I - Mục tiêu cần đạt:
1. Về nội dung.
Giúp học sinh:
- Hiểu được nội dung và nghệ thuật của các câu tục ngữ, đặc biệt là cách lập luận.
- Học thuộc lòng các câu tục ngữ trong SGK, từ đó có cơ sở để tiến hành sưu tầm sau tiết học.
- Biết tự mở rộng hiểu biết về tục ngữ qua phần đọc thêm.
- Bước đầu có kỹ năng sưu tầm văn học dân gian.
156 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1063 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Thăng Long, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19.
Bài 18.
Tiết 73.
Tục ngữ về thiên nhiên
và lao động sản xuất.
I - Mục tiêu cần đạt:
1. Về nội dung.
Giúp học sinh:
Hiểu được nội dung và nghệ thuật của các câu tục ngữ, đặc biệt là cách lập luận.
Học thuộc lòng các câu tục ngữ trong SGK, từ đó có cơ sở để tiến hành sưu tầm sau tiết học.
Biết tự mở rộng hiểu biết về tục ngữ qua phần đọc thêm.
Bước đầu có kỹ năng sưu tầm văn học dân gian.
2. Về phương pháp.
Dạy theo quy trình tổng – phân – hợp: Phân tích từng câu tục ngữ về nghệ thuật và nội dung, bước đầu hướng đến các ghi nhớ trong phần: Tìm hiểu chung về văn nghị luận; chú ý giải đáp câu hỏi b và câu hỏi c. Quy trình phân tích cần dẫn đến các kết luận ở phần ghi nhớ trong SGK. Hướng dẫn học sinh đọc thêm một cách tỉ mỉ để nâng cao khả năng tự đọc, tự học của các con ở học kỳ II.
II - Nội dung và tiến trình tiết dạy.
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
Giáo viên kiểm tra vở soạn của học sinh.
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian. Nó được ví là một kho báu của kinh nghiệm và là túi trí tuệ dân gian, là “ túi khôn dân gian vô tận ”. Tục ngữ là thể loại triết lý nhưng đồng thời cũng là “ cây đời xanh tươi ”. Tục ngữ có nhiều chủ đề, tiết học này giới thiệu 8 câu tục ngữ có chủ đề về thiên nhiên và lao động sản xuất. Qua đây các con sẽ bước đầu làm quen với kinh nghiệm về cách nhìn nhận các hiện tượng thiên nhiên và công việc lao động sản xuất, đồng thời học cách diễn đạt ngắn gọn, hàm xúc, uyển chuyển của nhân dân.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chung văn bản.
GV đọc trước một lượt, yêu cầu ngắt nhịp đúng.
3 học sinh đọc lại.
Lớp, giáo viên nhận xét.
Giáo viên kiểm tra việc học chú thích của học sinh, đặc biệt hiểu các từ Hán Việt: cần, thì, thục, trì, viên, điền ...
Giáo viên giảng kỹ hơn về chú thích “ tục ngữ ”.
Học sinh khái quát nội dung chính của văn bản.
Giáo viên gọi một vài học sinh trả lời
Lớp, giáo viên nhận xét, bổ sung.
Con hãy cho biết, có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài thành mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Gọi tên từng nhóm đó?
( Có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài làm 2 nhóm:
+ Nhóm 1: câu 1, 2, 3, 4: Thiên nhiên.
+ Nhóm 2: câu 5, 6, 7, 8: Lao động sản xuất ).
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chi tiết văn bản.
Học sinh đọc biểu cảm câu tục ngữ, chú ý chỗ ngắt giọng, vần và các quan hệ từ ( chưa, đã ) cũng như các từ đối ý ( đêm / ngày, đã sáng / đã tối ).
Con hãy chỉ ra nhịp, vần và đối trong câu tục ngữ. Điều đó có tác dụng gì?
Có khi nào đi ngủ, chưa nằm đã sáng? Cách nói quá như vậy nhằm diễn đạt ý gì?
( đêm tháng năm rất ngắn ).
Vậy con hiểu nghĩa của câu tục ngữ là gì?
Con hãy cho biết, một số trường hợp có thể áp dụng kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ?
