Phần I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Văn biểu cảm là văn :
A. Văn bản được viết bằng thơ
B. Bàn luận về một hiện tượng trong đời sống
C. Bộc lộ tình cảm , cảm xúc của con người trước những sự vật , hiện tượng trong đờisống
D. Kể lạimột câu chuyện cảm độn
Câu 2. Chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Trong truyện “Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu”, câu văn nào nói lên vai trò và vị trí của Phan Bội Châu đối với lịch sử dân tộc ta?
A. .con người đã hy sinh cả gia đình và của cải để xa lánh khỏi thấy bon cướp nước mình.
B. .bậc anh hùng, vị thiên sứ, đang xả thân vì độc lập được 20triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng.
C. .Phan Bội Châu vẫn bị giam trong tù
D. .Phan Bội Châu đã nhổ vào mặt Varen.
151 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1171 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 học kỳ 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÃ ĐỀ: In thu-001 MÔN:NGỮ VĂN 7,HỌC KỲ 1
Thời gian làm bài: phút
Phần I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Văn biểu cảm là văn :
A. Văn bản được viết bằng thơ
B. Bàn luận về một hiện tượng trong đời sống
C. Bộc lộ tình cảm , cảm xúc của con người trước những sự vật , hiện tượng trong đờisống
D. Kể lạimột câu chuyện cảm động
Câu 2. Chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Trong truyện “Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu”, câu văn nào nói lên vai trò và vị trí của Phan Bội Châu đối với lịch sử dân tộc ta?
A. ........con người đã hy sinh cả gia đình và của cải để xa lánh khỏi thấy bon cướp nước mình.
B. .........bậc anh hùng, vị thiên sứ, đang xả thân vì độc lập được 20triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng...
C. ........Phan Bội Châu vẫn bị giam trong tù
D. ..........Phan Bội Châu đã nhổ vào mặt Varen.
Câu 3. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Chữ “tử” trong từ nào sau đây không có nghĩa là “con”?
A. Bất tử. B. Phụ tử. C. Thiên tử. D. Hoàng tử.
Câu 4. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Cụm chủ - vị được in đậm trong câu văn “Mẹ về khiến em rất vui” làm thành phần gì trong câu?
A. Cụm chủ - vị làm chủ ngữ B. Cụm chủ - vị làm bổ ngữ
C. Cụm chủ - vị làm định ngữ D. Cụm chủ - vị làm vị ngữ
Câu 5. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Trong các tình huống sau, tình huống nào không cần viết báo cáo?
A. Giám đốc một xí nghiệp muốn biết tình hình sản xuất của phân xưởng A trong quý IV năm 2002.
B. Cô giáo chủ nhiệm muốn biết kết quả chuyến đi thăm bảo tàng dân tộc học của lớp và cuối tuần trước.
C. em muốn tham gia câu lạc bộ Tiếng Anh của trường.
D. Cô tổng phụ trách muốn biết kết quả đợt quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ của các chi đội.
Câu 6. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B hoặc C) để trả lời câu hỏi sau:
Dấu gạch ngang thường đặt ở vị trí nào?
A. Đầu dòng, cuối dòng. B. Giữa dòng, cuối dòng.
C. Đầu dòng, giữa dòng.
Câu 7. Trong văn bản " Đức tính giản dị của Bác Hồ" của Phạm Văn Đồng ,những câu văn có nội dung đánh giá, bình luận của tác giả thường xuất hiện ở vị trí nào?
A. Đầu mỗi luận cứ. B. Sau các dẫn chứng.
C. Sau các dẫn chứng, kết thúc mỗi luận cứ. D. Đầu mỗi đoạn văn
Câu 8. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Tác giả của văn bản “Một thứ quà của lúa non: Cốm” là ai ?
A. Xuân Quỳnh B. Minh Hương C. Vũ Bằng D. Thạch Lam
Câu 9. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A hoặc B) để trả lời câu hỏi sau:
Câu “ Hỏi ai gây dựng nên non nước này”trong bài ca dao “ Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ..” có ý nghĩa khẳng định và nhắc nhở công lao xây dựng non nước của ông cha nhiều thế hệ. Đồng thời nhắc nhỏ các thế hệ con cháu phải biết giữ gìn xây dựng non nước cho xứng đáng với truyền thống lịch sử văn hoá, dân tộc. Nói như vậy đúng hay sai?
