1.MỤC TIÊU :
1.1. Kiến thức:
- Giúp HS biết: Sơ giản về tác giả Đỗ Phủ. Phân tích bài thơ nước ngoài qua bản dịch tiếng Việt.
- Hiểu được giá trị hiện thực: phản ánh chân thực cuộc sống của con người.
Giá trị nhân đạo: thể hiện hoài bão cao cả và sâu sắc của Đỗ Phủ, nhà thơ của những người nghèo khổ, bất hạnh.
-Vai trò và ý nghĩa của yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình; đặc điểm bút pháp hiện thực của nhà thơ Đỗ phủ trong bài thơ.
1.2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu, phân tích văn bản thơ qua bản dịch tiếng Việt.
1.3. Thái độ:
- GD hs về lòng nhân đạo, vị tha.
2.TRỌNG TÂM:
- Tấm lòng nhân đạo, vị tha của Đỗ Phủ.
3. CHUẨN BỊ:
3.1 - GV : Sưu tầm thơ Đỗ Phủ.
3.2 - HS : Đọc bài thơ, tìm hiểu nét chính về nội dung và nghệ thuật.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện :
12 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1024 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 (chuẩn kiến thức) - Tuần 11 - Trường THCS Tân Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ
( Đỗ Phủ )
Bài:11 - Tiết : 41
Tuần dạy: 11
1.MỤC TIÊU :
1.1. Kiến thức:
- Giúp HS biết: Sơ giản về tác giả Đỗ Phủ. Phân tích bài thơ nước ngoài qua bản dịch tiếng Việt.
- Hiểu được giá trị hiện thực: phản ánh chân thực cuộc sống của con người.
Giá trị nhân đạo: thể hiện hoài bão cao cả và sâu sắc của Đỗ Phủ, nhà thơ của những người nghèo khổ, bất hạnh.
-Vai trò và ý nghĩa của yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình; đặc điểm bút pháp hiện thực của nhà thơ Đỗ phủ trong bài thơ.
1.2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu, phân tích văn bản thơ qua bản dịch tiếng Việt.
1.3. Thái độ:
- GD hs về lòng nhân đạo, vị tha.
2.TRỌNG TÂM:
- Tấm lòng nhân đạo, vị tha của Đỗ Phủ.
3. CHUẨN BỊ:
3.1 - GV : Sưu tầm thơ Đỗ Phủ.
3.2 - HS : Đọc bài thơ, tìm hiểu nét chính về nội dung và nghệ thuật..
4. TIẾN TRÌNH:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện :
GV kiểm diện:
7A2 :
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu hỏi của GV
Câu trả lời của HS
Câu hỏi 1:
Đọc thuộc lòng bài thơ “ Ngẫu nhiên…. quê”, cho biết đôi nét về tác giả? Nội dung chính của bài thơ? (7đ)
Câu hỏi 2:
Tác giả viết bài thơ này trong hoàn cảnh nào? (2đ)
A. Đang ở xa quê.
B. Xa quê rất lâu nay mới trở về.
C. Đang rời quê hương đi xa. D.Lại rời quê hương đi xa.
Câu hỏi 3:
p Bài thơ “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của tác giả nào? Em hiểu gì về nội dung bài thơ?
l Hạ Tri Chương, tình yêu quê hương tha thiết của tác giả, luôn nhớ đến quê hương mình.
lB. Xa quê rất lâu nay mới trở về.
lTác giả Đỗ Phủ.
Bài thơ thể hiện tấm lòng nhân ái bao la của tác giả….
4.3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
á Giới thiệu bài: Đỗ Phủ là một nhà thơ có tâm hồn thật cao cả. Để hiểu rõ hơn điều này, hôm nay, chúng ta đi vào tìm hiểu văn bản “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”.
ó HĐ 1: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản
Gọi hs đọc phần chú thích (*) .
GV hướng dẫn cách đọc và GV đọc mẫu.
l GV nói thêm về thể thơ cổ thể : vần, nhịp khá tự do, phóng khoáng.
