Giáo Án Ngữ Văn 7 (năm 2012- 2013) - THCS Thị trấn Tri Tôn

I. Mục tiêu cần đạt

 Giúp Hs củng cố lại kiến thức và kỹ năng đã học về văn bản lập luận chứng minh, về việc tạo lập văn bản , cách sử dụng từ ngữ đặt câu. Đánh giá được chất lượng bài làm của mình về bài văn nghị luận chứng minh. Để từ đó rút kinh nghiệm và có phương pháp học tốt hơn.

II. Chuẩn bị

- GV:Bài chấm của HS, một số bài văn mẫu.

- HS: Soạn bài, chuẩn bị bài .

III. Các bước lên lớp :

 

doc10 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1023 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Ngữ Văn 7 (năm 2012- 2013) - THCS Thị trấn Tri Tôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 7a1 (15.3.2013):…………………………………….. Tuần 28 tiết 105 ; I. Mục tiêu cần đạt Giúp Hs củng cố lại kiến thức và kỹ năng đã học về văn bản lập luận chứng minh, về việc tạo lập văn bản , cách sử dụng từ ngữ đặt câu. Đánh giá được chất lượng bài làm của mình về bài văn nghị luận chứng minh. Để từ đó rút kinh nghiệm và có phương pháp học tốt hơn. II. Chuẩn bị GV:Bài chấm của HS, một số bài văn mẫu. HS: Soạn bài, chuẩn bị bài . III. Các bước lên lớp : *Hoạt động 1(10’): Trả bài kiểm tra Văn: 1. Chữa bài: - Đề bài: Câu 1: Tục ngữ và ca dao thuộc thể loại của bộ phận văn học nào? Tục ngữ là gì? Tục ngữ khác với ca dao như thế nào? Câu “Bảy nổi ba chìm” có phải là tục ngữ không? Câu 2: Hãy nêu một số câu thơ (văn) cho thấy được đức tính giản dị của Bác Hồ (ít nhất 2 câu). Câu 3: Hãy viết một đoạn văn khoảng từ 10 dòng chứng minh rằng: nhân dân ta từ trước đế nay luôn có một lòng nồng nàn yêu nước. - Đáp án: Câu 1: - Bộ phận văn học dân gian - Là những câu nói ngắn gon, ổn định, thể hiện những kinh nghiệm quý báu của nhân dân về mọi mặt trong đời sóng và trong lao động sản xuất. - + Giống: Đều là bộ phận của văn học dân gian; đều giàu hình ảnh... + Khác: Tục ngữ là kinh nghiệm của nhân dân. Ca dao phản ánh đời sống nội tâm của con người. Đó là những bài ca về tình yêu gia đình, yêu quê hương, yêu đất nươc, con người... - ‘‘Bảy nổi ba chìm’’ là thành ngữ. Câu 2: HS nêu ít nhất 2 ví dụ cho thấy được sự giản dị của bác Hồ. Câu 3: - Hình thức: lùi đầu dòng viết hoa và chấm xuống dong. - Nội dung: Làm nỗi bật được truyền thống yêu nước của nhân dân ta: (Xưa: Dựng nước và giữ nước – Nay: Xây dựng đất nước). 2. - Nhận xét ưu và nhược. - Giao bài và gọi tên ghi điểm. * Hoạt động 2(10’): Trả bài kiểm tra Tiếng Việt: 1. Chữa bài: Câu 1: HS phân biệt cả về đặc điểm và tác dụng của câu đặc biệt và câu rút gọn(có ví dụ minh họa). Câu 2: HS nêu đặc điểm và công dụng của trạng ngữ như đã học. Câu 3: Thêm trạng ngữ: a. Bây giờ tôi đang học bài. b. Mới 6 giờ sang, mặt trời đã sang chói. c. Trên lớp, tôi say sưa lắng nghe cô giáo giảng bài. d. Ngoài kia, gà mẹ đang dẫn gà con đi kiếm mồi. Câu 4: Tách trạng ngữ: Ai cũng phải cố gắng học tốt để có vốn hiểu biết phong phú. Và để tạo dụng cho mình một sự nghiệp trong tương lai. Câu 5: HS viết đoạn văn đứng yêu cầu của đề. Hoạt động 3(20’) : trả bài tập làm văn số 5 : Hoạt động 4(10’): Gọi HS lên bảng lập lại dàn ý HS khác nhận xét bổ sung - GV nhận xét, bổ sung.