A- MỤC TIEU
- Giúp học sinh cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "Tôi" ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
B-CHUẨN BỊ :
- Bảng phụ, tư liệu về tác giả.
C-PHƯƠNG PHÁP :
- Đọc diễn cảm, phân tích, giảng bình.
D- TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
I. Ổn định.
II. Kiểm tra. (Sự chuẩn bị của HS - 2')
III. Bài mới.
219 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1271 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:
NG:
Tiết 1 + 2 Văn bản
Tôi đi học
(Thanh Tịnh)
A- Mục tieu
- Giúp học sinh cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "Tôi" ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
B-chuẩn bị :
- Bảng phụ, tư liệu về tác giả.
C-phương pháp :
- Đọc diễn cảm, phân tích, giảng bình...
D- Tiến trình giờ dạy:
I. ổn định.
II. Kiểm tra. (Sự chuẩn bị của HS - 2')
III. Bài mới.
Tiết 1:
- HS đọc chú thích. Dựa vào chương trình SGK. Trình bày những hiểu biết của em về Thanh Tịnh? GV diễn giảng, mở rộng yếu tố ngoài văn.
I- Tìm hiểu tác giả, tác phẩm (8')
1. Tác giả: 1911 - 1988
2. Tác phẩm.
? Cho biết xuất xứ của truyện ngắn "Tôi đi học".
3. Đọc chú thích.
- GV đọc - HS đọc xen kẽ. HS nhận xét cách đọc. GV nêu cách đọc, uốn nắn.
- Đọc
- Chú thích
? Dựa vào chú thích giải nghĩa từ:
+ tựu trường
+ ông Đốc
+ lạm nhận.
II- Phân tích văn bản:
1. Bố cục, ngôi kể:
? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Truyện có những nhân vật nào ? Nhân vật nào là chính? Vì sao?
- Ngôi kể: Thứ nhất- "Tôi"
- Nhân vật: Tôi, mẹ, ông đốc, những cậu học trò. Trong đó "Tôi" là nhân vật chính vì mọi sự vật được kể từ cảm nhận của "Tôi" từ tái hiện nhớ về dĩ vãng.
? Kỷ niệm ngày đầu đến trường của "Tôi" được kể theo trình tự không gian, thời gian nào? Tương ứng với thứ tự ấy là các đoạn nào của văn bản?
- Bố cục:
+ Cảm nhận của "tôi" trên đường tới trường:
Từ đầu.... trên ngọn núi.
+ Cảm nhận của "tôi" lúc ở sân trường.
Tiếp --> cả ngày nữa.
+ Cảm nhận của "tôi" trong lớp học.
Còn lại
2. Phân tích: 35'
- Theo dõi phần đầu cho biết:
? Kỷ niệm ngày đầu đến trường của nhân vật "tôi" gắn với không gian, thời gian cụ thể nào?
a) Cảm nhận của "tôi" trên đường tới trường.
+ Thời gian: Buổi sáng cuối thu. Một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh.
+ Không gian: Trên con đường làng dài và hẹp.
? Vì sao không gian, thời gian ấy trở thành kỷ niệm trong tâm trí tác giả?
--> Đó là thời điểm, nơi chốn quen thuộc gần gũi gắn liền với tuổi thơ. Lần đầu được cắp sách đến trường --> tác giả là người yêu quê tha thiết.
? Trong câu "Con đường này... thấy lạ" cảm giác quen mà lạ của "tôi" có ý nghĩa gì?
- Dấu hiệu đổi khác trong tình cảm và nhận thức của một cậu bé ngày đầu tiên tới trường tự thấy mình như đã lớn lên. Con đường làng không còn dài rộng như trước.
? Chi tiết "tôi không lội... thằng Sơn nữa" có ý nghĩa gì?
- Báo hiệu sự thay đổi trong nhận thức bản thân, cậu bé tự thấy mình lớn lên cho thấy nhận thức của cậu bé về sự nghiêm túc học hành.
? Việc học hành gắn với sách vở, bút thước bên mình học trò. Những việc này đã được tác giả nhớ lại bằng đoạn văn nào?
- Đoạn văn: "trong chiếc áo vải... ngọn núi".
