Giáo án ngữ văn 8 tích hợp

A. Mục tiêu bài học.

 Học sinh hiểu được những giá trị nghệ thuật đặc sắc, bút pháp lãng mạn truyền cảm của nhà thơ, từ đó rung động với niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.

 Liên hệ thực tế cuộc sống xã hội và tâm hồn của lớp thanh niên Việt Nam vào những năm 30 của thế kỷ XX.

 Rèn kỹ năng đọc diễn cảm thể thơ tám chữ vần liền, phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình.

B. Chuẩn bị: Giáo viên soạn bài + tìm hiểu thể thơ.

 Học sinh chuẩn bị bài theo câu hỏi.

C. Tiến trình kên lớp:

1. Ổn định tổ chức lớp.1

2. Kiểm tra bài cũ: 5

 H. Đọc thuộc bài “ Hai chữ nước nhà”. Nêu nội dung và nghệ thuật của bài ?

 Điểm:

3. Bài mới: 35

 

doc148 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1179 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ngữ văn 8 tích hợp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 73: Ngày soạn: Dạy: Nhớ rừng. - Thế Lữ - A. Mục tiêu bài học. Học sinh hiểu được những giá trị nghệ thuật đặc sắc, bút pháp lãng mạn truyền cảm của nhà thơ, từ đó rung động với niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, con hổ bị nhốt ở vườn bách thú. Liên hệ thực tế cuộc sống xã hội và tâm hồn của lớp thanh niên Việt Nam vào những năm 30 của thế kỷ XX. Rèn kỹ năng đọc diễn cảm thể thơ tám chữ vần liền, phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình. B. Chuẩn bị: Giáo viên soạn bài + tìm hiểu thể thơ. Học sinh chuẩn bị bài theo câu hỏi. C. Tiến trình kên lớp: 1. ổn định tổ chức lớp.1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ H. Đọc thuộc bài “ Hai chữ nước nhà”. Nêu nội dung và nghệ thuật của bài ? Điểm: 3. Bài mới: 35’ GV: Giới thiệu đôi nét về thơ mới. ? Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả. ? Hãy cho biết nội dung sáng tác của Thế Lữ. ? Bài thơ được sáng tác vào thời gian nào. ? Em hiểu thơ mới khác thơ cũ như thế nào. -> Thơ mới tự do phóng khoáng, không gò bó mà theo dòng cảm xúc của người viết. Hướng dẫn cách đọc, học sinh đọc, giáo viên hướng dẫn. ? Nhân vật chính trong bài thơ là ai. -> Con hổ. ? Mượn lời con hổ ở vườn bách thú để thể hiện tâm trạng của ai. -> Con người. ? Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào. ? Bài thơ có bố cục như thế nào. ? Chỉ ra điểm khác của bài “Nhớ rừng” với các bài thơ đường luật đã học. -> Không giới hạn câu chữ, mỗi dòng 8 tiếng, ngắt nhịp tự do, không cố định vần, giọng thơ ào ạt phóng khoáng. ? Đọc đoạn 1 trong bài thơ. ? Tìm câu thơ diễn tả hoàn cảnh của con hổ. ? “Gậm” có nghĩa như thế nào. -> Gặm. Cắn dần, kiên trì. ? Chi tiết đó thể hiện thái độ của con hổ như thế nào. -> Tâm trạng: Uất ức, bất lực. ? Cụm từ “khối căm hờn” có ý như thế nào. -> Nỗi căm hờn uất ức dồn nén tích tụ đóng thành khối, thành tảng đè nặng trong lòng nhức nhối không thể giải thoát. ? “Trong cũi sắt” là hoàn cảnh như thế nào. -> Giam cầm tù túng. ? Khối căm hờn biểu hiện thái độ và nhu cầu sống như thế nào. -> Chán ghét cuộc sống tù túng tầm thường, khát vọng sống tự do với phong cách của mình. ? Trong giam cầm nó cảm nhận được điều gì. ? Thời gian trôi đi với hổ như thế nào. -> Trôi đi vô