a) Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là chơi chữ; cách chơi chữ thường dùng; Bước đầu cảm nhận được cái hay, cái lí thú do hiệu quả nghệ thuật của biện pháp này mang lại.
b) Kỹ năng: Phân tích, cảm nhận và tập vận dụng chơi chữ đơn giản trong nói và viết
c) Thái độ: Giáo dục HS tinh thần yêu quí và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
2/ CHUẨN BỊ
- GV: Nghiên cứu cuốn TKBGNV7- tập 1, SGK, bảng phụ,.
- HS: Nghiên cứu bài, sưu tầm những câu văn, câu thơ có phép chơi chữ, .
3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Đàm thoại, gợi tìm, thảo luận nhóm, .
4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
4.1) Ổn định lớp: kiểm diện
4.2) KTBC:
?: Thế nào là điệp ngữ? Cho VD.
- Là biện pháp lặp đi lặp lại từ ngữ để làm nổi bật ý, gây xúc động mạnh ( 6 đ)
- VD: Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay ( 4 đ)
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6104 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Quyển 2 - Tiết 58: Tiếng Việt chơi chữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 58
Ngày dạy: 03/12/07
Tiếng Việt: CHƠI CHỮ
1 / MỤC TIÊU
a) Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là chơi chữ; cách chơi chữ thường dùng; Bước đầu cảm nhận được cái hay, cái lí thú do hiệu quả nghệ thuật của biện pháp này mang lại.
b) Kỹ năng: Phân tích, cảm nhận và tập vận dụng chơi chữ đơn giản trong nói và viết
c) Thái độ: Giáo dục HS tinh thần yêu quí và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
2/ CHUẨN BỊ
GV: Nghiên cứu cuốn TKBGNV7- tập 1, SGK, bảng phụ,...
- HS: Nghiên cứu bài, sưu tầm những câu văn, câu thơ có phép chơi chữ, ...
3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Đàm thoại, gợi tìm, thảo luận nhóm, ...
4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
4.1) Ổn định lớp: kiểm diện
4.2) KTBC:
?: Thế nào là điệp ngữ? Cho VD.
Là biện pháp lặp đi lặp lại từ ngữ để làm nổi bật ý, gây xúc động mạnh ( 6 đ)
VD: Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay ( 4 đ)
?: Yêu cầu 2 HS đọc kết quả BT4
- Tuỳ mức độ, GV ghi điểm
4.3) Bài mới
a- Giới thiệu: Nhân dân ta thường rất dí dỏm, hài hước trong giao tiếp. Để đạt đuợc mục đích dí dỏm, hài hước họ thường sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật giao tiếp gây cười, trong đó có chơi chữ. Vậy chơi chữ là gì? Cái hay ,cái lí thú của nó ở chỗ nào? Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó.
b- Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
HĐ1:: Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm chơi chữ
- GV treo bảng phgụ có ghi bài ca dao, HS đọc
?: Nhận xét về từ “lợi” trong bài ca dao?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý.
?: Việc sử dụng từ lợi ở câu cuối của bài ca dao dựa vào hiện tượng gì của từ ngữ?
?: Việc sử dụng từ “lợi” như thên có tác dụng gì?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý
?: Bài ca dao đã sử dụng biện pháp tu từ là chơi chữ. Vậy chơi chữ là gì?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý
- HS đọc ghi nhớ 1
HĐ 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu các lối chơi chữ
- GV treo bảng phụ có ghi các VD phần II, HS đọc
?: Hãy chỉ ra các lối chơi chữ trong những VD vừa đọc?
- Chia HS làm 6 nhóm, thảo luận 5 phút; HS treo bảng con, thuyết minh
- HS nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý
?: Từ việc tìm hiểu trên hãy cho biết có mấy lối chơi chữ?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý
- HS đọc ghi nhơ ù2
HĐ 3: Hướng dẫn HS luyện tập
- HS đọc và xác định yêu cầu BT1
- Hướng dẫn: Tìm những từ ngữ tác giả đã dùng để chơi chữ
- HS lên bảng làm, dưới làm ra VBT
- HS nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
- HS đọc và xác định yêu cầu BT2
- Hướng dẫn: Tìm những từ ngữ chỉ sự vật gần gũi nhau. Đây có phải là chơi chữ không
- HS lên bảng làm, dưới làm ra VBT
- HS nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
- HS đọc và xác định yêu cầu BT3
- Hướng dẫn: Sưu tầm một số cách chơi chữ
- HS lên bảng làm, dưới làm ra VBT
- HS nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
- HS đọc và xác định yêu cầu BT4
- Hướng dẫn: Trong bài thơ Bác Hồ đã dùng lối chơi chữ như thế nào
- HS lên bảng làm, dưới làm ra VBT
- HS nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
I/ THẾ NÀO LÀ CHƠI CHỮ ?
1) Đọc bài cao dao
2) Trả lời câu hỏi
- lợi 1: ích lợi, thuận lợi
- lợi 2 : nướu răng
- Hiện tượng đồng âm
- Tác dụng: gây bất ngờ, thú vị
* Ghi nhớ 1 SGK,tr.164
II/ CÁC LỐI CHƠI CHỮ
1) Đọc những câu thơ
2) Trả lời câu hỏi
- (1) trại âm: ranh tướng – danh tướng
- (2) điệp âm: âm m
- (3) nói lái: cá đối – côi đá; mèo cái – mái kèo
- (4) trái nghĩa: sầu riêng – vui chung
* Ghi nhớ 2 SGK,tr.165
III/ LUYỆN TẬP
Bài tập 1
liu điu, rắn, hổ lửa, mai gầm, ráo,lằn, trâu lỗ, hổ mang: tên loài rắn
Bài tập 2
- thịt, mỡ, nem, chả
- nứa, tre, trúc, hóp
- Dùng từ gần nghĩa
Bài tập 3
- Dùng từ đồng âm
Mồn bò, không phải mồm bò, lại hoá mồn bò.
Cang to càng nhỏ, càng lớn càng bé
- Trại âm
Chữ tài liền với chữ tai một vần
- Đồng nghĩa:
Đi tu phật bắt ăn chay
Thịt chó ăn được thịt cầy thì không
Bài tập 4
- Khổ tận cam lai: Hết khổ đến lúc sướng: khổ là đắng, tận là hết, cam là ngọt, lai là đến ( dùng theo lối đồng âm)
4.4. Củng cố
?: Thế nào là chơi chữ ?
?: Hãy chỉ ra các lối chơi chữ thường gặp ?
4.5. Hường dẫn HS học bài ở nhà
- Bài cũ: Nghiên cứu lại nội dung bài và các bài tập
- Bài mới: Tiết 59: Làm thơ lục bát : nghiên cứu luật thơ lục bát và làm một bài thơ lục bát
5/ Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- ga nv 7- t58.doc