? Có thể hiểu gì về nhân vật "tôi" qua chi tiết ghì thật chặt 2 quyển vở mới trên tay và muốn thử sức mình tự cầm bút thước.
- Có chí học ngay từ đầu, muốn tự mình đảm nhận việc học tập, muốn được chững chạc như bạn, không thua kém bạn.
? Khi nhớ lại ý nghĩ chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước, tác giả viết: "ý nghĩ ấy... trên ngọn núi".
? Hãy phát hiện và phân tích ý nghĩa của biện pháp nghệ thuật ấy? (Tự luận)
=> Nghệ thuật so sánh: Kỷ niệm đẹp, cao siêu, đề cao sự học của con người.
? Em hiểu cảm nhận của "tôi" trên đường tới trường như thế nào? "Tôi" đã bộc lộ những đức tính gì?
- Nhân vật "tôi" vô cùng xúc động, cảm thấy bỡ ngỡ, hồi hộp, ngạc nhiên.
- Nhân vật "tôi" yêu bạn, yêu mái trường, quê hương, yêu học.
Tiết 2:
b) Cảm nhận của "Tôi" lúc ở sân trường (20')
- GV khái quát ý 1, chuyển vào ý 2.
? Quan sát phần 2 cho biết cảnh trước sân trường làng Mỹ Lí lưu lại trong tâm thế tác giả có gì nổi bật?
- Rất đông người: Trước sân trường làng Mĩ Lí dày đặc cả người.
- Người nào cũng đẹp, người nào quần áo cũng sạch sẽ, gương mặt cũng tươi vui, sáng sủa.
? Cảnh tượng được nhớ lại có ý nghĩa gì?
=> Phản ánh không khí đặc biệt của ngày hội khai trường thường gặp ở nước ta, thể hiện tinh thần hiếu học của nhân vật "tôi", bộc lộ tình cảm sâu nặng của tác giả đối với mái trường tuổi thơ.
? Khi chưa đi học, nhân vật "tôi" chỉ thấy ngôi trường Mĩ Lí cao ráo và ... trong làng". Nhưng lần đầu tới trường cậu bé lại thấy "trường Mĩ Lí trông nữa ... vẫn vẻ".
--> So sánh lớp học với đình làng- nơi thờ cúng tế lễ nơi thiêng liêng cất giấu những điều bí ẩn.
? Em hiểu ý nghĩa của hình ảnh so sánh như thế nào?
--> Phép so sánh diễn tả cảm xúc trang nghiêm của tác giả về mái trường, đề cao trí thức của con người trong trường học.
? Khi những cậu học trò nhỏ tuổi khi lần đầu tiên đến trường tác giả dùng hình ảnh so sánh nào? Em đọc được những ý nghĩa nào từ hình ảnh này?
- Họ như con chim non đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ.
--> Miêu tả sinh động hình ảnh tâm trạng của các em nhỏ lần đầu tới trường học, đề cao sức hấp dẫn của nhà trường, thể hiện khát vọng bay bổng của tác giả đối với trường học.
? Hình ảnh mái trường gắn liền với ông đốc. Hình ảnh ông Đốc được nhớ lại qua các chi tiết nào?
- Đọc danh sách học sinh ông nói: Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng.
- Nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động.
- Tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi.
? Từ đó cho thấy tác giả đã nhớ tới ông Đốc bằng tình cảm nào?
=> Quý trọng, tin tưởng, biết ơn.
? Em nghĩ gì về tiếng khóc của các cậu học trò bé nhỏ khi xếp hàng để vào lớp trong đoạn văn: các cậu lủng lẻo nhìn ra sân nơi mà... ngập ngừng trong cổ.
- Khóc: Một phần vì lo sợ (do phải tách rời người thôn để bước vào môi trường hoàn toàn mới lạ), một phần vì sung sướng (lần đầu được tự mình học tập).
? Hãy nhớ lại cảm xúc của em vào ngày đầu đến trường như các bạn nhỏ kia (HS tự bộc lộ).
- Đó là những giọt nước mắt báo hiệu sự trưởng thành, những giọt nước mắt ngoan chứ không phải nước mắt vòi vĩnh như trước.
