Giáo án ngữ văn 8 học kỳ II năm học 2012– 2013

A*Mục đích yêu cầu:

- Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần.

- Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm.

- GD ý thức hoc tập bộ môn.

B*Nội dung ôn tập:

I. Phần văn:

HD HS ôn tập về vb:Nhớ rừng: - GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.

- HS nhận xét, bổ sung.

- GV chốt lại kiến thức trọng tâm.

1* Tác giả:

- Thế Lữ (1907 – 1989) – tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ – quê ở Bắc Ninh.

- Là nhà thơ tiêu biểu trong pt Thơ mới (1932 – 1945).

- Được Nhà nước tặng giải thưởng HCM về VHNT.

- Đặc điểm phong cách thơ Thế Lữ: Giọng thơ biến hoá du dương, lôi cuốn. í thơ rộng mở, giọng thơ mượt mà đầy màu sắc. hình tượng thơ đa dạng, chan hoà tình thơ, dạt dào về cái đẹp, cái đẹp của âm nhạc, mĩ thuật, vẻ đẹp của nhan sắc thiếu nữ và tình yêu

2* Giá trị về nội dung & NT:

- “Nhớ rừng” là bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ và của phong trào Thơ mới, được sáng tác vào năm 1934, lần đầu đăng báo, sau đó in trong tập “Mấy vần thơ”.

- Mượn lời con hổ ở vường bách thú với nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do, được sống đúng với bản chất của mình, tác giả đã thể hiện tâm sự u uất và niềm khao khát tự do mãnh liệt, cháy bỏng của con người bị giam cầm nô lệ. Bài thơ đã khơi dậy tình cảm yêu nước, niềm uất hận và lòng khao khát tự do của con người VN khi đang bị ngoại bang thống trị. Phảng phất trong bài thơ có nỗi đau thầm kín của Thế Lữ và cũng là của những người thanh niên thuở ấy trước cảnh nước mất nhà tan.

 

