I - Mục tiêu cần đạt:
1. Về nội dung.
- Học sinh cảm nhận được những tình cảm đẹp đẽ của người mẹ dành cho con nhân ngày khai trường.
- Học sinh có lòng thương yêu, kính trọng mẹ, đồng thời thấy được vai trò của nhà trường đối với xã hội và đối với mỗi con người.
2. Về phương pháp.
Khai thác nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng của người mẹ, bảo đảm khai thác bài văn theo logic giảng văn, chú ý đến các yếu tố tích hợp với Tiếng Việt và Giảng văn.
II - Nội dung và tiến trình tiết dạy:
1. Ổn định tổ chức lớp.
171 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1266 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 1 đến tiết 70, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Bài 1
Tiết 1
Cổng trường mở ra
Lí Lan
I - Mục tiêu cần đạt:
1. Về nội dung.
Học sinh cảm nhận được những tình cảm đẹp đẽ của người mẹ dành cho con nhân ngày khai trường.
Học sinh có lòng thương yêu, kính trọng mẹ, đồng thời thấy được vai trò của nhà trường đối với xã hội và đối với mỗi con người.
2. Về phương pháp.
Khai thác nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng của người mẹ, bảo đảm khai thác bài văn theo logic giảng văn, chú ý đến các yếu tố tích hợp với Tiếng Việt và Giảng văn.
II - Nội dung và tiến trình tiết dạy:
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra sự chuẩn bị sách, vở cũng như việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu văn bản.
Giáo viên gợi lại kỷ niệm của học sinh khi vào lớp 1 để vào bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chung văn bản.
Giáo viên hướng dẫn cách đọc và yêu cầu học sinh đọc rõ ràng, tình cảm.
Hai học sinh nối nhau đọc theo hai đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu... “ Ngủ sớm ”.
+ Đoạn 2: Còn lại.
Học sinh, giáo viên nhận xét.
Giáo viên kiểm tra việc đọc chú thích của học sinh.
Học sinh đặt câu với các từ ghép ( trong và ngoài chú thích ) để kiểm tra việc hiểu các từ ghép đó.
Ví dụ: Thiết giáp, khai trường, dọn dẹp, gầm ghế, chân bàn, mẫu giáo.....
Học sinh kể tóm tắt văn bản, nêu cảm thụ tổng quát của mình về văn bản.
Học sinh cho biết, văn bản có bố cục mấy phần? Nội dung của từng phần.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chi tiết.
Đêm trước ngày khai trường của con, khi nhìn con ngủ, mẹ đã nghĩ những gì?
( + Giấc ngủ của con.
+ Tâm trạng của con trước khi con ngủ.
+ Những việc làm của con.
+ Con trong ngày đầu tiên đi học ).
Mẹ nghĩ về những điều ấy như thế nào? Và mẹ trở lên như thế nào trước những suy nghĩ ấy? Điều này có gì mâu thuẫn với đứa con của mẹ?
Qua đây, các em cảm nhận được điều gì từ người mẹ?
Mẹ nghĩ thế nào về ngày đầu tiên mẹ đi học?
Các em nghĩ gì về câu “ Hôm nay tôi đi học ” khi nhớ lại ngày các con vào lớp một?
ấn tượng của mẹ về ngày đầu tiên đi học có gì đặc biệt?
ấn tượng đó vang lên như thế nào trong tâm trí mẹ? Đến nỗi chẳng còn lo lắng gì mà mẹ vẫn không ngủ được?
( Như tiếng đọc bài trầm bổng về bài học vỡ lòng đầu tiên ).
Con có nhận xét gì về cảm xúc của mẹ đối với ngày đầu đi học?
Vì sao trước ngày khai trường của con, mẹ lại nhớ về ngày khai trường của mẹ?
( “ Mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con ” ).
Câu nào ở đoạn văn này cho ta thấy sự chuyển đổi tâm trạng của mẹ một cách tự nhiên?
( Câu đầu đoạn ).