Gọi hs đọc - nhận xét.
Kiểm tra việc nắm nghĩa một số từ : tối, mực, rét.
ó HĐ 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì?
l GV : văn bản có thể chia làm 2 phần lớn, 4 phần nhỏ:
- Khổ 1 : tả cảnh gió thu cuốn mất lớp tranh căn nhà.
- Khổ 2 : trẻ em cướp tranh đi.
- Khổ 3 : nỗi khổ của gia đình Đỗ Phủ trong đêm mưa.
- Khổ 4 : ước mơ của nhà thơ.
Với cách chia hai phần em hãy thống kê lại số câu trong mỗi phần?
l - Phần 1 : 18 câu. Phần 2 : 5 câu.
Vì sao có phần dài, phần ngắn ?
l Phần dài : kể và tả lại nội dung sự việc.
- Phần ngắn : thể hiện ước mơ.
Theo em vì sao : nhiều phần có số câu lẻ và một số câu trong phần cuối có số chữ nhiều hơn phần lớn các câu khác trong bài?
l Số câu lẻ nói lên nỗi khổ cực, ấm ức, dằn vặt.
- Số câu nhiều chữ hơn diễn đạt ước mơ cao cả.
à Yêu cầu hs làm vào VBT.
Theo em phần 1 được diễn đạt theo phương thức nào ?
l A. Miêu tả + tự sự.
Phần hai được viết theo phương thức biểu đạt nào?
l Biểu cảm trực tiếp.
ó Yêu cầu hs làm vào VBT.
Như vậy ta thấy bài thơ được viết theo phương thức : tả + kể + biểu cảm. Em hãy cho biết các sự việc trong bài thơ được kể và tả như thế nào? Theo trình tự nào?
- Gió thổi, tranh bay, trong nhà ướt . Trong hoàn cảnh đau khổ tột cùng nhưng có ước mơ cao cả.
- Trình tự trước sau hợp lí.
Qua khổ thơ đầu em hình dung căn nhà của Đỗ Phủ sau trận gió mạnh như thế nào? Đây là nỗi khổ về vật chất hay tinh thần?
Em hiểu hoàn cảnh của gia đình Đỗ Phủ như thế nào?
lNhà thơ sống trong cảnh nghèo, bao năm bôn ba, xuôi ngược, được sự giúp đỡcủa bạn bè, người thân mới dựng được một ngôi nhà nhỏ.
Bên cạnh nỗi khổ vì nhà bị tốc mái, nhà thơ còn khổ vì lí do gì? (trẻ lấy cắp tranh)
Vì sao những trẻ em này lại nghịch ngợm như thế? Nếu chúng được giáo dục thì chúng có làm như thế không ?
l Vì cuộc sống cùng cực, không được giáo dục đã làm thay đổi tính cách của trẻ thơ.
ó GD hs ý thức không nghịch ngợm, chọc phá mọi người.
ó Gọi hs đọc khổ thơ thứ 3.
Ngoài những nỗi khổ trên, em cảm nhận được nỗi khổ của nhà thơ trong khổ thơ (3 ) như thế nào?
Ở khổ thơ này tác giả kể về những nỗi khổ nào?
Những nỗi khổ vừa kể thuộc về gia đình hay xã hội?
Kể về cuộc đời của mình, tác giả muốn khái quát về số phận của những người như thế nào?
lHiện thực cuộc sống của những người nghèo khổ.
Khổ thơ cuối cho biết tác giả mong ước điều gì?
Em có nhận xét gì về ước mong của tác giả?
l Mơ ước cao cảà vì mọi người.
ó Gd hs ý thức sống vì mọi người.
Bài thơ này có những đặc sắc gì về nghệ thuật?
Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật trên có tác dụng gì?
l Bộc lộ cảm xúc sâu sắc.
Qua tìm hiểu em thấy bài thơ thể hiện ý nghĩa gì?