A. Đúng. B. Sai.
Câu 10. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Tục ngữ được xếp loại văn bản nào?
A. Một loại văn bản tự sự
B. Một loại văn bản biểu cảm
C. Một loại văn bản trữ tình
D. Một loại văn bản nghị luận đặc biệt ngắn gọn
Câu 11. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
“Vinh quang thay những vị anh hùng dân tộc!” kiểu câu nào trong những kiểu câu sau?
A. Câu trần thuật B. Câu cầu khiến C. Câu cảm thán D. Câu nghi vấn.
Câu 12. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Thay quan hệ từ không thích hợp về nghĩa trong câu sau:
Nhà em ở xa trường và bao giờ em cũng đến trường đúng giờ.
A. Nên B. Tuy C. Bởi vì D. Nhưng
Câu 13. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Văn bản "Bài ca nhà tranh bị gió thu phá" của Đỗ Phủ được viết theo thể thơ nào?
A. Cổ thể B. Thất ngôn tứ tuyệt. C. Ngũ ngôn tứ tuyệt. D. Lục bát.
Câu 14. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Nội dung được đề cập đến trong văn bản “ ý nghĩa văn chương” là gì ?
A. Quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc , nhiệm vụ , công dụng của văn chương
B. Quan niệm của Hoài Thanh về cuộc sống
C. Quan niệm của Hoài Thanh về xã hội
D. Quan niệm của Hoài Thanh về công việc sáng tác
Câu 15. Hãy chọn phương án đúng (ứng với A,B,C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Đặc sắc nghiệ thuật của bài ca dao “Công cha như núi ngất trời…”?
A. Nghệ thuật so sánh ví von. B. Nghệ thuật ẩn dụ.
C. Nghệ thuật nhân hoá ` D. Nghệ thuật sử dụng từ láy.
Câu 16. Trong các câu có từ " được " sau đây , câu nào là câu bị động
A. Cha mẹ tôi sinh được hai người con.
B. Gia đình tôi chuyển về Hà Nội được mười năm rồi.
C. Bạn ấy được điểm mười.
D. Mỗi lần được điểm cao, tôi lại được ba mẹ mua tặng một thứ đồ dùng học tập mới.
Câu 17. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Dàn bài 1 bài văn đề nghị gồm có mấy mục.
A. 4 mục. B. 5 mục. C. 6 mục. D. 7 mục.
Câu 18. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Phép chơi chữ có tác dụng gì ?
A. Làm cho câu văn sâu sắc hơn, diễn đạt những khía cạnh khác nhau của sự vật hiện tượng.
B. Diễn tả sự tương phản của các sự vật, hiện tượng.
C. Làm cho câu văn hấp dẫn và thú vị, tạo ra những cách hiểu bất ngờ
D. Diễn tả sự phức tạp, rắc rối của các sự vật, hiện tượng.
Câu 19. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Bài thơ "Bài ca nhà tranh bị gió thu phá" được viết theo phương thức biểu đạt nào ?
A. Thuyết minh, tự sự , miêu tả B. Tự sự , biểu cảm , miêu tả
C. Tự sự , biểu cảm D. Biểu cảm , miêu tả
Câu 20. Hãy chọn câu trả lời đúng (ứng với phương án trả lời A, B, C hoặc D) cho câu hỏi sau:
Để xác định lập luận điểm trong từng phần và các mối quan hệ giữa các phần, người ta có thể sử dụng:
A. Một phương pháp lập luận. B. Hai phương pháp lập luận.
C. Ba phương pháp lập luận. D. Các phương pháp lập luận khác nhau.
Câu 21. Hãy chọn câu trả lời đúng (ứng với phương án trả lời A, B, C hoặc D) cho câu hỏi sau:
Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt?
A. Trên cao, bầu trời trong xanh không một gợn mây.
B. Lan được đi tham quan nhiều nơi nên bạn hiểu biết rất nhiều.
C. Hoa sim
D. Mưa rất to.
Câu 22. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Nếu tính cách nào sau đây nói về chân dung của nhân vật chú tôi trong bài ca dao châm biếm thứ nhất?
