Giáo án Ngữ văn 7 Kì I năm học 2007 - 2008 - Trường DTNT huyện yên lập - Tỉnh Phú thọ

A- Mục tiêu cần đạt

* Giúp học sinh:

- Cảm nhận và thấm thía những tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của cha mẹ đôid với con cái .

- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người .

B- Chuẩn bị:

Gv : SGK + SGV

HS: Bài soạn + SGK

Tiến trình lên lớp :

 * Hoạt động 1:

1- Ổn định tổ chức:

 

doc137 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1032 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 Kì I năm học 2007 - 2008 - Trường DTNT huyện yên lập - Tỉnh Phú thọ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn……… Học kỳ I Ngày giảng…….. Tuần 1 : Bài mở đầu Bài 1: Tiết 1: Cổng trường mở ra A- Mục tiêu cần đạt * Giúp học sinh: - Cảm nhận và thấm thía những tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của cha mẹ đôid với con cái . - Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người . B- Chuẩn bị: Gv : SGK + SGV HS: Bài soạn + SGK Tiến trình lên lớp : * Hoạt động 1: 1- ổn định tổ chức: 2- Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh 3- Bài mới : Như thường lệ, mỗi năm một lần cứ vào dịp 5/9 là tất cả HS trong cả nước nô nức phấn khởi đón trào ngày khai trường, chào 1 năm học mới . Nhưng có lẽ ngày khai trường đầu tiên vào lớp 1 là ngày đáng nhớ không của riêng ai. Hôm nay học bài văn này, chúng ta sẽ hiểu được trong đêm trước ngày khai trường để vào lớp 1 của con, những người mẹ đã làm gì và nghĩ những gì nhé…? * Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản - Theo em cần đọc văn bản này với giọng đọc như thế nào? Vì sao? ( GV đọc mẫu gọi 1- 2 HS đọc rồi uốn nắn ) - Học sinh đọc phần chú thích : - Trong bài có xuất hiện 1 số từ mượn? Đó là những từ nào ? Các từ đó được giải nghĩa ra sao? - Nổi dung của Văn bản “ Cổng trường mở ra’’ nhằm kể chuyện đi học hay biểu hiện tâm tư của người mẹ ? ( Biểu hiện tâm tư tình cảm của người mẹ ) - Nếu thế nhân vật chính trong văn bản này là ai ? ( Nhân vật chính : người mẹ ) - Hãy xác định bố cục văn bản? - Hãy tóm tắt đại ý của văn bản bằng một vài câu ngắn gọn? ( HS theo dõi P1 của văn bản) - Trong đêm trước ngày khai trường tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác thường ? Tìm chi tiết ? - Nhận xét về cách miêu tả nhân vật đứa con? - Theo em vì sao người mẹ không ngủ được ( Có phải lo lắng cho con, hồi hộp chờ ngày khai trường đầu tiên của mình mừng vì con đã lớn ? Hy vọng những điều tốt đẹp sẽ đến với con ?.. - Trong đêm không ngủ mẹ đã làm gì cho con? - Qua những việc làm đó, em cảm nhận được gì về tình cảm mẹ con? - Trong đêm không ngủ người mẹ đã sống lại những kỷ niệm nào trong quá khứ? - Nhớ lại những kỷ niệm đó ? lòng mẹ “ rạo rực những bâng khuâng xao xuyến” ịNhận xét gì về cáhch dùng từ trong câu văn trên? Tác dụng của nó trong việc miêu tả tâm trạng người mẹ? - Trong văn bản người mẹ nói chuyện với con hay với ai? Tác dụng của cách viết đó ? - Qua phân tích đoạn1, em hình dung người mẹ tron văn bản là người như thế nào? ( HS theo dõi phần 2 của văn bản) Trong đêm không