ó Gd hs ý thức sống vì mọi người, hết lòng yêu thương mọi người, biết giúp đỡ người khác bằng tất cả tấm lòng chân thành và bằng những gì mình có thể.
óGọi hs đọc ghi nhớ.
ó HĐ 3 : Hướng dẫn HS luyện tập
Gọi hs đọc diễn cảm khổ thơ cuối.
Yêu cầu hs tóm tắt bài tập 2 – HS thảo luận trình bày.
I. Đọc hiểu văn bản :
1. Tác giả, tác phẩm :
2. Đọc :
3.Giải nghĩa từ:
II. Tìm hiểu văn bản:
1.Bố cục :
2 phần.
a. Từ đầu… cho trót: Nỗi khổ của gia đình Đỗ Phủ.
b.Còn lại: Ước mơ cao cả của nhà thơ.
2. Phân tích :
a. Nỗi khổ của nhà thơ :
- Khổ thơ đầu :
- Nhà bị gió tốc mái à nỗi khổ vật chất.
Khổ thơ hai: trẻ em nghịch ngợm lấy tranh đi.
à Buồn về nhân cách của con người.
Khổ thơ ba:
+ Mưa nhiều, ướt, lạnh, con quấy, lo lắng về loạn lạc.
è Buồn khổ về hoàn cảnh gia đình và vận mệnh của đất nước.
b. Khát vọng của nhà thơ (khổ 4):
- Mong có nhà rộng cho những người nghèo được ở ( trừ nhà thơ ). à ước mong cao cả chan chứa lòng vị tha và tinh thần nhân đạo.
* Nghệ thuật :
- Viết theo bút pháp hiện thực, tái hiện lại những chi tiết, các sự việc nối tiếp
à khắc họa cảnh ngộ những người nghèo khổ.
-Kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm.
* Ý nghĩa: lòng nhân ái vẫn tồn tại ngay cả khi con người phải sống trong hoàn cảnh nghèo khổ cùng cực.
* Ghi nhớ : sgk/194.
III. Luyện tập :
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố :
Câu hỏi của GV
Câu trả lời của HS
Câu hỏi 1:
Nêu nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ ?
Câu hỏi 2:
Qua bài thơ em thấy nỗi khổ lớn nhất của nhà thơ là gì?
Câu hỏi 3:
Trong bài thơ tác giả đã sử dụng kết hợp những phương thức biểu đạt nào?
Câu hỏi 4 ( nâng cao)
p Em hiểu gì về nhan đề bài thơ?
l Ghi nhớ _ SGK – 194.
l Nhà nghèo, tuổi già phải sống trong cảnh loạn li.
Phương thức biểu đạt của bài thơ
tự sự
Miêu tả
biểu cảm
l Thể hiện tâm hồn phòng khoáng bay bổng và tràn đầy nhân ái của Đỗ Phủ. Ngay trong những lúc khốn khó nhất, buồn khổ nhất, nhà thơ vẫn lạc quan, yêu đời, yêu người…, mơ ước những gì tốt đẹp nhất đến với mọi người.
4.5. Hướng dẫn HS tự học:
áĐối với bài học tiết này:
- Học thuộc lòng bài thơ, bài ghi, ghi nhớ.
- Trình bày cảm nghĩ về tấm lòng của nhà thơ đối với những người nghèo khổ.
áĐối với bài học tiết tiếp theo:
- Xem lại các bài ca dao, dân ca, các văn bản đã học, chú ý nội dung, nghệ thuật. Học thuộc các bài thơ: Qua Đèo Ngang, Bạn đến chơi…, Cảm nghĩ trong đêm…, Ngẫu nhiên viết…. quê” chuẩn bị tiết sau : kiểm tra một tiết Văn.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:
Phương pháp:
Sử dụng ĐDDH:
KIỂM TRA VĂN
BÀI: 11 -Tiết : 42
Tuần dạy: 11
1.MỤC TIÊU :
1.1.Kiến thức:
Kiểm tra việc nắm kiến thức của hs về nội dung, nghệ thuật của một số văn bản nhật dụng, thơ trữ tình trung đại, một số bài thơ Đường đã học .