A. Tham lam và ích kỷ. B. Độc ác và tàn nhẫn.
C. Dốt nát và háo danh. D. Nghiện ngập và lười biếng.
Câu 23. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Văn bản “Mùa xuân của tôi” của tác giả nào?
A. Minh Hương. B. Thạch Lam. C. Vũ Bằng. D. Xuân Quỳnh.
Câu 24. Dòng nào thể hiện đầy đủ nhất nỗi khổ của nhà thơ trong bài thơ trên?
A. Xa quê, một mình cô đơn.
B. Sống cảnh loạn li, nhà nghèo, tuổi già, con dại.
C. Nhà nghèo, bệnh tật, không có thuốc chữa.
D. Nhà tranh dột nát, con thơ đói khát .
Câu 25. Trong các câu sau câu nào là câu bị động
A. Mẹ đang nấu cơm. B. Lan được thầy giáo khen.
C. Trời mưa to. D. Trăng tròn
Câu 26. Chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu của tác giả nào ?
A. Phan Bội Châu B. Phan Chu Trinh C. Tố Hữu D. Nguyễn Ái Quốc
Câu 27. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Chơi chữ là gì ?
A. Là sự xen kẽ các từ hay cụm từ nhằm làm yếu tố gây cười cho người đọc.
B. Là việc kể ra hàng loạt các từ đồng âm.
C. Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sác thái dí dỏm, hài hước .....
D. Là từ diễn tả các sự vật , hiện tượng giống nhau.
Câu 28. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Tác phẩm nào sau đây không thuộc thể loại trữ tình?
A. Cuộc chia tay của những con búp bê.
B. Qua đèo Ngang
C. Bài ca Côn Sơn.
D. Sau phút chia li.
Câu 29. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Lời hát trong bài “Ở đâu năm cửa nàng ơi…….” Thuộc kiểu hát nào?
A. Hát giã bạn. B. Hát chào hỏi. C. Hát xe kết. D. Hát đối đáp.
Câu 30. Hãy chọn câu trả lời đúng (ứng với phương án trả lời A, B, C hoặc D) cho câu hỏi sau:
Làm thế nào để chuyển đoạn từ mở bài sang thân bài trong bài văn nghị luận?
A. Dùng một từ để chuyển đoạn.
B. Dùng một câu để chuyển đoạn.
C. Dùng một đoạn văn để chuyển đoạn.
D. Dùng một từ hoặc câu để chuyển đoạn.
Câu 31. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Nhà thơ Lý Bạch được mệnh danh là?
A. Thánh thơ B. Thần thơ C. Tiên thơ D. Chúa thơ
Câu 32. Hãy chọn câu trả lời đúng (ứng với phương án trả lời A, B, C hoặc D) cho câu hỏi sau:
Tách trạng ngữ thành câu riêng, người nói, người viết nhằm mục đích?
A. Làm cho câu ngắn gọn hơn
B. Để nhấn mạnh ,chuyển ý hoặc thể hiện những cảm xúc nhất định
C. Làm cho nòng cốt câu được chặt chẽ
D. Làm cho nội dung câu dễ hiểu hơn
Câu 33. Hãy chọn phương án đúng (ứng với A,B,C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Bốn bài ca dao trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
A. Tự sự. B. Thuyết minh. C. Biểu cảm. D. Miêu tả.
Câu 34. Chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Câu văn sau có mấy cụm chủ - vị?
“Khí hậu nước ta ấm áp cho phép ta quanh năm trồng trọt, thu hoạch bốn mùa”.
A. một B. hai C. ba D. bốn
Câu 35. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Khi trình bày tên văn bản đề nghị cần viết chữ như thế nào?
A. Chữ thường nét đứng. B. Chữ in hoa khổ chữ to.
C. Chữ in hoa viết nhỏ. D. Chữ thường viết to.
Câu 36. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Chi tiết nào sau đây không có trong đoạn thứ 3 của bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá ”?