ngủ được, người mẹ còn nghĩ về điều gì ? ( Sự quan râm của xã hội đối với sự nghiệp giáo dục) Câu văn nào trong văn bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ? ( Ai cũng biết rằng…cả dặm sau này) Câu nói của mẹ “ bước qua cánh cổng trường một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra” Theo em cái thế giới kỳ diệu ấy là gì? Thế giới của những điều hay lẽ phải của tình thương và đạo lý làm người, thế giới của ánh sáng tri thức, thế giới cảu những ước mơ và khát vọng bay bổng Trong kho tàng tục ngữ ca dao Việt Nam có rất nhiều những câu ca nói về vai trò của giáo dục, của nhà trường đối con người. Em hãy tìm? Nhận xét gì về giọng văn ? Tác dụng của nó đối việc thể hiện nội dung tác phẩm? - Kỷ niệm sâu sắc nhất trong ngày vào lớp 1 của em là gì? - Hãy kể lại - Đọc phần đọc thêm - Cho biết nội dung chính của đoạn văn đó * Hoạt động 3 * Hoạt động 4 4, Củng cố 5, Hướng dẫn về nhà I/ Tiếp xúc với văn bản: 1- Đọc: - Yêu cầu : Giọng trầm tĩnh, tha thiết, sâu lắng , chậm rãi ( Văn bản biểu cảm) 2- Chú thích: - Từ mượn7,8,10 - Chú ý các từ địa phương. 3, Bố cục ( 2 phần) P1: Từ đầu – Tgiới mà mẹ vừa bước vào : Tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày con đến trường. P2: ( Còn lại ) Vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc đời con người. 4, Đại ý : -Bài văn viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường lần đầu tiên của con mình. II/ Phân tích văn bản 1, Tâm trạng của người mẹ * Con: - Cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường lần đầu tiên. - Giúp mẹ dọn đồ chơi - Ngủ dễ dàng, ngon lành: “ Như uống.. ị Miêu tả tâm trạng cảm xúc trẻ con “háo hức nhưng cũng rất vô tư, không lo nghĩ ” * Mẹ - Chuẩn bị chu đáo cho con - Không tập trung làm được việc gì - Trằn trọc không ngủ được - Suy nghĩ miên man. - Đắp mền, buông mành, nhìn con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con ịYêu con đến độ quên mình, đức hy sinh, một vẻ đẹp giản dị mà lớn lao trong người mẹ Việt Nam. - Nhớ ngày bà ngoại dắt vào lớp 1, nhớ tâm trạng hồi hộp trước cổng trường. ( rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến ) ị Những từ láy liên tiếp gợi tả những tâm trạng vừa vui, vừa nhớ, vừa hồi hộp của người mẹ khi lần đầu vào lớp 1 ( Tưởng như người mẹ đang tâm sự với con nhưng thực ra là đang nói với chính mình, đang tự ôn lại kỷ niệm của riêng mình đ Đi sâu vào thế giới tâm hồn, miêu tả tinh tế tâm trạng hồi hộp, trăn trở, xao xuyến, bâng khuâng của người mẹ những điều không nói trực tiếp được) ị Rất yêu con, sẵn sàng hy sinh vì sự tiến bộ của con, quan tâm lo lắng cho con và tin tưởng ở tương lai của con 2, Vai trò của nhà trường, của gia đình ị ( Liên hệ với hoàn cảnh của địa phương, đất nước VN ) - Không được phép sai lầm trong giáo dục: Sai 1 ly đi 1 dặm - Giáo dục có vai trò quan trọng trong cuộc đời con người - Không thầy đố mày làm nên - Ngày em bé cỏn con Bây giờ em đã lớn khôn thế này Công cha nghĩa mẹ ơn thầy Nghĩ sao cho bõ những ngày.. III/ Tổng kết - Với giọng văn tâm tình, nhẹ nhàng, sâu lắng, bài văn đã đề cập đến 1 vấn