nghĩa. ? Hổ phải chịu nỗi nhục nào. ? Vì sao hổ cảm nhận được điều đó. -> Hổ là chúa tể sơn lâm, cả loài người khiếp sợ nay phải chịu sống ngang hàng với bầy dở hơi, không suy nghĩ, ngạo mạn… ? Em hiểu tâm trạng con hổ lúc này như thế nào. ? Thái độ căm hờn đó thể hiện thái độ đối với cuộc sống như thế nào. ? Khát vọng sống của hổ như thế nào. I. Vài nét về tác giả - tác phẩm. 1/ Tác giả: 1907 - 1989 Tên thật Nguyễn Thứ Lễ, quê ở Bắc Ninh. 2/ Tác phẩm: - Nhớ rừng in trong “Mấy vần thơ” 1935. II.Đọc - tìm hiểu văn bản. * Tìm hiểu bố cục. - Đoạn 1: Tâm trạng con hổ trong cũi sắt. - Đoạn 2, 3: Nhớ tiếc quá khứ oai hùng. - Đoạn 4, 5: Tâm trạng chán ghét thực tại tầm thường và lời nhắn nhủ. III. Phân tích. 1/ Tâm trạng con hổ trong cũi sắt. Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt. - Nằm dài trông ngày tháng dần qua. - Ngang bầy cùng gấu dở hơi, cặp báo chuồng bên vô tư lự. -> Tâm trạng chán ngán, bất lực căm giận, nhức nhối không lối thoát. -> Chán ghét cuộc sống thực tại tù túng tầm thường. -> Khát vọng sống tự do, khao khát tung hoành. Củng cố: 3’ Giáo viên khái quát toàn bài. Hướng dẫn về nhà:1’ Học bài, soạn bài mới. D. Rút kinh nghiệm:................................................................................................ _________________________________________________- Tiết 74. Ngày soạn: Dạy: Nhớ rừng (tiếp) A. Mục tiêu bài học. Như tiết 73. B. Chuẩn bị: Thầy soạn bài + tìm hiểu thể thơ. Trò chuẩn bị bài theo câu hỏi. C. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định lớp.1’ 2. Kiểm tra bài cũ:5’ H: Đọc thuộc bài “Nhớ rừng”? Nêu tâm trạng con hổ trong cũi sắt? Điểm: . 3. Bài mới. 35’ ? Đọc diễn cảm khổ 2, 3. ? Hổ luôn nhớ về thủa nào. ? Nhớ cảnh sơn lâm như thế nào. ? Nhận xét về cách dùng từ. -> Đọng từ mạnh (gào, thét, hét) gợi tả sức sống mãnh liệt của núi rừng, những tính từ gợi sự uy nghiêm hùng vĩ của cảnh rừng, núi. ? Em cảm nhận được điều gì về cảnh rừng núi. ? Trong cảnh đó, hình ảnh chúa sơn lâm hiện lên như thế nào. ? Nhận xét về cách xưng hô của hổ. -> Bề trên kiêu hãnh. ? Việc sử dụng từ ngữ nhịp thơ ntn. -> Từ ngữ gợi tả hình dáng, uy lực của chúa sưon lâm, nhịp thơ ngắn gọn, thay đổi giọng điệu linh hoạt. ? Qua chi tiết đó em cảm nhận về hình ảnh hổ như thế nào ở rừng sâu. ? Hổ còn nhớ đến cảnh nào trong rừng. ? Cảnh vật trong rừng được miêu tả như thế nào. ? Cảnh sắc ở mỗi thời điểm có gì nổi bật. ? Cách dùng từ của tác giả như thế nào. -> Từ ngữ mang đặc sắc của cảnh vật của chúa sơn lâm. ? Thiên nhiên hiện lên như thế nào. ? Giữa cảnh đó, chúa sơn lâm có một cuộc sống như thế nào. ? Đại từ “ta” được lặp lại trong câu thơ có tác dụng gì. -> Khí phách ngang tàn, làm chủ, tạo nhạc điệu rắn rỏi, hùng tráng. ? Điệp từ “đâu” kết hợp câu cảm thán “Than ôi!.......đâu?” có ý nghĩa gì. ? Em cảm nhận được tâm trạng của hổ như thế nào. ? Cảnh vườn bách thú được miêu tả qua các chi tiết nào. ? Em hiểu gì về tính chất cảnh tượng ầy. ? Cảnh tượng ấy đã nhen lên nỗi lòng gì của hổ. -> Uất hận. ? Em hiểu gì về thái độ đối với thực tại. ? Nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả hiện tại với quá khứ. -> Đối lập nhau. ? Đối lập có tác dụng gì. -> Khát vọng của hổ. ? Em hiểu gì về khát vọng của hổ. ? Đọc đoạn 5. ? Giấc mộng của hổ hướng về không gian nào. ? Nhận xét về không gian cảnh vật. ? Nhận xét các câu cảm thán có ý nghĩ gì. ? Giấc mộng đó như thế nào. -> Giấc mộng khát khao mãnh liệt. ? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài. ? Em hiểu nội dung chính của bài thơ như thế nào. 2/ Tâm trạng nhớ tiếc quá khứ. * Thủa tung hoành hống hách. Bóng cả, cây già, gió gào ngàn nguồn thét núi, khúc trường ca. -> Sức sống mãnh liệt của núi rừng bí ẩn hoang vu. Ta: bước dõng dạc, đường hoàng lươn tấm thân như sóng cuộn, vờn bóng âm thầm mát thần khi đã quắc mọi vật đều im hơi. -> Ngang tàn lẫm liệt, uy nghi, kiêu hãnh đầy uy lực và dũng mãnh. * Cảnh thiên nhiên trong rừng. - Đêm vàng: Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan. - Ngày mưa chuyển: ta lặng ngắm. -> Thiên nhiên rực rỡ, huy hoàng, náo động, hùng vĩ, bí ẩn. Ta: Say mồi, ta đợi chết. -> Nhấn mạnh, bộc lộ trực tiếp nỗi nuối tiếc cuộc sống tự do vùng vẫy. -> nuối tiếc quá khứ hào hùng oanh liệt 3/ Tâm trạng trước thực tại tầm thườn và niềm khát khao giấc mộng ngàn. - Hoa chăm. cỏ xén, lối phẳng cây trồng. - Dải nước đen, chẳng thông dòng. -> Nhân tạo, giả dối, nhỏ bé, tầm thường vô hồn. -> Chán ghét cuộc sống thực tại, tầm thường, giả dối. -> Khát vọng mãnh liệt, được sống tự do. - Giấc mộng ngàn. - Oai linh, hùng vĩ, thênh thang. -> Thiêng liêng, bao la, rộng lớn. -> Bộc lộ nỗi nhớ tiếc cuộc sống tự do. IV. Tổng kết. 1/ Nghệ thuật: Đối lập, bút pháp lãng mạn, tràn đầy cảm xúc. 2/ Nội dung: Mượn lời con hổ diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại, tầm thừng, tù túng, niềm khát khao tự do mãnh liệt khơi gợi lòng yêu nước của nhân dân. 4. Củng cố:3’ Giáo viên khái quát toàn bài. 5. Hướng dẫn về nhà:1’ Học bài, soạn bài mới. D. Rút kinh nghiệm:................................................................................................... Duyệt của BGH Ngày tháng năm 2013 Vương ý Lan Nhi ___________________________________________________ Tiết 75. Ngày soạn: Dạy: Câu nghi vấn A. Mục tiêu cần đạt. Giúp học sinh hiểu rõ đặc diểm hình thức của câu nghi vấn. Phân biệt câu nghi vấn với các kiểu câu khác. Nắm vững chức năng chính của câu nghi vấn: Dùng để hỏi. B. Chuẩn bị: Giáo viên nghiên cứu soạn giáo án. Trò học bài cũ, chuẩn bị bài mới. C. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định tổ chức.1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ H. Đọc thuộc lòng VB” Nhớ rừng” của Thế Lữ? Nêu nội dung và nghệ thuật của bài? Điểm: 3. Bài mới. 35’ ? Đọc đoạn trích ở mục I sgk. ? Câu nào là câu nghi vấn. ? Những đặc điểm hình thức nào cho em biết đó là câu nghi vấn. ? Trong đoạn văn sgk câu nghi vấn có tác dụng gì. ? Câu nghi vấn là gì. Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại phần……. ? Đọc bài tập 1. ? Xác định câu nghi vấn trong đoạn trích. Học sinh lên bảng. Giáo viên nhận xét - uốn nắn - cho điểm. ? Đọc bài tập 2. ? Căn cứ vào đâu để xác định những câu trên là câu nghi vấn. ? Có thể thay từ “hay” bằng từ “hoặc” được không? Vì sao? ? Đọc bài tập 3. ? Có thể đặt dấu chấm hỏi vào những câu đó không? Vì sao? ? Phân biệt hình thức và ý nghĩa của 2 câu. ? Đọc bài tập 5. ? Sự khác nhau về hình thức và ý nghĩa của 2 câu. I. Đặc điểm hình thức và chức năng chính. 