Mẹ nghĩ đến trách nhiệm của xã hội ở nước Nhật đối với ngày khai trường như thế nào? Hãy tìm các từ ghép trong đoạn này nhằm miêu tả quang cảnh đó?
Trong đoạn văn này, câu nào nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
( “ Ai cũng biết ..... sau này ” ).
Em hiểu câu nói đó như thế nào?
( Rất quan trọng và vì vậy không thể có một sai lầm dù nhỏ nào ).
Em nghĩ thế nào về câu nói của mẹ: “ Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cách cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra ”?
Theo em, thế giới kỳ diệu đó là gì?
Đến bây giờ, là học sinh lớp 7 em cảm nhận được thế giới kỳ diệu đó như thế nào?
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tổng kết văn bản.
Trong bài văn, có phải người mẹ đang trực tiếp nói với con không? Cách viết này có tác dụng gì?
Văn bản là một chuỗi những suy nghĩ của người mẹ, theo em những tâm tư ấy có logic không?
Qua đó em thấy được giá trị nghệ thuật gì từ tác phẩm?
Qua những gì vừa phân tích, em thấy được những ý nghĩa sâu sắc nào từ văn bản?
Học sinh đọc lại phần “ Ghi nhớ ” SGK.
Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Học sinh nhớ lại ngày đầu đi học và viết thành một đoạn văn. Em có cho rằng, trong quãng đời học sinh mình đã trải qua, đó là ngày để lại ấn tượng sâu đậm nhất hay không?
Học sinh viết.
Giáo viên cử một vài đại diện đọc.
Lớp nhận xét, bổ sung.
Giáo viên nhận xét, bổ sung.
I - Đọc, tìm hiểu chung.
1. Đọc, tìm hiểu chú thích.
2. Đại ý: Tâm trạng của người mẹ trong ngày đầu con đến trường.
3. Bố cục: Gồm hai phần.
+ Mẹ trước khi đi ngủ.
+ Mẹ khi đi ngủ.
Mẹ nghĩ về ngày khai trường đầu tiên của mẹ.
Mẹ nghĩ về ngày khai trường ở Nhật.
Mẹ nghĩ về giây phút con bước qua cổng trường.
II - Tìm hiểu chung.
1. Mẹ trước khi đi ngủ.
+ Mẹ: Miên man với những suy nghĩ về con, không làm
được gì cho mình.
+ Con: Vô tư, hồn nhiên, thanh thản.
đ Một người mẹ đầy yêu thương, thấu hiểu và lo lắng cho con.
2. Mẹ khi đi ngủ.
a. Mẹ nhớ về ngày đầu tiên mình đi học.
Rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến.
Nôn nao, hồi hộp, chơi vơi, hốt hoảng.
đ Cảm xúc chân thật, sâu sắc, trân trọng mái trường, coi trọng việc học.
b. Cảm nghĩ của mẹ về ngày khai trường ở Nhật.
Ngày khai trường là của toàn xã hội.
Giáo dục có vai trò rất quan trọng đối với thế hệ trẻ.
c. Cảm nghĩ của mẹ về ngày mai – khi con bước vào cổng trường.
Con bước vào cổng trường là bước vào thế giới kỳ diệu.
Thế giới đó là tri thức, sự hiểu biết, tình cảm, đạo lý, tình bạn, tình thầy trò .....
III - Tổng kết.
1. Nghệ thuật.
+ Từ ngữ nhẹ nhàng, kín đáo như lời tâm sự.
+ Thể hiện ngòi bút miêu tả diễn biến tâm trạng đặc sắc.
2. Nội dung.
+ Tình cảm yêu thương sâu sắc của mẹ
+ Vai trò to lớn của nhà trường đối với con người.
IV - Luyện tập.
4. Hướng dẫn về nhà:
Học sinh học kỹ bài, nêu cảm nhận của mình về văn bản đã học.
Đọc thêm văn bản “ Trường học ” và suy nghĩ xem bài đọc thêm đã giúp em hăng say học tập như thế nào?
Soạn bài “ Mẹ tôi ”.
Tiết 2
Mẹ tôi
- ét - môn - đô - đơ - A - mi - xi
I - Mục tiêu cần đạt.
1. Về nội dung.
Học sinh hiểu được tác dụng lời khuyên của bố về lỗi của đứa con đối với mẹ.
Thấm thía những tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đối với con cái.
2. Về phương pháp.
Khai thác nghệ thuật của một bức thư mang tính văn học để thấy được sự thuyết phục của lời thư, tiếp tục tích hợp với Tiếng Việt về từ ghép và với Tập làm văn về cách liên kết văn bản.
II - Nội dung và tiến trình tiết dạy:
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
Một học sinh trả lời, giáo viên nhận xét, bổ sung: Sau khi học bài “ Cổng trường mở ra ” con thấy được vai trò quan trọng nào của nhà trường đối với con người?
Năm học sinh làm ra giấy, giáo viên thu chấm điểm: Trong văn bản “ Cổng trường mở ra ” con thích câu văn nào nhất? Vì sao?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Học sinh cho biết, qua văn bản “ Cổng trường mở ra ” tâm trạng, tình cảm của người mẹ đối với con hiện lên như thế nào? Từ đó rút ra bài học sâu sắc gì?
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên nêu vấn đề:
Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả. Nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức hết được điều đó. Chỉ đến khi mắc những lỗi lầm, ta mới nhận ra tất cả. Bài văn “ Mẹ tôi ” sẽ cho ta một bài học như thế.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu chung văn bản.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc: Rõ ràng, ngắt
dấu, không phát âm sai, thể hiện tình cảm, tâm
trạng của người cha đối với con, người chồng đối
với vợ.
Hai học sinh nối nhau đọc theo hai đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu ..... mất mẹ.
+ Đoạn 2: Còn lại.
Học sinh, giáo viên nhận xét cách đọc của bạn.
Giáo viên giới thiệu qua về cuốn “ Những tấm lòng cao cả ” nói về nhật ký của cậu bé En–ri–cô, 11 tuổi, học tiểu học, người ý, ghi lại những bức thư của bố, mẹ, chuyện ở lớp.
Giáo viên kiểm tra việc học chú thích của học sinh, đặc biệt là các từ ghép.
Giáo viên giải thích thêm các từ mà học sinh chưa hiểu.
Văn bản là một bức thư của người bố gửi cho con, nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề là “ Mẹ tôi ”?
Học sinh thảo luận, trả lời.
Giáo viên nhận xét, bổ sung rồi chốt lại.
Giáo viên nói thêm: Qua bức thư người bố gửi cho con, người đọc thấy hiện lên hình tượng một người mẹ cao cả và lớn lao. Không để người mẹ xuất hiện trực tiếp, tác giả sẽ dễ dàng mô tả cũng như bộc lộ những tình cảm và thái độ quý trọng của người bố đối với mẹ, mới có thể nói được một cách tế nhị và sâu sắc những gian khổ, hy sinh mà người mẹ đã âm thầm, lặng lẽ dành cho đứa con của mình.
Học sinh tóm tắt bức thư trong vài câu và tìm ý chính cũng như một cấu trúc phân tích.
Học sinh phát biểu
Giáo viên nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh cảm thụ các chi tiết chính của bức thư.
Học sinh đọc đoạn giới thiệu bức thư của bố, cho biết En–ri–cô đã có thái độ như thế nào với mẹ?
(Thốt ra một lời thiếu lễ độ )
Con hãy giải thích từ ghép “ lễ độ ” và thử tưởng tượng xem En–ri–cô đã thốt ra một lời thiếu lễ độ như thế nào đối với mẹ để đến nỗi người bố phải xúc động cầm bút viết một lá thư?
Học sinh trao đổi, trả lời.
Học sinh, giáo viên nhận xét, bổ sung.
Trước thái độ của En–ri–cô với mẹ, đầu tiên người bố có thái độ như thế nào?
( Xúc động)
Hãy tìm những câu nói lên sự xúc động của người bố khi biết con hỗn láo với mẹ?