đề quan trọng trong đời sống mỗi con người. Vấn đề giáo dục và sự quan tâm của giáo dục đối với vấn đề này Qua đó ta hiểu thêm về tâm trạng tình cảm của người mẹ dành cho con cái. - Ghi nhớ( SGK) IV/ Luyện tập - Gọi 1 – 3 HS kể lại kỷ niệm của mình trong ngày đầu tiên đi học - Học sinh đọc phần đọc thêm - Tâm trạng người mẹ trong buổi đầu đưa con vào lớp 1 - Học bài - Viết một đoạn văn khoảng 10 câu kể lại kỷ niệm sâu sắc nhất của em khi vào lớp 1 - Đọc, tìm hiểu văn bản “ Mẹ tôi ” ---------------------------------------------------------------- Ngày soạn………. Ngày giảng……… Tiết 2: Mẹ tôi ( Những tấm lòng cao cả) - Et-môn-đôc-tơ-A-mi-xi A- Mục tiêu cần đạt : * Giúp HS hiểu: - Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng đẹp đẽ của ch mẹ đối với con cái. - Con cái phải biếtơn - , hiếu thảo với cha mẹ B – Chuẩn bị: ......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... C- Các bước tổ chức hoạt động day- học * Hoạt động 1: Khởi động 1- ổn định tổ chức 2- Kiểm tra bài cũ: - Trong đêm trước ngày khai trườngcủa con người mẹ không ngủ được và có những suy nghĩ gì? Qua đó thể hiện điều gì? - Đọc đoạn văn chuẩn bị ở nhà 3- Bài mới: * Giới thiệu bài; Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có vị trí và ý nghĩ hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả. Nhưng không phải khi nào cũng ý thức được điều đó. Chỉ đến khi mắc những lỗi lầm mới nhận ra tất cả. Bài văn “ Mẹ tôi” sẽ cho ta một bài học như thế. * Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản - GV đọc mẫu - Nêu yêu cầu đọc. Gọic HS đọc bài ( GV bổ sung thêm về tác giả, tác phẩm) - Đọc chú thích - Bố cục văn bản; - Tại sao NDVB là bức thư người bố gửi cho con nhưng nhan đề lấy tên “Mẹ tôi ”đ nhân vật tôi là người kể lại nội dung bức thư đề cập đến chuyện xảy ra giữa bố – con hay mẹ –con? mục đích bức thư nhằm nói về bản thân bố hay mẹ của En ri cô? Bức thư nhấn mạnh đến vai trò cuả người nào trong gia đình? - Vì sao bố En ri lại viết thư Nghiã của cụm từ “ thiếu lễ độ” En ri cô kể lại tâm trạng của mình khi đọc thư bố như thấ nào? - Tại sao En ri cô lại có tâm trạng “xúc động” đến vậy ( Thái độ dạy bảo nghiêm khắc của bố và En ri cô nhận rõ tình yêu, sự hy sinh thiêng liêng cao cả của mẹ đ thấy lỗi lầm của mình) - Nhận xét gì về cách xưng hô của bố với con trong thư ? Thấy đựơc điều gì ?Có tác dụng như thế nào trong việc giáo dục con ? - Tuy rất yêu thương con nhưng trước sai lầm của con, bố En ri đã có thái độ như thế nào?( buồn bã, tức giận) Tìm chi tiết? -Cảnh cáo gay gắt sự hỗn láo của con - Tìm những chi tiết trong bài nói về hình ảnh người mẹ? ( Cổ ngữ có câu: “ Mẫu tử tình thâm” Đứa con là hạt máu cắn đội của mẹ, đ Tìm những câu thơ văn nói về tình cảm mẹ con? ( GV đọc và bình đoạn văn về nỗi bất hạnhcủa co khi không còn mẹ) - Qua bức thư người bố gửi cho con, người đọc thấy hiện lên hình ảnh người mẹ như thế nào? ( Qua đó khiến cho lời khuyên con càng thám thía, sâu xa) . - Lý do En ri cô xúc động khi đọc thư a, Bố gợi lại những kỷ niệmgiữa mẹ và En ri. b, Vì thái độ kiện quyết và nghiệm khắc của