A / MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp HS :
· Nắm được nội dung ý nghĩa , một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu ( hình ảnh , ngôn ngữ ) của những bài ca về chủ đề than thân .
· HS thuộc những bài ca dao chủ đề này
B / HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1 / Ổn Định Lớp :
2 / Kiểm Tra Bài Cũ – Bài Soạn ;
· Đọc thuộc lòng 1 trong những bài ca dao thuộc chủ đề : “Tình yêu quê hương , đất nước , con người” ?
· Nêu nội dung và nghệ thuật của những bài ca dao trên ?
3 / Bài Mới : Ca dao – dân ca là tấm hương phản ảnh đời sống ,tâm hồn của nhân dân . Nó không chỉ là tiếng hát yêu thương, tình nghĩa trong các mối quan hệ từng gia đình, quan hệ con người đối với quê hương , đất nước , mà còn là tiếng hát than thở vể những cuộc đời , cảnh ngộ khổ cực, đắng cay cũng như tố cáo XHPK bằng những hình ảnh ngôn ngữ , sinh động ,đa dạng mà các em sẽ được tìm hiểu qua tiết học hôm nay GV ghi tựa bài lên bảng .
11 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1168 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 (chuẩn kiến thức) - Tuần 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN :
Tiết :
NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN
A / MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp HS :
Nắm được nội dung ý nghĩa , một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu ( hình ảnh , ngôn ngữ ) của những bài ca về chủ đề than thân .
HS thuộc những bài ca dao chủ đề này
B / HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1 / Ổn Định Lớp :
2 / Kiểm Tra Bài Cũ – Bài Soạn ;
Đọc thuộc lòng 1 trong những bài ca dao thuộc chủ đề : “Tình yêu quê hương , đất nước , con người” ?
Nêu nội dung và nghệ thuật của những bài ca dao trên ?
3 / Bài Mới : Ca dao – dân ca là tấm hương phản ảnh đời sống ,tâm hồn của nhân dân . Nó không chỉ là tiếng hát yêu thương, tình nghĩa trong các mối quan hệ từng gia đình, quan hệ con người đối với quê hương , đất nước , mà còn là tiếng hát than thở vể những cuộc đời , cảnh ngộ khổ cực, đắng cay cũng như tố cáo XHPK bằng những hình ảnh ngôn ngữ , sinh động ,đa dạng mà các em sẽ được tìm hiểu qua tiết học hôm nay à GV ghi tựa bài lên bảng .
Phương pháp
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Đọc Văn Bản Và Tìm Hiểu Chú Thích
Gv hướng dẫn HS đọc theo yêu cầu , thể thơ lục bát mang âm điệu tâm tình , ngọt ngào thể hiện sự đồng cảm sâu sắc .
GV cho HS tìm hiểu ý nghĩa 1 số từ khó trong phần chú thích ( SGK/ 48và49) .
Hoạt Động 2 : TÌm hiểu văn bản
Bài 1 :GV gọi HS đọc
1 / BÀi ca dao là lời của ai ? Nói về điều gì ?
LỜi người lao động , kể về cuộc đời , số phận của cô.
2 / Trong bài ca dao này , có mấy lần tác giả nhắc đến hình ảnh con cò ? – 2 lần
3 / Những hình ảnh ,từ ngữ miêu tả đó gợi cho em liên tưởng đến điều gì ?
Thân cò : gợi hoàn cảnh ,số phận lẻ loi cô độc ,đầy ngang trái .
Gầy cò con : Gợi hình ảnh dáng vẻ bé nhỏ , gầy guộc , yếu đuối
è Bài ca dao gợi nhiều hơn tả , hình dáng sô phận cò thật tội nghiệp ,đáng thương .
4 / Thân phận của cò được điễn đạt như thế nào trong bài ca dao này ?
Lận đận một mình
Lên thác xuống ghềnh .
5 / Cho thầy những nhận xét của em về cách sử dụng những hình ảnh trong bài ca dao này ?
Hình ảnh đối lập .