1.2.Kĩ năng:
Rèn kĩ năng ghi nhớ, nhận biết nội dung và kĩ năng viết bài văn.
1.3.Giáo dục:
- GD hs ý thức tự lập, sáng tạo, nghiêm túc khi làm bài.
2. MA TRẬN:
Cấp độ
Tên chủ đề:
Nội dung, chương…
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
- Nội dung bài: Mẹ tôi
KT: Nội dung văn bản.
KN: Nhận ra cái nhìn của bố về mẹ của En-ricô
1 câu, 1 đ
10%
1 câu - 1 đ
(Câu 1)
1 câu, 1 đ
10%
-Chủ đề bài Sông núi nước Nam.
KT: Nội dung bài thơ
KN: Nhận ra giá trị sâu sắc của bài thơ.
1 câu, 2 đ
20%
1 câu - 2 đ
(Câu 2)
1 câu, 2 đ
20%
- Nội dung bài thơ Bánh trôi nước.
KT: Nội dung bài thơ
KN: Ghi nhớ.
1 câu, 2 đ
20%
1 câu - 2 đ
(Câu 3)
1 câu, 2 đ
20%
-Nội dung, nghệ thuật bài thơ Bạn đến chơi nhà.
KT: Nội dung bài thơ
KN: Nhận ra cái hay, cái đẹp trong cách xây dựng tình huống...
1 câu, 3 đ
30%
1 câu - 3 đ
(Câu 4)
1 câu, 3 đ
30%
-Sắc thái tình cảm và cách biểu hiện của bài: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” ; “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”.
-KT: Giá trị nội dung của mỗi bài thơ.
- KN: Hệ thống kiến thức; phân tích so sánh.
1 câu, 2 đ
20%
1 câu - 2 đ
(Câu 5)
1 câu, 2 đ
20%
Tổng số câu : 5
Tổng số điểm : 10
Tỉ lệ %: 100
Số câu : 3
Số điểm :5
50%
Số câu : 1
Số điểm :3
30%
Số câu : 1
Số điểm :2
20%
Số câu : 5
Số điểm :10
3. ĐỀ:
1. Hình ảnh người mẹ trong truyện Mẹ tôi được khắc họa qua cái nhìn của nhân vật nào?(1đ)
2. Bài thơ “ Sông núi nước Nam” viết về vấn đề gì?(2đ)
3.Chép lại bài thơ “Bánh trôi nước” (2đ).
4. Nêu ngắn gọn nội dung, nghệ thuật bài thơ “ Bạn đến chơi nhà”. Qua nội dung em rút ra được bài học gì cho bản thân? (3đ).
5. Bài thơ “ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” và bài “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” có gì giống, khác nhau về sắc thái tình cảm và cách thể hiện? (2đ)
4. ĐÁP ÁN ( Hướng dẫn chấm):
Câu
Nội dung đáp án
Thang điểm
1
- Hình ảnh người mẹ trong truyện Mẹ tôi được khắc họa qua cái nhìn của nhân vật bố của En -ri – cô.
(1đ)
2
Bài thơ “ Sông núi nước Nam” viết về vấn đề độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ của nước Nam.
(2 đ)
3
HS chép lại đầy đủ nội dung bài thơ Bánh trôi nước.
(2 đ)
4
-Cách tạo tình huống độc đáo, giọng thơ hóm hỉnh, tác giả thể hiện tình bạn đậm đà, thắm thiết…
- HS tự rút ra bài học về tình bạn chân chính.
(3 đ)
5
-Giống: cùng viết về tình yêu quê hương, thể hiện tình yêu quê hương sâu nặng.
-Khác:
+ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: diễn tả nỗi nhớ của kẻ đang ở xa quê trong một đêm trăng sáng.
+ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê:diễn tả tâm trạng của một người hồi hương đang ở trên mảnh đất quê hương mình.
