Giáo án Ngữ văn 7 - Quyển 2 - Tiết 76: Tập làm văn: Tìm hiểu chung về văn nghị luận

1 / MỤC TIÊU

a) Kiến thức: Hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn nghị luận

b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng trong bài văn, đoạn văn nghị luận

c) Thái độ: Giáo dục HS có ý thức về chủ kiến của mình

2/ CHUẨN BỊ

- GV: Nghiên cứu sách TKBGNV7, SGV, .

- HS: Nghiên cứu kĩ bài, tập giải các bài tập trong SGK, .

3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Gợi tìm, hỏi đáp, thảo luận nhóm, .

4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

4.1) Ổn định lớp: kiểm diện

4.2) KTBC:

?: Để thuyết phục người đọc, người nghe, một văn bản nghị luận cần phải đạt được những yêu cầu gì?

- Lập luận phải rõ ràng ( 3 đ)

- Lí lẽ phải thuyết phục (3đ)

- Dẫn chứng phải cụ thể, sinh động (4 đ)

4.3) Bài mới

a- Giới thiệu: Ở tiết 75 các em đã tìm hiểu phần lí thuyết về nhu cầu nghị luận và khái niệm văn nghị luận. Để vận dụng những kiến thức lí thuyết đó vào cuộc sống nói chung và viết bài tập làm văn nói riêng, tiết này chúng ta tiến hành làm bài tập

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 11660 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Quyển 2 - Tiết 76: Tập làm văn: Tìm hiểu chung về văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 76 Ngày dạy: 12/01/08 Tập Làm Văn: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN (tt) 1 / MỤC TIÊU a) Kiến thức: Hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn nghị luận b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng trong bài văn, đoạn văn nghị luận c) Thái độ: Giáo dục HS có ý thức về chủ kiến của mình 2/ CHUẨN BỊ GV: Nghiên cứu sách TKBGNV7, SGV, ... - HS: Nghiên cứu kĩ bài, tập giải các bài tập trong SGK, ... 3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Gợi tìm, hỏi đáp, thảo luận nhóm, ... 4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 4.1) Ổn định lớp: kiểm diện 4.2) KTBC: ?: Để thuyết phục người đọc, người nghe, một văn bản nghị luận cần phải đạt được những yêu cầu gì? - Lập luận phải rõ ràng ( 3 đ) - Lí lẽ phải thuyết phục (3đ) - Dẫn chứng phải cụ thể, sinh động (4 đ) 4.3) Bài mới a- Giới thiệu: Ở tiết 75 các em đã tìm hiểu phần lí thuyết về nhu cầu nghị luận và khái niệm văn nghị luận. Để vận dụng những kiến thức lí thuyết đó vào cuộc sống nói chung và viết bài tập làm văn nói riêng, tiết này chúng ta tiến hành làm bài tập b- Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung bài dạy HĐ3: Hướng dẫn HS thực hiện phần luyện tập - HS đọc và xác định yêu cầu BT1 - Hướng dẫn: Nhấn mạnh các gợi ý ờ các câu hỏi a, b, c - HS lên bảng làm, dưới làm ra VBT - HS nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả - HS đọc và xác định yêu cầu BT2 - Hướng dẫn: Nêu bố cục của văn bản: “ Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội” - HS lên bảng làm, dưới làm ra VBT - HS nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả - HS đọc và xác định yêu cầu BT4 - Hướng dẫn: Bài văn “ Hai biển hồ” có phải là văn bản nghị luận không. Giải thích vì sao nó là văn bản nghị luận - HS lên bảng làm, dưới làm ra VBT - HS nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả II/ LUYỆN TẬP Bài tập 1 a) Là bài văn nghị luận vì có luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục b) Đề xuất: Tạo thói quen tốt, bỏ thói quen xấu - Lí lẽ: Khó sửa, khó bỏ thói quen xấu, tạo thói quen tốt rất khó, nhiễm thói quen xấu rất dễ - Dẫn chứng ( ...) c) Giải quyết vấn đề có trong thực tế. Em tán thành ý kiến đó vì nếu làm làm như những vấn đề tác giả nêu ra sẽ làm cho xã hội văn minh, sạch đẹp Bài tập 2 Bài văn gồm 3 đoạn - “ Có thói ... quen tốt”: Nói về thói quen ( mở bài) - Tiếp theo cho đến “ rất nguy hiểm”: Những thói quen xấu cần bỏ ( Thân bài) - Đoạn còn lại: Lời khuyên ( Kết bài) Bài tập 4 Là văn bản nghị luận và lập luận theo cách kể chuyện. Hai biển hồ chỉ có ý nghĩa tương trưng cho hai cách sống: Một cách sống chỉ biết đón nhận, giữ riêng cho mình, một cách sống là biết sẻ chia cho mọi ngưòi. Cuối cùng là kết luận: Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ riêng cho mình 4.4. Củng cố ?: Thế nào là phương thức nghị luận ? ?: Nêu những tình huống có thể viết bài văn nghị luận? ?: Tại sao nói con người có nhu cầu nghị luận? 4.5. Hường dẫn HS học bài ở nhà - Bài cũ: Về nhà thực hiện BT 2; Nghiên cứu lại bài tập 1,2,4 - Bài mới: Tiết 77: Tục ngữ về con người và xã hội: Đọc kĩ văn bản, chú thích, soạn bài theo hệ thống câu hỏi phần “ Đọc- hiểu văn bản” 5/ Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docga nv 7- t76.doc