người viết đơn
+ Tên người hoặc tổ chức, cơ quan cần gửi đơn.
+ Lí do viết đơn và những yêu cầu, đề nghị…
+ Nơi, ngày, tháng, năm viết đơn.
+ Chữ kí của người viết đơn.
- Quan sát, nghe.
- Trình bày theo thứ tự:
1. Quốc hiệu
2. Tên đơn
3. Nơi, ngày viết đơn
4. Nơi, người gửi
5. Họ tên, nơi công tác hoặc nơi ở của người viết đơn.
6. lí do viết đơn
7. Yêu cầu, nguyện vọng, đề nghị.
8. Cam đoan và cảm ơn.
9. Kí tên
- Đọc to ghi nhớ
¯ Rút kinh nghiệm:……………………………………………………………………………………....
…………………………………………………………………………………………………………….
======v======
======v======
Tuần 32 Ngày soạn : 30/3/2008
Tiết 125 Ngày dạy : 02/4/2008
BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ
I. Mục tiêu:
1- Kiến thức: Giúp HS:
- Thấy được Bức thư của thủ lĩnh da đõuất phát từ tình yêu thiên nhiên đất nước đã nêu lên một vấn đề bức xúc có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống hiện nay: bảo vệ và giữ gìn sự trong sạch của thiên nhiên, môi trường.
- Thấy được tác dụng của việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong bức thư đối với việc diễn đạt ý nghĩ và biểu hiện tình cảm, đặt biệt là phép nhân hóa, yếu tố trùng điệp và thủ pháp đối lập.
2- Kĩ năng:
- Bước đầu rèn luyện kỹ năng tim fhiểu, phân tích một bức thư có nội dung chính luận.
3- Thái độ:
- Củng cố tình cảm yêu quí đất đai, thiên nhiên. Có ý thức bảo vệ và giữ gìn sự trong sạch của thiên nhiên, môi trường.
II. Chuẩn bị:
1- GV: - Bảng phụ: Tóm tắt bố cục
2- HS: - Đọc, tìm hiểu văn bản; bảng phụ.
III. Các bước lên lớp:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI
1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Em đã cảm nhận được những điều sâu sắc nào từ văn bản Cầu Long Biên?
- Em đã học tập được gì về nghệ thuật của văn bản?
3. Bài mới:
- Năm1854 tổng thống thứ 14 của Mĩ là Phreng-klin Pi-ơ-xơ tỏ ý muốn mua đất của người da đỏ. Thủ lĩnh của người da đỏ Xi-at-tơn đã viết một bức thư để trả lời. Đây là một bức thư rất nổi tiếng, từng được nhiều người xem là văn bản hay nhất viết về thiên nhiên và môi trường.
- HĐ 1: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chung văn bản
- Hướng dẫn đọc: Đây là bức thư có nội dung chính trị sâu sắc. Cần đọc với giọng tình cảm thiết tha khi nói về thiên nhiên, đát nước. giọng mĩa mai, kín đáo khi nói với tổng thống Mĩ.
- GV đọc đoạn đầu và gọi HS đọc tiếp.
- Kiểm tra việc hiểu một số từ khó SGK: Chú thích 3,4,8,10 và 11.
- Cho HS quan sát bảng phụ và nêu yêu cầu: Bức thư này có 3 phần nội dung:
+ Những điều thiên liêng ttrong kí ức người da đỏ.
+ những lo âu của người da đỏ về đất đai, môi trường, thiên nhiên sẽ bị tàn phá bởi người da trắng.
+ Kiến nghị của người da trắng về việc bảo vệ môi trường đất đai.
Em hãy xác định nội dung đó trên văn bản.
- Theo em, nội dung bức tranh trong SGK có ý nghĩa gì?
- HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết văn bản:
- Trong kí ức người da đỏ luôn hiện lên những điều tốt đẹp nào?
- Tại sao thủ lĩnh da đỏ cho đó là những điều thiêng liêng?
- Những điều thiêng liêng đó phản ảnh ánh cách sống nào của người da đỏ?
- Nét nổi trội trong đoạn văn này là phép nhân hóa. Hãy chỉ ra những biểu hiện cụ thể của phép nhân hóa.
- Cách nói nhân hóa đó có tác dụng gì?
* Tiết 126
- Người da đỏ lo lắng điều gì trước khi bán đất cho người da trắng?
- Những lo âu đó được bày tỏ trên 2 phương diện: đạo đức và cách cư xử của người da trắng với đất đai, môi trường. Điều đó được thể hiện cụ thể như thế nào?
- Những lo âu đó phản ánh cách sống đối lập nào giữa người da trắng và người da đỏ?
- Yêu cầu HS thảo luận: Đoạn văn lôi cuốn người đọc bởi các biện pháp so sánh, đối lập, nhân hóa, điệp từ ngữ. Hãy chỉ ra các biểu hiện cụ thể và tác dụng của nhghệ thuật ấy.
- Nhận xét, bổ sung.
