A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Thấy được tầm quan trọng của bố cục trong văn bản.
- Bước đầu hiểu thế nào là bố cục rành mạch và hợp lý.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/. Ổn định
2/. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là liên kết trong văn bản?
? Muốn làm cho văn bản có tính liên kết, chúng ta phải sử dụng những phương tiện liên kết nào?
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2424 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 2 – Tiết 7: Bố cục trong văn bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 – Tiết 7
BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Thấy được tầm quan trọng của bố cục trong văn bản.
- Bước đầu hiểu thế nào là bố cục rành mạch và hợp lý.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/. Ổn định
2/. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là liên kết trong văn bản?
? Muốn làm cho văn bản có tính liên kết, chúng ta phải sử dụng những phương tiện liên kết nào?
3/. Bài mới:
Giới thiệu bài mới : Ở lớp 6, các em đã làm quen với việc xây dựng dàn bài, mà dàn bài là kết quả hình thức thể hiện bố cục. Vì thế bố cục trong văn bản không phải là vấn đề hoàn toàn mới mẻ với chúng ta. Tuy nhiên, thực tế vẫn có nhiều học sinh không quan tâm đến bố cục và ngại xây dựng bố cục trong khi làm bài. Bài học hôm nay sẽ làm rõ tầm quan trọng của bố cục trong văn bản và bước đầu giúp chúng ta xây dựng bố cục trong văn bản.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
BÀI HS GHI
?Em đã đọc lá đơn xin gia nhập đội, cho biết trong đó em ghi nội dung gì?
Những nội dung trên được sắp xếp như thế nào?
?Bố cục một văn bản cần đạt những yêu cầu gì?
GV cho HS đọc hai câu chuyện SGK/29.
?Hai câu chuyện trên đã có bố cục chưa?
?Cách kể chuyện trên bất hợp lý ở chỗ nào?
?Em hãy sắp xếp bố cục của hai câu chuyện trên?
?Vậy bố cục văn bản cần phải có yêu cầu gì?
?Bố cục văn bản gồm có mấy phần?
=> Tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp, người viết đơn.
- Nêu yêu cầu, nguyện vọng, lời hứa.
=> Sắp xếp trật tự trước sau, thứ tự hợp lý, chặt chẽ, rõ ràng.
=> Các đoạn văn bản phải mạch lạc, rõ ràng.
HS đọc ghi nhớ.
=> Chưa.
=> Cách sắp xếp ý tứ, câu chữ lộn xộn khiến người đọc khó hiểu.
=> HS tự sắp xếp.
=> Rành mạch, hợp lý
I.TÌM HIỂU BÀI.
1.Bố cục :
ĐƠN XIN GIA NHẬP ĐỘI
- Tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp.
- Nguyện vọng gia nhập đội.
- Lời hứa.
=> Bố cục, sắp xếp các đoạn theo một trình tự rành mạch hợp lý.
2. Yêu cầu đối với bố cục văn bản.
- Rành mạch.
- Hợp lý.
=> Điều kiện đễ một bố cục được coi là rành mạch, hợp lý.
* GHI NHỚ : (SGK)
3. Các phần của bố cục: 3 phần.
- Mở bài.
- Thân bài.
- Kết bài.
II. LUYỆN TẬP.
BT1/30 : HS đọc bài tập : VD : Khi tả cây cối.
Mở bài : Giới thiệu cây định tả là gì? Của ai? Trồng ở đâu? Có từ bao giờ?
Thân bài : Tuỳ vào cây mà chọn một trình tự miêu tả cho hợp lý- Tả bao quát : tầm vóc, hình dáng, vẻ đẹp, …….- Tả chi tiết từng bộ phận ( rễ, gốc, thân, lá, hoa, quả…)- Môi trường sống (nắng, gió, chim chóc, ong bướm, người…)
Kết bài : Cảm nghĩ và tình cảm đối với cây.
BT2/30 : Bố cục truyện : “Cuộc chia tay của những con búp bê”
Mở bài : “Mẹ tôi…khóc nhiều”.=> Giời thiệu hoàn cảnh bất hạnh của Thành và Thuỷ.
Thân bài : “Đêm qua…Đi thôi con!”.=> Cảnh chia đồ chơi của hai anh em Thành, Thuỷ và cảnh chia tay của Thuỷ với lớp học.
Kết bài : Phần còn lại.=> Cuộc chia tay nay xúc động của hai anh em.* Một câu chuyện có thể có nhiều cách bố cục.* Đoạn “Gia đình tôi khá giả…” không được đưa lên đầu truyện cho đúng trật tự thời gian… không phải là sơ xuất của tác gia. Có sự sắp xếp của người viết làm cho truyện hấp dẫn ngay dòng đầu để tạo cảm xúc cho người đọc chú ý.
Dặn dò :?Bố cục văn bản là gì??Các điều kiện để bố cục rành mạch, hợp lý??Bố cục gồm mấy phần.
Hướng dẫn bài mới : “Mạch lạc trong văn bản”
+ Đọc câu hỏi SGK/31
+ Tham khảo phần Luyện tập SGK/32.
File đính kèm:
- TIET7.doc