? Đến đây em đánh giá như thế nào về cảm nhận của "Tôi"?
Cảm xúc trang nghiêm, khát vọng bay bổng của tác giả với trường học.
c) Cảm nhận của "Tôi" trong lớp học (10')
- HS đọc phần 3.
? Vì sao trong khi xếp hàng đợi vào lớp, nhân vật "Tôi" lại cảm thấy trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này?
- Vì "tôi" bắt đầu cảm nhận được sự độc lập của mình khi đi học.
- Bước vào lớp học là bước vào thế giới riêng của mình, phải tự mình làm tất cả, không còn có mẹ bên cạnh như ở nhà.
? Những cảm giác mà nhân vật "tôi" nhận được khi bước vào lớp học là gì?
- 1 mùi hương lạ xông lên, trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hãy nhìn bàn ghế chỗ ngồi... lạm nhận... nhìn người bạn chưa hề quen... lạ chút nào.
? Hãy lý giải những cảm giác đó của "tôi"?
- Cảm giác lạ vì lần đầu được vào lớp học môi trường sạch sẽ, ngay ngắn
- Không cảm nhận thấy sự xa lạ với bàn ghế và bạn bè vì bắt đầu ý thức được những điều đó sẽ gắn bó thân thiết với mình bây giờ và mãi mãi.
? Những cảm giác đó cho thấy tình cảm của nhân vật "tôi" đối với lớp của mình?
=> Tình cảm bừng sáng tha thiết.
? Đoạn cuối văn bản có 2 chi tiết
- 1 con chim con liệng... cánh chim,
- Những tiếng phấn của... vần đọc.
Những chi tiết đó nói nên điều gì về nhân vật "tôi"?
- Một chút thoáng buồn khi giã từ tuổi thơ bắt đầu trưởng thành trong nhận thức và việc học hành của bản thân. Yêu thiên nhiên, yêu tuổi thơ, yêu học hành.
III- Tổng kết (9')
1. Nội dung.
2. Nghệ thuật.
? Em cảm nhận được điều gì về giá trị nội dung của truyện?
- Truyện được bố cục theo dòng hồi tưởng cảm nghĩ của "tôi" theo thứ tự thời gian của một buổi tựu trường.
- Sự kết hợp hài hoà giữa kể, miêu tả với bộc lộ tâm trạng cảm xúc, tình cảm đã làm nên chất trữ tình của tác phẩm.
? Nhận xét nghệ thuật đặc sắc của truyện, sức cuốn hút của tác phẩm được tạo nên từ đâu? GV dùng bảng phụ.
- Sức cuốn hút của tác phẩm được tạo nên từ:
+ Bản thân tình huống truyện.
+ Tình cảm ấm áp của người lớn đối với em nhỏ.
+ Hình ảnh TN ngôi trường và cách so sánh giàu sức gợi của tác giả.
HS đọc ghi nhớ.
3. Ghi nhớ (SGK).
IV. Củng cố (2')
? Trình bày ngắn gọn suy nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật "tôi".
? Em học tập được gì từ nghệ thuật kể chuyện của nhà văn.
- Muốn kể chuyện hay cần có nhiều kỷ niệm đẹp và giàu xúc cảm.
V.Hướng dẫn (4')
+ Học thuộc ghi nhớ , phân tích.
+ Làm bài 2.9.
+ Soạn: "Trong lòng mẹ".
- Yêu cầu: Đọc tác phẩm "Những ngày thơ ấu"- Tác giả Nguyên Hồng.
+ Đọc, kể, tóm tắt nội dung TP, đoạn trích.
+ Trả lời câu hỏi SGK.
E- Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................ ..............................................................................................................................................................................................................................................................................
NS:14/5/2012
Tiết 3
Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
A- Mục tiêu:
- Giúp HS hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
- Thông qua bài học rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung, cái riêng.
B-chuẩn bị:
- Bảng phụ, giáo án.
C-phương pháp:
- Phân tích mẫu, hoạt động nhóm, quy nạp.
D- Tiến trình giờ dạy:
I.ổn định.
II.Kiểm tra. (Sự chuẩn bị của HS)
III.Bài mới.
