I.MỤC TIÊU :Giúp HS:
1.Kiến thức: Cảm nhận được những phẩm chất cao đẹp của Bác được thể hiện qua bài văn đó là đức tính giản dị: giản dị trong lối sống,trong quan hệ với mọi người,trong việc làm và trong lời nói,bài viết.
-Nhận ra và hiểu được nghệ thuật nghị luận của tác giả trong bài văn,đặc biệt là cách nêu dẫn chứng rất cụ thể ,toàn diện,kết hợp giữa giải thích và bình luận ngắn gọn nhưng sâu sắc.
2.Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc diễn cảm,phân tích văn bản nghị luận.
3.Thái độ:Qua bài dạy,giáo dục học sinh lòng tự hào và kính yêu lãnh tụ dân tộc.
II.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên :tham khảo tài liệu,soạn giáo án,chuẩn bị ĐDDH: bảng phụ ghi bài tập trắc nghiệm,ghi bố cục văn bản, ghi nội dung bài tập( các câu thơ của Bác).
-Phương án tổ chức lớp học: đọc diễn cảm-phát vấn-diễn giảng, thảo luận nhóm, bình.
2.Học sinh:đọc trước văn bản,soạn bài theo như các câu hỏi ở sgk.
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4142 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 93: Đức tính giản dị của Bác Hồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01-02-2011
Tiết : 93- Văn bản :
ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ
Phạm Văn Đồng
I.MỤC TIÊU :Giúp HS:
1.Kiến thức: Cảm nhận được những phẩm chất cao đẹp của Bác được thể hiện qua bài văn đó là đức tính giản dị: giản dị trong lối sống,trong quan hệ với mọi người,trong việc làm và trong lời nói,bài viết.
-Nhận ra và hiểu được nghệ thuật nghị luận của tác giả trong bài văn,đặc biệt là cách nêu dẫn chứng rất cụ thể ,toàn diện,kết hợp giữa giải thích và bình luận ngắn gọn nhưng sâu sắc.
2.Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc diễn cảm,phân tích văn bản nghị luận.
3.Thái độ:Qua bài dạy,giáo dục học sinh lòng tự hào và kính yêu lãnh tụï dân tộc.
II.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên :tham khảo tài liệu,soạn giáo án,chuẩn bị ĐDDH: bảng phụ ghi bài tập trắc nghiệm,ghi bố cục văn bản, ghi nội dung bài tập( các câu thơ của Bác).
-Phương án tổ chức lớp học: đọc diễn cảm-phát vấn-diễn giảng, thảo luận nhóm, bình.
2.Học sinh:đọc trước văn bản,soạn bài theo như các câu hỏi ở sgk.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1.Ổn định tổ chức(1’):Giáo viên kiểm tra sĩ số,tác phong học sinh, vệ sinh lớp học.
2.Kiểm tra bài cũ(5’)
Câu hỏi: Hãy trình bày cảm thụ sâu sắc của em qua văn bản đã học: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt của Đặng Thai Mai.
Phương án trả lời:
Học sinh trình bày cảm thụ của mình theo 2 mặt: nội dung ý nghĩa và đặc sắc nghệ thuật( theo như ghi nhớ ở sgk trang 37).
3.Giảng bài mới(38’)
Giới thiệu bài:(1’)Bên cạnh những phẩm chất cao qúy của Bác mà mọi chúng ta đều biết và tự hào thì một phẩm chất,đức tính mà chúng ta cần phải biết và trân trong ở Bác đó là đức tính giản dị . Đức tính giản dị ấy đã được tác giả Phạm Văn Đồng thể hiện rất rõ ràng qua văn bản: “Đức tính giản dị của Bác Hồ”.Vậy đức tính giản dị của Bác được biểu hiện như thế nào? Có gì đặc sắc qua cách thể hiện đức tính ấy của tác giả?Tiết học hôm nay các em sẽ được tìm hiểu về điều ấy.
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
9’
24’
4’
Hoạt động 1: ø Tìm hiểu chung về tác giả,tác phẩm
-Gv:gọi học sinh đọc mục chú thích * ở sgk
-Gv:dựa vào sgk,hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn Đồng?
-Gv: nhận xét,giảng rõ một số nét đáng lưu ý về tác giả Phạm Văn Đồng
-Gv:Em hãy nêu xuất xứ của tác phẩm?
-Gv:hướng dẫn hs cách đọc văn bản, đọc mẫu , gọi hs đọc
-Gv:nhận xét cách đọc của hs
-Gv:kiểm tra việc đọc chú thích từ ngữ khó của bài
-Gv:văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào?
-Gv:đối tượng nghị luận của văn bản này là gì?
-Gv:? Bố cục của văn bản này có thể chia ra mấy phần?Giới hạn và nội dung chính của mỗi phần?