- Những lo âu đất đai môi trường bị người da trắng xâm hại cho em hiểu gì về cách sống của người da đỏ?
- Ở phần cuối thư, người da đỏ đã kiến nghị điều gì?
- Em hiểu câu nói “ Đất là mẹ” là như thế nào?
- GV: giọng điệu đoạn văn đã có sự thai đổi rõ rệt, vừa thống thiết,vừa đanh thép, vừa hùng hồn nhằm khẳng định sự cần thiết phải bảo vệ đất đai, môi trường sống; dạy cho người da trắng biết cư xử đúng đắn với đất đai và môi trường.
- HĐ 3: Hướng dẫn tổng kết:
- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ đã quan tâm và khẳng định điều quan trọng nào trong cuộc sống của con người?
- Em có nhận xét gì về nghệ thuật của lá thư?
4. Củng cố:
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học thuộc nội dung ghi nhớ.
- Soạn bài: Động Phong Nha.
- Báo cáo sĩ số
- 2 HS trả lời
+ Theo nội dung phần ghi nhớ.
- Tìm, nêu:
+Từ đầu… tiếng nói của cha ông chúng tôi.
+ Tôi biết… đều có sự ràng buộc.
+ Phần còn lại
+ Phản ánh hành động phá hoại môi trường tự nhiên của người da trắng.
- Trao đổi, nêu:
+ Đất đai.., cây lá…, Hạt sương…, tiếng côn trùng…, những bông hoa.., vũng nước…, dòng nhựa chảy trong cây cối…
+ Những thứ đó đều đẹp đẽ, cao quí, không thể tách rời sự sống của người da đỏ. Những thứ đó không thể mất, cần được tôn trọng và giữ gìn.
+ Gắn bó với đất đai, môi trường thiên nhiên.
+ Yêu qúi và tôn trọng đất đai, môi trường.
- Thảo luận, nêu:
+ Những bông hoa…là người chị, là người em; con suối…là máu của tổ tiên chúng tôi; tiếng thì thầm của dòng nước là tiếng nói của cha ông chúng tôi.
+ Đất đai, môi trường thiên nhiên sẽ bị người da trắng tàn phá.
- Chia 2 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 ý. Trình bày, nhận xét, bổ sung.
+ Về đạo đức: Mảnh đất này không phải là anh em của họ, mà là kẻ thù của họ; mồ mả của họ, họ còn quên.
+ Họ lấy từ trong lòng đất những gì họ cần; họ cư xử với đất mẹ và anh em bầu trời như những vật mua được bán đi; lòng thèm khát của họ sẽ ngấu nghiến đất đai, để lại đằng sau những bãi hoang mạc; họ hít thở không khí nhưng chẳng để ý gì đến bầu không khí mà họ hít thở; cả ngàn con trâu rừng bị người da trắng bắn mỗi khi tàu chạy qua.
- Suy nghĩ, nêu:
+ Cách sống vật chất thực dụng › ‹ cách sống tôn trọng các giá trị tinh thần.
- Chia 4 nhóm, mỗi nhóm tìm 1 biểu hiện, đại diện trình bày:
+ So sánh,đối lập giữa 2 cách sống khác biệt của “ người da đỏ” và “người da trắng”, giữa “ngài” và “chúng tôi”.( Nêu bật sự khác biệt giữa hai cách sống của người da trắng và người da đỏ)
+ Nhân hóa: “ Lòng thèm khát của họ sẽ ngấu nghiến đất đai…”, “con ngựa sắt nhả khói”.( Thể hiện rõ thái độ tôn trọng đất đai, môi trường)
+ Điệp từ ngữ: Ngài phải nhớ…; tôi là kẻ hoang dã…; người da trắng…; người da đỏ…( Bộc lộ những lo âu của người da đỏ về môi trường và thiên nhiên khi đất đai của họ thuộc về người da trắng).
- Suy nghĩ, phát biểu:
+ Tôn trọng sự hòa hợp với thiên nhiên; yêu quí và đầy ý thức bảo vệ môi trường, tự nhiên như mạng sống của mình.
- Tìm, nêu:
+ “ Phải biết kính trọng đất đai”
+ “ Hãy khuyên bảo chúng: đất là mẹ”
+ “ Điều gì xảy ra với đất đai…tức là xảy ra với nhứng đứa con của đất”
- Suy nghĩ, phát biểu:
+ Là nơi sản sinh ra muôn loài, là nguồn sống của muôn loài.
+ Cái gì làm cho đất đai là làm cho ruột thịt mình.
+ Con người cần phải sống hòa hợp với môi trường, đất đai và phải biết cách bảo vệ nó…
+ Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình.
- Đọc to ghi nhớ SGK
I/ Đọc, tìm hiểu chung :
II/ Đọc , tìm hiểu chi tiết văn bản:
1. những điều thiêng liêng trong kí ức người da đỏ:
+ Đất đai.., cây lá…, Hạt sương…, tiếng côn trùng…, những bông hoa.., vũng nước…, dòng nhựa chảy trong cây cối…
→ Yêu quí, gắn bó với đất đai, môi trường.