A. Mưa dầm dề suốt đêm B. Con thơ đạp hết mền chăn
C. Gió thu thét gào D. Từ khi loạn li nên ít ngủ
Câu 37. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B hoặc C) để trả lời câu hỏi sau:
Từ hán việt nào sau đây dùng không phù hợp?
A. Hoàng đế đã băng hà
B. Bọn giặc đã quy tiên
C. Người chiễn sĩ ấy đã hi sinh anh dũng
Câu 38. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Bố cục trong văn bản là gì?
A. Là sự sắp xếp các phần , các đoạn.
B. Là sự diễn giải các ý.
C. Là sự bố trí, sắp xếp các phần các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành mạch nợp lí.
D. Là sự giao thoa giữa các ý trong bài.
Câu 39. Hãy chọn câu trả lời đúng (ứng với phương án trả lời A, B, C hoặc D) cho câu hỏi sau:
Trong các tình huống sau, tình huống nào người ta sẽ phải viết loại văn bản hành chính ?
A. Có một sự việc làm em hết sức xúc động, muốn ghi lại những cảm xúc đó
B. Bị ốm không đi tham quan được, bạn em rất muốn biết về buổi tham quan ấy
C. Hôm qua đi học về chẳng may gặp mưa, hôm nay em bị sốt, không thể đến lớp được
D. Cảnh đêm trăng trung thu rất đẹp. Em muốn ghi lại cảnh đó
Câu 40. Hãy chọn phương án trả lời đúng (ứng với các chữ cái A,B,C hoặc D) để trả lời câu hỏ sau:
Bản dịch "Chinh phụ ngâm khúc" được viết theo thể thơ nào?
A. Song thất lục bát B. Thất ngôn bát cú
C. Lục bát D. ngũ ngôn bát cú
Câu 41. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Thể thơ của bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” giống với thể thơ của bài thơ nào sau đây?
A. Bài ca Côn Sơn B. Sông núi nước nam
C. Sau phút chia ly D. Qua Đèo Ngang
Câu 42. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A hoặc B) để trả lời câu hỏi sau:
Dòng nào nói đúng nhất các loại từ có thể làm trạng ngữ trong câu?
A. Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ B. Các quan hệ từ
Câu 43. Câu thơ nào thể hiện rõ nhất chủ nghĩa nhân đạo cao cả của nhà thơ?
A. Ước được nhà rộng muôn ngàn gian.
B. Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan.
C. Gió mưa chẳng núng, vững vàng như thạch bàn!
D. Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!
Câu 44. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Ngôn ngữ trong bài văn biểu cảm là ngôn ngữ ?
A. Hành chính B. Miêu tả
C. Tự sự. D. Có sự xen kẽ giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm.
Câu 45. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong nhận định sau:
Dấu……………dùng để
+Tỏ ý còn nhiều sự vật hiện tượng chưa liệt kê hết.
+ Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
+ Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện 1 từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước châm biếm.
A. Dấu chấm lửng. B. Dấu chấm phẩy. C. Dấu gạch ngang. D. Gạch nối.
Câu 46. Thành ngữ: “ Bảy nổi ba chìm”
Theo em có nghĩa như thế nào?
A. Miêu tả chiếc bánh trôi chìm khi luộc, nổi khi đã luộc chín
B. Sự lận đận vất vả bấp bênh của thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa.
C. Mi êu t ả chi ếc b ánh v à s ự v ất v ả l ận đ ạt c ủa ng ư ời ph ụ n ữ x ưa.
Câu 47. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Câu hỏi nào dưới đây không phục vụ cho việc tìm hiểu về đề văn “Cảm nghĩ về một tấm gương học giỏi , vượt khó ” ?
A. Kỉ niệm nào đáng nhớ nhất giữa em với bạn đó?
B. Hoàn cảnh gia đình bạn ra sao ? bạn học gỏi môn nào?
C. Bạn đó là người như thế nào ?
D. Kể các tác phẩm văn học viết về tình bạn ?
Câu 48. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Câu nào giúp em nhận diện được dấu gạch nối một cách đầy đủ?
A. Dấu gạch nối không phải là một dấu câu.
B. Dấu gạch nối chỉ dùng nối các tiếng trong các từ mượn gồm nhiều tiếng.
C. Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.