+ Khác nhau về thể thơ.
(2 đ)
5.KẾT QUẢ VÀ RÚT KINH NGHIỆM:
+ Thống kê chất lượng:
Lớp
TSHS
Giỏi
TL
Khá
TL
TB
TL
Yếu
TL
Kém
TL
TB#
TL
7A2
39/19
* Đánh giá chất lượng bài làm của học sinh và bài kiểm tra:
* Rút kinh nghiệm:
BÀI: 11 -Tiết : 43
TỪ ĐỒNG ÂM
Tuần dạy: 11
1..MỤC TIÊU :
1.1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là từ đồng âm.
-Biết cách sử dụng từ đồng âm.
1.2. Kĩ năng:
-Nhận biết từ đồng âm trong văn bản; phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.
- Đặt câu phân biệt từ đồng âm.
- nhận biết hiện tượng chơi chữ bằng từ đồng âm.
1.3. Thái độ:
- GD hs ý thúc sử dụng từ đồng âm khi nói và viết, tránh gây nhầm lẫn hoặc khó hiểu.
-GD kĩ năng giao tiếp về sử dụng từ đồng âm.
2.TRỌNG TÂM:
-Từ đồng âm và cách sử dụng từ đồng âm.
3. CHUẨN BỊ :
3.1- GV : bảng phụ ghi các vd.
3.2- HS : Đọc, tìm hiểu phần I, II.
4. TIẾN TRÌNH :
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:
GV kiểm diện 7A 2:
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu hỏi của GV
Câu trả lời của HS
àCâu hỏi kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi 1:(4đ)
Tìm các từ trái nghĩa với những cụm từ sau :
Đắt hàng, giá đắt, màu đen, số đen.
Câu hỏi 2: (4đ)
Tìm từ trái nghĩa để điền vào chỗ trống trong câu sau :
“Nơi im lặng sắp bùng lên bão lửa
Chỗ ……… đang hoá than rơi”.
àCâu hỏi kiểm tra bài mới:
Câu hỏi 3:( 2 đ)
Bài học hôm nay có tên là gì? KT VBT.
l Đắt hàng >< ế hàng
Giá đắt >< giá rẻ
Màu đen >< màu trắng
Số đen >< số đỏ
l Ồn ào
l Từ đồng âm
4.3. Bài mới :
Hoạt động của thầy trò
Nội dung bài học
à Giới thiệu bài : Có những từ âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau để hiểu rõ hơn về điều này chúng ta đi vào tìm hiểu bài “Từ đồng âm”.
ó Hđ 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu từ đồng âm
GV ghi vd vào bảng phụ, gọi HS đọc.
Tìm các từ có thể thay cho từ “lồng” trong câu (1)?
l phóc, vọt, nhảy.
Vậy “lồng” ở đây nghĩa là gì?
l Nhảy dựng lên.
Tìm từ có thể thay thế cho từ “lồng” ở câu (2)?
l Chuồng, rọ.
Từ “lồng” trong câu (2) nghĩa là gì?
l Sự vật làm bằng tre, gỗ, sắt… dùng để nhốt chim, gà, vịt.
Em có nhận xét gì về hai từ “lồng” ở trên?
l Phát âm giống nhau, nhưng về nghĩa thì khác xa nhau.
Qua tìm hiểu về mặt âm thanh ý nghĩa của các từ. Hãy cho biết thế nào là từ đồng âm?
l HS nêu – GV nhận xét.
ó Gọi 1 HS đọc ghi nhớ.
Tìm VD về từ đồng âm?
Xác định những từ đồng âm trong VD sau? Cho biết nghĩa của những từ đó?
Ruồi đậu mâm xôi đậu
Kiến bò đĩa thịt bò
Hoàng tử, tử trận.
l Đậu, bò, tử.
l Đậu 1 : chỉ hoạt động của con ruồi (đt).
-Đậu 2 : chỉ một loại đậu để nấu xôi (dt).
