A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp học sinh thấy được mục đích, tác dụng của việc học chân chính: Học để làm người, học để biết và làm, học để góp phần làm cho đất nước hưng thịnh, đồng thời thấy được tác hại của lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi.
- Nhận thức được phương thức học tập đúng, kết hợp học với hành.
- Hướng dẫn học sinh học tập cách lập luận của tác giả, biết cách viết bài văn nghị luận theo chủ đề nhất định.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
Bảng phụ.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
*Ổn định tổ chức :
*Kiểm tra bài cũ :
? Đọc thuộc lòng đoạn trích “Nước Đại Việt ta” và cho biết nó nằm ở phần nào của “Bình Ngô đại cáo”?
? Hãy trình bày nội dung khái quát và nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích “Nước Đại Việt ta”?
*Bài mới
Giới thiệu bài: Khi sinh thời, Lê - nin đã có câu nói rất nổi tiếng: “Học, học nữa, học mãi”. Đúng vậy, học vấn sẽ theo con người đến hết cuộc đời. Nhưng làm thế nào để có một phương pháp học tập đúng đắn. Văn bản “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp sẽ cho chúng ta thấy rõ vấn đề này.
15 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2225 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 101 Bàn luận về phép học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 09 tháng 03 năm2009
Tiết 101
Bàn luận về phép học
Tác giả: Nguyễn Thiếp
a. mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh thấy được mục đích, tác dụng của việc học chân chính: Học để làm người, học để biết và làm, học để góp phần làm cho đất nước hưng thịnh, đồng thời thấy được tác hại của lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi.
- Nhận thức được phương thức học tập đúng, kết hợp học với hành.
- Hướng dẫn học sinh học tập cách lập luận của tác giả, biết cách viết bài văn nghị luận theo chủ đề nhất định.
b. chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
Bảng phụ.
c. tổ chức các hoạt động dạy và học
*ổn định tổ chức :
*Kiểm tra bài cũ :
? Đọc thuộc lòng đoạn trích “Nước Đại Việt ta” và cho biết nó nằm ở phần nào của “Bình Ngô đại cáo”?
? Hãy trình bày nội dung khái quát và nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích “Nước Đại Việt ta”?
*Bài mới
Giới thiệu bài: Khi sinh thời, Lê - nin đã có câu nói rất nổi tiếng: “Học, học nữa, học mãi”. Đúng vậy, học vấn sẽ theo con người đến hết cuộc đời. Nhưng làm thế nào để có một phương pháp học tập đúng đắn. Văn bản “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp sẽ cho chúng ta thấy rõ vấn đề này.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
I. Đọc – Hiểu chú thích
- Giáo viên hướng dẫn HS đọc: giọng điệu chân tình, bày tỏ thiệt lơn, vừa tự tin, vừa khiêm tốn.
- Giáo viên đọc mẫu -> Gọi HS đọc -> Nhận xét.
? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả?
? Nêu hoàn cảnh ra đời của văn bản?
( Ông viết bài tấu bàn về ba việc:
1. Bàn về “Quân đức” (đức của vua): Mong bậc đế vương một lòng tu đức, lấy học vấn tăng thêm tài.
2. Bàn về “Dân tâm” (lòng dân): Khẳng định dân là gốc, gốc có vững, dân mới yên.
3. Bàn về “Học pháp”( phép học): Nội dung là đoạn trích được học).
- GV cho HS giải nghĩa các chú thích trong SGK.
( Chú ý chú thích 3, 4, 6, 7).
? Cho biết văn bản thuộc thể loại gì?
? Trình bày hiểu biết của em về thể loại đó?
( GV: Đối tượng sử dụng các thể văn cổ:
- Vua, chúa, bề trên: Chiếu, chế, cáo, sách, hịch, mệnh.
- Quan lại, thần dân: Tấu, nghị, biểu, khải, sớ.
Thể tấu này khác với “ tấu” trong nghệ thuật hiện đại. Có thể được viết bằng văn xuôi, văn vần, văn biền ngẫu).
? Cho biết bố cục của văn bản?
1. Đọc
2. Hiểu chú thích
a. Tác giả, tác phẩm
- Nguyễn Thiếp ( 1723- 18040, còn được gọi là La Sơn Phu Tử.
- Văn bản là phần trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791.
b. Giải nghĩa từ khó
SGK trang 68
3. Thể loại và bố cục
- Cáo: Là lời của thần dân tâu lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị.
- Bố cục : Ba phần
+ Từ đầu... “ học điều ấy”.
+ Tiếp ... “ tệ hại ấy”
+ Còn lại.
II. Đọc – Hiểu văn bản
? Đọc phần 1 và cho biết nội dung khái quát của phần này?
( Mục đích chân chính của việc học).
? Tác giả nêu lên mục đích của việc học
qua hình ảnh nào?