D. Dấu gạch nối không phải là một dấu câu.Dấu gạch nối chỉ dùng nối các tiếng trong các từ mượn gồm nhiều tiếngDấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.
Câu 49. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Văn bản “Sài Gòn tôi yêu” tác giả đã sử dụng đại từ ở ngôi kể nào?
A. Ngôi thứ nhất số nhiều. B. Ngôi thứ hai.
C. Ngôi thứ nhất số ít. D. Ngôi thứ ba.
Câu 50. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Vì sao Hoài Thanh nói ; “ Văn chương tạo ra sự sống”?
A. Vì cuộc sống trong văn chương hoàn toàn khác với cuộc sống ngoài đời
B. Vì văn chương có thể dựng lên những hình ảnh , đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống chưa có hoăc cần có để mọi người phấn đấu xây dựng chúng thành hiện thực
C. Vì cuộc sống được nhà văn tạo ra trong văn chương luôn đẹp hơn cuộc sống ngoài đời
D. Vì văn chương làm cho con người muốn thoát ly với cuộc sống
Câu 51. Nhà của tác giả bị gió cuốn bay mấy lớp tranh?
A. 3 lớp B. 4 lớp C. 1 lớp D. 2 lớp
Câu 52. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Loại câu nào thường dùng để miêu tả?
A. Câu cầu khiến B. Câu cảm C. Câu hỏi D. Câu kể
Câu 53. Trong văn bản " Đức tính giản dị của Bác Hồ" của Phạm Văn Đồng , tác giả đã dựa trên cơ sở nào để viết về sự giản dị của Bác?
A. Nguồn cung cấp thông tin từ những người phục vụ của Bác.
B. Sự tưởng tượng hư cấu của tác giả
C. Sự hiểu biết tương tận kết hợp với tình cảm yêu kính chân thành, thắm thiết của tác giả đối với đời sống hàng ngày và công việc của Bác Hồ
D. Những buổi tác giả phỏng vấn Bác Hồ.
Câu 54. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời em cho là đúng:
Cho các tình huống sau, tình huống nào phải viết báo cáo?
A. Em là chi đội trưởng. Cuối năm học, anh tổng phụ trách cần biết tình hình hoạt động của chi đội em trong năm học.
B. Em muốn gia nhập Đoàn Thanh niên.
C. Em chưa thoả mãn với kết quả bài kiểm tra. Em muốn thầy giáo xem lại bài của mình.
D. Bạn cùng lớp mượn sách của em lâu ngày rồi vẫn không trả. Em muốn nhờ cô giáo chủ nhiệm giúp đỡ.
Câu 55. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Câu nào trong các câu sau là câu rút gọn ?
A. Học đi đôi với hành
B. Ai cũng phải học đi đôi với hành
C. Anh trai tôi luôn học đi đôi với hành
D. Rất nhiều người học đi đôi với hành
Câu 56. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Bài thơ“ Xa ngắm thác Núi Lư” viết theo thể thơ nào ?
A. Thất ngôn bát cú B. Ngũ ngôn tứ tuyệt
C. Thất ngôn tứ tuyệt D. Ngũ ngôn
Câu 57. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, hoặc C) để trả lời câu hỏi sau:
Trong những câu sau, câu nào không sử dụng quan hệ từ?
A. Ô tô buýt là phương tiện giao thông tiện lợi cho mọi người
B. Mẹ tặng em rất nhiều quà trong ngày sinh nhật
C. Tôi giữ mãi bức ảnh bạn tặng tôi.
Câu 58. Hãy chọn câu trả lời đúng (ứng với phương án trả lời A, B, C hoặc D) cho câu hỏi sau
TN không được dùng để làm gì?
A. Chỉ nguyên nhân , mục đích của hành động được nói đến trong câu
B. Chỉ thời gian và nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu
C. Chỉ phương tiện và cách thức của hành động được nói đến trong câu
D. Chỉ chủ thể của hành động được nói đến trong câu
Câu 59. Hãy chọn phương án đúng (ứng với A,B,C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Trong bài ca dao “Rủ nhau xem cảnh …” địa danh nào sau đây không thuộc Hồ Gươm:
A. Cầu Thê Húc. B. Đền Ngọc Sơn. C. Chùa Một Cột. D. Tháp Bút
Câu 60. Câu văn “ Tuổi thơ của em đã trải qua nhiều kỷ niệm khó quên, nhưng em nhớ nhất là một câu chuyện thật bất ngờ đến vớiem trong đêm trung thu vừa qua” phù hợp với phần nào của đề văn trên ?
