Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 69: Thực hành sửa chữa các lỗi chính tả thường gặp

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- Tiếp tục làm các dạng bài tập khắc phục những lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương như ở lớp 6

2. Kĩ năng:

- Phát hiện và sửa lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm thường thấy ở địa phương.

- Có thói quen nói đúng, viết đúng những từ ngữ dễ sai do cách phát âm Thanh Hóa tạo ra. Có ý thức viết đúng chính tả và phát âm chuẩn

3. Thái độ:

- Học tập tích cực, tự giác.

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3472 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 69: Thực hành sửa chữa các lỗi chính tả thường gặp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG THANH HÓA Ngày soạn: 23/12/2013 Ngày dạy 7A-7B: 30/12/2013 Tiết 69: CTĐP: THỰC HÀNH SỬA CHỮA CÁC LỖI CHÍNH TẢ THƯỜNG GẶP I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Tiếp tục làm các dạng bài tập khắc phục những lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương như ở lớp 6 2. Kĩ năng: - Phát hiện và sửa lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm thường thấy ở địa phương. - Có thói quen nói đúng, viết đúng những từ ngữ dễ sai do cách phát âm Thanh Hóa tạo ra. Có ý thức viết đúng chính tả và phát âm chuẩn 3. Thái độ: - Học tập tích cực, tự giác. II. Nội dung * Thực hành sửa chữa các lỗi chính tả thường gặp III. Chuẩn bị: 1) Đồ dùng dạy học GV: Giáo án, bảng phụ... HS: Học bài, soạn bài, bảng nhóm, 2) Phương pháp: Đọc ngữ liệu; hỏi đáp; thảo luận nhóm, IV. Các hoạt động học tập theo các kĩ thuật dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Giới thiệu bài… Bài hôm nay, sẽ giúp chúng ta khắc phục những lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương như ở lớp 6. Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính * Hoạt động 1: HD ôn tập - GV: ở bài này chúng ta cần: * Hoạt động 2: HD làm bài tập ? Gạch chân những từ viết sai chính tả trong đoạn thơ của Tố Hữu? Đưa bảng phụ lên - HS lên bảng tìm gạch chỗ sai ? Viết lại cho đúng ? Điền vào chỗ chấm ch/tr? ? Dòng nào dưới đây viết đúng chính tả? ? Điền dấu thích hợp vào chỗ in đậm? GV hướng dẫn học sinh làm bài luyện tập I. Nội dung luyện tập: - Viết đúng các tiếng có phụ âm đầu dễ mắc lỗi VD: tr/ch, s/x, r/d/gi, l/n. -Viết đúng các phụ âm cuối dễ mắc lỗi VD: c/t, n/ng - Viết đúng tiếng có các dấu thanh dễ mắc lỗi VD: hỏi/ngã - Viết đúng các tiếng có các nguyên âm dễ mắc lỗi VD: i/iê, o/ô - Viết đúng các tiếng có phụ âm đầu dễ mắc lỗi:VD: v/d II. Bài tập: 1. Gạch chân những từ viết sai chính tả trong đoạn thơ của Tố Hữu * Các từ viết sai * Sửa lại cho đúng - dửa trim bao -> giữa chiêm bao - Chắng, Xơn ->Trắng, Sơn - Giốc, xườn, chơn -> Dốc, sườn, trơn - trập trờn -> chập chờn ..... 