( Có thể vận dụng kinh nghiệm của câu tục ngữ vào chuyện tính toán, sắp xếp công việc hoặc vào việc giữ gìn sức khoẻ cho mỗi con người cho mùa hè, mùa đông ).
Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện?
Học sinh đọc biểu cảm câu tục ngữ.
Con hiểu nghĩa của từ “ mau ”, “ vắng ” ở đây như thế nào để có thể coi đó là hai từ trái nghĩa?
( “ mau ”: nhiều, dày; “ vắng ”: ít, thưa ).
Câu tục ngữ nói về tính chất báo hiệu thời tiết của sao như thế nào?
Theo con, cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ là gì?
Giáo viên nhấn mạnh: Tuy nhiên cần chú ý, không phải hôm nào trời ít sao cũng mưa. Phán đoán trong câu tục ngữ, do dựa trên kinh nghiệm, không phải lúc nào cũng đúng.
Con hãy cho biết, giá trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện?
Học sinh đọc biểu cảm câu tục ngữ, chú ý ngắt nhịp.
Từ việc hiểu chú thích “ ráng mỡ gà ”, con hãy cho biết cụm từ “ có nhà thì giữ ” ngụ ý gì?
( “ có nhà thì giữ ”: có nghĩa là chuẩn bị chống giữ nhà cửa để đề phòng dông bão ).
Cách nói đó sử dụng biện pháp tu từ gì?
( cách nói hoán dụ ).
Vậy, con hiểu nghĩa của câu tục ngữ là gì?
Con hãy chuyển câu tục ngữ thành một câu lập luận với các từ: khi, nếu, thì ...
( khi thấy ráng mỡ gà, nếu có nhà thì lo giữ ).
Học sinh đọc biểu cảm câu tục ngữ, chú ý nhịp ngắt.
Con hiểu tại sao kiến bò lên lại lo lụt?
( Kiến là loại côn trùng rất nhạy cảm với những thay
đổi của khí hậu, thời tiết, nhờ cơ thể có những tế bào cảm biến chuyên biệt. Khi trời chuẩn bị có những đợt mưa to kéo dài hay lũ lụt, kiến sẽ từ trong tổ bò lên cao để tránh mưa, lụt và còn biết lợi dụng đất mềm sau mưa để làm tổ mới ).
Câu tục ngữ không chỉ có tính dự báo thời tiết mà còn nói lên điều gì về tâm trạng?
( dựa vào từ “ chỉ ”, “ lại ”).
Con hãy chuyển câu tục ngữ thành một câu lập luận với các từ: khi, thì, chỉ, lại.
( tháng 7 khi thấy kiến bò lên thì chỉ lo lại lụt ).
Giáo viên khái quát về nghệ thuật và chủ đề của nhóm tục ngữ 1:
Học sinh đọc biểu cảm câu tục ngữ, chú ý ngắt nhịp.
Con hiểu “ tấc đất, tấc vàng ” là nghĩa như thế nào? Nói như vậy có quá không?
( Đất được coi như vàng, quý như vàng ).
Tại sao dân gian lại nói “ tấc đất tấc vàng ” mà không nói “ thước đất thước vàng ”?
( Tấc đất chỉ một đơn vị đất rất nhỏ, bằng 1/10 thước tức 2,4 m2 ( tấc bắc bộ ). Vàng là kim loại quý thường được cân đo bằng cân tiểu li, hiếm khi đo bằng tấc, thước. Tấc vàng chỉ lượng vàng lớn, quý giá vô cùng. Câu tục ngữ đã lấy cái rất nhỏ ( tấc đất ) để nói cái rất lớn ( tấc vàng ) để nói lên giá trị của đất ).
Con hãy chuyển câu tục ngữ thành một câu lập luận?
( Tấc đất là tấc vàng, tấc đất như tấc vàng, tấc đất bằng tấc vàng ... ).
Giáo viên chú ý: đây là một lập luận cân bằng.
Con hãy nêu cơ sở và giá trị của câu tục ngữ?
Học sinh đọc biểu cảm câu tục ngữ, chú ý ngắt nhịp.
Con hãy dịch nghĩa từng từ Hán trong câu tục ngữ ra thành từng từ Việt?
( nhất = 1; canh = trồng, làm; trì = ao; nhị = 2; viên = vườn; tam = ba; điền = ruộng ).