6 / Nó đối lập nhau như thế nói lên điều gì ?
Diễn tả cuộc đời thân phận của cò
7 / hình ảnh con cò có phải chỉ xuất hiện trong bài ca dao này không ? Chúng ta đã bắt gặp hình ảnh con cò ở những bài ca dao nào nữa ?
“Con cò mà đi ăn đêm ……cò con “
“ Con cò lặn lội bờ sông …….nỉ non “
8 / Tác giả dân gian mượn hình ảnh con cò để nói lên điều gì ?
Để diễn tả cuộc đời , thân phận mình cũng như những người củng cảnh ngộ .
9 / Cụ thể là tầng lớp của người nào ?
Người nông dân lao động , đặc biệ tlà người phụ nữ Việt Nam trong XHPK.
10 / Như vậy từ bài ca dao trên , em hiểu được số phận và cuộc đời của người nông dân xưa như thế nào ?
Cuộc đòi cơ cực , lầm than ,vất vả , gặp nhiều ngang trái ,trắc trở
11 / Vì sao người nông sân thời xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn đạt cuộc đời thân phận của mình ? ( HS thảo luận )
Cò gần gũi với người nông dân . Nhiều lúc cày cuốc ,cấy hái ,người nông dân VN thường thấy con cò ở bên họ : Con cò lặn lội theo luống cày , con cò bay trên đồng lúa bát ngát , con cò đứng trên bờ ruộng rỉa lông rỉa cánh , ngắm nghía người nông dân
Cò còn có nhiều đặc điểm giống cuộc đời phẩm chất người nông dân : Gắn bó với đồng ruộng , chịu khó, lặn lội kiếm sống .
Dù cố công , gắng sức làm lụng qunh năm suốt tháng , bán mặt cho đất , bán lưng cho trời nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo
è KL : Có thể nói con cò là biểu tượng chân thực và xúc động cho hình ảnh và cuộc đời vất vả gian khổ của người nông dân trong XH cũ .
12 / Ngoài nội dung than tân , bài ca dao còn có ý nghĩa gì khác ?
Bài ca dao còn có nội dung phản kháng ,tố cáo XHPK trước đây . Sống trong XH áp bức ,bất công ấy , thân cò phải lên thác xuống ghềnh , lận đận . CHÍnh XH ấy tạo nên những cảnh ngang trái , làm cho lúc thì “Bể đầy” lúc thì ao cạn , khiến cho gầy cò con.
Chuyển : Cùng nội dung than thân , người nghệ sĩ dân gian còn mượn hình ảnh nào khác chúng ta hãy đọc bài ca dao số 2 để thấy được sự liên tưởng phong phú , sâu sắc của người lao động .
Bài 2 : GV gọi HS đọc lại
1 / Bài ca dao bắt đầu = từ “Thương thay” Em hiểu thế nào là thương thay ?
Là tiếng than thể hiện sự thương cảm ( vừa thương vừa đồng cảm ) , xót xa ở múc độ cao .
2 / Bài ca dao này bày tỏ niềm thương cảm đến những đối tượng nào
Thương tằm nhã tơ
Lũ kiến tìm mồi
Hạc bay mỏi cánh
Cuốc kêu ra máu .
3 / Những hình ảnh tằm kiến , hạc ,cuốc với những cảnh ngộ cụ thể gợi em liên tường đến ai ?
Đến những người lao động với nhiều nỗi khổ khác nhau .
4 / Đây cùng là cách nói phổ biến trong ca dao , ta gọi đó lá cách nói gì ?
Ẩn dụ
5 / Qua hình ảnh 1 ( em tằm ) , người lao động bày tỏ nỗi thương thân như thế nào ?
Thương cho thân phận bị bòn rút sức lực của người nông dân .
6 / Hình ảnh 2 thì sao ?
Thương cho cuộc đời phiêu bạc lận đận những cố gắng vô vọng của người lao động trong XH cũ
7 / Thế còn hình ảnh 3 ?
Thương cho nỗi khổ chung của những thân phận nhỏ nhoi , suốt đời xuôi ngược mà vẫn nghèo khổ .