( “ Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy ” ).
Phân tích từ ghép “ nhát dao ” và sự so sánh trên đã nói lên nỗi đau của người bố như thế nào?
Trong sự đau đớn đến tột độ, người bố đã gợi lại ở En–ri–cô hình ảnh người mẹ. Mẹ của En–ri–cô là người như thế nào? Căn cứ vào đâu mà con có được nhận xét như thế?
( + Thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở của En–ri–cô.
+ Quằn quại vì nỗi lo sợ.
+ Khóc nức nở khi nghĩ rằng mất con.
+ Bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn ......) .
Tại sao thể hiện sự tức giận, đau đớn của mình mà người bố lại gợi đến mẹ? Con hãy thử nói tại sao trong thư bố En–ri–cô lại gọi, lại hỏi: “ En–
ri–cô của bố ạ ! ”, “ Hãy nghĩ xem En–ri–cô à !”,
“ Hãy nghĩ kỹ điều này En–ri–cô ạ ”......?
( + Đó là lý do khiến bố đau lòng.
+ Khắc sâu hình ảnh mẹ trong lòng En–ri–cô).
Sau khi gợi lại hình ảnh người mẹ trong lòng En–ri–cô, người bố có thái độ như thế nào đối với con?
(Khuyên con xin lỗi mẹ).
Học sinh đọc thầm lại đoạn “ Hãy nghĩ kỹ điều này ..... của con được ” tìm những lời khuyên chân thành, thấm thía nhất của người bố đối với En–ri–cô?
( + Ngày buồn thảm nhất là ngày mất mẹ.
+ Không thể sống thanh thản, yên tĩnh khi phạm lỗi với mẹ.
+ Phải thương yêu kính trọng bố, mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào trà đạp lên tình thương yêu đó.
+ Phải xin lỗi mẹ ..... ).
Trong những lời khuyên đó, con tâm đắc nhất lời nào? Tại sao?
Trước thái độ của bố, En–ri–cô có phản ứng lại như thế nào?
(Xúc động vô cùng)
Qua đây, thái độ của con như thế nào? Tại sao?
Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh tổng kết.
Theo con, tại sao người bố không nói trực tiếp với En–ri–cô mà lại viết thư?
Học sinh thảo luận, trả lời.
Giáo viên chốt lại:
Đó là một dụng ý nghệ thuật có tác dụng: Thể hiện những tình cảm tế nhị, kín đáo, nhiều khi không thể nói trực tiếp, không làm cho người mắc lỗi mất lòng tự trọng.
Tại sao nói bức thư là một nỗi đau của người bố, một sự tức giận cực độ nhưng cũng là những lời thương yêu tha thiết?
Hoạt động 6: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Giáo viên cho học sinh đọc và lần lượt làm bài tập 1, 2 SGK / 9.
Học sinh cử đại diện lên đọc bài làm của mình.
- Lớp, giáo viên nhận xét, bổ sung.
I - Đọc, hiểu chung văn bản.
1. Đọc
2. Nhan đề “ Mẹ tôi ”.
+ Đây là nhan đề do tác giả đặt.
+ Bà mẹ không xuất hiện trực tiếp nhưng là tiêu điểm
mà các nhân vật và chi tiết đều hướng tới để làm sáng tỏ.
3. Đại ý, bố cục.
+ Đại ý: Thái độ của người bố khi con mắc lỗi với mẹ.
+ Bố cục:
Thái độ của En-ri-cô với mẹ.
Thái độ của người bố.
II - Tìm hiểu chi tiết.
1. Thái độ của En–ri–cô với mẹ.
Thốt ra lời thiếu lễ độ.
2. Thái độ của người bố trước việc làm của con.
a. Sự xúc động của người bố.
Đau đớn tột độ: Như nhát dao đâm vào tim.
b. Hình ảnh người mẹ.
Hết lòng vì con, thương yêu con vô bờ.
c. Những lời khuyên chân thành của bố.
+ Yêu thương, kính trọng bố mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất.