- Bò 1 : chỉ hoạt động của con kiến ( đt).
- Bò 2 : chỉ thịt của con bò (con vật)(dt).
- Tử 1 : con. Tử 2 : chết.
óGD KN giao tiếp: Cùng một từ phát âm như nhau nhưng nghĩa khác xa nhau, cần xem xét ngữ cảnh để hiểu đúng nghĩa của nó.
ó HĐ 2 : Hướng dẫn HS sử dụng từ đồng âm.
Nhờ đâu mà em phân biệt đựơc nghĩa các từ trên?
l Dựa vào ngữ cảnh khi nói.
Câu “ đem cá về kho” nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành mấy nghĩa?
l 2 nghĩa . Kho 1 : chỉ hoạt động nấu. Kho 2 : chỉ nơi chứa hàng.
Em hãy thêm vào câu này một vài từ để câu trở thành đơn nghĩa?
l Đem cá về mà kho . Đem cá về để nhập kho.
Để tránh hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra cần phải chú ý điều gì khi giao tiếp?
à ó Gọi HS đọc ghi nhớ.
ó GD hs ý thức sử dụng từ đồng âm phù hợp.
ó Hướng dẫn HS phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
Vd : chân ( giường, núi, ghế, người)
Về nghĩa các từ trên có mối quan hệ như thế nào?
ó HĐ 3: Hướng dẫn HS luyện tập
HS thảo luận bài tập 1, 2, 4 – đại diện nhóm trình bày.
Từ đồng âm với danh từ “ cổ” và cho biết nghĩa của từ đó?
- Đồ cổ : xưa cũ. Cổ đông : người có cổ phần trong công ty.
- Cổ động viên : người tuyên truyền và ủng hộ .
- Cổ lỗ : lạc hậu và xưa quá.
óGọi HS làm BT4 ( HS sắm vai các nhân vật)
Anh chàng trong truyện đã sử dụng biện pháp gì?
Em sẽ dùng biện pháp gì để phân rõ phải trái?
Em nhận xét tính cách của nhân vật hàng xóm ( người mượn chiếc vạc đồng)? Đó là tính cách như thế nào?
l Dã dối, tham lam xảo quyệt.
ó GD hs:
+ Thật thà ngay thẳng, không tham lam.
+ Trong giao tiếp hàng ngày, cần tập thói quen suy xét kĩ lời ăn tiếng nói. Đặc biệt, chú ý đến ngữ cảnh giao tiếp để hiểu chính xác nghĩa của từ.
ó GV hướng dẫn HS về nhà làm BT3.
Đặt câu :
a. Chúng ta ngồi vào bàn để bàn công việc.
b. Con sâu lẩn sâu vào bụi rậm.
c. Năm nay em vừa tròn năm tuổi.
I.Thế nào là từ đồng âm :
VD:
-Lồng 1: nhảy dựng lên.
-Lồng 2:chỉ sự vật bằng tre, gỗ, sắt…dùng để nhốt con vật (chim, gà, vịt)
* Ghi nhớ : sgk/135.
II. Sử dụng từ đồng âm :
VD:
-Kho 1 : chỉ hoạt động nấu.(chế biến)
- Kho 2 : chỉ nơi chứa hàng.
=> Phải chú ý đến ngữ cảnh giao tiếp.
* Ghi nhớ : sgk/136.
III. Luyện tập :
1.Tìm từ đồng âm :
- Thu : mùa thu – thu tiền.
- Cao : cao thấp – cao hổ cốt.
- Ba : số ba – ba mẹ.
-Tranh : tranh ảnh – tranh giành.
- Sang : sang trọng – sang sông.
- Nam : nam nhi – hướng nam.
- Sức : sức khoẻ – đồ trang sức.
- Nhè : khóc nhè – nhè nhẹ.
- Tuốt : tuốt lúa – máy tuốt.
-Môi : môi trường – đôi môi.
2. Các nghĩa khác nhau của từ cổ :
- Cổ 1 : bộ phận trong cơ thể.