-Gv:nhận xét,giảng về bố cục sau khi học sinh đã trình bày
Hoạt động 2:Phân tích văn bản
-Gv:gọi học sinh đọc lại hai câu đầu
-Gv:?tác giả đã nhận định chung như thế nào về đức tính giản dị của Bác Hồ?
-Gv:?câu này có thể xem là luận điểm chính của bài văn không?
-Gv:? nhận xét ấy được tác giả nhấn mạnh và mở rộng như thế nào trước khi chứng minh?
-Em có nhận xét gì về cách nêu vấn đề của tác giả?
-Gv kết luận, bình
-Gv: ?Đọc thầm đoạn 2 của văn bản và cho biết :
+Tác giả đã đề cập đến những phương diện nào trong lối sống giản dị của Bác?
-Gv:?sự giản dị của Bác trong đời sống hằng ngày được biểu hiện như thế nào?
-Gv bình mở rộng
-Gv:?Trong mối quan hệ với mọi người thì đức tính giản dị của Bác được biểu hiện như thế nào?
-Gv bình mở rộng
-Gv:em có nhận xét gì cách lập luận của tác giả trong đoạn này?Tác dụng của nghệ thuật lập luận ấy?( cho hs thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày)
Gv:bình sau khi học sinh trả lời
-Gv:gọi học sinh đọc đoạn tiếp theo của văn bản
-Gv:?nội dung chủ yếu của đoạn văn này là gì?
-Gv:?theo tác giả thì lí do của lối sống giản dị của Bác Hồ là gì?
-Gv:?em có nhận xét gì về những lời giải thích và bình luận này của tác giả?Tác dụng?
-Gv:giảng bình về giá trị của những lời nhận xét,bình luận của tác giả
-Vì sao tác giả gọi đó là cuộc sống thực sự văn minh?
-Gv kết luận
-Gv:gọi hs đọc đoạn cuối vb
-Gv:?nội dung chủ yếu của đoạn văn cuối này là gì?
-Gv:?sự giản dị của Bác trong nói và viết được biểu hiện như thế nào?
-Gv:?tại sao tác giả lại dùng những câu nói này để chứng minh cho sự giản dị của Bác trong lối nói và cách viết?
-Gv: bình thêm:Bác đã nói về những điều thật lớn lao,to lớn qua những câu nói thật ngắn gọn,gần gũi,dễ hiểu …( lấy thêm ví dụ)
-Gv:? Tác giả có bình luận thêm như thế nào về tác dụng của lối nói giản dị,sâu sắc đó của Bác? Ý nghĩa của lời bình luận ấy?
-Gv:giảng rõ về ý nghĩa của lời bình luận trong đoạn văn
Hđộng 3:Củng cố, tổng kết
-Gv:?qua tìm hiểu văn bản,em cảm thụ được điều gì sâu sắc nhất từ nội dung của văn bản?
-Gv:?em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả trong văn bản?
-Gv kết luận về kiến thức
-Gv tích hợp kiến thức tập làm văn( nghị luận chứng minh)qua nghệ thuật lập luận của tác gia trong bài ( dẫn chứng phải tiêu biểu,toàn diện, chính xác ,…)
-Gv:gọi hs đọc ghi nhớ ở sgk
-Qua tìm hiểu văn bản này, em hiểu như thế nào là đức tính giản dị và ý nghĩa của nó trong đời sống?
-Hiện nay , Đảng và nhà nước ta đang thực hiện cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM. Vậy em sẽ hưởng ứng cuộc vận động ấy như thế nào? Em sẽ học tập được ở Bác Hồ những phẩm chất tốt đẹp nào?