A. Không phù hợp với cả 3 phần B. Kết bài C. Mở bài D. Thân bài
Câu 61. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Trong câu “hồng cốm tốt đôi” trích từ văn bản “Một thứ quà của lúa non: Cốm” của nhà văn Thạch Lam, từ “hồng” chỉ sự vật gì?
A. quả hồng B. giấy hồng C. tơ hồng D. hoa hồng
Câu 62. Chọn câu trả đúng ( ứng với phương án trả lời A, B,C hoặc D) cho câu hỏi sau:
Từ láy Tiếng Việt được chia làm mấy loại ? ( về hình thức)
A. 2 Loại B. 5 loại C. Ba loại D. 4 loại
Câu 63. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Khi phân tích, bình giá và thưởng thức thơ trữ tình cần phải làm gì?.
A. Phải thông qua các ngôn từ chính xác khoa học.
B. Phải không qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu các biện pháp tu từ…
C. Phải thông qua kể chuyện diễn biến sự việc.
D. Phải thông qua các ngôn từ mang tính lập luận chặt chẽ.
Câu 64. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Câu văn: “Người dùng những lời nói thống thiết đi sâu vào tâm hồn Việt Nam”. Có cụm chủ vị làm thành phần gì?
A. Cụm chủ - vị làm thành phần định ngữ.
B. Cụm chủ - vị làm thành phần bổ ngữ
C. Cụm chủ - vị làm thành phần chủ ngữ.
D. Cụm chủ - vị làm thành phần vị ngữ.
Câu 65. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, hoặc C) để trả lời câu hỏi sau:
Luận điểm là :
A. Ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu , nhất quán. Nó là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối.
B. Là lí lẽ, dẫn chứng đua ra làm cơ sở cho luận điểm
C. Là cách nêu luận cứ để dẫn luận điểm.
Câu 66. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A hoặc B) để trả lời câu hỏi sau:
Dấu gạch ngang viết dài hơn dấu gạch nối, là dấu câu?
A. Đúng B. Sai
Câu 67. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Trong các câu sau, câu nào sử dụng từ không đúng tính chất ngữ pháp của từ?
A. Nó nói thật là thô lỗ .
B. Kiểu ăn nói của nó thật là thô lỗ.
C. Cách ăn nói của nó thật là thô lỗ.
D. Ăn nói của nó thật là thô lỗ.
Câu 68. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A hoặc B) để trả lời câu hỏi sau:
Trong đề văn nghị luận chứng minh, chúng ta chỉ sử dụng thao tác chứng minh không cần giải thích vấn đề cần chứng minh, đúng hay sai?.
A. Đúng . B. Sai.
Câu 69. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Câu “ Chuồn chuồn bay thấp thì mưa , Bay cao thì nắng bay vừa thì râm”thuộc thể loại văn học dân gian nào ?
A. Thành ngữ
B. Tục ngữ
C. Ca dao
D. Câu đố
Câu 70. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời em cho là đúng:
Trong những tình huống sau, tình huống nào cần phải viết báo cáo?
A. Một tập thể vừa tiến hành kỉ luật một số cá nhân có sai phạm.
B. Một địa phương muốn hỗ trợ kinh phí để khắc phục thiên tai.
C. Một chi đội muốn mang tên người anh hùng trong kháng chiến.
D. Một cá nhân vừa bị xử lí kỉ luật muốn được xem xét lại.
Câu 71. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời em cho là đúng:
Yêu cầu nào sau đây không phải là bắt buộc đối với văn bản đề nghị?
A. Văn bản đề nghị viết càng dài càng tốt.
B. Trình bày văn bản cần sáng sủa, cân đối.
C. Tên văn bản cần viết hoa, khổ chữ to.
D. Ghi tên cá nhân hay tập thể đề nghị.
Câu 72. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Bài thơ “Qua Đèo Ngang” của tác giả nào?