2. a) Viết lại cho đúng : - tiêm phòng - trái tim - con hươu - đìu hiu giới thiệu - thảnh thơi - .... b) Điền vào chỗ chấm ch/tr: - Trăm hay - Chị - chào - chọn - Tre c) Dòng viết đúng chính tả: - B: con trâu, lá trầu, con châu chấu - Đ: chái nhà, chạc cây, vững chãi d) Điền dấu thích hợp: - cổng, nổi - cũng - ngõ - đã, lửng, giữa III. Luyện tập - Chép lại đoạn văn sau khi đã sửa lỗi V. Tổng kết bài học, HD học sinh học ở nhà - Chú ý sửa lỗi viết sai do phát âm sai - Chuẩn bị bài học kì II HỌC KÌ II TUẦN 19. Ngày soạn: 24/12/2013 Ngày dạy 7A-7B: 02/01/2014 Tiết 73: Văn bản: TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Khái niệm tục ngữ. - Nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học. 2. Kĩ năng: - Đọc-hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. - Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đời sống. 3. Thái độ: - Rút ra được những kinh nghiệm trong đời sống từ bài học. - Trân trọng những bài học kinh nghiệm của cha ông thuở xưa. *Giáo dục kĩ năng sống: - Tự nhận thức được những bài học kinh nghiệm về thiên nhiên, lao động sản xuất. - Ra quyết định: vận dụng các bài học kinh nghiệm đúng lúc, đúng chỗ. II. Nội dung * Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất III. Chuẩn bị: 1) Đồ dùng dạy học GV: Giáo án, bảng phụ... HS: Học bài, soạn bài, bảng nhóm, 2) Phương pháp: Đọc diễn cảm; hỏi đáp; thảo luận nhóm, IV. Các hoạt động học tập theo các kĩ thuật dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính * Hoạt động 1: HD tìm hiểu chung văn bản. Hs: đọc chú thích * sgk/3. ? Tục ngữ là gì ? * Hoạt động 2: HD tìm hiểu văn bản. Hs: đọc câu tục ngữ đầu. ? Câu tục ngữ có mấy vế câu, mỗi vế nói gì, và cả câu nói gì ? ? Câu tục ngữ có sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào, tác dụng của nó ? ? Bài học được rút ra từ ý nghĩa câu tục ngữ này là gì ? Hs: đọc câu 2. ? Câu tục ngữ có mấy vế, nghĩa của mỗi vế là gì và nghĩa của cả câu là gì ? ? Em có nhận xét gì về cấu tạo của 2 vế câu ? Tác dụng của cách cấu tạo đó là gì ? Trong thực tế đời sống kinh nghiệm này được áp dụng như thế nào ? Hs: đọc câu 3. ? Hiện nay khoa học đã cho phép con người dự báo bão khá chính xác. Vậy kinh nghiệm “trông ráng đoán bão” của dân gian còn có tác dụng không ? Hs: đọc câu 4. ? Câu tục ngữ có ý nghĩa gì ? (Kiến bò ra vào tháng 7, thì tháng 8 sẽ còn lụt) ? Kinh nghiệm nào được rút ra từ hiện tượng này? Hs: đọc câu 5 -> câu 8. Bốn câu tục ngữ này có điểm chung là gì ? ? Câu 5 có mấy vế, giải nghĩa từng vế và giải nghĩa cả câu ? ? Em có nhận xét gì về hình thức cấu tạo của câu tục ngữ này ? Tác dụng của cách cấu tạo đó là gì ? Hs: đọc câu 6. ? Ở đây thứ tự nhất, nhị, tam, xác định tầm quan trọng hay lợi ích của việc nuôi cá, làm vườn, trồng lúa ? ? Bài học từ kinh nghiệm đó là gì ? Hs: đọc câu 7. ? Nghĩa của câu tục ngữ là gì ? (Thứ nhất là nước, thứ 2 là phân, thứ 3 là chuyên cần, thứ tư là giống). ? Câu tục ngữ nói đến những vấn đề gì ? ? Câu tục ngữ có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì, tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó ? ? Bài học từ kinh nghiệm này là gì ? Hs: đọc câu 8. ? Ý nghĩa của câu tục ngữ này là gì ? (Thứ nhất là thời vụ, thứ 2 là đất canh tác). ? Hình thức diễn đạt của câu tục ngữ này có gì đặc biệt, tác dụng của hình thức đó ? Câu tục ngữ cho ta kinh nghiệm gì ? ? Kinh nghiệm này đi vào thực tế nông nghiệp