2/ Những lo âu của người đa đỏ về đất đai, môi
trường tự nhiên:
+ Đất đai, môi trường thiên nhiên sẽ bị người da trắng tàn phá.
+ Cách sống vật chất thực dụng › ‹ cách sống tôn trọng các giá trị tinh thần.
3. Kiến nghị của người da đỏ:
- Phải kính trọng và phải biết bảo vệ môi trường thiên nhiên.
III/ Tổng kết:
( ghi nhớ SGK)
¯ Rút kinh nghiệm:……………………………………………………………………………………......
…………………………………………………………………………………………………………….
======v======
Tiết 124 Ngày dạy : 02/4/2008
CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ, VỊ NGỮ
(tiếp)
I. Mục tiêu:
1- Kiến thức: Giúp HS:
- Nắm được các loại lối viết câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ, hoặc thể hiện sai quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận trong câu
2- Kĩ năng:
- Tự phát hiện và sữa được 2 loại lỗi nói trên
3- Thái độ:
- Có ý thức viết câu đúng về câu s trúc và ngữ nghĩa.
II. Chuẩn bị:
1- GV: - Bảng phụ:
2- HS: - Đọc, tìm hiểu bài
III/ Các bước lên lớp:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI
1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra câu b,c của BT 5 ở nhà của HS
3. Bài mới:
- HĐ 1: Chữa lỗi câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ:
- Cho HS đọc kĩ nội dung VD trên bảng phụ (SGK)
- Xác định 2 thành phần CN và VN ở mỗi câu trên .
- Hai câu trên mắc lỗi gì? Cách sữa?
- HĐ 2: Hướng dẫn chữa lỗi câu sai về quan hệ ngữ nghĩa.
- Cho HS đọc kĩ VD mục II bảng phụ (SGK) :
Hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạch ra, cặp mắt nảy lửa, ta thấy dượng hương Thư ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ.
- Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu trên.
- Cách viết như phần in đậm có thể gây ra sự hiểu nhầm như thế nào?
- KL: Câu trên sai về mặt nghĩa
- Hãy chữa lại cho đúng trật tự ngữ pháp.
- HĐ 3: Hướng dẫn luyện tập
- Đọc, xác định yêu cầu BT 1
- Yêu cầu mỗi tổ thực hiện một câu.
- Thực hiện như BT 1.
- Gọi HS đọc BT 3, chỉ ra chỗ sai và nêu cách sữa
- Báo cáo sĩ số
b) Mấy hôm nọ, trời mưa lớn. Trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông.
c) Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước. Trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận
- Đọc kĩ VD, Xác định CN, VN
+ 2 câu trên đều không có CN, VN
+ Thiếu CN, VN , chỉ mới có trạng ngữ. cần bổ sung nồng cốt C-V
→ Mỗi khi đi qua cầu Long Biên, tôi đều say mê ngắm nhìn cảnh đẹp.
→ Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay lao động của mình, chỉ trong vòng sáu tháng, tôi đã trở thành người giàu có.
+ CN: Ta, VN: thấy dượng Hương Thư Có thể dễ hiểu nhầm: Hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạch ra, cặp mắt nảy lửa miêu tả hành động của chủ ngữ trong câu (ta)
- Trao đổi, trình bày:
+ Ta thấy dượng Hương Thư, hai hàm răng cắn chặt....hùng vĩ.
- Tìm, nêu:
a) Năm 1945, cầu được đổi tên..
b) Cứ mỗi lần…trong xanh, lòng tôi lại nhớ những năm tháng…oai hùng.
c) Đứng trên cầu, nhìn dòng…,nhấn chìm bao…, bao làng mạc…, tôi cảm thấy chiếc cầu như chiếc võng…vững chắc.
- Mỗi HS điền 1 câu
a) Mỗi khi tan trường, học sinh ùa ra đường.
b) Ngoài cánh đồng, nước ngập mênh mông.
c) Giữa cánh đồng lúa chín, các nông dân đang thi nhau gặt.
d) Khi ô tô về tới đầu làng, mọi người cùng reo lên.
- Mỗi tổ thực hiện 1 câu.
a) Thiếu CN, VN
→ Giữa hồ, nơi có một tòa tháp cổ kính, hai chiếc thuyền đang bơi.
b) Thiếu CN, VN
→ Trải qua mấy nghìn năm đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta, một dân tộc anh hùng, chúng ta đã bảo vệ vững chắc non sông gấm vóc
I/Chữa lỗi câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ:
II/ Hướng dẫn chữa lỗi câu sai về quan hệ ngữ nghĩa.
¯ Rút kinh nghiệm:……………………………………………………………………………………......
…………………………………………………………………………………………………………….
======v======
File đính kèm:
- GIAO AN NGU VAN 6 TUAN 31 32 3 COT.doc