bố. c, Vì lời chân tình sâu sắc của bố d, Vì em thấy sợ bố e, Vì En ri xấu hổ, hiếu thảo, thành thật( a,b,c,d,e) -Vì sao người bố không trực tiếp nói với En ri mà lại viết thư? Đọc phần ghi nhớ ( GV hướng dẫn HS làm bài tập) * Hoạt động 3 * Hoạt động 4 4, Củng cố 5, HDVN I/ Tiếp xúc văn bản: 1, Đọc, tóm tắt văn bản 2, Tìm hiểu chú thích: * Et- môn đô đơ- At-mi-xi tên tuổi của ông đã trở thành bất tử qua tác phẩm “Những tấm lòng cao cả’’ - Chú thích: 7,8,9,10 3, Bố cục : 2 phần P1: Từ đầu đến vô cùng: Vì sao bố phải viết thư P2 Còn lại: Nội dung bức thư> II/ Phân tích văn bản 1, Phần 1: Lý do viết thư - Nhan đề ( Tác giả đặt đ phù hợp) Đây là trang nhật ký của En-ri-co-ghico ( kể lại việc mình phạm lỗi, kể lại thái độ của bố trước khi viết thư đghi lại bức thư của bố ) - Nội dung thư đề cập chuyện xảy ra giữa mẹ – con đ nhấn mạnh công lao, sự hy sinh, vai trò của người mẹ đ con trong gia đình * Lý do viết thư …“ khi nói với mẹ tôi nhớ…. lời thiếu lễ độ ” đ Viết thư để cảnh cáo - Tâm trạng xúc động vô cùng. 2, Nội dung bức thư: * Thái độ dạy bảo nghiêm khắc của bố - Ông rát yêu con qua giọng thư trìu mến, nhiều lần nhắc tên con qua việc làm từ “ ạ! Này ! Rằng! ” Lời giáo huấn thâm sâu tâm hồn con làm em “xúc động vô cùng” Trước sự sai trái của con “ Như một nhát dao đâm vào tim- buồn đau đớn” Bố không thể nén được cơn tức giận đối với con Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư? Thà rằng không có con còn hơn. Con phải xin lỗi mẹ… đ Thái độ buồn bã tức giận, đau đớn cương quyết, nghiêm khắc, hiểu, yêu thương và tôn trọng vợ * Hình ảnh của người mẹ: “ Thức suốt đêm….cúi mình trông chừng, quằn quại nỗi sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con” Sẵn sàng bỏ hết 1 năm HP để tránh cho con 1 giờ đau đớn”đi ăn xin để nuôi con, hy sinh tính mạng để cứu con chỉ cho con nỗi bất hạnh khi không có mẹ đ Hình tượng người mẹ cao cả, lớn lao về đức hy sinh và tình yêu thương mênh mông . đ Khuyên bảo thấm thía Tình yêu thương cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cảđ gốc của đạo làm con “Thật đáng xấu hổ và nhục nhã”đ kẻ bất hiếu. * Hình thức viết thư: - Tình cảm sâu sắc và tế nhị nhiều khi không thể nói trực tiếp. - Viết thư chỉ nói riêng cho con biết lỗi của mình đ giữ được sự kín đáo tế nhị, vừa cho thấy sự tôn trọng con. ị Lời giáo huấn vô cùng xúc động thấm thía * Tổng kết – ghi nhớ ( SGK 12) IV/ Luyện tập Bài 1: ( Đoạn trích ở phần ghi nhớ ) Bài 2: Yêu cầu đó là chuyện gì ? Xảy ra vào thời gian nào? ở đâu? xảy ranhư thế nào? Bố mẹ buồn phiền ra sao? Suy nghĩ, tình cảm của em? - Khái quát bài - Học bài, hoàn thành nốt bài tập còn lại - Tìm hiểu bài “Từ ghép” ------------------------------------------------------ Ngày soạn…… Ngày giảng…… Tiết 3 : Từ ghép A- Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh nắm được câú tạo của hai loại từ ghép: Từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập. - Hiểu được ý nghĩa của các loại từ ghép B – Chuẩn bị: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................... C-Tiến trình lên lớp * Hoạt động 1: Khởi động 