ở nước ta như thế nào * Hoạt động 3: HD tổng kết. ? Khái quát những nghệ thuật đặc sắc của 8 câu tục ngữ ? ? Nêu ý nghĩa của văn bản ? ? Em rút ra được bài học gì qua tiết học này? * Hoạt động 4: HD luyện tập. + HS: hoạt động nhóm: - GV chia lớp thành 3 tổ chơi trò chơi nhỏ: Tổ nào tìm được nhiều ca dao, tục ngữ hơn thì thắng - GV nhận xét, đánh giá. I. Tìm hiểu chung: 1. Tục ngữ là gì ? - Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, đúc kết những bài học của nhân dân về: + Quy luật của thiên nhiên. + Kinh nghiệm lao động sản xuất. + Kinh nghiệm về con người và xã hội. 2. Đọc và chú thích. II. Tìm hiểu văn bản: 1. Tục ngữ về thiên nhiên: a. Câu 1: - Cách nói thậm xưng, sử dụng phép đối-> Mùa hè đêm ngắn, ngày dài; mùa đông đêm dài, ngày ngắn. * Sử dụng thời gian trong cuộc sống sao cho hợp lí. b. Câu 2: “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.” Hai vế đối xứng – Làm cho câu tục ngữ cân đối nhịp nhàng, dễ thuộc, dễ nhớ.Trông sao đoán thời tiết mưa, nắng. Biết thời tiết để chủ động bố trí công việc ngày hôm sau c. Câu 3: “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.” Trông ráng đoán bão. d. Câu 4: “Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.” Trông kiến đoán lụt. 2. Tục ngữ về lao động sản xuất: a. Câu 5: “Tấc đất, tấc vàng.” Sử dụng câu rút gọn, 2 vế đối xứng – Thông tin nhanh, gọn ; nêu bật được giá trị của đất, làm cho câu tục ngữ cân đối, nhịp nhàng, dễ thuộc, dễ nhớ. Đất quý như vàng. b. Câu 6: “Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.” * Chỉ thứ tự lợi ích của các nghề đó Muốn làm giàu thì phải phát triển thuỷ sản. c. Câu 7: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.” Sử dụng phép liệt kê - Vừa nêu rõ thứ tự, vừa nhấn mạnh vai trò của từng yếu tố trong nghề trồng lúa. Nghề trồng lúa cần phải đủ 4 yếu tố: Nước, phân, cần, giống trong đó quan trọng hàng đầu là nước. d. Câu 8: “Nhất thì, nhì thục.” Sử dụng câu rút gọn và phép đối xứng: Nhấn mạnh 2 yếu tố thì, thục, vừa thông tin nhanh, gọn lại vừa dễ thuộc, dễ nhớ. Trong trồng trọt cần đảm bảo 2 yếu tố thời vụ và đất đai, trong đó yếu tố thời vụ là quan trọng hàng đầu. III. Tổng kết. 1. Nghệ thuật: - Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc. - Sử dụng kết cấu diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả, hiện tượng và ứng xử cần thiết. - Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng. 2. Ý nghĩa văn bản: * Các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là những bài học quý giá của nhân dân ta. IV. Luyện tập: * Đọc thêm: SGK/5,6. V. Tổng kết bài học, HDhọc ở nhà * Củng cố: - Đọc lại 8 câu tục ngữ và cho biết chủ đề ? - 8 câu tục ngữ trên biểu hiện những kinh nghiệm gì của nhân dân ? * Dặn dò: - Học thuộc lòng văn bản, nắm được ND, NT của từng câu, học thuộc tổng kết. - Soạn bài: Tục ngữ về con người và xã hội. TUẦN 19. Ngày soạn: 30/12/2013 Ngày dạy 7A-7B: 06/01/2014 Tiết 74: GIỚI THIỆU TỤC NGỮ, CA DAO- DÂN CA THANH HÓA I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - HS ghi nhớ, hiểu nội dung, ý nghĩa, cảm nhận được một số câu ca dao, dân ca, tục ngữ Thanh Hóa - Nắm được cách thức cơ bản có hứng thú sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ Thanh Hóa 2. Kĩ năng - Nhận biết được Thanh Hóa có một kho tàng tác phẩm trữ tình dân gian phong phú, đa dạng. Từ đó thêm yêu và tự hào về quê hương. 