doc23 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1219 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ngữ văn 8 học kỳ II năm học 2012– 2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KỲ II Ngày soạn :6/1/2013 Ngày dạy: 9/1/2013 BUỔI 1- ÔN TẬP TUẦN 20 A*Mục đích yêu cầu: - Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần. - Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm. - GD ý thức hoc tập bộ môn. B*Nội dung ôn tập: I. Phần văn: HD HS ôn tập về vb:Nhớ rừng: - GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời. - HS nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại kiến thức trọng tâm. 1* Tác giả: - Thế Lữ (1907 – 1989) – tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ – quê ở Bắc Ninh. - Là nhà thơ tiêu biểu trong pt Thơ mới (1932 – 1945). - Được Nhà nước tặng giải thưởng HCM về VHNT. - Đặc điểm phong cách thơ Thế Lữ: Giọng thơ biến hoá du dương, lôi cuốn. í thơ rộng mở, giọng thơ mượt mà đầy màu sắc. hình tượng thơ đa dạng, chan hoà tình thơ, dạt dào về cái đẹp, cái đẹp của âm nhạc, mĩ thuật, vẻ đẹp của nhan sắc thiếu nữ và tình yêu… 2* Giá trị về nội dung & NT: - “Nhớ rừng” là bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ và của phong trào Thơ mới, được sáng tác vào năm 1934, lần đầu đăng báo, sau đó in trong tập “Mấy vần thơ”. - Mượn lời con hổ ở vường bách thú với nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do, được sống đúng với bản chất của mình, tác giả đã thể hiện tâm sự u uất và niềm khao khát tự do mãnh liệt, cháy bỏng của con người bị giam cầm nô lệ. Bài thơ đã khơi dậy tình cảm yêu nước, niềm uất hận và lòng khao khát tự do của con người VN khi đang bị ngoại bang thống trị. Phảng phất trong bài thơ có nỗi đau thầm kín của Thế Lữ và cũng là của những người thanh niên thuở ấy trước cảnh nước mất nhà tan. II. Tiếng Việt: * HD HS ông tập về: Câu nghi vấn: Câu nghi vấn là câu: - Có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả , chứ, không, đã, chưa…) hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn). - Có chức năng chính là dùng để hỏi. Khi viết, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi. III. TLV: * HD HS ông tập về: Viết đoạn văn trong vb thuyết minh: Khi làm bài văn TM, cần xác định các ý lớn, mỗi ý viết thành 1 đoạn văn. Khi viết đoạn văn, cần trình bày rõ ý chủ đề của đoạn, tránh lẫn ý của đoạn văn khác. Các ý trong đoạn văn cần sắp xếp theo thứ tự cấu tạo của sự vật, thứ tự nhận thức (từ tổng thể đến bộ phận, từ ngoài vào trong, từ xa đến gần), thứ tự diễn biến sự việc trong thời gian trước sau hay theo thứ tự chính phụ (cái chính nói trước, cái phụ nói sau). C.Luyện tập:HD HS làm các bài tập:GV HD HS làm BT- Gọi HS trình bày, nhận xét. Đề bài: Em hãy phân tích và phát biểu cảm nghĩ của mình về khổ thơ đầu bài “Nhớ rừng”. HD HS làm dàn ý: * Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm. Thế Lữ là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới. Bài thơ “Nhớ rừng” gắn liền với tên tuổi của ông. Nói cách khác, nhắc đến Thế Lữ là người ta nhớ ngay đến bài thơ “Nhớ rừng”. - Bài thơ mượn lời con hổ ở vường bách thú với nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do, được sống đúng với bản chất của mình, tác giả đã thể hiện tâm sự u uất và niềm khao khát tự do mãnh liệt, cháy bỏng của con người bị giam cầm nô lệ. Bài thơ đã khơi dậy tình cảm yêu nước, niềm uất hận và lòng khao khát tự do của con người VN khi đang bị ngoại bang thống trị. Phảng phất trong bài thơ có nỗi đau thầm kín của Thế Lữ và cũng là của những người thanh niên thuở ấy trước cảnh nước mất nhà tan. * Thân bài: Phân tích và phát biểu cảm nghĩ về khổ thơ đầu: - Tâm trạng của con hổ khi bị nhốt trong