( Có ở tiết 88) Hoạt động 5(5’): GV nhận xét cụ thể * Ưu điểm: - Đa số hiểu đề bài nắm được yêu cầu của đề bài - Bố cục phần lớn đảm bảo . - Diễn đạt một số bài có sự liên tưởng khá tốt : Thắng , Thảo, Hiếu.... -Biết sắp xếp tả có trình tự -Chữ viết trình bày khá sáng sủa - Biết trình bày các đoạn văn để diễn đạt một nội dung * Tồn tại - Một số bài nội dung còn sơ sài. Bố cục chưa rõ ràng. Kĩ năng làm bài yếu Huế, Đạt, Đại... - Diễn đạt tối nghĩa , lủng củng : Long, Đa ra - Chữ viết cẩu thả, ẩu : Thiện, Tài … => Đa số HS nắm vững cách làm bài, bám sát yêu cầu của đề ra, diễn đạt có phần tiến bộ hơn bài trước. Hoạt động 6: Sửa lỗi sai – GV ghi bảng phụ.các đoạn diễn đạt lủng củng gọi HS lên bảng sửa –GV lần lượt cho HS phát hiện và sửa các lỗi sai khác. Hoạt động7 Cho HS đọc bài khá - > Công bố điểm Lớp TS Giỏi Khá T B Yếu 7a1 IV/ Nhận xét bài làm của HS: III. TRẢ BÀI- CHỮA LỖI Loại lỗi Viết sai Sửa lại Chính tả - Biek, lam viet, bác hồ - biết, làm việc. Bác Hồ Dùng từ, đặt câu Không muốn phấn đấu thì học tập.. Phải phấn đấu học tập Diễn đạt Muốn học thì phải hành Học phải đi đôi với hành - Lỗi viết hoa tuỳ tiện, viết số, viết tắt 2. – Nhận xét, giao bài và gọi tên ghi điểm. 4/ Dặn dò: - Xem lại những sai sót của hai bài kiểm tra. - Soạn và chuẩn bị tiếp bài: CÁCH LÀM BÀI VĂN GIẢI THÍCH Thực hiện đầy đủ yêu cầu nêu trong sách giáo khoa, tìm nhiều cách để giải thích câu tục ngữ :” Đi một ngày đàng học một sàng khôn” **** Rút kinh nghiệm : @?@?@?@?&@?@?@?@? Lớp 7a1 (15.3.2013):…………………………………….. Tuần 28 tiết 106 Tập làm văn : I. Mức độ cần đạt : Kiến thức : Các bước làm bài văn lập luận giải thích. Kĩ năng : Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn giải thích. *** Kỹ năng sống : - Giao tiếp: phản hồi / lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng cá nhân về đề bài và cách làm văn lập luận chứng minh. - Suy nghĩ sáng tạo: nêu vấn đề, phân tích đối chiếu văn bản để xác định các bước làm bài và làm bài hoàn chỉnh. 3. Thái độ : Nghiêm túc hoc tập II.Các phương tiện và phương pháp có thể dùng : *Thực hành có hướng dẫn: tạo lập văn bản đảm bảo các bước làm bài văn hoàn chỉnh. *Động não: suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra vai trò, tác dụng của lập luận và tìm ý, lập dàn ý viết thành bài văn hoàn chỉnh. III Các bước lên lớp: Hoạt động 1(5’) Khởi động : 1. Kiểm tra bài cũ : Giải thích trong văn nghị luận là gì ? Một bài văn giải thích phải đạt những yêu cầu nào ? 2. Bài mới : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC NỘI DUNG CHÍNH Hoạt động 2( 20’) Các bước làm văn : -Cho HS đọc đề bài trong SGK. -Đề bài nêu trong SGK đặt ra yêu cầu gì ? Người làm bài có cần giải thích tại sao “ Đi một ngày đàng “ có thể “học một sàng khôn “ không ? Vì sao ? -Làm thế nào để tìm hiểu được ý nghĩa chính xác và đầy đủ của câu tục ngữ đó ? -Từ đó ,em có thể rút ra kết luận gì về việc tìm hiểu đề và tìm ý cho bài văn lập luận giải thích ? -Sau khi tìm hiểu đề và tìm ý, chúng ta sẽ tìm hiểu lập dàn ý. -Cho học sinh đọc lập dàn ý SGK trang 84 : + Bài văn lập luận giải thích có nên gồm ba phần chính giống như bài lập luận chứng minh không ? Vì sao ? -Phần