Con hãy dịch cả câu sang từ Việt?
( thứ nhất làm ao, thứ hai làm vườn, thứ ba làm ruộng ).
Con hiểu nghĩa của câu tục ngữ là gì?
Con thấy sự sắp xếp thứ tự ưu tiên trong canh tác của câu tục ngữ có phù hợp với phương pháp sản xuất ở nông thôn nước ta hiện nay không?
( + Đúng với những nơi nào có thể làm tốt cat 3 nghề.
+ Không đúng với những nơi điều kiện tự nhiên chỉ thuận lợi cho một nghề pháp triển ).
Con thấy tác dụng của câu tục ngữ là gì?
( giúp con người biết khai thác tốt điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất cho xã hội ).
Cũng như các câu tục ngữ trên, cách gieo vần lưng cùng thanh điệu đã có tác dụng gì đối với tính nghị luận của câu tục ngữ?
( + Cùng thanh điệu: dễ đọc, dễ nhớ.
+ Vần lưng trong nội bộ câu tục ngữ móc nối, thắt chặt, khẳng đinh quan hệ của các luận cứ ).
Học sinh đọc biểu cảm câu tục ngữ với ngữ điệu như ở câu 6.
Kinh nghiệm trồng trọt ở câu tục ngữ này áp dụng cho loại cây nào?
( áp dụng trước hết đối với cây lúa ).
Tại sao nói, câu tục ngữ này có lập luận vừa tổng hợp, vừa phân tích? Để đạt được yêu cầu lập luận đó, có cách diễn đạt nào cô đọng hơn không?
Giáo viên nhấn mạnh: Câu tục ngữ diễn đạt gọn đến mức không thể gọn hơn nữa, tỉnh lược tối đa mà lập luận vẫn sáng sủa, rõ ràng.
Học sinh đọc biểu cảm câu tục ngữ, chú ý ngắt nhịp.
Dựa theo chú thích, con hãy diễn đạt xuôi câu tục ngữ này?
( nhất là phải đúng thời vụ, nhì là đất phải cày bừa, cuốc xới kỹ, nhuyễn ).
Từ đó, con thấy ý nghĩa của câu tục ngữ này là gì?
Giáo viên khái quát nghệ thuật và chủ đề của nhóm tục ngữ 2:
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tổng kết.
Học sinh đọc và ghi nhớ phần ghi nhớ SGK / 5 như là phần tổng kết quá trình phân tích.
Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Học sinh chia nhóm, thi đua xem nhóm nào tìm được nhiều câu tục ngữ nói về thiên nhiên và lao động sản xuất trong vòng 5 phút.
Lớp nhận xét, bổ sung.
Giáo viên nhận xét, bổ sung.
I - Đọc, tìm hiểu chung văn bản.
1. Khái niệm “ tục ngữ ”.
- Về hình thức: ngắn gọn, có kết cấu bền vững, có hình ảnh và nhịp điệu.
- Về nội dung: diễn đạt những kinh nghiệm về cách
nhìn nhận của nhân dân đối với thiên nhiên, lao động sản xuất, con người, xã hội.
- Về sử dụng: nhân dân sử dụng vào mọi hoạt động đời sống để nhìn nhận, ứng xử, thực hành để làm lời nói thêm hay, sinh động, sâu sắc.
2. Chủ đề.
Bài nói về thiên nhiên và lao động sản xuất ( khí hậu, thiên nhiên và kinh nghiệm trong lao động sản xuất ).
3. Bố cục.
Gồm 2 nhóm:
- Nhóm 1: câu 1, 2, 3, 4 nói về thiên nhiên.
- Nhóm 2: câu 5, 6, 7, 8 nói về lao động sản xuất.
II - Phân tích.
1. Những câu tục ngữ nói về thiên nhiên.
a. Câu 1.
- Đối, nói quá:
+ Tháng 5 ( âm lịch ): đêm ngắn ngày dài.
+ Tháng 10 ( âm lịch ): ngày ngắn đêm dài.
- Giúp con người nhìn nhạn, sử dụng thời gian, sức lao động hợp lý vào những thời điểm khác nhau trong năm.
b. Câu 2.