cũi sắt ở vườn bách thú: Trong lời đề từ bài thơ, tác giả viết: “Lời con hổ ở vườn bách thú”. Đây có thể coi là tứ trung tâm, là điểm tựa cho cảm xúc thơ bùng phát. Tác gải đã dsdặt con hổ – biểu tượng cho sức mạnh huyền bí, dữ dội, linh thiêng của rừng già - giữa cũi sắt tù túng, gò bó của khu vườn bách thú (vốn cũng chẳng lấy gì làm rộng rãi) để tạo nên thế đối lập, tương phản giữa khát vọng lớn lao với hoàn cảnh nghiệt ngã. Đó là cả một nguồn năng lượng bị nén chặt, lúc nào cũng chỉ chực bung ra. Những từ ngữ trong bài thơ rất giàu ý nghĩa tạo hình: Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt Ngay cả tư tưởng (căm hờn) cũng bị nén ép đến đông cứng lại bởi những thanh sắt được gắn thành khung – một sản phẩm kĩ thuật của xã hội loài người hiện đại. Con hổ bị giam cầm nhưng không vì thế mà nó chịu khuất phục. “lỡ bước sa cơ, nó đành chịu nằm dài “trông ngày tháng dần qua”. Tình cảnh có thể coi như tuyệt vọng, nhưng chúa sơn lâm vẫn còn nguyên đó niềm kiêu hãnh. Nó coi con người chỉ là loài “mắt bé” và thấy nhục nhằn vô cùng khi bị hạ thấp ngang tầm với “bọn gấu dở hơi”, với cặp báo “vô tư lự” dễ dàng chấp nhận hoàn cảnh. * Kết bài: - Nêu khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. - Nêu cảm nghĩ của mình: Đoạn thơ chỉ với 8 câu nhưng đã thể hiện thật sâu sắc nỗi chán ghét cuộc sống tầm thường tù túng, thể hiện nỗi khát khao được tự do, được sống đúng với bản chất của mình ccủa con hổ khi bị giam cầm. Đó cũng chính là nỗi uất hận, niềm khát vọng của con nười VN đương thời trong cảnh nước mất nhà tan. - Gọi HS trình bày dàn ý. - Thảo luận lớp: Nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt lại những ý chính. * HDVN: - Dựa vào dàn ý bài 1, hãy viết thành bài văn hoàn chỉnh. - Ôn tập kĩ các kiến thức trọng tâm. - Xem lại & hoàn thiện tiếp các BT./. Ngày soạn :14/1/2013 Ngày dạy: 16/1/2013 BUỔI 2- ÔN TẬP TUẦN 21 X* Mục đích yêu cầu: - Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần. - Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm.tập viết bài- viết bài 2 tiết - GD ý thức hoc tập bộ môn. B. Nội dung ôn tập: I. Phần Văn: HD HS ôn tập về vb Quê hương và Khi con tu hú: - GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời. - HS # nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại kiến thức trọng tâm. 1. Quê hương: a. Tác giả: - Tế Hanh – tên khai sinh là Trần tế Hanh, sinh 1921, quê Quảng Ngãi, hiện đang sống ở HN. - ông tham gia cm từ T8/1945, tham gia nhiều khoá BCH Hội Nhà văn… - XB nhiều tập thơ, tiểu luận, thơ viết cho thiếu nhi, dịch nhiều tập thơ của các nhà thơ lớn trên TG. - Ông nhận nhiều giải thưởng về vh. b. Tác phẩm: - Sáng tác khi Tế Hanh sống xa quê. Những h/a về làng chài và những người dân chài đều được tái hiện từ nỗi nhớ của nhà thơ nên rất gợi cảm và sinh động. - Vẻ đẹp của bài thơ thể hiện ở chất thơ bình dị nhưng tràn ngập cảm xúc. Nhà thơ viết về quê hương với tình cảm thiết tha, từ niềm tự hào về 1 miền quê tươi đẹp, có những đoàn thuyền, những người trai mạnh mẽ đầy sức sống, đương đầu với sóng gió trùng dương vì c/s, niềm vui và hp của làng chài. 2. Khi con tu hú: a. Tác giả: - Tố hữu(1920-2002) – tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành – quê Thừa Thiên. - Sinh ra trong 1 gđ nhà Nho nghèo, từ sáu, bảy tuổi đã làm thơ. Giác ngộ và tham gia cm từ rất sớm. - Tố Hữu đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và chính quyền: Uỷ viên Bộ chính trị, Bí thư BCH TƯ Đảng, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. - XB nhiều tập thơ, tiểu luận. - Nhận nhiều giải thưởng về VHNT. b. Tác phẩm: -Bài thơ lục bát được sáng tác khi ông đang bị địch giam trong nhà lao Thừa Phủ (Huế) 7-1939, sau đó được