1/ Ví dụ sgk. - Sáng ngày…….có đau lắm không? - Thế là sao không ăn khoai? Hay là u ……con đói quá? -> Là những câu nghi vấn. + Có những từ nghi vấn không? Có thế làm sao? Hay là? Kết thúc bằng? + Tác dụng: Dùng để hỏi. Kết luận: sgk trang 11. II. Luyên tập. 1. Bài tập 1. a- Chị khất tiền sưu ... phải không? b- Tại sao con người ta … như thế? c- Văn là gì. Chương là gì? d- Chú mình … vui không? - Đùa trò gì? - Hừ…..hừ……cài gì thế? - Chị cốc…….đấy hả? 2. Bài tập 2. - Căn cứ vào sự có mặt của từ “hay”. - Không thay từ “hay” bằng từ “hoặc” được vì nó dễ lẫn với câu ghép mà các vế câu có quan hệ lựa chọn. 3. Bài tập 3. - Không thể đặt dấu chấm hỏi vào những câu đó vì cả 4 câu đều không phải là câu nghi vấn. 4. Bài tập 4. a. Anh có khoẻ không. - Hình thức: Câu nghi vấn sử dụng cặp từ “có - không”. - ý nghĩa: Hỏi thăm sức khoẻ vào thời điểm hiện tại, không biết trước đó tình trạng sức khoẻ của người được hỏi như thế nào. b. Anh đã khoẻ chưa. - Hình thức: Sử dụng cặp từ “đã… chưa” - ý nghĩa: Hỏi thăm sức khoẻ vào thời điểm hiện tại, nhưng người hỏi biết trước rõ người được hỏi đã có tình trạng sức khoẻ không tốt. 5. Bài tập 5. a. Bao giờ anh đi Hà Nội. - Bao giờ: Đứng ở đầu câu, hỏi về thời điểm sẽ thực hiện hành động đi. b. Anh đi Hà Nội bao giờ. - Bao giờ: Đứng ở cuối câu, hỏi về thời gian đã diễn ra hành động ra đi. 4. Củng cố: 3’ Bài tập bổ trợ. Một bé gái hỏi mẹ. - Mẹ ơi, ai sinh ra con? Mẹ cười: Mẹ chứ còn ai? - Thế ai sinh ra mẹ? Bà ngoại chứ còn ai? - Thế ai sinh ra bà ngoại? Cụ ngoại chứ còn ai? - Thế ai sinh ra cụ ngoại? Khổ lắm sao con hỏi nhiều thê? Bé gái ngúng nguẩy: Con ứ biết thì con mới hỏi mẹ chứ? ? Câu nào là câu nghi vấn? Vì sao? Trừ câu: “ Con ứ…..mẹ chứ” tất cả các câu còn lại của bé gái đều là câu nghi vấn. Tất cả các câu còn lại của mẹ đều là câu khẳng định, dấu chấm hỏi cuối câu là dấu hỏi tu từ. 4. Hướng dẫn về nhà 1’: Học kỹ bài. Chuẩn bị bài tiếp theo. D. Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................................................... _______________________________________ Tiết 76. Kí: Ngày soạn: Dạy: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh. A. Mục tiêu cần đạt. Giúp học sinh biết vận dụng, sắp xếp ý và viết một đoạn văn thuyết minh ngắn. Tích hợp với phần văn ở 2 văn bản Nhớ rừng và Ông đồ với tiếng việt qua bài câu nghi vấn. Xây dựng chủ đề, sắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh. B. Chuẩn bị: Giáo viên nghiên cứu soạn giáo án. Trò học bài và chuẩn bị bài. C. Tiến trình: 1. ổn định lớp.1’ 2. Kiểm tra bài cũ.5’ ? Thế nào là đoạn văn? Vai trò của đoạn văn trong bài văn? Cấu tạo của đoạn văn? Là một bộ phận của bài văn. Nhiều đoạn văn kết hợp với nhau tạo thành bài văn. Đoạn văn phải có 2 câu trở lên được xắp xếp theo một trình tự nhất định. Điểm: 3. Bài mới: 35’ ? Đọc và chiếu đoạn văn a trong sgk/14 ? Đoạn văn trên gồm mấy câu. ? Từ nào được nhắc lại trong các câu đó. ? Dụng