mở bài trong bài văn lập luận giải thích cần phải đạt yêu cầu gì ? -Phần thân bài trong bài văn lập luận giải thích phải làm nhiệm vụ gì ? để làm cho ý nghĩa của câu “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” trở nên dễ hiểu đối với người đọc, người nghe thì nên sắp xếp những ý đã tìm được theo thứ tự nào ? GV cho HS trình bày phần TB theo dàn ý. -Phần kết bài trong bài văn lập luận giải thích phải làm nhiệm vụ gì ? -Từ đó em có thể rút ra kết luận gì về việc lập dàn bài cho một bài văn lập luận giải thích ? -Cho học sinh đọc “Viết bài”. -Các đoạn mở bài này có đáp ứng yêu cầu của đề bài lập luận giải thích không ? -Có phải đối với mỗi bài văn chỉ có một cách mở bài duy nhất hay không . -Làm thế nào để đoạn đầu tiên của thân bài liên kết được với mở bài ? Ngoài cách nói như “Thật vậy… “ có cách nào khác không. -Kết bài ấy đã cho thấy vấn đề đã được giải thích xong chưa? Có phải đối với mỗi đề văn chỉ có một cách kết bài duy nhất hay không ? Vì sao ? Hoạt động 3(10’) Tổng kết : -Giáo viên chốt lại. * Muốn làm bài văn lập luận giải thích thì phải thực hiện các bước nào ? Dàn bài của bài văn lập luận giải thích cần có những yêu cầu nào ? -Cho HS đọc luyện tập và xác định yêu cầu đề bài. - HS đọc. - Yêu cầu : giải thích nội dung câu tục ngữ . - “Đi một ngày đàng có thể học một sàng khôn “ vì điều đó giúp ta mở mang tầm hiểu biết. - Chúng ta phải tham khảo tự điển, hiểu được nghĩa đen, nghĩa bóng , liên hệ ca dao tục ngữ để làm rõ ý. -HS tóm gọn lại các ý trên. -Cho HS so sánh. -Mang định hướng, gợi nhu cầu được hiểu . - Triển khai phần giải thích: + Nghĩa đen. + Nghĩa bóng. + Nghĩa sâu . è phải sắp xếp ý theo trình tự từ hẹp đến rộng . HS trình bày. -Ý nghĩa của câu tục ngữ. - Học sinh tóm gọn các ý trên. -HS trình bày phần bài viết của mình . - Không. Có nhiều cách mở bài : trực tiếp, gián tiếp. -Ngoài cách nói trên, còn có nhiều cách nói khác. -Tương tự như phần mở bài. -Viết những cách kết bài khác với đề bài trên. HS đọc ghi nhớ và nêu những ý chính. HS làm bài. I. Tìm hiểu bài : - Đề bài : Nhân dân ta có câu tục ngữ : “Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó . a.Tìm hiểu đề và tìm ý: - Thể loại: giải thích một câu tục ngữ. - Nội dung: Làm sáng tỏ nghĩa đen nghĩa bóng và ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ. - Liên hệ với các câu ca dao tục ngữ tương tự để tìm ý cho bài văn. b. Lập dàn bài : - Mở bài : giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa sâu xa là đúc kết kinh nghiệm và thể hiện khát vọng đi nhiều nơi để mở rộng hiểu biết. - Thân bài : + Tìm hiểu nghĩa đen của câu tục ngữ: . Đi một ngày đàng: ý nói rời nhà đi đây đó một ngày. . Học một sàng khôn: học hỏi được nhiều trí khôn . + Tìm hiểu nghĩa bóng của câu tục ngữ :Có đi đây đi đó thì mới học hỏi được nhiều kiến thức . vì thế con người cần đi ra ngoài để mở rộng tầm mắt , biết được nhiều thực tế đời sống. + Nghĩa sâu xa của câu tục ngữ : . Khi đi ra ngoài con người sẽ được hiểu biết nhiều vùng đất mới, những con người mới, những cách làm ăn mới ....từ đó mà học được nhiều kinh nghiệm sống và làm ăn. . Ở nơi xa lạ sẽ gặp nhiều trắc trở khó khăn và