in trong tập: Từ ấy. -Bài thơ nói lên nỗi nhớ quê nhà khi mùa hè đã đến, đồng thời thể hiện niềm uất hận và lòng khao khát tự do của người chiến sĩ cách mạng đang bị cùm trói trong nhà tù đế quốc. II. Phần Tiếng Việt: HD HS ôn tập về vb Câu nghi vấn (tiếp): - GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời. - HS # nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại kiến thức trọng tâm. Những chức năng khác của câu nghi vấn: -Trong nhiều trường hợp, câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ tình cảm, cảm xúc,…và không y/c người đối thoại trả lời. -Nếu không dùng để hỏi thì trong 1 số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng. II. TLV: * HD HS ông tập: Thuyết minh về 1 cách làm: - Khi giới thiệu 1 phương pháp (1 cách làm) nào, người viết phải tìm hiểu, nắm chắc phương pháp, cách làm đó. - Khi thuyết minh, cần trình bày rõ điều kiện, cách thức, trình tự,…làm ra sản phẩm và y/c chất lượng đối với sản phẩm đó. - Lời văn ngắn gọn, rõ ràng. C.Luyện tập: HD HS làm các bài tập: 1. Phân tích vẻ đẹp của bức tranh làng quê trong bài thơ “Quê hương” của nhà thơ Tế Hanh. DÀN Ý Mở bài: - Giới thiệu bài thơ. -Giới thiệu vấn đề nghị luận: Sức hấp dẫn trước hết của bài thơ là vẻ đẹp thân thương và độc đáo của bức tranh làng quê Thân bài: a. Đó là vẻ đẹp của chính làng quê tác giả - một làng chài ven biển Trung Bộ. (Phân tích 2 câu thơ đầu). b. Đó là vẻ dẹp tươi sáng, khoẻ khoắn của cuộc sống và con người làng chài: - Vẻ đẹp của bức tranh làng quê trong cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá: + Hiện lên trong khung cảnh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng của buổi bình minh. + Khí thế lao động hăng hái được gợi tả qua hình ảnh những chàng trai “phăng mái chèo” và những chiếc thuyền “mạnh mẽ vượt trường giang”. + Hình ảnh cánh buồm là một sự so sánh độc đáo gợi ra linh hồn của làng chài với bao nỗi niêmg của người dân chài. - Vẻ đẹp của bức tranh làng quê trong cảnh đoàn thuyền trở về bến: + Cảnh ồn ào tấp nập trên bến đỗ là một bức tranh sinh hoạt lao động ở làng chài được miêu tả hết sức sinh động, chan hoà niểm vui sướng trước thành quả lao động và thể hiện khát vọng ấm no hạnh phúc của người dân chài. + Hình ảnh những chàng trai và những con thuyền sau chuyến ra khơi tạo nên một vẻ đẹp vừa thực vừa lãng mạn với hương vị riêng biệt khó quên của làng chài. Kết bài: - Bức tranh làng quê trong bài thơ thể hiện tình càm trong sáng, thiết tha của Tế Hanh đối với quê hương. - Bài thơ viết về làng quê riêng của chính tác giả nhưng mang theo nét đẹp của cuộc sống và con người ở mọi làng chài VN, nên có sức hấp dẫn với mọi tâm hồn Việt. 2. Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ “Khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu. DÀN Ý Mở bài: -Bài thơ được Tố Hữu sáng tác vào tháng 7.1939, lúc nàh thơ bị TD Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế). -Bài thơ thể hiện tâm trạng của người thanh niên cộng sản mười tám tuổi sau 4 tháng trời bị tách biệt khỏi c/đ tự do. Thân bài: a.Niềm yêu c/s và nỗi khao khát tự do: (6 câu thơ đầu). -Tiếng chim tu hú gọi bầy đánh thức hình ảnh mùa hè trong tâm hồn người tù. -Bức tranh mùa hè hiện lên thật sinh động và cụ thể, nồng nàn tình yêu c/s và nỗi khát khao tự do. b.Càng khao khát tự do, người tù càng đau khổ vì bị giam cầm (4 câu cuối): -Tiếng chim tu hú và khung cảnh mùa hè trong tưởng tượng thôi thúc người tù muốn vượt thoát cảnh giam cầm. -Tiếng chim tu hú càng khiến cho người tù đau khổ, uất hận vì khao khát tự do mà đành chịu bất lực trong cảnh tù đày ngột ngạt. Kết bài: Tâm trạng của người tù cộng sản được thể hiện tự nhiên, chân thành và tha thiết, làm nên sức hấp