GV gợi dẫn HS nhớ lại kiến thức từ đồng nghĩa, trái nghĩa học lớp 7 (2').
I. Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp (16'):
- GV dùng bảng phụ ghi sơ đồ SGK.
- Yêu cầu HS quan sát sơ đồ.
1. Ngữ liệu: SGK.
? Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ: thú, chim, cá. Tại sao?
- Nghĩa của từ động vật rộng hơn... Vì phạm vi nghĩa của từ động vật bao hàm nghĩa của 3 từ: thú, chim, cá.
? Nghĩa của từ "thú" rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ: voi, hươu?
? Nghĩa của từ "chim" rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ: tu hú, sáo?
? Nghĩa của từ "cá" rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ: cá rô, cá thu? Tại sao?
? Nghĩa của từ "thú, chim, cá" rộng hơn nghĩa của từ nào? hẹp hơn nghĩa của từ nào?
- Nghĩa của từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của từ voi, hươu, tu hú, sáo.
- Nghĩa của từ chim rộng hơn nghĩa của từ:tu hú, sáo.
- Nghĩa của từ " ccá" rộng hơn nghĩa của từ cá rô, cá thu.
- Nghĩa của từ " thú, chim, cá" rộng hơn nghĩa của từ voi, hươu,tu hú, sáo, cá rô, cá thu, và hẹp hơn nghĩa của từ động vật.
? Qua tìm hiểu ví dụ, em hiểu từ ngữ nghĩa rộng, nghĩa hẹp như thế nào?
2. Nhận xét:
- Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ khác.
- Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
- Một từ có nghĩa rộng với những từ ngữ này có thể hẹp với từ ngữ khác.
- HS đọc ghi nhớ SGK.
3- Ghi nhớ (SGK) (2')
II- Luyện tập (25')
- HS đọc- xác định yêu cầu- làm- nhận xét. GV sửa.
Bài 1:
a)
y phục
quần
áo
quần đùi
quần dài
áo dài
sơ mi
b) Tương tự như sơ đồ phần a
- HS đọc XĐ yêu cầu- phân nhóm- làm- nhận xét. GV sửa.
Bài 2:
a) chất đốt.
b) nghệ thuật
c) thức ăn
d) nhìn
d) đánh
- HS XĐ yêu cầu- phân nhóm- làm- nhận xét. GV sửa.
Bài 3:
a) ô tô, xe máy, xe đạp...
b) thép, sắt, đồng, nhôm.
c) chanh, cam, chuối, na...
d) họ nội, họ ngoại, bác, chú, dậu, dì...
đ) xách, khiêng, gánh.
- HS XĐ yêu cầu- làm- nhận xét. GV sửa.
Bài 4:
a) thuốc lào
b) thủ quỹ
c) bút điện
d) hoa tai
HS XĐ yêu cầu- làm- nhận xét. GV sửa.
Bài 5:
Đ có nghĩa rộng: khóc
Đ có nghĩa hẹp: nức nở, sụt sùi.
IV. Củng cố:
- Khái quát nội dung bài học
V. Hướng dẫn: (2')
- Học thuộc ghi nhớ SGK.
- Làm bài tập trong vở bài tập.
- Xem bài "Trường từ vựng".
e- Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:
Nggày giảng:
Tiết 4
Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
A:MỤC TIấU CẦN ĐẠT
- Giúp HS nắm được chủ đề của văn bản, tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
- Biết viết một văn bản bảo đảm tính thống nhất về chủ đề, biết xác định và duy trì đối tượng trình bày, chọn lựa, sắp xếp các phần sao cho văn bản tập trung nêu bật ý kiến cảm xúc của mình.
B-chuẩn bị :
- Bảng phụ, giáo án.
C-phương pháp:
- Phân tích mẫu, hoạt động nhóm, quy nạp.
D- Tiến trình giờ dạy:
I. ổn định.
II. Kiểm tra. (Sự chuẩn bị của HS- 2')
III. Bài mới.
I. Chủ đề của văn bản:
1. Ngữ liệu: Văn bản "Tôi đi học".
- Nhớ lại văn bản "Tôi đi học".
? Văn bản miêu tả những việc đang xảy ra (hiện tại) hay đã xảy ra (hồi ức kỷ niệm)? Tác giả viết văn bản này nhằm mục đích gì?