1, ổn định tổ chức: 2, Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh 3, Bài mới: Giới thiệu bài : ở lớp trước các em đã được học về khái niệm từ ghép. Đó là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. Vậy từ ghép có mấy loại? Chúng ta đi vào tìm hiểu bài học ngày hôm nay. * Hoạt động 2: Đọc hiểu NLiệu và phân tích NL - Đọc 2 ví dụ SGK trang 13 chú ý các từ in đậm? - Bà ngoại đ So sánh với bà nội - Thơm phức đ Thơm phức - Các từ trên có tiếng nào là tiếng chính ? Tiếng phụ? - Bà : Tiếng chính: Ngoại: tiếng phụ - Thơm : Tiếng chính : Ngát : Tiếng phụ - Nhận xét về trật tự các tiếng? - Đọc 2 NL (SGK 14 ) chú ý những từ in đậm: Quần/ áo Trầm / bổng - ở 2 NL này có xác định được tiếng chính, tiếng ohụ không? Quan hệ giữa các tiếng ra sao? - Qua phân tích các NL trên, em rút ra KL gì về cấu tạo của từ ghép CP- ĐL? - Hãy so sánh nghĩa của từ bà ngoại với nghĩa của từ bà? Thợm phức và thơm? + Bà: Người đàn bà sinh ra mẹ (hoặc cha) + Bà ngoại : Người đàn bà sinh ra mẹ - Thơm phức : Mùi thơm bốc lên mạnh, hấp dẫn . - Thơm: mùi nhũ hương của hoa, dễ chịu làm cho thích ngửi ? đ Qua phân tích em rút ra được KL gì về nghĩa của từ ghép chính phụ? - So sánh nghĩâ quần với áo trầm bổng với trầm, bổng. + Quần áo: Trang phục nói chung + Trầm bổng: Âm thanh lúc trầm, lúc bổng nghe rất êm tai. * Hoạt động 3 - Xếp các từ vào bảng phân loại ghép ĐL? ghép chính phụ? - Điền thêm tiếng để tạo từ ghép CP? - Điền thêm tiếng để tạo từ ghép ĐL? - Tại sao có thể nói; 1 cuốn sách, 1 cuốn vở mà không thể nói 1 cuốn sách vở? - GV có thể hướng dẫn HS tra từ điển để tìm nghĩa các từ trong Bài tập 5? - So sánh nghĩa của các từ ghép với nghĩa của những tiếng tạo nên chúng GV ( 1 số từ ghép do sự phát triển lâu của LS có những tiếng bị mờ nghĩa hoặc mất nghĩa nhưng ta vẫn có thể xác định được đó là loại từ ghép nào nhờ ý nghĩa của nó) * Hoạt động 4 4, Củng cố 5, HDVN: I/ Bài học Kết luận: 1, Các loại từ ghép: * Loại1: Ghép chính phụ tiếng chính – tiếng phụ, tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính. * Loại 2: - Ghép đẳng lập: Các tie4éng có quan hệ bình đẳng, ngang bằng với nhau . * Ghi nhớ 1 ( SGK – 14 ) 2, Nghĩa của từ ghép : a, Nghĩa của từ ghép CP ? + Tiếng chính: SV chung + Tiếng phụ; phân nghĩa tiếng chính thành nhiều lớp nhỏ đ ghép phân nghĩa. ( Nghĩa của từ ghép hẹp hơn nghĩa của tiếng chính b, Nghĩa của từ ghép đẳng lập: - Nghĩa của từ chung hơn, KQ hơn từng tiếng đ ghép hợp nghĩa. * Ghi nhớ 2 ( SGK 14 ) II/ Luyện tập: Bài tập 1: - Chính phụ: Cười nụ, lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn. - Đẳng lập: Suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi. Bài tập 2: - Bút máy ( chì, bi ), thước dây ( gỗ ), mưa ( mưa rào, phùn, bụi): ăn ( cơm, phở, bánh), trắng tinh ( nõn , hồng) Bài tập 3: Núi (non, sông ); mặt núi, ham muốn, học hành (tập ) ; xanh ( tươi, đẹp ) Bài tập 4: - Một cuốn sách, một cuốn vở vì sách, vở những danh từ chỉ sự vật tồn tại dưới dạng cá thể, có thể đếm được. - Sách vở : từ ghép ĐL có nghĩa tổng hợp chỉ chung cả loại nên không thể nói 1 cuốn sách, 1 cuốn