- Nghĩa: ngày nào mà đêm trước có nhiều sao sẽ nắng, ít sao sẽ mưa.
- Cơ sở thực tiễn:
+ ít sao —> nhiều mây —> mưa.
+ nhiều sao —> ít mây —> nắng.
—> Con người có ý thức biết nhìn sao để dự đoán thời tiết, sắp xếp công việc.
c. Câu 3.
- Nghệ thuật: hoán dụ.
- Nghĩa: khi trên trời có xuât hiện nhiều ráng có sắc vàng màu mỡ gà tức là sắp có bão.
d. Câu 4:
- Tháng7, kiến bò lên cao, sẽ có lụt.
- Nỗi lo của người nông dân về lụt lội cứ xảy ra hàng năm.
Tiểu kết.
Qua nghệ thuật đối ý, ngắt nhịp, sử dụng hoán dụ, nói quá và lập luận ngầm, các câu tục ngữ không chỉ nêu lên các hiện tượng thiên nhiên báo hiệu thời tiết mà còn có ý khuyên nhủ nhau, thông cảm với nhau về những thuận lợi, khó khăn của thời tiết đối với cuộc sống.
2. Những câu tục ngữ nói về lao động sản xuất.
a. Câu 5.
- So sánh: giá trị rất lớn của đất.
- Là một lập luận cân bằng.
b. Câu 6.
- Nghĩa: trong các nghề được kể, đem lại nhiều lợi ích kinh tế nhất là nuôi cá, tiếp theo là làm vườn, sau đó là làm ruộng.
- ý nghĩa: giúp con người biết khai thác tốt điều kiện, hoàn cảnh thiên nhiên để tạo ra của cải vật chất.
- Cách gieo vần lưng cùng thanh điệu: đễ đọc, dễ nhớ, thắt chặt quan hệ của các luận cứ.
c. Câu 7.
- áp dụng với cây lúa.
- Lập luận vừa tổng hợp ( nêu đủ các yếu tố cần thiết cho việc trồng trọt có năng suất ) vừa phân tích (sắp xếp thứ tự quan trọng một cách dứt khoát đối với từng yếu tố ).
- Tỉnh lược tối đa mà lập luận vẫn sáng sủa, rõ ràng.
d. Câu 8.
Tầm quan trọng của thời vụ và của đất đai đã được khai phá, chăm bón đối với nghề trồng trọt.
Tiểu kết.
Qua nghệ thuật dùng nhịp ngắt thay cho quan hệ từ, cách sử dụng từ Hán Việt quen thuộc và có tính cô đúc triệt để của việc lập câu, nhóm tục ngữ đã nêu ra ý nghĩa to lớn của đất đai đối với sản xuất và các kinh nghiệm sản xuất từ việc chọn nghề trồng, nuôi đến các yếu tố quyết định năng suất.
III - Tổng kết.
IV - Luyện tập.
4. Hướng dẫn về nhà.
Học thuộc lòng những câu tục ngữ đã học.
Đọc và tìm hiểu phần “ Đọc thêm ” SGK / 5, 6.
Nắm chắc đặc điểm nội dung, nghệ thuật của văn bản đã học.
Soạn bài “ Chương trình địa phương ” ( phần văn và tập làm văn ).
Tiết 74.
chương trình địa phương.
( Phần văn và tập làm văn ).
I - Mục tiêu bài học.
Giúp học sinh:
Biết cách sưu tầm ca dao, tục ngữ theo chủ đề và bước đầu biết chọn lọc, sắp xếp, tìm hiểu ý nghĩa của chúng.
Tăng thêm hiểu biết và tình cảm gắn bó với địa phương quê hương mình.
II - Nội dung và tiến trình tiết dạy.
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
Một học sinh lên bảng đọc thuộc lòng các câu tục ngữ đã học và cho biết giá trị nội dung, nghệ thuật của chúng.
Ba học sinh làm ra giấy: phân tích 1 câu tục ngữ mà con thích trong văn bản đã học. Giáo viên thu, chấm điểm.
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Giáo viên nói rõ yêu cầu của tiết học: sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ lưu hành ở địa phương, đặc biệt là những câu nói về địa phương mình.