8 / Cuối cùng là qua hình ảnh con cuốc , người lao động đã bày tỏ sự thương thay về điều gì ?
Thương cho thân phận thấp cổ bé họng , nỗi khổ đau oan trái không được lẽ công bằng nào soi tỏ của người lao động .
è Tóm lại , những hình ảnh ẩn dụ biểu hiện cho nỗi khổ nhiều bề của nhiều thân phận người trong XH cũ .
9 / Em nào hãy chỉ ra được ý bnghĩa của cụm từ : “Thương thay “ trong bài ca dao 2 ?
Mỗi lần diễn tả 1 nỗi thương cảm thương thân phận mình và thân phận người cùng cảnh ngộ . Bốn câu ca dao – 4 nỗi thương . SỰ lặp lại tô đậm nỗi thương cảm , xót xa cho cuộc đời cay đắùng nhiều bề của người dân thường .
Sự lặp lại còn có ý nghĩa kết nối và mở ra những nỗi thương khác nhau
10 / Nhắc lại : Nội dung bài ca dao nói lên điều gì ?
11 / Tại sao người lao động khi nhìn sự vật cảnh ngộ xung quanh thường liên tưởng đến cuốc đời mình ? ( HS thảo luận )
Người lao động ngày xưa rất gần gũi voi thiên nhiên giao tiếp với thiên nhiên nhiều hơn XH nên họ có cái nhìn tinh tế , thường mượn thiên nhiên để diễn tả thân phận cuộc đời mình .
Hình ảnh những con vật nhỏ bé ,đáng thương như cò kiến ,hạc , cuốc , rất gần gũi với cuộc đời bất hạnh của họ , họ cho là các con vật ấy cũng có số phận , thân phận khốn khổ như mình
Bài 3
1 / Bài ca dao là lời của ai ? nói lên điều gì ?
Người phụ nữ nói về nỗi khổ đau của họ trong XH cũ .
2 / TÌm các bài ca dao mở đầu = từ : “ Thân em “
3 / Qua đó , em hiểu gì về thân phận của người phụ nữ trong XHPK thời xưa ?
Số phận bị phụ thuộc, không có quyền quyết định bất cứ cái gì ?
4 / Điều này thể hiện qua hình ảnh nào ?
Trái bần trôi
5 / Hình ảnh so sánh này có gì đặc biệt ?
Tên gọi ( trái bần ) dễ gợi sự liên tưởng đến thân phận nghèo khó .
Hình ảnh so sánh được miêu tả bổ sung chi tiết , Trái bần bé mọn bị “ gió dập sóng dời “ Xô đẩy trên sông nước mênh mông à gợi số phận chìm nổi , lênh đênh vô định của người phụ nữ trong XHPK
6 / Qua dây em thấy cuộc đời của người phụ nữ trong XHPK như thế nào ?
Bài ca dao diễn tả xúc động , chân thật cuộc đời m thân phận nhỏ bé , đắng cay của người phụ nữ xưa , đồng thời là tiếng nói than thân mang ý nghĩa phản kháng của người xưa .
Hoạt động 3 : Ghi nhớ
GV cho HS đọc ghi nhớ SGK / 49
1 / Em hiểu như thế nào là câu hát than thân ?
Than thở , tâm sự , bộc bạch nỗi lòng của người nông dân .
2 / Những câu ca dao thuộc chủ đề : “ Than thân “ muốn nói lên điều gì ?
Ghi nhớ ( SGK / 49 )
Hoạt động 4 : Luyện tập .
Bài 1
I / Tìm hiểu bài:
1 . Bài 1 :
Thân cò
Gầy cò con .
Nước non >< một mình
Lên thái >< xuống ghềnh
Bể đầy >< ao cạn
àhình ảnh đối lập
è Cuộc đời lận đận vất vả của người nông dân
2 . Bài 2 :
Thương thay
Con tằm nhả tơ
Lũ kiến tìm mồi
Hạc bay mỏi cánh
Cuốc kêu ra máu
è Ẩn dụ
è Cuộc đời lận đận , nỗi khổ nhiều bề của người lao động bị áp bức bóc lột .