ý. ? Chủ đề của đoạn văn là gì. ? Vai trò của từng câu trong đoạn văn như thế nào trong việc thể hiện và phát triển chủ đề. Như vậy các câu sau bổ sung thông tin làm rõ ý câu chủ đề. ? Đoạn văn a có phải là đoạn văn miêu tả kể chuyện, biểu cảm, nghị luận không ? Vì sao? ? Thuyết minh về vấn đề gì. ? Đọc và chiếu đoạn văn trong sgk ? Đoạn văn gồm mấy câu. ? Các câu nói tới ai. ? Câu nào là câu chủ đề. ? Các câu khác nói về vấn đề gì. ? Đọc đoạn văn a. ? Đoạn văn a thuyết minh về cái gì. ? Cần đạt những yêu cầu gì. ? Đối chiếu với các tiêu chuẩn ấy đoạn văn mắc lỗi gì. ? Cần và nên sửa bổ sung như thế nào. Học sinh sửa và sắp xếp lại. Giáo viên uốn nắn, nhận xét. ? Đoạn văn b thuyết minh về cái gì. ? Đoạn văn b mắc những lỗi gì. ? Sửa lại như thế nào. Học sinh sửa lại. Giáo viên nhận xét, uốn nắn. ? Khi làm bài văn thuyết minh ta cần chú ý điều gì. ? Viết đoạn mở bài và kết bài cho đề văn: Giới thiệu ngôi trường của các em”. ? Đọc bài tập. ? Nêu yêu cầu của bài. I. Đoạn văn trong văn bản thuyết minh. 1/ Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh. * Ví dụ: - a: Gồm 5 câu. - Từ “nước”. - Đó chính là từ quan trọng nhất để thể hiện chủ đề của đoạn văn. - Chủ đề của đoạn văn được thể hiện ở câu chủ đề (nêu ý chính của đoạn văn). + C1: Khái quát vấn đề thiếu nước ngọt trên thế giới. + C2: Cho biết tỉ lệ nước ngọt ít ỏi so với tổng lượng nước trên trái đất. + C3: Giới thiệu sự mất tác dụng của phần lớn nước ngọt. + C4: Giới thiệu số lượng khổng lồ thiếu nước ngọt. + C5: Dự báo tình hình thiếu nước. - Đoạn văn a không phải là đoạn văn miêu tả, kể chuyện, biểu cảm, nghị luận. Vì: Đoạn văn không biểu hiện cảm xúc, không kể, không tả, không bàn luận phân tích, chứng minh, giải thích về nước. Bởi vậy đoạn văn a là đoạn văn thuyết minh. - Đoạn văn thuyết minh một sự việc, hiện tượng tự nhiên - xã hội. - b: Gồm 3 câu. - Đồng chí Phạm Văn Đồng. Câu 1 là câu chủ đề. Câu 2 sơ lược quá trình hoạt động cách mạng. Câu 3 Quan hệ của ông với chủ tịch Hồ Chí Minh. - Là đoạn văn thuyết minh giới thiệu về một danh nhân, một con người nổi tiếng theo kiểu cung cấp thông tin về các mặt hoạt động khác. 2/ Sửa lại các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn. a. sgk. - Giới thiệu dụng cụ học tập quen thuộc, một đồ vật thông dụng: Chiếc bút bi. - Yêu cầu: + Nêu rõ chủ đề. + Cấu tạo công dụng của bút bi. + Cách sử dụng. - Nhược điểm: + Không rõ câu chủ đề. + Chưa có ý công dụng. + Các ý lộn xộn, thiếu mạch lạc. + Cần tách thành 3 ý nhỏ rõ ràng. - Cấu tạo, công dụng, sử dụng. + Sửa lại. b. - Chiếc đèn bàn. - Nhược điểm: + Đoạn văn lộn xộn, rắc rối, phức tạp hoá khi giới thiệu cấu tạo của chiếc đền bàn. Câu 1 với các câu sau gắn kết gượng gạo. + Sửa lại. - Ghi nhớ sgk/15. II. Luyện tập. Bài 1. - Mở bài: Mời bạn đến thăm trường tôi ngôi trường be bé nằm ở giữa đồng xanh - Ngôi trường thân yêu - mái nhà chung của chúng tôi. Kết bài: Trường tôi như thế đó, khiêm nhường mà xiết bao gắn bó. Chúng tôi yêu quí ngôi trường như yêu ngôi nhà của mình. Bài tập 2. - Năm sinh, năm mất, quê quán gia đình. - Đôi nét về quá trình hoạt động, …… - Vai trò và cống hiến to lớn đối với dân tộc