+ Thật xấu hổ, nhục nhã nếu trà đạp lên tình yêu thương đó.
đ Tất cả đã khiến En–ri–cô xúc động vô cùng.
III - Tổng kết.
1. Nghệ thuật:
+ Hình thức viết thư tế nhị, kín đáo.
+ Lời lẽ giản dị, xúc động.
2. Nội dung:
+ Thể hiện nỗi đau, nỗi tức giận cực độ của người bố khi con mắc lỗi với mẹ.
+ Thể hiện tình cảm chân thành, tha thiết của một người chồng đối với vợ, một người bố đối với con.
IV - Luyện tập.
4. Hướng dẫn về nhà:
Thống kê tất cả các từ ghép trong văn bản. Chọn một đoạn, đọc biểu cảm một lần và học thuộc đoạn đó.
Trả lời câu hỏi: Tại sao nói câu “ Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó ” là một câu thể hiện sự liên kết xúc cảm lớn nhất của
người bố với một lời khuyên dịu dàng? Câu chuyển tâm trạng đó có hợp lý không?
Đọc thêm văn bản “ Thư gửi mẹ ” và “ Vì sao hoa Cúc có nhiều cánh nhỏ ”, nêu thêm ý nghĩa giáo dục mới đối với con sau khi học văn bản chính.
Soạn bài “ Từ ghép ”.
Tiết 3
Từ ghép
I - Mục tiêu cần đạt:
1. Về nội dung.
Giúp học sinh:
Nắm được cấu tạo của hai loại từ ghép: + Từ ghép chính phụ.
+ Từ ghép đẳng lập.
Hiểu được nghĩa của các loại từ ghép.
2. Về phương pháp.
Vận dụng phương pháp quy nạp để hình thành tri thức, vận dụng các ví dụ đã được học sinh tìm kiếm từ ngữ liệu để làm ngữ liệu quy nạp thành tri thức và luyện tập.
II - Nội dung và tiến trình tiết dạy:
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
Giáo viên kiểm tra bài soạn của học sinh.
Kiểm tra phần thống kê tất cả các từ ghép trong văn bản “Mẹ tôi ”
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Giáo viên cho học sinh ôn lại định nghĩa về từ ghép đã học ở lớp 6.
( Đó là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa ).
Giáo viên nêu khái quát nội dung của bài học
mới. Tìm hiểu về cấu tạo và nghĩa của các loại từ
ghép.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cấu tạo của từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
Giáo viên gọi học sinh đọc hai ví dụ rồi cho biết trong các từ ghép: “ bà ngoại ”, “ thơm phức ” tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung cho tiếng chính?
Học sinh nêu nhận xét về trật tự của các tiếng trong hai từ ghép trên.
Học sinh tìm thêm từ ghép có “ bà ” và “ thơm ”.
Học sinh đọc hai ví dụ rồi cho biết ở ví dụ này, các từ ghép “ trầm bổng ”, “ quần áo ” có phân ra tiếng chính, tiếng phụ không? Quan hệ giữa các tiếng ấy như thế nào?
Từ hai ví dụ vừa phân tích, giáo viên cho học sinh rút ra nhận xét từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập là gì? Lấy ví dụ minh hoạ.
Học sinh đọc và ghi nhớ phần “ ghi nhớ 1” SGK/14.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ ghép.
Học sinh so sánh nghĩa của từ “ bà ngoại ” với “bà ”; “ thơm phức ” với “ thơm ”.
( + “ bà ”: người sinh ra mẹ hoặc cha.
“ bà ngoại ”: người sinh ra mẹ.
+ “ thơm ”: mùi dễ chịu.
“ thơm phức ”: mùi hấp dẫn, mạnh.
đ Nghĩa của “ bà ngoại ” hẹp hơn “ bà ”; “ thơm phức ” hẹp hơn “ thơm ” ).
Học sinh nhận xét về nghĩa của từ ghép chính phụ?