Giáo viên ra thời hạn và yêu cầu cụ thể về số lượng.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh xác định đối tượng sưu tầm.
Bước 1: giáo viên cho học sinh ôn lại ca dao, dân ca, tục ngữ là gì?
+ Giáo viên gọi 3 học sinh trả lời.
+ Lớp, giáo viên nhận xét, bổ sung.
Bước 2:
+ Giáo viên cho học sinh xác định thế nào là “ câu ca dao ”, đơn vị sưu tầm.
+ Giáo viên lưu ý học sinh: các dị bản khác nhau đều được tính là những “câu ” khác nhau.
Bước 3:
+ Giáo viên cho học sinh xác định thế nào là “ ca dao, tục ngữ lưu hành ở địa phương ” và “ nói về địa phương ”.
+ Giáo viên khích lệ học sinh sưu tầm loại ca dao, tục ngữ nói về địa phương.
+ Giáo viên, học sinh nêu ví dụ về ca dao, tục ngữ ở địa phương.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm nguồn sưu tầm
Giáo viên gợi ý để học sinh thấy rõ các nguồn sưu tầm:
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh cách sưu tầm.
Giáo viên lưu ý học sinh: mỗi học sinh phải có một cuốn sổ tay sưu tầm, mỗi lần sưu tầm được hãy chép vào sổ tay để khỏi quên hoặc thất lạc.
Giáo viên lưu ý học sinh bước tiếp theo: sau khi đã sưu tầm đủ số lượng yêu cầu thì phân loại, ca dao, dân ca chép riêng, tục ngữ chép riêng. Các câu cùng loại sắp xếp theo thứ tự A, B, C của chữ cái đầu câu.
- GV hướng dẫn, nêu ví dụ để học sinh tập làm.
I - Yêu cầu.
- Sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ lưu hành ở địa phương, nói về địa phương.
- Thời gian sưu tầm: 6 tuần.
- Số lượng: 20 câu.
II - Xác định đối tượng sưu tầm.
- Ca dao, tục ngữ lưu hành ở địa phương: được lưu giữ, truyền miệng và vận dụng trong địa phương.
- Ca dao, tục ngữ nói về địa phương: có nội dung phản ánh đời sống ND địa phương..
III - Nguồn sưu tầm.
- Hỏi cha mẹ, người điạp phương, người già cả, nghệ nhân, nhà văn ...
- Tham khảo sách, báo ở địa phương.
- Tìm trong các bộ sưu tập lớn về tục ngữ, ca dao, dân ca nói về địa phương mình.
IV - Cách sưu tầm.
- Chuẩn bị sổ tay sưu tầm.
- Sưu tầm đủ số lượng, phân loại theo thứ tự A, B, C của chữ cái đầu câu.
4. Hướng dẫn về nhà.
Học sinh nắm chắc những điều đã được hướng dẫn ở trên lớp.
Về nhà, từng bước sưu tầm.
Soạn bài “ Tìm hiểu chung về văn nghị luận ”.
Tuần 19.
Bài 18.
Tiết 75, 76.
Tìm hiểu chung
về văn nghị luận.
I - Mục tiêu cần đạt:
1. Về nội dung.
Học sinh bước đầu hiểu thế nào là văn nghị luận, các đề tài và lĩnh vực sử dụng văn nghị luận.
2. Về phương pháp.
Từ một bài văn mẫu, hướng dẫn học sinh phân tích, rút ra các tri thức khái quát trong phần ghi nhớ; luyện tập, củng cố, khắc sâu khái niệm; đối chiếu với nghị luận của tục ngữ ...
II - Nội dung và tiến trình tiết dạy.
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
Giáo viên kiểm tra tiến độ sưu tầm ca dao, tục ngữ của học sinh.
Giáo viên kiểm tra vở soạn của học sinh.
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về nhu cầu nghị luận.
Giáo viên nêu câu hỏi như trong SGK.
Học sinh nêu thêm câu hỏi tương tự bằng cách mỗi học sinh nêu thêm 1 câu, ghi vào giấy hoặc vào vở bài tập.
Giáo viên kiểm tra, hỏi một số học sinh xem có nêu được vấn đề không, nêu đúng, sai như thế nào? Giáo viên hướng dẫn nêu lại cho đúng.