3 . Bài 3 :
Thân em …..trái bần
Gió dập …..vào dâu
è Tiếng nói than thân mang ý nghĩa phản kháng của người phụ nữ ngày xưa
II . Ghi Nhớ :
è (SGK / 49 )
III . Luyện tập :
Bài 1
4 . CỦNG CỐ :
Cho HS đọc diễn cảm lại cả 4 bài .
5 . DẶN DÒ :
HTL phần ghi nhớ ( SGK tr 49 ) + các bài ca dao
Sọan : “ NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM”
TUẦN : Ngày tháng năm
Tiết :
NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM
A / MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp HS :
Nắm được nội dung ý nghĩa , một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về chủ đề châm biếm trong bài học .
HS thuộc những bài ca dao chủ đề này
B / HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1 / Ổn Định Lớp :
2 / Kiểm Tra Bài Cũ – Bài Soạn ;
Đọc thuộc lòng những bài ca dao có nội dung than thân?
Em hãy nêu những đặc điểm chung về nội dung – nghệ thuật của các bài ca dao chủ đề than thân ?
3 / Bài Mới : Nếu ở lớp 6 , các em được học truyện cưới , truyện ngụ ngôn mang ý phê phán ,châm biếm thì ở ca dao –dân ca cũng có những câu hát châm biếm và cũng nhằm phơi bày các hiện tượng đáng cười trong XH à GV ghi tựa bài .
Phương pháp
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Đọc Văn Bản Và Tìm Hiểu Chú Thích
Gv hướng dẫn HS đọc :
Đọc to ,rõ thê hiện sự châm biếm
Bài 1 : Âm điệu hơi nhanh để gây sự chú ý
Bài 2 : Âm điệu chậm rãi ,tạo sự hồi hộp
GV hướng dẫn tìm hiểu chú thích khi HS đọc từng bài ca dao.
Hoạt Động 2 : TÌm hiểu văn bản
Bài 1 :GV gọi HS đọc và hỏi chú thích .
1 / Đọc 2 câu đầu của bài ca dao ,em thấy có hình ảnh nào đã từng được nhắc đến trong những câu hát than thân ?
Hình ảnh cái cò .
2 / Qua cách xưng hô trong bài ca dao ,em thấy đó là lời của ai ,nói với ai ? Nói về ai và để làm gì ?
Lời của cháu nói với cô yếm đào về người chú để cầu hôn .
3 / Trong lời giới thiệu chân dung của người chú có từ nào được lập lại nhiều lần ? – Hay
4 / Người cháu đã giới thiệu người chú hay những gì ?
Hay tửu hay tăm
Hay nước chè đặc
Hay nằm ngủ trưa
Ước ngày mưa
Ước đêm thừa trống canh
5 / Khi dùng từ hay để nói về 1 con người nào đó thì mai mối thì lời giới thiệu đó là nói tốt hay nói xấu ?
Xấu :giới thiệu để cầu hôn , mà toàn là giời thiệu những tật xấu , đây chỉ là hình thức nói ngược trong ca dao .
7 / Cách nói ngược đó nhằm dụng ý gì ?
Để giễu cợt , châm biếm nhân vật : “Chú tôi“
8 / Trong những câu hát than thân , người nông dân thường mượn hình ảnh thân cò để diễn tả cuộc đời thân phận của mình .
9 / Còn trong bài này thì sao ?
Ở bài ca dao này , cái cò được nhắc đến không phải để diễn tả thân phận mà chỉ là 1 hình thức hoạ vần để vừa bắt vần vừa để chuẩn bị cho việc giới thiệu nhân vật ( Hiện tượng này có rất nhiều trong ca dao ) . Ví Dụ : “ Quả cau nho nhỏ ,cái vỏ vân vân” Hay “ Trên trời có đám mây xanh ….vàng”
Nói tời cô yếm đào : “ Cũng chính là cách thể hiện sự đối lập với chú tôi . Yếm đào thường tượng trưng cho cô gái trẻ đẹp . Chàng trai xứng đáng lấy “Cô yếm đào” phải là người có nhiều nết tốt , giỏi giang chứ không thể là người như : “ Chú tôi “ có nhiều tật xấu như vậy .