Giáo viên giải thích thêm: Chính vì thế cho nên từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Trước đây người ta còn gọi từ ghép chính phụ là từ ghép phân nghĩa.
Học sinh so sánh nghĩa của từ “ quần áo ” với mỗi tiếng “ quần ”, “ áo ”; “ trầm bổng ” với mỗi tiếng “ trầm ”, “ bổng ”?
( + quần áo: Trang phục nói chung.
+ trầm bổng: Âm thanh lúc lên, lúc xuống ).
Nhận xét về từ ghép đẳng lập?
Giáo viên giải thích thêm: Chính vì có nghĩa khái quát hơn nghĩa của từng tiếng cho nên từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Người ta còn gọi từ ghép đẳng lập là từ ghép hợp nghĩa.
Học sinh đọc, ghi nhớ phần ghi nhớ (2) SGK/ 14.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Học sinh lần lượt làm các bài tập 1, 2, 3, 4, 5.
Học sinh thảo luận, trả lời từng bài.
Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
Giáo viên nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 5: Giáo viên tổng kết bài học, giải đáp những thắc mắc của học sinh.
I - Các loại từ ghép.
1. Ví dụ:
+ Ví dụ (1) SGK / 13.
bà ngoại:
- bà - chính.
- ngoại – phụ.
thơm phức:
- thơm – chính.
- phức – phụ.
đ Tiếng chính đứng trước, phụ đứng sau.
+ Ví dụ (2) SGK / 14.
trầm – bổng
quần - áo
đ Không phân ra chính phụ mà bình đẳng.
2. Ghi nhớ.
+ Ghép chính phụ: Có tiếng chính, tiếng phụ. Tiếng chính thường đứng trước.
Ví dụ: Đỏ chót, đỏ ngòm...
+ Ghép đẳng lập: Các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp.
Ví dụ: Ông bà, cha mẹ....
II / Nghĩa của từ ghép.
1. Nghĩa của từ ghép chính phụ.
Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
2. Nghĩa của từ ghép đẳng lập:
Khái quát hơn nghĩa của từng tiếng.
III / Luyện tập:
4. Hướng dẫn về nhà:
Học sinh học bài, làm bài tập 6, 7.
Đọc phần đọc thêm rồi rút ra nhận xét.
Soạn bài “ Liên kết trong văn bản ”.
iiết 4
Liên kết trong văn bản
I - Mục tiêu cần đạt:
1. Về nội dung.
Giúp học sinh thấy:
Muốn đạt được mục đích giao tiếp thì văn bản phải có tính liên kết. Sự liên kết ấy cần được thể hiện trên cả hai mặt: Hình thức ngôn ngữ và nội dung ý nghĩa.
Cần vận dụng những kiến thức đã học để bước đầu xây dựng được những văn bản có tính liên kết.
2. Về phương pháp.
Sử dụng phương pháp dùng mẫu để khái quát phần lý thuyết và phương pháp dùng bài tập để học sinh sử dụng các phương tiện liên kết. Tận dụng các dữ kiện có sẵn để liên kiết với tiết học về văn bản cùng với sự vận dụng sáng tạo các yếu tố tích hợp khác.
II - Nội dung và tiến trình tiết dạy:
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
Bốn học sinh làm ra giấy, giáo viên thu để chấm: Phân biệt từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ? Cho ví dụ minh hoạ.
Kiểm tra bài tập (2), phần bài tập về nhà giáo viên đã giao trong bài “ Mẹ tôi ”. Giáo viên gọi một vài học sinh lên đọc kết quả bài tập, lớp và giáo viên nhận xét, bổ sung.
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Giáo viên nêu tầm quan trọng của liên kết đối với văn bản và tạo lập văn bản: ở lớp 6 các con đã được làm quen với các văn bản, đã viết văn tự sự, miêu tả ..... các con sẽ không thể hiểu được một cách cụ thể về văn bản, cũng như khó có thể tạo lập được những văn bản tốt nếu không tìm hiểu kỹ về một trong những tính chất quan trọng nhất của nó là liên kết.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu liên kết và vai trò của tính liên kết trong văn bản.