-Gv chốt, định hướng cho hs thêm
-Gv hướng dẫn cách làm bài tập về nhà để hs thực hiện
-Gv tổng kết tiết học
-Hs:đọc mục chú thích *
-Hs: trình bày về tác giả theo như các ý của phần chú thích *
-Hs:trích từ bài : “Chủ Tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc,lương tâm của thời đại”
-Hs:nghe hướng dẫn cách đọc, đọc văn bản
-Hs:giải nghĩa một số từ ngữ khó trong bài
-Hs:viết theo phương thức nghị luận
-Hs:nghị luận về đức tính giản dị của Bác Hồ
-Hs:văn bản có thể chia ra làm 2 phần:
+ Sự nhất quán giữa cuộc đời hoạt động cách mạng và cuộc sống giản dị ,thanh bạch của Bác Hồ
+ Chứng minh về sự giản dị của Bác trong sinh hoạt,trong lối sống và làm việc
-Hs:đọc hai câu đầu
-Hs:sự nhất quán giữa cuộc đời hoạt động cách mạng và đời sống bình thường của Bác
-Hs:có thể xem đó là luận diểm chính của văn bản
-Học sinh trả lời theo như ý của câu 2( đoạn 1)
-Có thể trả lời: cách nêu vấn đề trực tiếp
-Hs:giản dị trong sinh hoạt đời thường và trong quan hệ với mọi người
-Hs phát hiện: bữa cơm chỉ có vài món,ăn không để cơm rơi vãi; nhà sàn chỉ có vài ba phòng ,phản phất hương thơm hoa cỏ
-Hs:phát hiện: Bác viết thư cho một đồng chí,nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, đặt tên cho các đồng chí phục vụ của mình,người phục vụ Bác rất ít,…
-Hs:thảo luận nhóm, trình bày:chọn lọc những dẫn chứng rất tiêu biểu,phong phú và toàn diện,kết hợp chứng minh với giải thích và bình luận®Thấy rõ được Bác là một con người sống rất giản dị trong mọi phương diện của cuộc sống sinh hoạt hằng ngàỳ trong quan hệ với mọi người …
-Hs:nghe,cảm thụ
-Hs:đọc đoạn tiếp theo của văn bản
-Hs:giải thích,bình luận về lí do và ý nghĩa của đức tính giản dị của Bác Hồ
-Hs:Bác sống giản dị vìø cuộc đời Bác luôn gắn liền với cuộc đấu tranh gian khổ của nhân dân
-Hs:nhận xét rất sâu sắc, đúng với con người của Bác® ta hiểu rõ được bản chất đức tính giản dị của Bác, lí do của đức tính giản dị ấy
-Có thể trả lời: vì đó là cuộc sống phong phú, cao đẹp về tinh thần, tình cảm, không màng đến hưởng thụ vật chất, không vì riêng mình
-Hs:đọc đoạn cuối văn bản
-Hs:trình bày về sự giản dị của Bác trong cách nói,bài viết
-Hs: đó là những câu nói ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ
-Hs:vì đó là những câu nói có ý nghĩa lớn nhưng lại ngắn gọn và rất đễ nhớ,dễ thuộc
-Hs: “Những chân lí giản dị…cách mạng”®đề cao ,khẳng định thêm sức mạnh phi thường của lối nói giản dị,sâu sắc của Bác…
-Hs:cảm nhận được đức tính giản dị của Bác Hồ được thể hiện qua đời sống sinh hoạt hằng ngày,trong quan hệ với mọi người, trong khi nói-viết
-Hs:sử dụng chứng cứ,lí lẽ chính xác, tiêu biểu và toàn diện; kết hợp giữa chứng minh với giải thích và bình luận sâu sắc
-Hs:nghe giáo viên tích hợp và khắc sâu kiến thức về văn chứng minh
-Hs:đọc ghi nhớ
-Học sinh trả lời
-Học sinh bộc lộ suy nghĩ của mình về việc học tập theo tấm gương Bác Hồ.
-Hs: nghe, thực hiện ở nhà
I.Tìm hiểu chung
1.Tác giả:
-Phạm Văn Đồng (1906-2000),là nhà cách mạng nổi tiếng, nhà văn hoá lớn.
-Ông là học trò và là người cộng sản gần gũi với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2.Tác phẩm
-Kiểu văn bản: nghị luận chứng minh
-Đối tượng nghị luận:
Đức tính giản dị của Bác Hồ
-Bố cục: 2 phần
+Sự nhất quán giữa cuộc đời hoạt động cách mạng và cuộc sống giản dị,thanh bạch của Bác Hồ.
+ Sự giản dị của Bác trong sinh hoạt,trong lối sống và làm việc.
II.Tìm hiểu chi tiết
1.Nhận định về đức tính giản dị của Bác
Thống nhất giữa đời sống chính trị và đời sống bình thường giản dị
2.Những biểu hiện của đức tính giản dị Bác Hồ
a.Trong sinh hoạt hằng ngày
- Bữa cơm chỉ vài ba món
-Nhà sàn chỉ vài ba phòng,…
b.Trong quan hệ:
- Viết thư cho một đồng chí
-Nói chuyện với các cháu miền Nam,
-Đi thăm nhà tập thể công nhân
- Người phục vụ ít,…
c.Trong lời nói,bài viết:
Những câu nói nổi tiếng nhưng ngắn gọn ,dễ nhớ
III.Tổng kết:Ghi nhớ (Sgk)
4.DẶN DÒ HS CHUẨN BỊ TIẾT SAU(2’):
-Về nhà xem lại nội dung bài học. Đọc lại văn bản, học thuộc lòng phần ghi nhớ sgk
-Chuẩn bị tiếp bài mới: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
*Yêu cầu: đọc trước các ví dụ ở sgk, trả lời các câu hỏi sau mỗi ví dụ( chú ý về chủ thể hoạt động cũng như đối tượng của hoạt động trong các câu khác nhau như thế nào?
IV.RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- GIAO AN VAN 7 SOAN 4 COT.doc