10 / Bài ca dao này châm biềm hạng người nào trong XH ?
Chế giễu những hạng người nghiện ngập – lười biếng . Hạng người này thời nào nơi nào cũng có và cần phê phán .
Chuyển : Nếu ở bài 1 chúng ta đã được lắng nghe nội dung chế giễu n7 người nghiện ngập ,lười lao động thì bài 2 tác giả dân gian muốn nói gì ? – Mời 1 HS đọc bài 2 .
Bài 2
1 / Bài 2 nhại lời của ai nói với ai ?
Nhại lòi của thầy bói nói với người đi xem bói . Bài ca dao đã khách quan ghi lại lời của thầy bói , không đư lời bình luận đánh giá nào vậy mà tác dụng gây cười châm biềm lại rất sâu sắc .
2 / Thầy bói đã phán những gì ?
Toàn những chuyện hệ trọng về số phận cuộc đời mà người đi xem bói rất quan tâm ; giàu nghèo ,cha mẹ , chồng –con .
3 / Em có nhận xét gì về lời của thầy bói ?
Cách thầy phán là kiểu nòi dựa , nước đôi . Thầy nói rõ ràng , khẳng định như đinh đóng cột cho người đi xem bói đang hồi hộp chăm chú lắng nghe nhưng nói về những sự hiển nhiên , do đó lời phàn trở thành vô nghĩa , nực cười . Bài ca đã phòng đại cách nói nước đôi để lật tẩy chân dung ,tài cán , bản chất của thầy .
4 / Bài ca phê phán hiện tượng nào trong XH ?
Phê phán những người hành nghề mê tín dị đoan , lừa bịp , lợi dụng lòng tin của người khác để kiếm tiền . D(ồng thời phê phán những người ít hiểu biết , tin vào bói toán .
Ý nghĩa phê phán càng sâu sắc hơn nhờ tài hoa của các nghệ sĩ dân gian với nghệ thuật dùng “ gậy ông đập lưng ông” có tác dụng châm biếm mạnh mẽ .
5 / Hình tượng mê tín dị đoan ngày nay còn tồn tại hay không ?
Còn : Dân chúng: xem ngày để xây nhà , cưới hỏi , lấy chồng …
Bài 3
1 / Mỗi con vật trong bài 3 tượng trưng cho ai ? Hạng người nào trong XH ?
Con cò tượng trưng cho người nông dân
Cà cuống tượng trưng cho kẻ tai to , mặt lớn
Chào mào , chim ri làm ta liên tưởng đn những cai lệ lính lệ ,
Chim chích gợi đến những anh mõ
2 / Việc chọn các con vật để miêu tả , “ Đóng vai” như thế lí thú ở điểm nào ?
Dùng thế giời loài vật đề nói về thế giới con người .
Là hình ảnh sinh động tiêu biểu cho các loại người , hạng người trong XH mà nó ám chỉ
Qua hình ảnh này , nhân dân châm biếm kín đáo ,sâu sắc hơn
3 / Cảnh tượng trong bài có phù hợp với đám tang không ?
Không . Cuộc đánh chén vui vẻ , chia chác diễn ra trong cảnh mất mát tang tóc của gia đình người chết . Cái chết thương tâm của con cò trở thành dịp cho cuộc đánh chén , chia chác om sòm kia .
4 / Bài ca này phê phán , châm biếm cái gì ?
Hủ tục ma chay trong XH cũ .
Bài 4
1 / Chân dung “ Cậu cai “ được miêu tả như thế nào ?
Đầu đội nón dấu lông gà .
Ngón tay đeo nhẫn .
Áo ngắn quần dài .
2 / Em có nhận xét gì vế nghệ thuật châm biếm của bài ca dao này ?