vở . Bài tập 5: a, Hoa hồng ( ghép CP ) chỉ tên 1 loại hoa b, áo dài (ghép CP ) chỉ tên 1 loại áo c, Cà chua (ghép CP ) chỉ tên 1 loại cà d, Cá vàng (ghép CP ) chỉ tên 1 loại cá Cảnh, vây to, đuôi lớn và xoè rộng, thân thương hoa mầu vàng, đỏ. Bài tập 6: - Thép hợp kim bền, cứng, dẻo của sắt với một lượng nhỏ Cacbon. - Gang: hợp kim của sắt với Cacbon và 1 số nguyên tố. - Gang thép: Cứng cỏi, vững vàng đến mức không gì lay chuyển được. - Mát : chỉ trạng thài vật lý. - Tay: bộ phận trên cơ thể người, từ vai đ các ngón đê cầm, nắm. - Mát tay: Chỉ 1 phong cách nghề nghiệp ; có tay nghề giỏi, dễ thành công trọng công việc . - Chân : bộ phận phía dưới của cơ thể con người dùng để đi đứng. - Tay chân: kẻ giúp việc đắc lực, tin cẩn . - Nóng: nhiệt độ cao hơn nhiệt độ cơ thể người hoặc trạng thái thời tiết cao hơn mức TB. - Lòng; bụng của con người biểu tượng của tâm lý - Nóng lòng : Có tư tưởng mong muốn cao độ làm việc gì. đ Từ ghép ĐL: nghĩa cuả từ KQ hơn so với nghĩa của từng tiếng. - Nghĩa của từ ghép ĐL và CP? - Đọc phần đọc thêm ? - Học bài, làm BT. - Xem trước bài 4 “ LK trong VB ” Ngày soạn………….. Ngày giảng………… Tiết 4 : Liên kết trong văn bản A- Mục tiêu cần đạt: * Giúp học sinh thấy : - Muốn đạt được mục đích giao tiếp thì văn bản phải có tính liên kết .Sự liên kết ấy cần thể hiện trên cả hai mặt: hành thức ngôn ngữ và nội dung ý nghĩa. - Cần vận dụng những kiến thức đã học để bước đầu xây dựng được những văn bản có tính liên kết B- Chuẩn bị: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................... C- Tiến trình lên lớp. * Hoạt động 1: Khởi động 1, Tổ chức: 2, Kiểm tra: 3, Bài mới: * Giới thiệu bài : GV viết lên bảng câu “ Tôi đến trường. Em Lan bị ngã ” rồi hỏi học sinh. Câu có? Thông tin? Các thông tin? Các thông tin này có liên quan đến nhau không? ( 2 thông tin không liên quan đến nhau đ khó hiểu) - Vậy sửa như thế nào ? ( Trên đường đến trường tôi nhìn thấy em Lan bị ngã ) đ Sửa như vậy 2 thông tin rời rạc đã liên kết với nhau, tạo nên 1 câu có ý nghĩa, dễ hiểu . Đó là ván đề mà ta cần tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay… * Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản Ngữ liệu - GV treo bảng phụ có NL 1 ( đoạn văn SGK 17 ) . Em hãy đọc đoạn văn này? Cho biết đoạn văn được trích từ văn bản nào ? Tác giả ? Đoạn văn là lời của ai nói với ai ? ( Bố En ri nói với con ) - Nếu bố viết thư như vậy em có hiểu rõ bố muốn nói gì không ? Vì sao ? ( HS chọn và phân tích 1/3 lí do ở SGK) - C1: Nội dung là gì ? Lỗi lầm của em? C2+3: Nội dung gì ? T/c của mẹ, sự hy sinh to lớn . C4: Nội dung gì ? Thái độ của bố đối với En ri cô ị Các câu trong đoạn văn co sliền mạch không - Theo em, ta có thể sửa như thế nào để đoạn văn dễ hiểu? - Vâỵ đoạn văn dễ hiểu phải có t/c gì ? - GV treo bảng phụ có NL 2 ( đoạn văn 18 ) – Sự sắp xếp ý nghĩa giữa các câu 1,2,3 có gì không hợp lý? ( C1: Nói về tình trạng không ngủ được của con C2: Lại nói; giấc ngủ đến dễ dàng. C1+2: Đối tượng nói là “con” C3: Đối tượng nói là “đứa trẻ” - Làm sao để xoá bỏ sự bất hợp lý giữa C1+ C2 thêm “ Còn bây giờ ” thay “đứa trẻ” bằng “con”) - Để câu văn, đoạn văn có sự liên kết ta phải làm gì? - Hãy đọc phần ghi nhớ ? * Hoạt động 3 - Các câu văn trong đoạn văn đã có sự liên kết chưa? Vì sao? - Sự liên kết giữa 2 câu có chặt chẽ không? đặt trong văn bản để giải thích? * Hoạt động 4 4, Củng cố 5, HDVN I / Bài học: 1, Tính liên kết của văn bản ( GV có thể liên hệ với câu chuyện về 100 đốt tre của Anh Khoai đ gây ấn tượng cho học sinh) ( ị HS thảo luận, nêu ý kiến : GV chốt thêm từ ngữ hoặc tham khảo đoạn ở VB trang 10 ) - Liên kết là một trong những t/c quan trọng nhất của văn bản.. * Bài tập ứng dụng : BT 1 ( SGK 19 ) - Thứ tự câu ( 1-4-2-5-3). 2, Phương tiện liên kết trong văn bản: - Viết câu, đoạn văn có nội dung chặt chẽ- TN - Dùng từ, câu hợp lý làm phương tiện LK * Bài tập ứng dụng: BT 3 ( trang 19 ) * Ghi nhớ : ( SGK trang 18 ) II/ Luyện tập Bài tập 2: Câu 1,2,3,4 khôngcùng nội dung với nhau dù về hình thức các câu này có vẻ rất liên kết ị chưa có sự liên kết - Bài tập 4: Hai câu tách khỏi các câu khác trong văn bản có vẻ như rời rạc ( C1: Nói về mẹ – C2: Nói về con) - Đặt 2 câu này trong văn bản thì câu thứ 3 đã kết nối 2 câu trên thành một thể thống nhất làm cho đoạn văn trở nên chặt chẽ. ị Liên kết về nội dung. - Tính liên kết trong văn bản và phương tiện liên kết - Học bài - Hoàn thành các bài tập trong sách giáo khoa - Đọc tìm hiểu văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê”. ------------------------------------------------------------------- Ngày soạn…….. Ngày giảng……. Tuần 2: Bài 2 Tiết 5: Cuộc chi tay của những con Búp Bê ( Khánh Hoài – T1 ) A- Mục tiêu cần đạt được: - Học sinh thấy được những tình cảm chân thành, sâu nặng của hai em bé trong câu chuyện. - Cảm nhận được nỗi đau đớn xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh và biết cảm thông, chia sẻ. B – Chuẩn bị .................................................................................................................................................................................................................................................................................................... C-Tiến trình lên lớp: * Hoạt động 1: Khởi động 1, ổn địng tổ chức: 2, Kiểm tra : Đọc thuộc lòng đoạn văn về người Mẹ trong văn bản “ Mẹ tôi” mà em thích nhất ? - Qua văn bản “Mẹ tôi” em cảm nhận được những tình cảm sâu sắc nào trong quan hệ gia đình. 3, Bài mới: - Như chúng ta đã biết, tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Song không phải ai cũng được lớn lên trong những mái ấm tình thương như vậy. Có những đứa trẻ phải chịu đựng nỗi mất mát và đau đớn về mặt tinh thần “Cuộc chia tay của những con Búp Bê” viết về vấn đề này . Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu… * Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản - GV đọc mẫu - Nêu yêu cầu đọc: Đọc với giọng trầm, thể hiện tâm trạng của từng nhân vật - HS đọc chú thích 1? - Nêu những nét tiêu biểu về tác giả ? tác phẩm . - Các từ khó trong văn bản được giải thích như thế nào ? ( Nêu KN mà từ biểu thị ) - Truyện viết về ai? Về việc gì? Ai là nhâ vật chính? Vì sao cả hai người đều là nhân vật chính? - Truyện được kể theo ngôi thứ ? - Việc lựa chọn ngôi này có t/d gì? - Tại sao tên truyện “ Cuộc chia tay ….” tên truyện có liên quan gì đến ý nghĩa của truyện? ( GV: Những con Búp Bê vốn là những đồ chơi tuổi nhỏ, thường gợi lên sự ngộ nghĩnh, trong sáng, ngây thơ, vô tội . Cũng như anh em Thành Thuỷ vô tư trong sáng, không có tội lỗi gì thế mà đành phải chia tay nhauđ nghịch lý? ) - Câu chuyện được bắt đầu từ tình huống nào? ( Cuộc chia tay cảu bố mẹ Thành Thuỷ) Người anh vừa là nhân vật kể chuyện vừa là người kể chuyện. Trong hoàn cảnh như vậy người Anh lại nhớ những kỷ niệm trước đây. - Tìm những chi tiết trong văn bản để thấy được t/cảm gắn bó giữa hai anh em? ( GV: Chi tiết để lại con nhỏ Em để cạnh con vệ sỹ là chi tiết xúc động nhất hàm chứa ý nghĩa sâu sắc đ thà mình chịu thiệt thòi chứ nhất định không chịu để những con Búp Bê phải chia tay) - Nhận xét về t/cảm của AE Thành- Thuỷ. * Hoạt động 3: 4, Củng cố 5, HDVN: I/ Tiếp xúc với văn bản 1, Đọc – kể: ( Kể tóm tắt truyện ) 2, Chú thích: - Truyện ngắn “ Cuộc chia tay ….” Khánh Hoài đạt giải nhì cuộc thi về quyển trẻ em ( 1992) 3, Bố cục: (3 phần ) II/ Phân tích văn bản: 1, Truyện viết về Thành, Thuỷ, 2 anh em phải chia tay nhau theo cha và mẹ đã ly hôn. Nhân vật chính là Thành và Thuỷ 2, Ngôi kể: - Kể theo ngôi 1 ( người kể xưng “Tôi” ) - Thành là mhười chứng kiến 3 việc xảy ra, cũng là người chịu nỗi đau khi gia điình tan vỡ . - T/dụng: + Làm tăng thêm tính chân thực của truyện . + Giúp tác giả diễn tả sâu sắc nỗi đau, những tình cảm trong sáng của 2 anh em trước bi kịch của gia đình đ Sức thuyết phục 3, Tên truỵện: - Mượn chuyện những con búp bê phải chia tay nhau để nói lên 1 cách thấm thía con người phải chia tay nhau, làm tăng sự đau xót, thấm thía vô lý của cuộc chia tay - Tên truyện gợi 1 sự nghịch lý khiến người đọc phải quan tâm theo dõi phần nào thể hiện ý đồ của tác giả. 4, Phân tích a, Tình cảm của hai anh em: + Anh em tôi rất thương yêu nhau - Thuỷ mang kim chỉ ra tận sân vận động. - Thành giúp em học, chiều nào cũng đón em. - Chia đồ chơi Thành nhường hết cho em Thuỷ thương anh nhường anh con vệ sỹ ví sợ không ai gác cho anh ngủ + đặt nốt con em nhỏ ị Tình cảm anh em rất mực gần gũi, gắn bó sâu nặng , thân thiết thương yêu quan tâm chia sẻ lẫn nhau. - Lòng vị tha, nhân ái của Thuỷ đ xót đau trong làng người đọc. - Thể hiện rõ sự chia tay của 2 anh em là vô lý, không nên có . - Chị ngã em nâng. - Anh em như thể tay chân….. đỡ đần - Anh em nào phải người xa. Cùng chung một mẹ một nhà…… - Bài thơ “ Làm anh” - T/d của ngôi kể trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện? - T/ cảm gắn bó của 2 anh em Thành – Thuỷ. - Học bài – Tập kể tóm tắt truyện - Tìm hiểu tâm trạng Thành – Thuỷ trong cuộc chia tay. ============================================================== Ngày soạn………. Ngày giảng……… Tiết 6 : Cuộc chia tay của những con Búp Bê ( T2 ) - Khánh Hoài- A- Mục tiêu cần đạt: - Thấy được tình cảm chân thành sâu nặn

File đính kèm:

  • docVan 7.doc