A. Bà Huyện Thanh Quan B. Đoàn Thị Điểm
C. Hồ Xuân Hương D. Nguyễn Khuyến
Câu 73. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B hoặc C) để trả lời câu hỏi sau:
Trong câu “ Ngày mai,chúng tôi sẽ đi thăm quan” đã mắc lỗi gì?
A. Dùng từ không đúng chính tả
B. Lạm dụng từ địa phương, từ Hán việt
C. Dùng từ không đúng âm
Câu 74. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Ba văn bản: Thông báo, đề nghị, báo cáo giống nhau ở điểm nào dưới đây ?
A. Giống nhau về hình thức trình bày (mẫu quy định).
B. Giống nhau về nội dung
C. Giống nhau về mục đích
D. Giống nhau về hình thức trình bày và nội dung
Câu 75. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Trọng các câu tục ngữ sau, câu nào có ý nghĩa trái ngựoc với câu : “ Uống nước nhớ nguồn”?
A. ăn cháo đá bát B. ăn quả nhớ kẻ trồng cây
C. uống nước nhớ kể đào giếng D. ăn gạo nhớ kẻ đâm xay giần sàng.
Câu 76. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A hoặc B) để trả lời câu hỏi sau:
Câu tục ngữ “ Không thầy đó mày làm nên ” có nội dung : khẳng định công lao, vai trò dạy dỗ của người thầy là đúng hay sai ?
A. Đúng B. Sai.
Câu 77. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Trong các dòng sau, dòng nào là thành ngữ?
A. Ao sâu nước cả B. Bầu vừa rụng rốn
C. Cải chửa ra cây D. Đầu trò tiếp khách
Câu 78. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Trong phần mở bài của bài văn chứng minh , người viết phải nêu được nội dung gì ?
A. Nêu được các dẫn chứng cần sử dụng khi chứng minh
B. Nêu được các luận điểm cần chứng minh
C. Nêu được các lí lẽ cần sử dụng trong bài làm
D. Nêu được các vấn đề cần nghị luận và định hướng chứng minh
Câu 79. Cho biết trong các bài thơ sau, bài nào thể hiện tình cảm nhân ái, vị tha, cao cả?
A. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
B. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
C. Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
D. Xa ngắm thác núi Lư (vọng lư sơn bộc bố)
Câu 80. Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại trong mỗi đoạn văn
nhằm mục đích gì
A. Để câu văn đó nổi bật hơn
B. Để liên kết đoạn văn trước đó với đoạn văn đang triển khai.
C. Để tránh lặp lại kiểu câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất
D. Để câu văn đó đa nghĩa hơn
Câu 81. Hãy chọn câu trả lời đúng (ứng với phương án trả lời A, B, C hoặc D) cho các câu hỏi sau
Câu rut gon là câu:
A. Chỉ có thể vắng chủ ngữ
B. chỉ có thể vắng vị ngữ
C. Chỉ có thể vắng các thành phần phụ
D.
Có thể vắng chủ ngữ hoặc vị ngữ, hoặc cả chủ ngữ và vị ngữ
Câu 82. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Dấu chấm phẩy trong câu văn sau dùng để làm gì?
Cái thằng mèo mướp bệnh hen cò cử quanh năm mà không chết ấy, bữa nay tôi đi chơi đâu vắng; nếu có nó ở nhà đã nghe thấy nó rên gừ gừ ở trên đầu ông đồ rau. (Tô Hoài)
A. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phạn trong 1 phép liệt kê phức tạp.
B. Đánh dâu ranh giới giữa 2 câu đơn.
C. Đánh dấu ranh giới tiữa 2 câu ghép có cấu tạo đơn giản.
D. Đánh dấu ranh giới giữa 2 câu ghép có cấu tạo phức tạp.
Câu 83. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Bài thơ “ Qua Đèo Ngang” được sáng tác theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn tứ tuyệt B. Ngũ ngôn tứ tuyệt
C. Song thất lục bát D. Thất ngôn bát cú
Câu 84. Hãy chọn câu trả lời đúng (ứng với các phương án A, B, C, hoặc
File đính kèm:
- Van7.doc