và thời đại. 4.Củng cố:3’ Nhắc lại phàn ghi nhớ sgk. 5. Hướng dẫn:1’ Học kỹ bài. Làm bài tập 3/15. Chuẩn bị bài tiếp theo. D. Rút kinh nghiệm:................................................................................................... ____________________________________________________ Duyệt của BGH Ngày tháng năm 2013 Vương ý Lan Nhi Tuần 20. Tiết 77. Ngày soạn: Dạy: Quê hương - Tế Hanh - A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng, giầu sức sống của một làng quê miền biển trung trung bộ và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả. Nghệ thuật tả cảnh, tả tình bình dị mà lắng sâu thấm thía. Rèn kĩ năng đọc diễn cảm thơ 8 chữ, phản ánh các hình ảnh nhân hoá, so sánh đặc sắc. B. Chuẩn bị: Giáo viên soạn giáo án, tuyển tệp thơ Tế Hanh. Trò học, chuẩn bị bài, sưu tầm tranh làng ven biển. C. Tiến trình: 1. ổn định tổ chức.1’ 2. Kiểm tra bài cũ.5’ ? Đọc diễn cảm bài thơ “Ông đồ”. Nói rõ 2 nguồn cảm hứng làm nên kiệt tác thơ mới này (niềm thương cảm và niềm hoài cổ). Điểm: 3. Bài mới: 35’ ? Nêu vài nét hiểu biết của em về tác giả. ? Nội dung thơ Tế Hanh trước cách mạng tháng 8 - 1945 như thế nào? Kể tên tác phẩm chính của Tế Hanh. ? Nêu xuất xứ bài thơ. Giáo viên hướng dẫn đọc - đọc mẫu. Học sinh đọc - nhận xét.. ? Giải thích phần chú thích. ? Tìm hiểu thể thơ (8 tiếng / 1 câu; 2 hoặc 4, 6, 8 câu / khổ). ? Nhịp thơ có gì đặc biệt (3/ 2/ 3; 3/ 5). ? Vần thơ? (vần chân, liền, sông - hồ, cá - mã, giang - làng, gió - đổ, về - nhớ, vôi - khơi). ? Bài thơ bố cục như thế nào. 2 câu đầu - Giới thiệu chung về làng. 6 câu tiếp - Cảnh dân chài ra khơi. 8 câu tiếp - Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về. 4 câu cuối - Nỗi nhớ làng, quê hương. ? Theo mạch thơ nội dung bài thơ chia làm mấy phần: 2 phần. - Hình ảnh quê hương. - Nỗi nhớ quê hương. ? Nội dung biểu đạt theo phương thức biểu đạt chính nào. -> (Miêu tả, biểu cảm), ? Hai câu thơ đầu tác giả giới thiệu về quê hương như thế nào. ? Vị trí địa lý tác giả giới thiệu như thế nào. Cái hay ở đây là một làng chài như đảo bao vây giữa trời nước. ? Thời gian và không gian ở đây như thế nào. ? Đặc điểm nghề nghiệp. ? Em có nhận xét gì về cách tính khoảng cách từ làng đến biển của tác giả (dân dã, giản dị, mang tính ……..). ? 6 câu thơ tiếp theo giới thiệu về cảnh gì của làng chài. ? Đoàn thuyền ra khơi vào thời điểm ntn. -> Trời trong, gió nhẹ. ? Báo hiệu điều gì? Tại sao?. ? Những con người ra khơi được gợi tả bằng hình ảnh nào. ? Em hiểu như thế nào về “dân trai tráng”. ? Với con người có sức khoẻ như vậy con thuyền được miêu tả bằng hình ảnh nào. ? “Tuấn mã” - Ngựa đẹp, khoẻ, phi nhanh. ? Nghệ thuật gì được sử dụng? Tác dụng? ? Chi tiết nào làm con thuyền gần gũi với con người hơn. ? Nghệ thuật được sử dụng? Tác dụng? ? Em có nhận xét gì về giọng điệu, cảm xúc khổ thơ này. -> Phấn chấn, tự hào, tràn ngập khí thế hăng hái tham gia lao động. ? Nhận xét của em về hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi. ? Em nhận thấy tình cảm của tác giả qua đoạn thơ. (yêu quý, tự hào). ? Đọc 8 câu tiếp theo? Nội dung của đoạn . ? Không khí đoàn thuyền trở về như thế nào. ? Nhận xét