dẫn của bài thơ. Tâm trạng của Tố Hữu bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng. - Gọi HS trình bày dàn ý. - Thảo luận lớp: Nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt lại những ý chính. * HDVN: Xem lại văn thuyết minh- tập TM về danh lam thắng cảnh quê hương mình (chuẩn bị làm bài 2 tiết) - Học thuộc lòng và đọc diễn cảm bài thơ. - Ôn tập kĩ các kiến thức trọng tâm. - Viết thành bài viết hoàn chỉnh 2 đề văn trên. - Xem lại & hoàn thiện tiếp các BT./. Ngày soạn :18/2/2013 Ngày dạy: 20/2/2013 BUỔI 3- ÔN TẬP TUẦN 22 * Mục đích yêu cầu: - Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần. - Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm. - GD ý thức hoc tập bộ môn. A. Nội dung ôn tập: I. Phần Văn: HD HS ôn tập về vb Tức cảnh Pắc Bó: - GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời. - HS # nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại kiến thức trọng tâm. a. Tác giả: Hồ Chí Minh. b. Tác phẩm: - Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 2. 1941, sau 30 năm bôn ba hoạt động cm ở nước ngoài, BH trở về TQ, trực tiếp lãnh đạo ptr cm trong nước. Người sống và làm việc trong hoàn cảnh hết sức gian khổ: ở trong hang Pác Bó – 1 hang núi nhỏ sát biên giới Việt – Trung (Hà Quảng – Cao Bằng); thường phải ăn cháo ngô, măng rừng thay cơm; bàn làm việc là 1 phiến đá bên bờ suối cạnh hang được người đặt tên là suối Lê-nin. Bài thơ được Bác sáng tác trong hoàn cảnh này. - Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, giọng điệu tự nhiên, thoải mái, pha chút vui đùa hóm hỉnh, tất cả toát lên 1 cảm giác vui thích, sảng khoái. II. Phần Tiếng Việt: HD HS ôn tập về vb Câu cầu khiến: - GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời. - HS # nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại kiến thức trọng tâm. + Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, đi thôi, nào,…hay ngữ điệu cầu khiến; được dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo… + Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm. II. TLV: * HD HS ôn tập: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh: - Muốn viết bài giới thiệu về 1 danh lam thắng cảnh thì tốt nhất phải đến nơi thăm thú, quan sát hoặc tra cứu sách vở, hỏi han những người hiểu biết về những nơi ấy. - Bài giới thiệu nên có bố cục đủ 3 phần. Lời giới thiệu ít nhiều có kèm theo miêu tả, bình luận thì sẽ hấp dẫn hơn; tuy nhiên bài giới thiệu phải dựa trên cơ sở kiến thức đáng tin cậy và có phương pháp thích hợp. - Lời văn cần chính xác và biểu cảm. B. Luyện tập: HD HS làm các bài tập: - GV HD HS làm BT. - Gọi HS trình bày, nhận xét. I. BTTN: Sách trắc nghiệm và tự luận văn 8-106 (gv nêu câu hỏi- hs trả lời) II. BTTL: 1.Các từ cầu khiến sau thuộc từ loại nào:hãy,đừng,chớ,nên,cần phải, không được,…? = Phụ từ. 2. Các từ cầu khiến trên (2) thường đặt trước bộ phận nào trong câu?=Bộ phận VN. 3. Các từ cầu khiến sau thuộc từ loại nào: thôi, lên, nào, với, nhé,…?=Tình thái từ. 4. Các từ đó (3) thường đặt ở vị trí nào trong câu?=Cuối câu. 5. Các từ cầu khiến sau thuộc từ loại nào: đề nghị, yêu cầu, xin, mong,…?=Động từ. 6. Đặt 5 câu cầu khiến với mỗi từ cầu khiến khác nhau. 7. Thuyết minh về 1 danh lam thắng cảnh mà em thích. - Gọi HS trình bày. - Thảo luận lớp: Nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt lại kiến thức đúng. * HDVN: - Học thuộc lòng và đọc diễn cảm bài thơ. - Ôn tập kĩ các kiến thức trọng tâm. - Xem lại & hoàn thiện tiếp các BT./. Ngày soạn :25/2/2013 Ngày dạy: 27/2/2013 BUỔI 3- ÔN TẬP TUẦN 23 * Mục đích yêu cầu: - Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần. - Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm. - GD ý thức hoc tập bộ môn. A. Nội dung ôn tập: I. Phần Văn: HD HS ôn tập về vb Ngắm trăng, Đi đường: - GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời. - HS # nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại kiến thức trọng tâm. a. Tác giả: Hồ Chí Minh. b. Tác phẩm: * Giới thiệu: “Ngục trung nhật kí” (Nhật kí trong tù): - Gồm 133 bài thơ chữ Hán, phần lớn là thơ thất ngôn tứ tuyệt. Tập nhật kí bằng thơ được HCM viết trong 1 h/c đặc biệt từ tháng 2/1942 đến 9/1943 khi Người bị chính quyền TGT bắt giam 1 cách vô cớ, đày đoạ khắp các nhà tù ở tỉnh Quảng Tây – TQ. Quảng Tây giải khắp 13 huyện Mười tám nhà lao đã ở qua. (Đến phòng chính trị chiến khu IV) - Nhật kí trong tù phản ánh 1 dũng khí lớn, 1 tâm hồn lớn, 1 trí tuệ lớn của người chiến sĩ vĩ đại. Nó cho thấy 1 ngòi bút vừa hồn nhiên giản dị, vừa hàm súc sâu sắc. Chất thép và chất tình, màu sắc cổ điển và tính chất hiện đại, bình dị kết hợp 1 cách hài hoà. - Nhật kí trong tù có tác dụng BD lòng yêu nước, tinh thần và nhân sinh quan cách mạng cho thế hệ trẻ chúng ta. - Trong bài “Đọc thơ Bác”, thi sĩ HTThông viết: Ngục tối trong tim càng cháy lửa Xích xiềng không khoá nổi lời ca. Trăm sông nghì núi chân không ngã, Yêu nước, yêu người, yêu cỏ hoa… …Vần thơ của Bác vần thơ thép Mà vẫn mênh mông bát ngát tình. * Ngắm trăng: - Là bài thứ 21 trong tập NKTT, được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, giọng điệu tự nhiên, thoải mái, pha chút vui đùa hóm hỉnh, tất cả toát lên 1 cảm giác vui thích, sảng khoái. - Bài thơ ghi lại 1 cảnh ngắm trăng, qua đó thể hiện tình yêu trăng, yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan yêu đời và phong thái ung dung của người c/s c/m trong cảnh tù đày. * Đi đường: - Là bài số 30 trong tập thơ NKTT. - Bài thơ nói lên những suy ngẫm của tác giả về đường đời vô cùng gian lao vất vả, luôn luôn đứng trước bao thử thách khó khăn, phải có dúng khí và quyết tâm vượt lên để giành thắng lợi. Con đường ở đây mang hàm nghĩa là con đường c/m II. Phần Tiếng Việt: HD HS ôn tập về vb Câu cảm thán: - GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời. - HS # nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại kiến thức trọng tâm. + Câu cảm thán là câu có những từ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ôi, chao ôi, trời ơi, thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào,…dùng để trực tiếp bộc lộ cảm xúc của người viết, người nói; xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hàng ngày hay trong ngôn ngữ văn chương. + Khi viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than. II. TLV: * Ôn tập VB thuyết minh: Định nghĩa - Là kiểu VB thông dụng trong mọi lĩnh vực ĐS nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, t/c, nguyên nhân, ý nghĩa ... của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, XH bằng phương thức trình bày, GT. Y/c - Mọi tri thức đều phải khách quan, xác thực, đáng tin cậy. Lời văn - Rõ ràng, chặt chẽ, vừa đủ, dễ hiểu, giản dị, hấp dẫn. Các kiểu đề văn TM - TM một đồ vật, động vật, thực vật. - TM một hiện tượng TN, XH. - TM một phương pháp (cách làm). - TM một DLTC. - TM một thể loại văn học. - GT một danh nhân (một gương mặt nổi tiếng). - GT một phong tục, tập quán DT, một lễ hội, Tết. Các bước XD VB - HT, nghiên cứu tích lũy tri thức bằng nhiều biện pháp gián tiếp, trực tiếp để nắm vững và sâu sắc đối tượng. - Lập dàn ý, bố cục, chọn VD, số liệu. - Viết bài văn TM, sửa chữa, hoàn chỉnh. - Trình bày. Dàn ý chung của VB TM 1. MB: GT khái quát về đối tượng. 