Câu 1 : Lối hát đối đáp ( giao duyên ) thường đựoc diễn ra trong những lễ hội quan họ. Theo em, bài ca dao “ ở đâu năm cửa nàng ơi ” đã học thuộc kiểu hát nào ?
A- Hát chào mời B- Hát đố hỏi
C- Hát xe kết D- Hát giã bạn
Câu 2 : Điền vào chỗ trống những nhóm từ sau cho phù hợp với mỗibài ca dao: quả xoài trên cây , cái chổi đầu hè, củ ấu gai , lá đài bi :
a) Thân em như .
Để ai mưa nắng đi về chùi chân
b) Thân em như .
Ngày thì dãi gió, đêm thì dầm sương
c) Thân em như .
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.
d) Thân em như .
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1526 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 42: Kiểm tra văn -Trường THCS Thiệu Đô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 42: Kiểm tra văn
* Xây dựng ma trận đề kiểm tra :
Mức độ
Lĩnh
vực nội
dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng số
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Ca dao- dân ca
1
(0,25)
Câu 1
1
(2,0)
1
(0,25)
1
(2,0)
Thơ Đường luật
3
(0,75)
1
(2,0)
Câu 4a,4b,
4c,4d
1
(5,0)
4
(2,75)
1
(5,0)
Câu 3,5,6
Tổng số
4
(1,0)
1
(2,0)
1
(2,0)
1
(5,0)
5
(3,0)
2
(7,0)
Đề bài :
Câu 1 : Lối hát đối đáp ( giao duyên ) thường đựoc diễn ra trong những lễ hội quan họ. Theo em, bài ca dao “ ở đâu năm cửa nàng ơi…” đã học thuộc kiểu hát nào ?
A- Hát chào mời B- Hát đố hỏi
C- Hát xe kết D- Hát giã bạn
Câu 2 : Điền vào chỗ trống những nhóm từ sau cho phù hợp với mỗibài ca dao: quả xoài trên cây , cái chổi đầu hè, củ ấu gai , lá đài bi :
a) Thân em như……………….
Để ai mưa nắng đi về chùi chân
b) Thân em như………….
Ngày thì dãi gió, đêm thì dầm sương
c) Thân em như…………….
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.
d) Thân em như…………….
Gió đông gió tây gió nam gió bắc nó đánh lúc la lúc lắc trên cành
Câu 3 : Bài Sông núi nước Nam được gọi là :
A ) Hồi kèn xung trận C- áng thiên cổ hùng văn
B ) Khúc ca khải hoàn D – Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên
Câu 4 : Trong những nhận xét sau đây, nhận xét nào đúng, nhận xét nào sai? (Khoanh vào chữ Đ nếu đúng, chữ S nếu sai ) :
a) Hai bài thơ Qua đèo Ngang và Bạn đến chơi nhà đều viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đ S
b) Hai bài thơ đã diễn tả tình bạn thân thiết gắn bó của những tâm hồn tri âm
Đ S
c) Hai bài thơ đều kết thúc bởi ba từ ta với ta nhưng nội dung thể hiện của mỗi bài thơ lại hoàn toàn khác nhau Đ S
d) Hai bài thơ đều có cách nói giản dị, dân dã, dí dỏm. Đ S
Câu 5 : Nghệ thuật nổi bật trong đoạn trích Sau phút chia li là :
A- Dùng lối nói đối nghĩa C- Những hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ
B- Điệp từ ngữ D- Cả 3 ý trên.
Câu 6 : Chủ đề của bài “Tĩnh dạ tứ “ là :
A- Đăng sơn hữu ước ( lên núi nhớ bạn)
B- Vọng nguyệt hoài hương ( trông trăng nhớ quê)
C- Sơn thuỷ hữu tình ( non nước hữu tình )
D- Tức cảnh sinh tình ( trước cảnh nảy sinh tình cảm )
Câu 7 : Tưởng tượng em là nhà thơ Hạ Chi Trương , viết một đoạn văn ngắn về cảm xúc của mình khi mới trở về quê hương sau một thời gian dài xa quê ?
Đáp án :
Câu 1 : 0,25 điểm : B
Câu2 : 1 điểm : Mỗi ý đúng được 0,25 điểm :
a) cái chổi đầu hè
b) lá đài bi
c) củ ấu gai
d) quả xoài trên cây
Câu 3 : 0,25 điểm : D
Câu 4 : 1 điểm : mỗi ý đúng được 0,25 điểm :
a) Đ b) S
c) Đ d) S
Câu 5 : 0,25 điểm : D
Câu 6 : 0,25 điểm : B
Câu 7 : 7 điểm :
- Viết đúng đoạn văn về hình thức : 1 điểm.
- Diễn đạt, lỗi chính tả ,dùng từ… : 1 điểm.
- Nội dung : tâm trạng của mình sau một thời gian dài xa quê, nay trở về, tóc
đã bạc, lạc lõng giữa quê hương, bị xem là người lạ dù tiếng nói không thay
đổi : 4 điểm.
File đính kèm:
- Kiem tra van 7Tiet 42 ma tran.doc