? Từ đó hãy phát biểu chủ đề của văn bản này?
- Văn bản miêu tả những việc đã xảy ra, đó là những hồi tưởng của tác giả ngày đầu tiên đi học.
- Mục đích: Phát biểu ý kiến và bộc lộ cảm xúc của mình về một kỷ niệm sâu sắc thuở thiếu thời.
- GV chốt --> chủ đề của văn bản là gì?
2. Nhận xét:
- Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.
II. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản:
1. Ngữ liệu.
? Để tái hiện những kỷ niệm về ngày đầu tiên đi học, tác giả đã đặt nhan đề của văn bản và sử dụng từ ngữ, câu như thế nào?
- Nhan đề "Tôi đi học" có ý nghĩa tường minh, giúp ta hiểu ngay nội dung của văn bản là nói chuyện đi học.
? Các từ ngữ biểu thị ý nghĩa tôi đi học được lặp lại nhiều lần. GV treo bảng phụ.
+ Các từ ngữ: Những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường, lần đầu tiên đến trường đi học, hai quyển vở mới.
? Các câu đều nhắc đến kỷ niệm của buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
+ Các câu: Hôm nay tôi đi học. Hàng năm cứ vào cuối thu, lòng tôi lại náo nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy. Hai quyển vở mới đang ở trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng, tôi bám tay ghì chặt nhưng một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất.
? Để tô đậm cảm giác trong sáng của nhân vật tôi trong ngày đầu tiên đi học, tác giả đã sử dụng các từ ngữ và chi tiết nghệ thuật nào? GV phân nhóm (3 dãy).
(Dùng bảng phụ)- Nhận xét- GV sửa.
a) Trên đường đi học:
- Cảm nhận về con đường: quen đi lại lắm lần, thấy lạ cảnh vật chung quanh đều thay đổi.
- Thay đổi hành vi: Lội qua sông thả diều, đi ra đông fnô đùa --> đi học, cố làm như một học trò thực sự.
b) Trên sân trường:
- Cảm nhận về ngôi trường: cao ráo, sạch sẽ hơn các nhà trong làng --> xinh xắn oai nghiêm như đình làng, sân rộng cao hơn và "lòng tôi đam ra lo sợ vẩn vơ".
- Cảm giác bỡ ngỡ, lúng túng khi xếp hàng vào lớp: đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa, dám đi từng bước nhẹ, muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ, tự nhiên thấy nặng nề một cách lạ, nức nở khóc theo.
c) Trong lớp học:
Cảm thấy xa mẹ. Trước đây có thể đi chơi cả ngày cũng không thây xa nhà, xa mẹ chút nào hết, giờ đây mỗi bước vào lớp đã thấy xa mẹ, nhớ nhà.
? Dựa vào kết quả phân tích, em cho biết tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
? Tính thống nhất này thể hiện ở những phương diện nào?
2. Nhận xét:
Tính TN về chủ đề của văn bản là sự nhất quán về ý đồ, ý kiến, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong văn bản.
- Tính TN này thể hiện ở các phương diện:
+ Hình thức: Nhan đề của văn bản.
+ Nội dung: mạch lạc (quan hệ giữa các phần của văn bản), từ ngữ, chi tiết (tập trung làm rõ ý đồ, ý kiến, cảm xúc).
+ Đối tượng: xoay quanh nhân vật tôi.
- HS đọc ghi nhớ.
3. Ghi nhớ (SGK).
III- luyện tập:
- HS XĐ yêu cầu- Làm- Nhận xét. GV sửa.
Bài 1 (18')
Văn bản "Rừng cọ quê tôi".
a) Căn cứ vào:
- Nhan đề văn bản: Rừng cọ quê tôi.
- Các đoạn giới thiệu rừng cọ, tả cây cọ, tác dụng của cây cọ, tình cảm gắn bó với cây cọ.
b) Các ý lớn của phần thân bài được sắp xếp hợp lý, không nên thay đổi.
c) 2 câu trực tiếp nói tới tình cảm gắn bó giữa người dân S.Thao với rừng cọ.