con người phải tự mình khắc phục vì thế mà khôn ra. . Thực tế cho thấy nhiều người giỏi giang nhờ đi nhiều như Chủ tịch Hồ Chí Minh nhờ đi khắp thế giới mà tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc. . Con người muốn có vốn kiến thức phong phú, khôn ngoan hơn người thì phải đi nhiều, tiếp xúc nhiều. . Ngày nay là thời mở cửa của thế giới, không đi ra để mở rộng tầm mắt sẽ bị thế giới bỏ rơi. - Kết bài : Câu tục ngữ ngày xưa vẫn còn ý nghĩa đối với hôm nay. c. Viết bài : d. Đọc và sửa chữa. II. Bài học : ghi nhớ trang 86 III. Luyện tập : 4. Dặn dò : Học bài, hoàn thành bài tập Chuẩn bị : Luyện tập lập luận giải thích GV hướng dẫn HS chuẩn bị ở nhà : LUYỆN TẬP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH GV đã hướng dẫn học sinh chuẩn bị ở tiết trước dựa trên phần gợi ý của SGK : + Đề bài yêu cầu điều gì ? + Để làm bài văn này, các em tìm những ý nào ? + Lập dàn ý, viết văn. Một nhà văn nói : “Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người”. Hãy giải thích nội dung câu nói đó. **** Rút kinh nghiệm : ------------------------------------------=============----------------------------------- Lớp 7a1 (19.3.2013):…………………………………….. Tuần 28 tiết 107 : Tập làm văn : I. Mức độ cần đạt: Kiến thức: - Cách làm bài văn giải thích một vấn đề. 2. Kĩ năng: Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý, viết các phần, đoạn trong bài văn giải thích. *** Kỹ năng sống : - Giao tiếp: phản hồi / lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng cá nhân về đề bài và cách làm văn lập luận chứng minh. - Suy nghĩ sáng tạo: nêu vấn đề, phân tích đối chiếu văn bản để xác định các bước làm bài và làm bài hoàn chỉnh. 3. Thái độ : Nghiêm túc hoc tập II.Các phương tiện và phương pháp có thể dùng : *Thực hành có hướng dẫn: tạo lập văn bản đảm bảo các bước làm bài văn hoàn chỉnh. *Động não: suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra vai trò, tác dụng của lập luận và tìm ý, lập dàn ý viết thành bài văn hoàn chỉnh. III. Chuẩn bị: GV:Soạn bài, bảng phụ, các tài liệu liên quan đến bài học. Các bước lên lớp: HoẠT động 1 (5’) Kiểm tra bài cũ:: Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị bài của các em Bài mới : Cho HS nhắc lại dàn bài của một bài văn lập luận giải thích Cho đề văn : Một nhà văn có nói :”Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Hãy giải thích nội dung câu nói đó. HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HỌC SINH NỘI DUNG CHÍNH Hoạt động 2(30’) Các bước làm văn * Chuẩn bị ở nhà : - GV đã hướng dẫn học sinh chuẩn bị ở tiết trước dựa trên phần gợi ý của SGK : + Đề bài yêu cầu điều gì ? + Để làm bài văn này, các em tìm những ý nào ? + Lập dàn ý, viết văn. * Thực hành trên lớp : Cho HS nhắc lại yêu cầu khi trình bày miệng ở trước lớp. HS chia tổ nhóm để tập nói với nhau 10 phút. Sau đó GV chỉ định HS lên trình bày phần chuẩn bị của mình (khuyến khích các em HS yếu hoặc trung bình luyện nói) Cho HS nhận xét rút kinh nghiệm theo từng phần . GV sơ kết về lời văn giọng nói, tư thế trình bày… và cho điểm HS . GV nêu rõ ưu điểm và hạn chế mà các em còn thiếu sót. Hướng dẫn HS viết lại bài hoàn chỉnh. I Đề bài : Một nhà văn nói : “Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người”. Hãy giải thích nội dung câu nói đó. II.Dàn ý : a.Mở bài : Giới thiệu vấn đề “Sách là ngọn đèn bất diệr của trí tuệ con người”. b.Thân bài : - Giải thích ý nghĩa của câu danh ngôn. - Giải thích tại sao có thể nói” Sách là .... của trí tuệ con người”. + Sách là kho kiến thức vô tận:có thể tìm trong sách đủ loại kiến thức của cuộc sống.