3. Thái độ: - Tăng hiểu biết và tình cảm gắn bó với địa phương quê hương mình. II. Nội dung * Giới thiệu tục ngữ, ca dao-dân ca Thanh Hóa III. Chuẩn bị: 1) Đồ dùng dạy học GV: Giáo án, bảng phụ... HS: Học bài, soạn bài, bảng nhóm, 2) Phương pháp: Đọc diễn cảm; hỏi đáp; thảo luận nhóm, IV. Các hoạt động học tập theo các kĩ thuật dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Hoạt động 1: HD tìm hiểu tục ngữ Thanh Hóa ? Chỉ ra nội dung của các câu tục ngữ trên? ? Chỉ ra vấn đề của các câu tục ngữ trên đề cập đến? ? Em tự rút ra cho mình bài học gì qua các câu tục ngữ trên? Hoạt động 2: HD tìm hiểu ca dao- dân ca ? Hãy chia các câu ca dao- Dân ca trên thành 4 nhóm nội dung? Hoạt động 3: HD luyện tập GV yêu cầu học sinh chọn phân tích một số câu tục ngữ trong các nhóm tục ngữ đã học GV yêu cầu học sinh chọn phân tích một số câu ca dao- dân ca trong các nhóm ca dao-dân ca đã học HS thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên I. Tục ngữ 1. Tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất, sản vật địa phương + Câu 1,2,3,6,11,12,13,14,15. * Các kinh nghiệm về thời tiết mưa nắng, bão lụt; Kinh nghiệm về thời vụ lao động, trồng trọt, đánh bắt cá; Giới thiệu các đặc sản địa phương như cá mè sông Mực, nem Huế, quế Thanh.... 2. Tục ngữ về con người và xã hội: + Câu 4,5,7,8,9,10,16,17 * Kinh nghiệm trong cách sống, cách ứng xử: Tính nói thẳng, nói thật; dạy con cách làm ăn; tránh xa những kẻ lười biếng, buôn chuyện... II. Ca dao- Dân ca a. Những câu hát về tình cảm gia đình Câu 2,3.4.5.6 b. Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước, con người: Câu 1, 7,8 c. Những câu hát than thân: Câu 9,10,11,12 d. Những câu hát châm biếm Câu 13,14 III. Luyện tập Bài tập 1: Chọn phân tích một số câu tục ngữ VD: + Trống đồng cổ, gỗ Phong Ý : Miếu Đồng Cổ thờ Đồng Cổ sơn nhân. Nơi này tương truyền vốn có một trống đồng nhưng đã bị mất từ lâu. Năm 1802 Hoàng đệ Tuyên công tìm thấy trống đồng ở bờ sông Mã gần miếu. Ông trả lại trống cho miếu , nhân đó khắc bia " Đồng Cổ triều bi kí" . Đền này ở làng Đan Nê (thượng) xã Yên Thọ huyện Thiệu Yên; Phong Ý thuộc xã Cẩm Phong huyện Cẩm Thuỷ , bên bờ sông Mã là bến gỗ đầu nguồn rừng nên số lượng gỗ rất lớn. + Cá mè sông Mực chấm nước mắm Do Xuyên, chết xuống âm phủ còn muốn trở viền mút xương: Sông Mực phía nam huyện Nông Cống có nhiều cá mè ngon. Do Xuyên thuộc xã Hải Thanh huyện Tĩnh Gia có nghề làm nước mắm, có thể để hàng chục năm, lại có thể chữa một số bệnh đường ruột. Bài tập 2: Chọn phân tích một số câu ca dao- dân ca trong các nhóm ca dao-dân ca đã học V. Tổng kết bài học, HD học sinh học ở nhà * Củng cố: - Gv nhận xét, tổng kết và rút kinh nghiệm. * Dặn dò: - Học thuộc lòng những câu tục ngữ, ca dao sưu tầm được. - Tiếp tục sưu tầm thêm tục ngữ, ca dao địa phương.

File đính kèm:

  • docNgu van 7 dia phuong Thanh Hoa.doc