Giáo viên giải thích liên kết là gì?
Học sinh đọc ví dụ, trả lời câu hỏi (a) SGK / 17.
( Chưa hiểu rõ được).
Học sinh thảo luận, trả lời câu hỏi (b) SGK / 17
(Vì các câu chưa có sự liên kết)
Học sinh xác định rõ nội dung của từng câu để thấy rõ hơn sự lộn xộn này.
Học sinh chữa lại đoạn văn cho dễ hiểu, rõ ràng.
(Thêm giữa các câu 1, 2, 3, 4 một câu liên kết).
Học sinh thảo luận, trả lời câu hỏi (c) SGK / 17.
Giáo viên nhấn mạnh:
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thế nào là phương tiện liên kết.
Học sinh đọc đoạn văn (b) trong phần 2 SGK / 18, chỉ ra sự thiếu liên kết của chúng.
( Giữa câu 1 và câu 2 còn thiếu từ ngữ để liên kết; giữa câu 2 và câu 3 từ ngữ mâu thuẫn ).
Hãy sửa lại để đoạn văn có nghĩa?
( + Thêm “còn bây giờ ” giữa câu 1 và 2
+ Thay “đứa trẻ ” bằng “con ”).
Hãy lí giải vì sao con sửa như vậy?
( câu 1 – câu 2: tương lai – hiện tại.
câu 2 – câu 3: cùng nói về “con ” ).
Từ việc phát hiện lỗi và sửa lỗi trong hai văn bản ở ví dụ 1 và ví dụ 2, học sinh cho biết phương tiện liên kết là gì?
Học sinh đọc, ghi nhớ phần “Ghi nhớ ” SGK/18
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Học sinh lần lượt làm các bài tập 1, 2, 3 SGK.
Học sinh thảo luận, trả lời.
Học sinh nhận xét, bổ sung.
Giáo viên nhận xét, bổ sung, chốt lại những điều cần ghi nhớ.
I - Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản.
1. Tính liên kết của văn bản.
+ Liên kết là giữa các câu, đoạn trong văn bản có sự kết nối, gắn bó với nhau.
+ Liên kết là một trong những tính chất quan trọng của văn bản, làm cho văn bản trở lên có nghĩa, dễ hiểu.
2. Phương tiện liên kết:
Là dùng từ ngữ, câu .... để kết nối các câu, các đoạn làm cho văn bản trở lên có nghĩa, dễ hiểu.
II / Luyện tập:
4. Hướng dẫn về nhà:
Làm bài tập 4, 5 SGK.
Viết một đoạn văn 5 câu theo chủ đề: “ Tình yêu mẹ ”, chú ý đến các yếu tố liên kết giữa các câu.
Soạn bài “ Cuộc chia tay của những con búp bê ”.
Tuần 2
Bài 2
Tiết 5, 6
Cuộc chia tay
của những con búp bê
I - Mục tiêu cần đạt.
1. Về nội dung.
Giúp học sinh:
Thấy được những tình cảm chân thành, sâu nặng của hai anh em trong câu chuyện. Cảm nhận được nỗi đau đớn, xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh. Biết thông cảm và chia sẻ với những người bạn ấy.
Thấy được cái hay của truyện là ở cách kể rất chân thật và cảm động.
2. Về phương pháp.
Khai thác nghệ thuật theo ngôi thứ nhất với các chi tiết thể hiện tâm trạng nhân vật, chú ý đến sự sáng tạo của bố cục và cách chuyển mạch trong văn bản như là các yếu tố nghệ thuật.
Rèn luyện đọc biểu cảm, đọc lời nhân vật.
Có ý thức hướng về nội dung làm văn trong quá trình hướng dẫn đọc hiểu văn bản, tạo được ấn tượng ban đầu về các quy tắc bố cục và tạo mạch lạc văn bản sẽ học ở tiết Tập làm văn.
II - Nội dung và tiến trình tiết dạy.