của em về không khí. -> Đông vui nhộn nhịp, tràn ngập niềm vui thu hoạch. ? Kết quả lao động của họ được thể hiện qua hình ảnh nào. ? Tỏ thái độ gì. ? Em có nhận xét gì về cách nói của họ. ? So sánh cách gọi dân chài của tác giả ở câu đầu và 4 câu thơ này. ? Em có nhận xét gì về người dân chài. ? Chiếc thuyền được miêu tả bằng hình ảnh nào. ? Nghệ thuật gì được miêu tả. -> Nhân hoá. ? Chiếc thuyền có ý nghĩa như thế nào đối với người dân chài. ? Nhận xét gì về tâm hồn của tác giả qua lời thơ. ? Tình cảm của nhà thơ với quê hương thể hiện trong hoàn cảnh nào. ? Đó là tình cảm như thế nào. ? Nỗi nhớ có gì đặc biệt? Thể hiện qua chi tiết nào. ? Em có nhận xét gì về tiềm năng quê hương tác giả. -> Giàu đẹp. ? Chiếc buồm, con thuyền gợi cuộc sống như thế nào. -> Lao động sôi nổi nhiệt tình với bao khát vọng tương lai. ? Có thể cảm nhận cái mùi nồng mặn trong nỗi nhớ quê của tác giả như thế nào. (Nồng mặn, mặn mà, đằm thắm, nồng hậu được cảm nhận bằng tình yêu quê hương về mùi riêng của biển được nhấn mạnh trực tiếp bằng câu cảm). ? Em nhận thấy nỗi nhớ quê của tác giả như thế nào. ? Nêu điểm đặc sắc về nghệ thuật của bài. ? Tranh làng chài được vẽ lên bằng hình ảnh như thế nào. I. Vài nét về tác giả - tác phẩm. 1/ Tác giả: Trần Tế Hanh sinh 1921 tại Quảng Trị. 2/ Tác phẩm: In trong tập “Nghẹn ngào” 1939. II. Đọc, tìm hiểu văn bản. 1/ Cảnh dân chài ra khơi đánh cá. - Giới thiệu chung về làng. + Vị trí địa lí: Quê là làng được bao bọc bởi nước sông -> Là làng biển. + Thời gian: Tính bằng ngày sông. + Không gian: Bát ngát của sông biển. + Đặc điểm nghề nghiệp: Chài lưới. * Cảnh ra khơi đánh cá. - Thời tiết tốt, thuận lợi. - Dân trai tráng. -> Khoẻ mạnh, vạm vỡ. Thuyền hăng như con tuấn mã. - Nghệ thuật: So sánh. -> Ca ngợi vẻ đẹp dũng mãnh của con thuyền, con người ra khơi hăng hái sôi nổi. - Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng. - Bươn thân trắng… -> So sánh, ẩn dụ, nhân hoá gợi liên tưởng con thuyền như mang linh hồn, sự sống, khát khao, hy vọng của làng chài đang vươn lên tràn trề sức sống. -. Con thuyền đẹp, dũng mãnh hăng hái sôi nổi tham gia lao động chứa đựng linh hồn, khát vọng sự sống của làng. 2/ Cảnh thuyền cá về bến. - ồn ào trên bến đò. - Tấp nập đón ghe về. - Nhờ ơn trời cá đầy ghe. -> Dân dã. giản dị, gần gũi. - Dân trai làng da nám nắng, cả thân hình ………. Thở vị xa xăm. -> Khoẻ mạnh, rắn rỏi, mang vị mặn mòi của biển, sức sống mãnh liệt của biển. - “Im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối…… thớ vỏ”. -> Gắn bó mật thiết như một cơ thể sống không thể thiếu của người dân chài. - Tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, tự hào yêu quý quê hương. 3/ Nỗi nhớ làng quê biển. - Hoàn cảnh: Xa quê. - Luôn tưởng nhớ. - Nước xanh cá bạc, buồm vôi, con thuyền và “mùi nồng mặn”.(mùi vị đặc trưng). - Nỗi nhớ thường trực, cụ thể sâu sắc bền chặt của một con người gắn bó thuỷ chung với quê hương. III. Tổng kết. 1. Nghệ thuật: Xúc cảm chân thành, thắm thiết. - Hình ảnh chân thực, so sánh sinh động. 2. Nội dung: Bức tranh quê hương tươi sáng, khoẻ khoắn, tràn đầy sức sống, con người yêu lao động. - Tấm lòng yêu quê hương trong sáng đằm thắm, nồng hậu thuỷ chung. 