"Dù ai ... S.Thao"
- HS XĐ yêu cầu. GV dùng bảng phụ hướng dẫn.
- HS gạch bỏ những ý lạc xa chủ đề.
Bài 2:
- bỏ ý b, d.
- HS XĐ yêu cầu- Phân nhóm- Trao đổi- Trình bày. GV nhận xét.
Bài 3:
- ý lạc chủ đề: c, g.
- Có nhiều ý hợp với chủ đề nhưng do cách diễn đạt chưa tốt nên thiếu sự tập trung vào chủ đề (b, e).
=> Sắp xếp lại như sau:
a) Cứ vào mùa thu về... xốn xang.
b) Cảm thấy con đường làng đến trường vốn quen thuộc bỗng trở nên mới lạ.
c) Muốn thử sức tự mang sách vở như một học trò thực sự.
d) Cảm thấy ngôi trường vốn qua lại nhiều lần cũng có nhiều biến đổi "sân nó rộng, mình nó cao hơn".
e) Cảm thấy gần gũi, thân thương đối với lớp học với những người bạn mới.
IV. Củng cố bài học
V.Hướng dẫn: (2')
- Học thuộc ghi nhớ SGK.
- Làm bài tập trong vở bài tập.
- Xem nghiên cứu bài "Bố cục văn bản".
e- Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
NS:
NG:
Tuần 2
Tiết 5+6
Văn bản
Trong lòng mẹ
(Nguyên Hồng)
A- Mục tiêu CẦN ĐẠT
- Giúp học sinh hiểu được tình cảm đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật bé Hồng, cảm nhận được tình cảm yêu thương mãnh liệt của chú đối với mẹ.
- Bước đầu hiểu được văn hồi ký và đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút Nguyên Hồng: Thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm.
B- Chuẩn bị:
- Bảng phụ, tiểu thuyết "Những ngày thơ ấu".
C-Phương pháp:
- Đọc diễn cảm, kể tóm tắt, phân tích, phát vấn, bình giảng.
D- Tiến trình LEN LỚP:
I. ổn định.
II. Kiểm tra 3'.
? Một trong những thành công của việc thể hiện cảm xúc tâm trạng của Thanh Tịnh là biện pháp so sánh. Em hãy tìm văn bản 3 phép so sánh hay và phân tích.
III. Bài mới.
Tiết 1:
? Dựa vào chú thích, trình bày những nét cơ bản về nhà văn Nguyên Hồng.
- GV mở rộng chi tiết ngoài văn bản.
I. Tác giả- Tác phẩm: (12')
1. Tác giả: 1918 - 1982
- Quê Nam Định. Trước sống chủ yếu ở Hải Phòng, trong một xóm lao động nghèo.
- Năm 1996 truy tặng giải thưởng HCM về VHNT.
? Nêu những nhận xét cơ bản về tác phẩm.
2. Tác phẩm: Gồm 9 chương, mỗi chương kể về một kỷ niệm. Đoạn trích trong chương IV tên do người biên soạn đặt.
3. Đọc chú thích.
- GV hướng dẫn HS đọc- GV đọc - HS đọc kế tiếp. GV cùng HS đọc kể xen kẽ.
- GV dẫn dắt- HS đọc. HS kể lại tóm tắt.
- GV tóm tắt ngắn gọn.
? Dựa vào chú thích giải nghĩa từ.
- Đọc, kể tóm tắt.
- Giải nghĩa từ:
+ Đoạn tang
+ Tha hương cầu thực
+ thành kiến, cổ tục.
II. Phân tích văn bản:
- Nhận xét thể loại văn bản:
1. Thể loại, ngôi kể, phương thức biểu đạt, bố cục (5')
- Thể loại: Tiểu thuyết tự thuật kết hợp nhuần nhuyễn phương thức tự sự- miêu tả- biểu cảm.
? Quan hệ giữa nhân vật- người kể chuyện với tác giả cần được hiểu ntn?
- Ngôi kể: Nhân vật- người kể xưng tôi- chinh là tác giả kể chuyện đời mình một cách trung thực, chân thành.
- GV tích hợp với văn bản "Tôi đi học".
? Đoạn trích chia làm mấy phần?