Nghệ thuật phóng đại : Chi tiết “ Ba năm được 1 chuyến sai “ , “ áo ngắn đi mượn , quần dài đi thuê “ đều là phóng đại è Thể hiện thái độ mỉa mai , khinh ghét đối với cậu cai .
Hoạt động 3 : Ghi nhớ
1 / Em hãy cho biết những đối tượng , hiện tượng nào bị châm biếm trong 4 bài ca dao ?
2 / Tác giả dân gian đã xây dựng những biện pháp nghệ thuật nào để gây ra tiếng cười cho người đọc, người nghe trong 4 bài ca dao ?
Ẩn dụ , nói ngược , tượng trưng , phóng đại
Hoạt động 4 : Luyện tập .
Bài 1
Bài 2
I / Tìm hiểu bài:
1 . Bài 1 :
Chú tôi ………… Hay tửu hay tăm hay nước chè đặc ,hay nằm ngủ trưa
Ước … ngày mưa
ước ……đêm thừa trống canh
è Lặp từ , liệt kê , nói ngược
è Châm biến hạng người nghiện ngập , lười lao động .
2 . Bài 2 :
Số cô chẳng … thì
số cô có mẹ có cha
Mẹ …… đàn bà , cha ….. có vợ có chồng …… chẳng … thì
à Nói dựa , nói nước đôi , phóng đại
è Châm biếm ,phê phán những hiện tượng mê tín di đoan .
3 . Bài 3 :
Bài ca dao phê phán , châm biếm hủ tục ma chay trong XH cũ
4 / Bài 4 : Nghệ thuật phóng đai à thái độ mỉa mai , pha chút thương hại của người dân đối với cậu cai .
II . Ghi Nhớ :
è (SGK / 53 )
III . Luyện tập :
Bài 1
Bài 2
4 . CỦNG CỐ :
Cho HS đọc diễn cảm lại cả 4 bài ca dao .
5 . DẶN DÒ :
HTL phần ghi nhớ ( SGK tr 53 ) + các bài ca dao
Sọan : “ ĐẠI TỪ ”
TUẦN : Ngày tháng năm
Tiết :
ĐẠI TỪ
A / MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp HS :
Nắm được thế nào là đại từ .
Nắm được các loại đại từ tiếng việt
Có ý thức sử dụng đại từ hợp với tình huống giao tiếp .
B / HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1 / Ổn Định Lớp :
2 / Kiểm Tra Bài Cũ – Bài Soạn ;
Đọc thuộc lòng 1 bài ca dao thuộc chủ đề châm biếm ? Cho biết nội dung của bài đó ?
Những câu hát châm biếm có gì giống vơi truyện cưới dân gian ?
3 / Bài Mới : Trong giao tiếp hằng ngày ,ta thường nghe những lời xưng hô như : Mày , tao , tôi tớ … Những từ này gọi chung là Đại từ . Đại từ có chức năng và nhiệm vụ như thế nào ? Các em sẽ tìm hiểu qua tiết học này à Gv ghi tựa lên bảng
Tiến trình tổ chức hoạt động
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Tìm Hiểu Thế Nào Là Đại Từ :
Gv cho HS đọc các VD trong SGK /54
1 / Từ “ Nó “ ở đoạn văn a / trỏ ai?
Em tôi à người
2 / Từ “nó” ở đoạn văn b / trỏ con vật gì ?
Con gà à vật.
3 / Từ “ ai “ trong bài ca dao dùng để làm gì ?
Để hỏi
4 / Từ “Thế” ở đoạn văn c / trỏ sự việc gì ?
Sự việc : Lệnh chia đồ chơi của mẹ
Giảng : Dùng phương pháp so sánh :
Vịt à tên của 1 loài vật
Cười à Tên của 1 loại hoạt động
Đỏ à tên gọi của 1 loại tính chất.