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
Một học sinh lên bảng trình bày, lớp, giáo viên nhận xét, bổ sung, cho điểm: Hình ảnh người mẹ của En–ri–cô trong bài “ mẹ tôi ” hiện lên như thế nào? Từ đó cho biết thái độ của bố En–ri–cô với mẹ và với lỗi lầm của cậu?
Tám học sinh viết, giáo viên thu, chấm điểm: Những lời khuyên chân thành của người cha trong văn bản “ Mẹ tôi ” là gì? Qua đó con thấm thía thêm được điều gì?
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Giáo viên từ thực trạng chia tay của nhiều gia đình hiện nay trong xã hội để đi vào bài dạy.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chung văn bản.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc: Rõ ràng, có cảm xúc, thể hiện được tình cảm của hai anh em khi phải chia tay.
Bốn học sinh nối nhau đọc thử 4 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu ..... một giấc mơ thôi.
+ Đoạn 2: Tiếp ..... như vậy.
+ Đoạn 3: Tiếp ..... chào tất cả các bạn.
+ Đoạn 4: Còn lại.
Học sinh, giáo viên nhận xét, bổ sung, sửa chữa.
Giáo viên kiểm tra việc hiểu chú thích của học sinh
Giáo viên giải thích thêm những từ ngoài chú thích mà học sinh chưa hiểu.
Học sinh cho biết, văn bản có thể chia ra làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
( + Từ đầu ..... hiếu thảo như vậy.
+ Tiếp...nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật.
+ Còn lại ).
Học sinh tóm tắt ngắn gọn tác phẩm.
Tại sao tên truyện lại là “ Cuộc chia tay của những con búp bê ”? Tên truyện có liên quan gì đến ý nghĩa của truyện?
Giáo viên gợi ý, học sinh thảo luận, trả lời:
Những con búp bê gợi cho con những suy nghĩ gì? Trong truyện, chúng có chia tay thật không? Chúng đã mắc lỗi gì? Vì sao chúng phải chia tay? Rút ra nhận xét của tên truyện với nội dung, chủ đề truyện?.
( Những con búp bê vốn là những đồ chơi của tuổi nhỏ, thường gợi lên thế giới trẻ em ngộ nghĩnh, trong sáng, ngây thơ. Những con búp bê trong truyện, cũng như hai anh em Thành – Thuỷ trong sáng, vô tư, không có tội lỗi gì ..... thế mà phải chia tay ..... ).
Học sinh cho biết truyện viết về ai? Về việc gì? Ai là nhân vật chính trong truyện? Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể này có tác dụng gì?
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chi tiết văn bản.
Cảnh trước khi chia đồ chơi được tác giả miêu tả như thế nào? Những chi tiết cụ thể?
(Một buổi sáng, cảnh vật bên ngoài thật sôi động).
Tâm trạng của hai anh em Thành – Thuỷ như
thế nào? Tìm những chi tiết thể hiện tâm trạng
của hai anh em?
Tại sao Thành lại nghĩ về câu chuyện em vá áo cho mình?
( Để nhớ một kỷ niệm đẹp về tình anh em và càng thương em hơn ).
Con có nhận xét gì về sự đối lập giữa cảnh và tâm trạng của Thành và Thuỷ ở đây?
( Đối lập cảnh vui thường nhật của đời với nỗi đau của hai anh em làm tăng nỗi đau trong lòng Thành, làm người đọc có cảm giác xót xa hơn ).
Hai anh em Thành và Thuỷ chịu chia đồ chơi khi nào?
( Khi mẹ giục đến lần thứ ba – gay gắt nhất ).
Tại sao hai anh em lại để mẹ giục đến lần thứ ba mới chịu chia đồ chơi?
( Vì mỗi em đều muốn dành lại toàn bộ kỷ niệm cho người mình thương yêu, đó cũng là thể hiện sự gắn bó của hai anh em, không muốn chia đồ chơi có nghĩa là không muốn xa nhau ).
Khi Thành chia hai con búp bê Vệ s
File đính kèm:
- Giao an Ngu van 7 ki I.doc