Học sinh cho biết, nếu gặp các vấn đề và câu hỏi như đã nêu, con có thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như kể chuyện, miêu tả, biểu cảm hay không? Tại sao?
( Không, vì bản thân câu hỏi buộc phải trả lời bằng lý lẽ, phải sử dụng khái niệm thì mới trả lời được thông suốt ).
Học sinh chỉ ra các văn bản nghị luận thường gặp trên báo chí, đài phát thanh bằng cách ghi lên bảng các loại bài nghị luận.
Lớp, giáo viên nhận xét, bổ sung.
Như vậy, theo con, khi nào người ta có nhu cầu nghị luận?
Học sinh đọc, ghi nhớ Ghi nhớ 1 SGK / 11.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm chung của văn bản nghị luận.
Học sinh ( 1 – 2 con ) đọc mẫu văn bản “ Chống nạn thất học ”, Lớp theo dõi, kiểm nghiệm lại các câu trả lời đã được chuẩn bị khi trả lời các câu hỏi tìm hiểu —> Giáo viên sửa chữa lỗi cho HS.
Học sinh cho biết: bài văn là nghị luận dưới dạng nào? ( xã luận, kêu gọi, tuyên truyền ... ).
Con hãy cho biết, tư tưởng chủ yếu của bài văn là gì? ( kêu gọi nhân dân đi học ).
Con hãy nêu các ý chính của bài văn?
( + Chống nạn mù chữ là nhiệm vụ cấp thiết.
+ Người Việt Nam muốn xây dựng đất nước thì phải có kiến thức, trước hết phải biết chữ Quốc ngữ )
Giáo viên nhấn mạnh: trong văn nghị luận, các ý chính được gọi là luận điểm.
Con hãy cho biết, dựa vào cơ sở nào, Bác đưa ra 2 luận điểm trên?
( + Để làm sáng tỏ cho luận điểm thứ nhất, Bác đã chỉ ra chính sách ngu dân của thực dân Pháp và tác hại của chính sách đó đối với dân trí Việt Nam.
+ Để làm sáng tỏ luận điểm hai, Bác đã đưa ra các biện pháp chống nạn mù chữ ).
Học sinh tìm những câu văn nói về những điều vừa xác định.
Giáo viên nhấn mạnh: những câu trả lời cho các câu hỏi như: tại sao? Là gì? thế nào? ... được đặt ra xoay quanh luận điểm được gọi là lý lẽ. Những cơ sở mà chúng ta vừa xác định trên là lý lẽ vì nó trả lời cho câu hỏi tại sao của luận điểm 1, bằng cách nào của luận điểm 2.
Học sinh cho biết, ngoài các lý lẽ trên, Bác Hồ còn nêu các dẫn chứng gì?
( Dẫn chứng về tác hại của chính sách ngu dân và kết quả của phong trào truyền bá chữ Quốc ngữ ).
Học sinh cho biết, trong giai đoạn sau Cách mạng tháng 8, bài nghị luận của chủ tịch HCM có ý nghĩa thực tế đối với cuộc sống như thế nào?
( Dân ta đã tích cực đi học, nạn mù chữ nhanh chóng được thanh toán ... ).
Từ các câu trả lời của học sinh, giáo viên khái quát tri thức theo ghi nhớ trong SGK.
Học sinh đọc lại nhiều lần phần ghi nhớ và học thuộc lòng phần đó.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Học sinh đọc văn bản, cho biết đây có phải là bài văn nghị luận không? Vì sao?
( Đây là một bài văn nghị luận vì đã đề xuất một vấn đề và giải quyết vấn đề đó bằng lý lẽ và dẫn chứng ).
Học sinh thảo luận, cho biết: ở bài văn này, tác giả đề xuất ý kiến gì? Những dòng, câu nào thể hiện ý kiến đó?
( + ý kiến đề xuất: cần tạo ra thói quen tốt.
+ Nhan đề và câu cuối của bài văn thể hiện ý kiến đó ).
Học sinh tiếp tục thảo luận: Để thuyết phục người đọc, người nghe, tác giả tác giả nêu ra những lý lẽ và dẫn chứng nào?
( + Lý lẽ:
* Phần trả lời cho câu hỏi: thói quen tốt, thói quen xấu là gì?