è Ta gọi các từ Vịt , cười , đó là danh từ , động từ ,tính từ
Các từ trong ví dụ trên : “ Nó, ai , tế” không để gọi tên của sự vật mà chỉ dùng để trỏ các sự vật , họat động ,tình cảm mà thôi. Như vậy trỏ tức là không trực tiếp gọi tên sự vật ,hành động , tình cảm mà dùng 1 công thức khác ( Tức là Đại từ ) để chỉ ra các sự vật , họat động tình cảm được nói đến .
5 / Vậy em hiểu thế nào là Đại từ ?
GV cho HS đọc đặc điểm thứ 1 của ghi nhớ I / 55
6 / Nhìn vào các VD , các đại từ : NÒ ,thế ,ai giữ vai trò nội dung gì trong câu ?
Nó ,ai ở đọan a và d là chủ ngữ
Nó của đọan 2 là phụ ngữ cho Danh từ
Thế của đọan 3 là phụ ngữ cho Động từ
7 / Ngòai ra, em có biết đại từ còn giữ chức vụ gì khác nữa ?
VN : người học giỏi nhất lớp là nó
8 / Như vậy ,đại từ giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu ?
Hs trả lời
GV cho HS đọc lại tòan bộ ghi nhớ
Hoạt Động 2 : Tìm Hiểu Về Các lọai Đại từ .
1 / Nhìn vào các đại từ của 4 VD trên , em nào cho cô biết đại từ gồm có mấy lọai ?
2 lọai : Đại từ dùng để trỏ , đại từ dùng để hỏi
Đại từ dùng để trỏ :
1 / Các đại từ Tôi , tao ,tớ , chúng tôi , chúng mài , nó , hắn … dùng để trỏ gì ?
Trỏ người , sự vật …
2 / Các đại từ : Bấy , bấy nhiêu trỏ gì ?Đặt câu ?
Trỏ số lượng .
3 / Các đại từ : Vậy , thế trỏ gì ?
Trỏ sự việt hành động ,tính chất
4 / Nói tóm lại , Các đại từ để trỏ dùng để trỏ những cái gì ?
GV cho HS đọc ghi nhớ 1 – 2 / 56
Đại từ để hỏi :
1 / Các đại từ : ai , gì hỏi về gì ? – Đặc câu ?
Người , sự vật
2 / Các đại từ : Bao nhiêu , mấy hỏi cái gì ? – Đặc câu ?
Hỏi về số lượng .
3 / Còn các đại từ : sao , thế nào hỏi gì ?- Đặc câu ?
Hành động – tính chất , sự việc
4 / Vậy thì các đại từ để hỏi được dùng như thế nào ?
GV cho HS đọc ghi nhớ 3 – II / 56
Hoạt động 3 : Luyện tập .
Bài 1 / 56
Bài 2 / 57
Bài 3/ 57
Bài 4/ 57
Bài 5 / 57
I . Thế nào là Đại từ :
1 . Ví dụ :
Gia đình tôi … Nó lại khéo tay nữa .
Chợt con gà trống … Tiếng nó dõng dạc
Ai làm cho bể …. Gầy
è Đại từ .
Nó à CN
Nó à Phụ ngữ
Thế à Phụ ngữ
2 . Ghi nhớ 1 : ( SGK / 55)
II / Các lọai đại từ :
1 / Đại từ để trỏ :
A / Ví dụ
Tôi , tao tờ …
Bấy , bấy nhiêu ..
Vậy , thế
B / Ghi nhớ 2 ( SGK / 56)
2 / Đại từ để hỏi :
A : Ví dụ :
Ai , gì …
Bao nhiêu , mấy
Sao ,thế nào …
B : Ghi nhớ 3 ( SGK /56)
III . Luyện tập :
Bài 1 / 56
Bài 2 / 57
Bài 3/ 57
4 . CỦNG CỐ :
Cho HS đọc lại cả 3 khung ghi nhớ / 55 và56
5 . DẶN DÒ :
HTL các ghi nhớ + Làm Bài tập còn lại
Sọan : “ Luyện Tập Tạo Lập Văn Bản “
TUẦN : Ngày tháng năm
Tiết :
LUYỆN TẬP TẠO LẬP VĂN BẢN
A / MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp HS : hướng dẫn học sinh tạo lập văn bản
B / HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1 / Ổn Định Lớp :
2 / Kiểm Tra Bài Cũ – Bài Soạn ;
Em hãy cho biết ở lớp sáu em đã đưoc học các kiểu văn bản nào? Bố cục của chúng ra sao?