4. Củng cố: 3’ Giáo viên khái quát toàn bài. 5.Hướng dẫn:1’ Học thuộc bài, soạn bài: Khi con tu hú. D. Rút kinh nghiệm:................................................................................................... ________________________________________ Tiết 78. Ngày soạn: Dạy Khi con tu hú - Tố Hữu - A. Mục tiêu bài học: Học sinh cảm nhận được tình yêu cuộc sống, niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi đang bị giam cầm trong tù ngục được thể hiện bằng những hình ảnh gợi cảm, bay bổng với thể thơ lục bát giản dị mà tha thiết. Rèn kĩ năng đọc sáng tạo thơ lục bát, phân tích những hình ảnh lãng mạn bay bổng trong bài thơ, sức mạnh nghệ thuật của những câu hỏi tu từ. B. Chuẩn bị: Giáo viên nghiên cứu soạn giáo án. Trò học bài cũ, soạn bài. C. Tiến trình: 1. ổn định tổ chức.1’ 2. Kiểm tra bài cũ.5’ ? Đọc thuộc lòng biểu cảm bài thơ “Quê hương”.Nêu điểm ghi nhớ về nội dung và nghệ thuật? Điểm: 3. bài mới: 35’ ? Nêu vài nét về tác giả. ? Nêu xuất sứ bài thơ. Giáo viên đọc, học sinh đọc, nhận xét. ? Bài thơ có bố cục ntn. ? Xác định phương thức biểu đạt chính của mỗi đoạn và toàn bài. Đ1: Miêu tả Đ2: Biểu cảm. ? Bức tranh vào hạ được nhà thơ phác hoạ qua nhiều chi tiết hình ảnh, âm thanh nào. ? Em có nhận xét gì về âm thanh dó. ? Gợi khoảng cách như thế nào. ? Mùa hè được gợi tả qua những dấu hiệu điển hình của không gian nào. ? Nhận xét của em về không gian sức sống mùa hè. ? Những sản vật điển hình nào của họ được gợi nhắc. ? Gợi lên sự sống như thế nào. ? Em có nhận xét gì về màu sắc được miêu tả, từ loại nào được sử dụng: Tính từ: đỏ, xanh, đào, vàng. -> Gợi sự tươi mới, chan hoà, đầy hứa hẹn. ? Hương vị thiên nhiên được cảm nhận như thế nào. ? Có được cảm nhận trực tiếp không. ? Hình ảnh nào nổi bật trong không gian. ? Từ loại nào được sử dụng? Tác dụng? ? Em có nhận xét gì về phạm vi miêu tả. ? Cảnh tượng mùa hè có được miêu tả trực tiếp hay không? Vì sao? ? Vậy nó được cảm nhận bằng giác quan nào? -> Lắng nghe - Ta lắng nghe …….. biết bao nhiêu. ? Qua sự cảm nhận dó em hình dung gì về toàn cảnh bức tranh nùa hè được phác hoạ trong khổ thơ. ? Em hiểu gì về tâm hồn nhà thơ với cuộc sống. ? Theo dõi khổ thơ cuối. ? Tâm trạng của người tù được thể hiện qua những dòng thơ nào. ? Đó là tâm trạng như thế nào. ? Vì sao. -> Chật chội, tù túng, thiếu tự do. ? Vì sao tác giả lại có tâm trạng như vậy - Sự vật -> tự do Người chiến sĩ mới giác ngộ cách mạng -> Không được tự do. ? Người tù có khao khát gì. ? Từ loại nào được sử dụng. ? Thể hiện điều gì. ? Hai lần nhắc đến tiếng chim tu hú là những lần nào. - Tu hú gọi bầy -> báo hiệu mùa hè, gọi bạn. - Tu hú cứ kêu: Thôi thúc giục giã. Giáo viên: Cứ kêu nghĩa là tiếng gọi tự do không bao giờ thôi. Nghĩa là ý trí vượt ngục luôn luôn thường trực. ? Em cảm nhận như thế nào về tâm hồn tác giả. ? Theo em điều gì khiến cho người từ không thể quên nỗi uất hận của mình. Âm thanh, màu sắc, hay ánh sáng. ? Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ. ? Nội dung chính của bài. I

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 8Tich hop.doc
Giáo án liên quan