* Phần trả lời cho câu hỏi: thói quen xấu có tác hại như thế nào?
+ Dẫn chứng: ở mỗi lý lẽ, tác giả lại đưa ra rất nhiều ví dụ ).
Học sinh cho biết, bài nghị luận này có nhằm giải
quyết vấn đề có trong cuộc sống hay không? Con
có tán thành ý kiến của bài viết hay không? Vì
sao?
( Tán thành vì tác giả đưa ra vấn đề và trình bày vấn đề đó với nhiều lý lẽ và dẫn chứng rất thuyết phục ).
HS thảo luận, xác định bố cục của bài văn trên.
Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng ghi kết quả thảo luận.
Lớp nhận xét, bổ sung.
Giáo viên nhận xét, bổ sung.
Học sinh đọc bài 4 SGK / 10, cho biết văn bản có phải là văn bản nghị luận không? Tại sao?
( Phải vì: từ 2 dẫn chứng: biển chết và biển Ga–li–lê, người viết đưa ra luận điểm: con người sống mà biết chia sẻ, yêu thương thì mới thực sự là sống có ý nghĩa còn ngược lại, nếu ích kỷ, hẹp hòi thì sống mà như chết ).
I - Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận.
1. Nhu cầu nghị luận.
2. Thế nào là văn bản nghị luận.
a. Ví dụ.
Luận điểm lớn: Kêu gọi nhân dân đi học.
Luận điểm nhỏ: đi học là nhiệm vụ cấp thiết.
Lý lẽ: chính sách ngu dân của Thực dân Pháp và tác hại của nó.
Dẫn chứng: tác hại của chính sách ngu dân: 95% dân không biết chữ.
Luận điểm nhỏ: muốn xây dựng đất nước, mọi người phải biết chữ.
Lý lẽ: dân ta có điều kiện để học chữ Quốc ngữ.
Dẫn chứng: về kết quả phong trào truyền bá chữ Quốc ngữ.
b. Ghi nhớ.
II - Luyện tập.
Bài 1.
Bài 2.
- Mở bài: nêu luận điểm.
- Thân bài:
+ Thói quen tốt là gì? Thói quen xấu là gì? Dẫn chứng.
+ Tác hại của thói quen xấu? Dẫn chứng.
- Kết bài: khái quát, nâng cao luận điểm.
Bài 4.
4. Hướng dẫn về nhà.
Học bài và làm bài tập 3 phần luyện tập SGK / 10.
Soạn bài “ Tục ngữ về con người và xã hội ”.
Tuần 20.
Bài 19.
Tiết 77.
Tục ngữ về con người và xã hội.
I - Mục tiêu cần đạt:
1. Về nội dung.
Giúp học sinh:
Hiểu nội dung, ý nghĩa và một số hình thức diễn đạt ( so sánh, ẩn dụ, nghĩa đen, nghĩa bóng ... ) của các câu tục ngữ.
Học thuộc lòng các câu tục ngữ, sưu tầm được một số câu tục ngữ đồng nghĩa và trái nghĩa với các câu tục ngữ đã học.
2. Về phương pháp.
Đi sâu khai thác các hình thức rút gọn câu để gây ấn tượng cho bài học Tiếng Việt, đồng thời với việc phân tích kết cấu tập hợp của chùm tục ngữ như một văn bản hoàn chỉnh có đề tài, dàn ý, có luận cứ, luận điểm ... để tạo cơ sở ban đầu cho việc tiếp thu tri thức làm văn. Quy trình phân tích theo hướng tổng – phân – hợp hướng đến các kết luận trong phần ghi nhớ SGK.
II - Nội dung và tiến trình tiết dạy.
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
Một học sinh lên bảng trả lời: thế nào là văn nghị luận? Ví dụ?
Ba học sinh lên bảng, mỗi học sinh chép một đoạn văn nghị luận mà mình đã sưu tầm. Lớp, giáo viên nhận xét, bổ sung. Giáo viên chấm điểm.