- Cổ 2 : bộ phận của áo.
- Cổ 3 : bộ phận trong 1 đồ vật ( cổ chai)
à Mối quan hệ: cùng chỉ một bộ phận nối đầu với thân à từ nhiều nghĩa.
4.
- Sử dụng biện pháp dùng từ đồng âm.
- Sử dụng biện pháp chặt chẽ về ngữ cảnh để hỏi.
VD : Vạc của ông hàng xóm là vạc bằng đồng cơ mà.
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố :
Câu hỏi của GV
Câu trả lời của HS
Câu hỏi 1:
Thế nào là từ đồng âm?
Câu hỏi 2:
Đặt câu với mỗi từ đồng âm sau :
Đá ( đt- dt).
Bắc (đt- dt).
Câu hỏi 3: (Nâng cao)
Cho hai câu sau:
Cháu ăn nhiều vào cho no bụng.
Tập luyện thể thao thường xuyên giúp bụng chân săn chắc.
Hãy cho biết từ “bụng” trong hai câu trên là từ đồng âm hay là từ nhiều nghĩa? Vì sao?
l Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng khác nhau về ý nghĩa.
Đặt câu:
Nó đá cục đá lăn long lóc.
Bác bắc bếp về hướng Bắc sẽ xuôi gió hơn!
l “Bụng” trong hai câu trên không phải là từ đồng âm mà là từ nhiều nghĩa. Vì nó cùng xuất phát chung một nghĩa gốc: Một bộ phận của cơ thể, nhô ra phía ngoài, bao bọc những phần phía trong.
4.5. Hướng dẫn HS tự học :
- Học thuộc ghi nhớ sgk/135, 136.
- Hoàn thành các bài tập vào VBT. Tìm một bài ca dao (bài thơ, tục ngữ…) có sử dụng từ đồng âm để chơi chữ và nêu giá trị mà các từ đồng âm đó mang lại cho văn bản.
- Xem lại các bài tiếng Việt ở tiết 15, 18, 27, 35, 39, 43. Chuẩn bị kiểm tra ở tuần 12 tiết 46.
Học kỉ phần ghi nhớ, Tìm thêm VD minh họa cho từng nội dung.
-Chuẩn bị bài: Thành ngữ: Xem kĩ trước nội dung bài. Trả lời các câu hỏi gợi ý trong SGK. Tập tìm thêm một số VD về thành ngữ, tập giải nghĩa các thành ngữ.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:
Phương pháp:
Sử dụng ĐDDH:
BÀI :11 -Tiết : 44
CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ MIÊU TẢ TRONG VĂN BIỂU CẢM
Tuần dạy : 11
1 . MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- Vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm .
- Sự kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm.
1.2. Kĩ năng:
- Nhận ra tác dụng của các yếu tố miêu tả và tự sự trong một văn bản biểu cảm
- Sự kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự trong làm văn biểu cảm.
1.3. Thái độ:
- GD hs ý thức vận dụng các yếu tố miêu tả, tự sự trong văn biểu cảm một cách có hiệu quả.
2. TRỌNG TÂM:
Việc kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm.
3. CHUẨN BỊ :
- 3.1 GV : Phấn màu, bảng phụ ghi đoạn văn.
- 3.2 HS : Tìm hiểu về yếu tố tự sự và miệu tả trong văn bản biểu cảm .
4. TIẾN TRÌNH :
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện :
KT sĩ số 7A2:
4.2. Kiểm tra miệng:
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs.
4.3. Bài mới :
Hoạt động của thầy trò
Nội dung bài học
á Giới thiệu bài: Trong văn biểu cảm có những yếu tố miêu tả như thế nào chúng ta đi vào tìm hiểu bài “Các yếu tố miêu tả , tự sự trong văn biểu cảm” .
ó HĐ1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu phần 1.
GV ghi văn bản “ Bài ca nhà …. Phá” vào bảng phụ.