(lấy vd) + Sách là nguồn kiến thức cho muôn đời: Một cuốn sách tốt sẽ được nhiều thế hệ tìm đọc và vận dụng(lấy vd). + Nhiều bậc vĩ nhân đã lớn lên nhờ đọc sách và đã nói về sự lớn lao của sách: Đỗ Phủ: Đọc sách nát muôn quyển . Đặt bút như có thần. Lê-nin: Không có sách thì không có tri thức. Lê Quí Đôn: Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng. Không bằng kinh sử một vài pho. - Bài học rút ra từ câu danh ngôn: + Cần phải yêu quí sách. + Muốn trí tuệ luôn minh mẫn, thông tuệ cần phải đọc sách. + Đọc sách cần biết suy nghĩ và vận dụng kiến thức từ sách cho đời sống. c.Kết bài : - Em rất thích những cuốn sách tốt . - Chọn sách tốt để đọc. III . Viết bài. IV. Đọc và sửa chữa. 4/.Dặn dò : Viết lại bài hoàn chỉnh. Soạn bài : DÙNG CỤM CHỦ - VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU Làm bài tập ð hướng dẫn học sinh thực hiện các bài tập luyện tập. Thực hiện trên lớp. ***Rút kinh nghiệm : @?@?@?@?&@?@?@?@? Lớp 7a1 (20.3.2013):…………………………………….. Tuần 28 tiết 108 Tiếng Việt I/ Mức độ cần đạt: 1. Kiến thức: - Cách dung cụm chủ - vị để mở rộng câu. - Tác dụng của việc dung cụm chủ - vị để mở rộng câu. 2. Kĩ năng: - Mở rộng câu bằng cụm chủ -vị. - Phân tích tác dụng của việc dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu. Giúp HS: - Nắm chắc cách dùng cụm từ để mở rộng câu. - Thành thạo cách mở rộng câu bàng cụm từ. - Nhận biết các cụm C – V làm thành phần câu. - Nhận biết các cụm C – V làm thành phần của cụm từ. *** Kỹ năng sống : - Giao tiếp: phản hồi / lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng cá nhân để mở rộng câu bằng cụm chủ - vị. - Suy nghĩ sáng tạo: nêu vấn đề, phân tích đối chiếu rút kinh nghiệm, tự đặt câu. 3. Thái độ : Nghiêm túc học tập. II. Các phương tiện và phương pháp có thể dùng : *Thực hành có hướng dẫn: tạo lập câu mở rộng . *Động não: suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra cách thức thực hành đặt câu. III/ Chuẩn bị: - Soạn bài, bảng phụ, các tài liệu liên quan đến bài học. IV .Tiến trình hoạt động: Hoạt động 1(5’) Khởi động : 1. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu và tác dụng ? Cho ví dụ. 2 .Bài mới. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC NỘI DUNG CHÍN Hoạt động 2(30’) Luyện tập ; GV lần lượt HDHS giải quyết các bài tập ở Sgk: Làm bài tập ð hướng dẫn học sinh thực hiện các bài tập luyện tập. Giáo viên ghi sẵn các bài tập trên bảng phụ. - Em hãy xác định yêu cầu của BT1. - Gọi học sinh lên bảng làm bài. -Yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo câu nêu rõ vai trò ngữ pháp của mỗi cụm C-V tìm được. * Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu của bài tập 2. Hướng dẫn học sinh thảo luận tổ (mỗi tổ làm một câu):3 