Hãy nêu những bước tạo lập văn bản?
3 / Bài Mới : Các em đã làm qủe trong tiết :tạo lập văn bản từ đó co thể lẩm nên 1 văn bản tương đối đơn giản , gần guĩ với đề Gv cho học tập của các em . Vậy để tạo cho mình 1 sản phẩm hoàn chỉnh , các em sẽ đi vào tiết học “ Luyện tập tạo lập văn bản “
Tiến trình tổ chức hoạt động
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Tìm hiểu Bài :
GV cho HS nhắc lại trình tự các bước của quá trình tạo lập văn bản . Các em được học về quá trình ấy không chỉ để biết ,mà chủ yếu để vận dụng , thực hành à GV đưa HS vào phần luyện tập .
1 / Em hãy cho biết đề bài trên thuộc kiểu văn bản gì ? Do đâu em biết ?
Viết thư . Dưạ vào từ “ Viết thư”
2 / Với đề bài ấy , em sẽ định hướng như thế nào cho bức thư em sẽ viết ?
A : Viết về nội dung gì ? ( đất nước việt nam )
B : Chỉ có 1500 chữ liệu có thể nói về mọi điều của đất nước ta không ? ( có thể )
Vậy em tập trung viết về mặt nào ? ( Viết về : con người VN yêu chuộng hòa bình , cần cù , chịu khó ..)
Truyền thống lịch sử
Danh lam thắng cảnh
Những đặc sắc về Văn hóa phong tục
3 / Em viết cho ai ?
Bất kỳ 1 bạn nào đó ở nước ngoài
4 / Em viết bức thư ấy để làm gì ? để làm 1 bản tin ; nhắc lại các bài học về lịch sử , điạ lí ; gây cảm tình cuả bạn với đất nước mình và góp phần xây dựng tình hữu nghị ?
Gây cảm tình cuả bạn với đất nước mình
Góp phần xây dựng tình hữu nghị
5 / Bố cục cụ thể của 1 bức thư như thế nào ?
Phần đầu thư :
Địa chỉ , ngày , tháng , năm
Lời xưng hô
Lý do viết thư
NỘi dung chính bức thư :
Hỏi thăm tình hình sức khỏeof bạn cùng gia đình .
Ca ngợi tổ quốc bạn
Giới thiệu về đất nước mình .
Cuối thư :
Lời chào , lời chúc .
Lời mời bạn đến thăm đất nước Việt Nam
Mong tình bạn 2 nước ngày càng khăng khít .
6 / GV đặt câu hỏi 2 d / SGK /59 ?
HS trả lời
7/ Nếu định việt thư cho bạn để giới thiệu cảnh đẹp đất nước Việt Nam thì sắp xếp ý trong phần thân bài của bức thư đó theo hình trình tự dưới đây không ?
Cảnh đẹp của mùa xuân VN
Phong tục ăn tết Nguyên Đán của người VN
Những kì quan , thắng cảnh của người VN : Hạ long, Huế , hội an
Vẻ đẹp của kênh rạch , sông nước cà Mau
Không được
8 / Vì sao không được ?
Vì dàn bài không rành mạch , các ý được phân lúc thì theo mùa , lúc theo miền đất nước , khi thì nói về cảnh đẹp , lúc lại chuyển sang phong tục tập quán à Từ đó làm các ý chồng cheo nhau
9 / NHư vậy , ta sẽ chọn những cảnh đẹp nào tiêu biểu ?
Tùy HS trả lời .
1 0/ GV đặc câu hỏi 2 g / SGK 59
11/ GV cho HS lên bảng viết dàn bài hòan chỉnh
GV nhận xét và sửa chữa
File đính kèm:
- TUAN_4.DOC