Trong đoạn 1 cho biết câu nào mang yếu tố tự sự, câu nào mang yếu tố miêu tả?
Đoạn 2 tác giả kết hợp phương thức biểu đạt nào?
Nêu phương thức biểu đạt ở đoạn 3?
Đoạn 4 phương thức biểu đạt nào? Nội dung biểu cảm là gì?
Từ những nội dung trên, em biết muốn phát biểu cảm nghĩ ta có thể dùng những phương thức biểu đạt nào?
à Gọi hs đọc ý 1 trong ghi nhớ sgk/138.
Gọi hs đọc đoạn văn của Duy Khán.
Theo em đoạn văn nào mang yếu tố miêu tả?
Đoạn 2 mang yếu tố gì?
Đoạn 3 nêu lên điều gì của tác giả?
Nếu không có yếu tố miêu tả, tự sự thì yếu tố biểu cảm có thể được bộc lộ hay không? Vì sao?
l Không, vì hai yếu tố trên là phương tiện để tác giả bộc lộ cảm xúc.
Đoạn văn trên miêu tả, tự sự trong niềm hồi tưởng. Hãy cho biết tình cảm đã chi phối tự sự và miêu tả như thế nào?
l Niềm hồi tưởng đã chi phối việc miêu tả và tự sự. Miêu tả trong hồi tưởng không phải miêu tả trực tiếp. Cách đó góp phần khêu gợi cảm xúc ở người đọc.
à GV tổng kết; gọi hs đọc ý 2 ghi nhớ.
ó GD HS ý thức sử dụng yếu tố miêu tả và tự sự trong văn biểu cảm.
ó HĐ 2 : Hướng dẫn HS luyện tập .
Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 1.
HS thảo luận trình bày.
Gọi hs tóm tắt nội dung văn bản “ Kẹo mầm” trên cơ sở đó viết thành một bài văn biểu cảm.
l GV hướng dẫn hs dùng lời văn của mình để diễn đạt lại truyện “ Kẹo mầm” theo trình tự như trong sách.
I.Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm :
- VD : bài thơ “ Bài ca …. phá”
-Đoạn 1 : hai câu đầu tự sự ba câu sau tạo bối cảnh chung ( miêu tả)
- Đoạn 2 : tự sự + biểu cảm: uất ức vì già yếu.
- Đoạn 3 : tự sự + miêu tả. Hai câu cuối biểu cảm : cam phận.
- Đoạn 4 : biểu cảm, tình cảm cao thượng vị tha , vươn lên sáng ngời.
VD : Đoạn văn của Duy Khán.
- Đoạn 1 : miêu tả.
- Đoạn 2 : tự sự.
- Đoạn 3 : cảm nghĩ.
* Ghi nhớ : sgk/138.
II. Luyện tập :
1.
2.
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố :
Câu hỏi của GV
Câu trả lời của HS
Câu hỏi 1:
Muốn phát biểu cảm xúc, suy nghĩ ta thuờng dùng các phương thức biểu đạt nào?
Câu hỏi 2:
Yếu tố miêu tả, tự sự có ý nghĩa gì trong đoạn văn?
l Tự sự, miêu tả gợi ra đối tượng biểu cảm và gởi gắm cảm xúc.
l Khêu gợi tỉnh cảm, cảm xúc.
4.5. Hướng dẫn HS tự học:
- Học thuộc ghi nhớ trong sgk 138.
-Đọc lại bài tập đã làm, bổ sung sửa chữa những chỗ chưa hay.
Tập viết bài văn BC dựa trên văn bản có sử dụng yếu tố tự sự.
- Đọc và chuẩn bị bài : “Cảnh khuya, Rằm tháng giêng”. Tìm hiểu nét chính về nội dung
và nghệ thuật của từng bài.
- Xem trước bài cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. Chú ý về cách làm bài.
5. RÚT KINH NGHIỆM :
Nội dung:
Phương pháp
Sử dụng ĐDDH:
File đính kèm:
- tuan 11.doc