( Ngọc không mài không thành đồ vật...rõ đạo).
? Việc so sánh như vậy có tác dụng gì?
( Dễ hiểu, dễ nhớ, tăng thêm sức thuyết phục).
? Tác giả đã giải thích khái niệm “đạo” như thế nào? Nêu nhận xét của em về cách giải thích ấy?
? Qua đó, tác giả đã cho ta thấy mục đích chân chính của việc học là gì?
- GV gọi HS đọc tiếp: “Nước Việt ta... điều tệ hại ấy”
? Nêu nội dung của đoạn vừa đọc?
? Theo tác giả, lối học sai trái là lối học như thế nào?
? Thế nào là lối học chuộng hình thức, lối học cầu danh lợi?
( Lối học chuộng hình thức: học thuộc lòng câu, chữ mà không hiểu nội dung, hữu danh vô thực.
- Lối học cầu danh lợi: Học để có danh tiếng, được trọng vọng, được nhàn nhã, được nhiều lợi lộc).
? Lối học này gây tác hại như thế nào?
- HS thảo luận nhóm theo bàn để trả lời câu hỏi sau:.
? Em có biết hiện nay, ngành giáo dục nước ta đang thực hiện cuộc vận động nào?
( Cuộc vận động hai không với sáu nội dung).
- GV gọi HS đọc phần cuối của văn bản.
? Sau khi phê phán những biểu hiện sai trái của việc học, tác giả đã đưa ra vấn đề gì?
? Theo tác giả,việc học phải được thực hiện ở những đâu?
? Hãy lên hệ với tinh thần hiếu học của nhân dân ta?
( Chính sách khuyến học của nhà nước ta, tạo điều kiện cho tất cả trẻ em đều được đến trường, các quĩ học sinh nghèo vượt khó...).
? Sau đó, ông đã đưa ra phương pháp học tập như thế nào?
? Em có nhận xét gì về phương pháp học tập đó?
? Từ đó, em hãy nêu tác dụng của việc học chân chính?
( Đạo học thành thì cải tạo được con người, cải tạo được xã hội làm cho xã hội phát triển tích cực).
? Liên hệ thực tế ngày nay về việc học tập của học sinh?
- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi trên.
? Qua việc tìm hiểu trên, em hãy cho khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản?
- HS thảo luận và rút ra ghi nhớ.
1. Mục đích chân chính của việc học
- Khái niệm “học” được so sánh với câu châm ngôn nên cụ thể, dễ hiểu.
- Đạo: là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người ( Giải thích ngắn gọn, rõ ràng).
=> Là học để làm người.
2. Phê phán những biểu hiện sai trái, lệch lạc trong việc học
- Phê phán lối học chuộng hình thức, lối học cầu danh lợi.
- Tác hại : Chúa tầm thường, thần nịnh hót, người trên, kẻ dưới đều thích chạy trọt, luồn cúi.
=> Nước mất, nhà tan.
3. Khẳng định quan điểm và phương pháp đúng đắn trong việc học
- Việc học phải được phổ biến rộng khắp: Mở thêm trường, tạo điều kiện cho người đi học.
- Việc học phải bắt đầu từ những kiến thức cơ bản, có nền tảng.
+ Tuần tự tiến lên, từ thấp đến cao.
+ Học rộng nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản nhất.
+ Học phải kết hợp với hành.
=> Đây là phương pháp học tập đúng đắn, có tính thực tiễn cao.
=> Kết quả: Đất nước nhiều nhân tài, chế độ vững mạnh, quốc gia hưng thịnh.
=> Tổng kết
Ghi nhớ: SGK /tr 79
III. Luyện tập
? Hãy xác định trình tự lập luận trên bằng một sơ đồ?
Tác dụng của việc học chân chính
Phê phán những lệch lạc sai trái.
Khẳng định quan điểm, phương pháp học đúng đắn.
Mục đính chân chính của việc học.
* Củng cố - Đánh giá.
- Nêu những nét nghệ thuật đặc sắc và nội dung chủ yếu của đoạn trích?
- Phân tích sự cần thiết và tác dụng của phương pháp “ Học đi đôi với hành”?
- Qua văn bản, em hiểu gì về tác giả La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp?
* Hướng dẫn học bài
- Về nhà học bài, nắm kĩ nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Làm nốt bài tập phần luyện tập.
- Chuẩn bị bài “ Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm”.
- Đọc lại các văn bản: “Chiếu dời đô”, “Hịch tướng sĩ” và học tập cách tổ chức, trình bày luận điểm của các văn bản đó. Ngày 11 tháng 03 năm 2009
Tiết 102
Luyện tập xây dựng và trình bày
luận điểm
a. mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh :
- Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về cách thức xây dựng và trình bày luận điểm.