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Tục ngữ là những lời vàng, ý ngọc, là sự kết tinh kinh nghiệm, trí tuệ của nhân dân qua bao đời. Ngoài những kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất, tục ngữ còn là kho báu những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội. Dưới hình thức những nhận xét, lời khuyên nhủ, tục ngữ truyền đạt rất nhiều bài học bổ ích, vô giá trong cách nhìn nhận giá trị con người, trong cách học, cách sống và cách ứng xử hàng ngày.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chung văn bản.
Trước khi học sinh đọc, giáo viên nhắc nhở học sinh ngắt nhịp cho đúng.
Giáo viên gọi hai học sinh lần lượt đọc văn bản.
Lớp, giáo viên nhận xét.
Giáo viên kiểm tra việc học chú thích của HS.
HS xác định đề tài tổng quát của chùm tục ngữ?
( Đây là nhóm tục ngữ nói về giá trị con người và những phẩm chất tốt đẹp mà con người cần có về cuộc sống trong sạch, tinh thần học hỏi, lòng nhân ái và lòng biết ơn ).
Con hãy xác định cấu trúc để phân tích văn bản?
( + Câu 1, 2: nói về giá trị con người.
+ Các câu còn lại: nói về lối sống và những phẩm chất mà con người cần có ).
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chi tiết văn bản.
Học sinh đọc câu tục ngữ 1, cho biết con hiểu thế nào về các từ “ mặt người ”, “ mặt của ”?
( Không phải là cái mặt của con người hay mặt ngoài của của cải mà là nói đến sự có mặt của con người và sự có mặt của của cải, hay là con người, của cải, sự giàu có ... ).
Cách dùng từ “ mặt ” trong câu tục ngữ là cách nói ẩn dụ hay hoán dụ? ( cách nói hoán dụ ).
Ngoài nghệ thuật hoán dụ, câu tục ngữ còn sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào nữa? Hãy chỉ ra?
( + Đối: một >< mười
+ So sánh ).
Qua tất cả các thủ pháp nghệ thuật đó, con hiểu nghĩa của câu tục ngữ là gì?
Con hãy cho biết, câu tục ngữ này có thể được sử dụng trong những trường hợp nào?
( + Phê phán những trường hợp coi của hơn người.
+ An ủi, động viên những trường hợp mà nhân dân cho là “ Của đi thay người ”.
+ Nói về tư tưởng đạo lý, triết lý sống của nhân dân: đặt con người lên trên mọi thứ của cải.
+ Quan niệm về việc sinh đẻ trước đây: muốn đẻ nhiều con ).
Giáo viên yêu cầu học sinh tìm một số câu tục ngữ có nội dung tương tự?
( + “ Người làm ra của chứ của không làm ra người ”
+ “ Người sống hơn đống vàng ”.
+ “ Lấy của che thân, chứ không ai lấy thân che của ” ... ).
Học sinh đọc câu tục ngữ, trình bày cách hiểu của mình về cụm từ “ góc con người ”? Từ đó diễn xuôi câu tục ngữ?
( “ góc ” không phải là vị trí nhỏ, kín đáo của con người mà là một phương diện hình thức quan trọng của con người cần được tô diểm. Vẻ đẹp của mái tóc và hàm răng là một phương diện hình thức quan trọng của con người ).
Theo con, điều đó có đúng không? Tại sao?
( Đúng vì:
+ Răng và tóc phần nào thể hiện được tình trạng sức khoẻ của con người.
+ Răng và tóc là một phần thể hiện hình thức, tính tình, tư cách của con người ).
Cách so sánh của câu này có gì khác với câu 1?
( Dùng từ “ là ” có tính khẳng định hơn ).
Câu tục ngữ có thể được sử dụng trong những trường hợp nào?
( + Khuyên nhủ, nhắc nhở con người phải biết giữ gìn răng, tóc cho sạch, đẹp.
+ Thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá, bình phẩm con người của nhân dân ).
Giáo viên chốt lại nội dung 2 câu tục ngữ:
Học sinh đọc hai câu tục ngữ, trình bày cách hiểu của mình về từ “ sạch ” và “ thơm ”; “ gói ” và “ mở ”?
( + “ sạch ”: trong sạch, không làm điều nhơ bẩn, vi phạm đạo đức.
+ “ thơn ”: trong sáng, giữ vữ
File đính kèm:
- Giao an Ngu van 7 ki II.doc