2. TB: Lần lượt GT từng mặt, từng phần, từng v/đ, đặc điểm của đối tượng. Nếu là TM một PP thì theo 3 bước: - Chuẩn bị - Quá trình tiến hành - Kết quả, thành phẩm. 3. KB: Ý nghĩa của đối tượng hoặc bài học thực tế, XH, văn hóa, LS, nhân sinh. Vtrò,Vtrí, ytố - MT, TS, NL chiếm một tỉ lệ nhỏ và được sử dụng hợp lí. Tất cả nhằm làm nổi bật đối tượng cần TM. B.Luyện tập:HD HS làm các bài tập:-GV HD HS làm BT-Gọi HS trình bày, nhận xét. * Phân tích và PBCN của em về bài thơ “Đi đường” của HCM. Dàn ý: 1. MB: - Giới thiệu khái quát về tập thơ NKTT và bài thơ Đi đường. 2. TB: Phân tích từng câu: - Câu thơ mở đầu nêu lên 1 kinh nghiệm, 1 chiêm nghiệm sống ở đời, đó là chuyện đi đường và bài học đi đường khó. Con đường ở đây là con đường c/m vô cùng gian khổ, nguy hiểm: Là gươm kề tận cổ, súng kề tai Là thân sống chỉ coi còn 1 nửa (Trăng trối – Tố Hữu) Hình ảnh con đường được miêu tả bằng điệp ngữ trùng san đã làm nổi bật cái khó khăn, thử thách chồng chất, người đi đường luôn luôn đối diện với bao gian khổ. Hai câu thơ đầu về mặt văn chương chữ nghĩa thì không có gì mới. Ý niệm hành lộ nan đã xuất hiện trong cổ văn hơn nghìn năm về trước. Thế nhưng vần thơ HCM hay và sâu sắc ở tính nghiệm sinh; nó cho thấy trải nghiệm của 1 con người “Ba mươi năm ấy chân không nghỉ” (Tố Hữu), để tìm đường cứu nước. Con đường mà người c/s ấy đã vượt qua đâu chỉ có “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng” mà còn đầy phong ba bão táp, trải dài rộng khắp 4 biển năm châu: Đời bồi tàu lênh đênh sóng bể Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mĩ, châu Phi Những đất tự do, những trời nô lệ Những con đường c/m đang tìm đi… (Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên) Hai câu thơ cuối cấu trúc theo quan hệ điều kiện – hệ quả. Khi đã chiếm lĩnh được đỉnh cao chót vót (cao phong hậu) thì muôn dặm nước non (vạn lí dư đồ) thu cả vào trong tầm mắt: Núi cao lên đến tận cùng Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non Muốn vượt qua các lớp núi lên đỉnh cao chót vót thì phải có quết tâm và nghị lực lớn. Chỉ có thế mới giành được thắng lợi vẻ vang, thu được kết quả tốt đẹp. Câu thơ hàm chứa bài học quyết tâm vượt khó, nêu cao ý chí và nghị lực trong c/s để giành thắng lợi. Bài học Đi đường thật là vô giá đối với bất kì ai ở bất kì thời đại nào. 3. Kết bài: Khái quát giá trị của bài thơ hoặc đề tài mở rộng. NKTT có rất nhiều bài thơ viết về đề tài đi đường như “Thế lộ nan”, “Tẩu lộ”, Lộ thượng”… Đó là những vần thơ giàu trí tuệ, mang ý nghĩa triết lí, được đúc kết từ máu và nước mắt: - Núi cao gặp hổ mà vô sự Đường phẳng gặp người bị tống lao - Xử thế từ xưa không phải dễ Mà nay, xử thế khó khăn hơn. ( Đường đời hiểm trở) + HS thảo luận nhóm và trình bày dàn ý. + HS viết bài, trình bày, nhận xét bài của bạn. + Giáo viên nhận xét bổ sung, rút kinh nghiệm cho HS về phương pháp làm bài. * HDVN: - Học thuộc lòng và đọc diễn cảm 2 bài thơ. - Ôn tập kĩ các kiến thức trọng tâm. - Xem lại & hoàn thiện tiếp các BT./. Ngày soạn :4/3/2013 Ngày dạy: 6/3/2013 BUỔI 3- ÔN TẬP TUẦN 24 * Mục đích yêu cầu: - Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần. - Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm. - GD ý thức hoc tập bộ môn. A. Nội dung ôn tập: I. Phần Văn: HD HS ôn tập về vb Chiếu dời đô: - GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời. - HS # nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại kiến thức trọng tâm. a. Tác giả: Lý Công Uẩn (974-1028)– tức Lý Thái Tổ,người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang – Nay là xã Đình Bảng – Từ Sơn – Bắc Ninh. Thuở nhỏ ông được học chữ, học võ nghệ ở các chùa nổi tiếng vùng Kinh Bắc. Sau đó ông trở thành võ tướng của triều Lê, từng lập được nhiều chiến công, làm đến chức Tả thận vệ Điện tiền chỉ huy sứ. Ông là người tài trí, đức độ, kín đáo, nhiều uy vọng, được quân sĩ và tầng lớp sư sãi tín