phút. Gọi học sinh ở dưới lớp cho ý kiến về bài tập của mỗi nhóm. * Giáo viên: tổng hợp ý kiến và sửa lại bài cho đúng. - Em hãy nêu yêu cầu của bài tập 3. - Gọi 3 học sinh lên bảng làm bài. - Ở ví dụ 3a em làm thế nào? - Nêu cách làm của 2 em ở ví dụ 3b, 3c. - Học sinh làm bài tập trước ở nhà. Sửa bài theo hường dẫn của giáo viên. - 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập 1. - 3 học sinh lên bảng phân tích ví dụ. + Câu 1a: Cụm C-V làm chủ ngữ. Cụm C2 – V2 làm phụ ngữ cho ĐT: cho phép. + Câu 1b: 2 cụm C-V làm phụ ngữ cho ĐT: nói . Một cụm C-V làm phụ ngữ cho động từ :có. . Một cụm C-V làm phụ ngữ cho DT: khi. + Câu 1c: 2 cụm C-V làm phụ ngữ cho động từ: Thấy. - Thảo luận theo tổ: Tổ 1-câu 1, Tổ 2-câu 2… Đại diện tổ lên trình bày kết quả thảo luận. + Câu 2a: Thay dấu chấm bằng “làm cho”. + Câu 2b: Cụm C-V làm phụ ngữ cho ĐT (thay dấu hai chấm bằng từ rằng) + Câu 2c: Bỏ dấu chấm và từ “điều đó” – Cụm C-V làm chủ ngữ và phụ ngữ cho ĐT. - HS nêu - Mỗi học sinh làm một câu. - Nêu cách thực hiện ở mỗi câu. + Câu 3a: Thay dấu phẩy bằng từ “khiến”. + Câu 3b: bỏ dấu chấm, thay dấu chấm giữa hai câu bằng chữ “mà”. + Câu 3c bỏ dấu chấm và các từ “sự ra đời của các vở kịch ấy”. *Luyện tập: Xác định cụm C-V và vai trò ngữ pháp của nó. a/ Khí hậu nước ta ấm áp / C V Cụm C-V làm chủ ngữ. cho phép ta / quanh năm trồng trọt, ĐT C V thu hoạch bốn mùa. Cụm C-V làm phụ ngữ cho động từ « cho phép«.  b/ Có kẻ nói từ khi các thi sĩ / ca tụng ĐT DT C V cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ C trông mới đẹp; từ khi có người /lấy V DT C tiếng chim kêu, tiếng suối chảy để V làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng C suối / nghe mới hay. V c/ … khi chúng ta thấy những tục lệ ĐT C tốt đẹp ấy / mất dần và những thứ V quý nhất của đất nước mình / thay C dần bằng… V Cụm C-V làm phụ ngữ cho ĐT thấy . 2) Gộp các câu cùng cặp thành một câu có cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ. a/ Chúng em học giỏi /làm cho C V ĐT cha mẹ và thầy cô rất vui lòng. C V (Cụm C-V làm CN-Phụ ngữ) b/ Nhà văn Hoài Thanh khẳng định rằng cái đẹp là cái có ích ĐT C V (cụm C-V làm phụ ngữ). c/ Tiếng Việt rất giàu thanh điệu / khiến lời nói của người Việt Nam ta du dương trầm bổng. 3) Gộp mỗi cặp câu hoặc vế câu thành một câu có cụm C-V làm thành phần… a/ Anh em hòa thuận// khiến hai thân vui vầy. b/ Đây là cảnh một rừng thông ngày ngày biết bao nhiêu người qua lại. c/ Hàng loạt vỡ kịch như “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”, “Bên kia sông Đuống”,…ra đời // đã sưởi ấm cho ánh đèn sân khấu ở khắp mọi miền đất nước. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhắc lại phần lý thuyết. - Hoàn chỉnh các bài tập vào vở. - Chuẩn bị bài: luyện nói: bài văn giải thích một vấn đề. ð Đọc kỹ phần hướng dẫn chuẩn bị ở nhà và thực hiện theo yêu cầu. Soạn bài : Đọc thêm Những trò lố hay là VaRen và Phan Bội Châu Tìm hiểu kỹ VaRen là ai ? Bác Hồ viết văn bản này em cảm nhận đực gì ? Em hiểu gì về số phận người dân nô lệ. *** Rút kinh nghiệm : --------------------*****------------------------

File đính kèm:

  • docGIAO AN 7 TUAN 28 AN GIANG.doc