- Bố cục: 2 phần:
a) Từ đầu... "hỏi đến chứ": cuộc đối thoại giữa bà cô và chú bé Hồng.
b) Còn lại --> cuộc gặp gỡ bất ngờ với mẹ và cảm giác sung sướng cực điểm của bé Hồng.
2. Phân tích văn bản (25')
- HS đọc phần 1.
a) Nhân vật cô trong cuộc đối thoại với bé Hồng.
*Cử chỉ: Cười hỏi: "Mày có....không"?
? Nhân vật bà cô hiện lên trong chi tiết lời nói điển hình nào?
? Cử chỉ, lời nói và nội dung câu hỏi có phản ánh đúng tâm trạng của bà không?
- Nụ cười và câu hỏi có vẻ quan tâm trong cháu khiến cho người đọc có thể tưởng đây là bà cô tốt bụng thấy cháu mồ côi.
? Em hiểu rất kịch ý là gì? Vì sao bà có thái độ và cách cư xử như vậy?
- Rất kịch: giống người đóng kịch trên sân khấu nhập vai biểu diễn ý là rất giả dối, giả vờ. Bà cô cười, hỏi ngọt ngào, dịu dàng nhưng không hề có ý định tốt đẹp với cháu mà bà đang trò chơi tai ác.
? Sau khi lời từ chối của bé Hồng bà cô lại hỏi gì? Nét mặt và thái độ của bà thay đổi ra sao? Điều đó thể hiện cái gì?
- Sao lại không vào?... có như dạo trước đâu.
- Long lanh nhìn chằm chặp --> Lời nói và cử chỉ càng chứng tỏ sự giả dối và độc ác. Bà ta vẫn tiếp tục đóng kịch lôi đứa cháu vào trò chơi tai quái.
Mày dại quá... em bé chứ.
=> Nhận thấy bé Hồng rưng rưng khóc, bà ta khuyên an ủi, khích lệ tỏ ra rộng lượng, muốn giúp cháu. Nhưng 2 chữ em bé lại ngân dài ra thật ngọt, bà cô biểu hiện sự săm soi độc địa cứ hành hạ, nhục mạ đứa bé bằng cách xoáy vào nỗi đau khổ tâm của nó.
? Sau đó cuộc đối thoại diễn ra ntn? Việc bà cô mặc kệ cháu "cười dài trong tiếng khóc" vẫn cứ tươi cười kể chuyện về chị dâu mình rồi lại đổi giọng vỗ vai nghiêm nghị, tỏ rõ sự thương xót anh trai. Tất cả điều đó càng làm lộ rõ bản chất gì của bà?
- Bà cô tỏ ra lạnh lùng vô cảm trước sự đau đớn, xót xa của cháu. Bà ta kể về sự đói rách, túng thiếu của người chị dâu với vẻ thích thú.
- Cử chỉ và lời nói của bà là sự thay đấu pháp tấn công. Bà ta muốn làm cho đứa cháu đau khổ hơn nữa, lúng túng, thê thảm hơn nữa. Khi thấy đứa cháu đã lên đến tột cùng của sự đau đớn, phẫn uất bà ta mới tỏ ra ngậm ngùi, xót thương người đã mất --> Tất cả chỉ chứng tỏ sự giả dối, thâm hiểm trắng trợ, trơ trẽn của bà mà thôi.
Là người đàn bà lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm, tàn nhẫn đến khô héo cả tình cảm ruột thịt.
Tiết 2:
b) Nhân vật bé Hồng với những rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại.
- GV dg: Chuyển tiết 2.
- GVdg: Hoàn cảnh đáng thương của bé Hồng.
? Diễn biến tâm trạng của bé Hồng khi lần lượt nghe những câu hỏi và thái độ, cử chỉ của bà cô?
*Diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong cuộc đối thoại với bà cô (13')
- Trước những lời hỏi ngọt nhạt của bà cô, Hồng toan trả lời "có" nhưng lại cúi đầu không đáp, em đã sớm nhận ra sự giả dối trong giọng nói của bà, em cười và từ chối đứa ra lý do rất có lý:
"Không ! Cháu... cũng về"
? Chi tiết "Tôi cười dài trong tiếng khóc" có ý nghĩa gì? Hẫy phân tích.