phục. Năm 1009, Lê Ngoạ Triều chết, ông được quần thần và nhiều vị Thiền sư ủng hộ, tôn lên làm vua, mở đầu triều đại nhà Lý (1009-1225) b. Tác phẩm: *Chiếu: là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh cho thần dân biết về 1 chủ trương lớn, chính sách lớn của nhà vua và triều đình. Chiếu có ngôn từ trang trọng, tôn nghiêm, được viết bằng thể văn xuôi cổ, thường có đối và có vần (văn biền ngẫu). * Chiếu dời đô (viết bằng chữ Hán – Bản dịch của Nguyễn Đức Vân): Năm 1010, Lý Công Uốn – tức vua Lý Thái Tổ, viết Thiên đô chiếu trong h/c đất nước thái bình thể hiên mong muốn dời đô từ Hoa Lư – Ninh Bình ra thành Đại La rộng lớn,thuận tiện cho việc mở mang và củng cố,bảo vệ đất nước,sau đổi tên là Thăng Long. Chiếu dời đô là 1 văn kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn. Nó đánh dấu sự vươn dậy, ý chí tự cường của dt ta. Nó thể hiện sự lớn mạnh của đất nước ta, nhân dân ta trên con đượng xây dựng 1 chế độ phong kiến tập quyền hùng mạnh để bảo vệ nền độc lập, tự chủ của Đại Việt. Nó mở ra 1 kỉ nguyên mới, kỉ nguyên Thăng Long huy hoàng. Tuy là 1 bài chiếu có ý nghĩa ban bố mệnh lệnh nhưng Chiếu dời đô lại có sức thuyết phục bởi nó hợp với lẽ trời, lòng dân. Tác giả đã sử dụng 1 hệ thống lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc bén, giọng điệu mạnh mẽ, khoẻ khắn để thuyết phục dân chúng tin và ủng hộ kế hoạch dời đô của mình. II. Phần Tiếng Việt: HD HS ôn tập về vb Câu trần thuật, câu phủ định: - GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời. - HS # nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại kiến thức trọng tâm. * Câu trần thuật: + Là loại câu dùng chủ yếu để nhận diện sự vật, cảnh vật…qua miêu tả, kể, nhận xét…Cảm xúc trong câu trần thuật luôn luôn chan hoà vào sự vật, cảnh vật + Khi viết, câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm. * Câu phủ định: - Là loại câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chưa, không phải(là), chẳng phải(là), chẳng có, đâu có(là), có…đâu, đâo có…và dùng để: + Bác bỏ 1 ý kiến, 1 hành động, 1 nhận định… + Thông báo, bày tỏ, xác nhận là không có sự vật, sự việc…đó. + Bày tỏ sự ngờ vực, băn khoăn. B. Luyện tập: - GV HD HS làm BT. - Gọi HS trình bày, nhận xét. 1. Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 10 câu về đề tài học tập, trong đó có sử dụng câu trần thuật và câu phủ định. + HS viết bài, trình bày, nhận xét bài của bạn. + Giáo viên nhận xét bổ sung, rút kinh nghiệm cho HS. 2. Phân tích tư tưởng yêu nước trong bài “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn. Dàn ý: A. Mở bài: + Gới thiệu bài “Chiếu dời đô” của LTT. + Khẳng định bài chiếu là 1 bài văn sáng ngời tư tưởng yêu nước. B. Thân bài: Biểu hiện của tư tưởng yêu nước trong bài chiếu: 1. Khát vọng xây dựng đất nước hùng cường,vững bền, đời sống nhân dân thanh bình, triều đại thịnh trị. + Thể hiện ở mục đích của việc dời đô. + Thể hiện ở cách nhìn về mối quan hệ giữa triều đại, đất nước và nhân dân. 2. Khí phách của 1 dân tộc độc lập, tự cường: + Thống nhất giang sơn về 1 mối. + Khẳng định tư cách độc lập ngang hàng với Trung Hoa. + Niềm tin vào tương lai muôn đời của đất nước. C. Kết bài: + Khẳng định tư tưởng yêu nước của bài chiếu. + Nêu ý nghĩa và vị trí của bài chiếu. - HS thảo luận nhóm và trình bày dàn ý. - HS viết bài, trình bày, nhận xét bài của bạn. - Giáo viên nhận xét bổ sung, rút kinh nghiệm cho HS về phương pháp làm bài. * Bài viết tham khảo: BD NV 8 – 182. * HDVN: - Học thuộc lòng và đọc diễn cảm 1 đoạn trong văn bản mà em thấy ấn tượng nhất. - Ôn tập kĩ các kiến thức trọng tâm. - Xem lại & hoàn thiện tiếp các BT./. Ngày so

File đính kèm:

  • docGiao an bo tro Van 8 ki2.doc
Giáo án liên quan