- GV bình ngắn gọn.
- Sau lời hỏi thứ 2: Lòng bé thắt lại mắt cay cay "Nước mắt... ở cổ", "cười dài trong tiếng khóc".
=> Câu văn thể hiện phong cách rất Nguyên Hồng bởi nó thể hiện một cách nồng nhiệt, mạnh mẽ cường độ, trường độ của cảm xúc tâm trạng của nhân vật trong hoàn cảnh ấy bé Hồng nhỏ bé, yếu ớt mà kiên cường, đau xót mà tự hào và đặc biệt vẫn dào dạt niềm tin yêu người mẹ khốn khổ của mình. Có cách trả lời nào hay hơn, sâu sắc và dữ dội bằng tiếng cười dài trong nước mắt ấy.
- Sau câu hỏi lại và câu chuyện kể về mẹ... bé Hồng cổ đã nghẹn lại, khóc không ra tiếng...
"Giá những cổ tục... mới thôi"
=> Lời văn dồn dập oán hờn tụ ngưng và đột khởi động từ mạnh, phép so sánh --> lòng căm tức --> tột cùng.
? Qua phân tích em có nhận xét gì về bé Hồng?
Bé Hồng sớm nhận ra sự giả dối của bà cô, em đau đớn, tủi nhục, uất hận đến cực điểm. Bé Hồng giàu tình yêu mẹ.
- HS kể lại đoạn khi gặp mẹ.
- GV dg hoàn cảnh bé Hồng gặp mẹ.
? Nếu người ngồi trên xe không phải là mẹ của bé thì điều gì sẽ xảy ra?
*Khi gặp mẹ và nằm trong lòng mẹ (17'):
- Là một trò chơi tức bụng cho lũ bạn. Hơn nữa, làm cho bé Hồng thẹn và tủi cực "Khác gì ảo ảnh... giữa sa mạc".
? Thử phân tích cái hay của hình ảnh so sánh.
=> So sánh rất đạt vì nó nói lên được bản chất khát khao tình mẹ của bé Hồng như một người bộ hành trên sa mạc khát nước. So sánh cũng diễn tả được sự thất vọng và tủi cực của bé, nếu như đó là sự nhầm lẫn, là ảo ảnh. Đồng thời, so sánh đó cũng rất phù hợp về tình mẹ con.
? Khi gọi "Mợ ơi..." bé Hồng có biết chắc là mẹ mình, có nghĩa khả năng bị nhầm không? Tiếng gọi bối rối đó cho ta biết điều gì trong tình cảm của bé Hồng?
- Bé Hồng không biết chắc đó là mẹ bởi vì "chợt thoáng thấy" lại không rõ mặt mà chỉ thấy "một bóng người giống mẹ". Bé cũng không kịp nghĩ đến khả năng bị nhầm trở thành trò cười vừa thẹn và tủi. Sự phản ứng tức thì "liền đuổi theo gọi bối rối" cho thấy bé Hồng rất khát khao gặp mẹ, một phản ứng tự nhiên như là sự bật ra tất yếu sau một quá trình dồn nén tình cảm mà lý trí không kịp phân tích và kiểm soát.
- HS đọc đoạn bé Hồng trèo lên xe nằm trong lòng mẹ.
? Cử chỉ, hành động và tâm trạng của bé Hồng khi gặp mẹ mình ntn? Có thể nói, đoạn này có thể dễ chuyển thành phim, kịch nói. ý kiến của em thế nào? (HS thảo luận).
- Đoạn văn tả cảnh bé Hồng bất ngờ gặp mẹ, được mẹ xốc lên xe và hình ảnh nằm trong lòng mẹ quên hết những tủi hận, thoả nỗi nhớ mong là đoạn truyện đậm chất trữ tình, là bài ca tuyệt đẹp về tình mẫu tử vừa gần gũi, vừa thiêng liêng.
Đoạn tả những hành động vội vã đuổi theo xe mẹ: thở hồng hộc, ríu cả chân lại và khóc nức nở. Nhịp văn nhanh, gấp, mừng vui, hờn tủi
File đính kèm:
- GIAO AN NGU VAN 8(9).doc