- Vận dụng những hiểu biết đó vào việc tìm, sắp xếp và trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc.
b. chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
- Bảng phụ
c. tổ chức các hoạt động dạy và học
*ổn định tổ chức :
*Kiểm tra bài cũ :
? Khi trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận cần chú ý những vấn đề gì?
*Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
I. Chuẩn bị
- GV yeu cầu HS đọc đề bài trong SGK
? Để thực hiện được nhiệm vụ mà đề bài nêu ra, em sẽ lần lượt đi theo những bước nào?
( Bài làm cần làm sáng tỏ vấn dề gì? Cho ai? Nhằm mục đích gì? Người viết cần đưa ra những luận điểm nào?).
II. Luyện tập
- GV yêu cầu HS đọc hệ thống luận điểm trong SGK.
? Em có nên sử dụng hệ thống luận điểm đó không? Vì sao?
? Hệ thống luận điểm đó còn có chỗ nào chưa chính xác?
? Cần phải điều chỉnh, sắp xếp lại như thế nào?
1. Xây dựng hệ thống luận điểm
- Luận điểm (a) nội dung chưa phù hợp với vấn đề trong đề bài.
- Còn thiếu những luận điểm cần thiết, khiến mạch văn có chỗ bị đứt đoạn và vấn đề không được hoàn toàn sáng rõ.
( Thêm luận điểm: đất nước đang cần những người tài giỏi; phải chăm học mới học giỏi, mới thành tài...).
- Sự sắp xếp còn chưa hợp lí ( VD: Vị trí luận điểm (b) làm cho bài thiếu mạch lạc, luận điểm( d) không nên đứng trước luận điểm (e)...)
- Sắp xếp lại như sau:
a. Đất nước đang rất cần những người tài giỏi để đưa tổ quốc tiến lên “đài vinh quang”, sánh kịp với bè bạn năm châu.
b. Quanh ta đang có nhiều tấm gương của các bạn học sinh phấn đấu học giỏi, để đáp ứng được yêu cầu của đất nước.
c. Muốn học giỏi, muốn thành tài thì trước hết phải học chăm.
d. Một số bạn ở lớp ta còn ham chơi, chưa chăm học làm cho thầy cô giáo và các bậc cha mẹ rất lo buồn.
e. Nếu bây giờ càng chơi bời, không chịu học thi sau này càng khó gặp niềm vui trong cuộc sống.
g. Vậy các bạn nên bớt vui chơi, chịu khó học hành chăm chỉ, để trở nên người có ích cho cuộc sống và sẽ tìm được niềm vui chân chính, lâu bền.
2. Trình bày luận điểm
? Em hãy nhắc lại những điều cần chú ý khi trình bày luận điểm?
- HS thảo luận các câu hỏi sau:
? Ta nên chuyển đoạn và giới thiệu luận điểm như thế nào cho chính xác và hấp dẫn?
? Đọc các câu 1, 2, 3 ở mục a và cho biết để giới thiệu luận điểm (e) nên dùng những câu nào trong ba câu đó?
( Nên dùng câu 1 và 3 vì câu 1 đơn giản, dễ làm theo, còn câu 3 thì có giọng điệu gần gũi, thân thiết).
? Em có thể nghĩ thêm cách chuyển đoạn và giới thiệu luận điểm nào khác không?
( HS tự do nêu ý kiến của mình)
? Nên sắp xếp những luận cứ ở mục (b) theo trình tự nào để sự trình bày luận điểm trên được rành mạch, chặt chẽ?
( Yêu cầu HS đọc hệ thống luận cứ)
( Sắp xếp hệ thống luận cứ như SGK là hợp lí vì trình tự ấy phản ánh được các bước hợp lí của quá trình làm rõ dần luận điểm: bước trước dẫn tới bước sau, bước sau kế tiếp bước trước để bước cuối cùng thì luận điểm được làm rõ hoàn toàn).
? Có phải đoạn văn nghị luận nào cũng phải có kết đoạn không?
( Không vì điều đó sẽ khiến bài văn vừa khó làm vừa dễ trở nên đơn điệu).
? Em hãy viết câu kết đoạn cho phù hợp với yêu cầu đã nêu?
( HS viết câu kết đoạn. GV gọi 2 đến 3 em đọc trước lớp).
? Ngoài ra, em có thể kết thúc đoạn văn ấy theo cách nào khác nữa?
( VD: Khi đó bạn ân hận thì đã muộn...)
? Đoạn văn viết theo cách trên là đoạn văn diễn dịch hay qui nạp? Vì sao?
? Có phải muốn chuyển đổi từ diễn dịch sang qui nạp thì chỉ cần thay đổi vị trí câu chủ đề không?
( Cần sửa lại những câu văn sao cho mối liên kết trong đoạn trong bài không bị mất đi).
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đoạn văn vừa viết của mình.
- Mỗi nhóm cử một đại diện lên đọc
- GV và HS góp ý, bổ sung.
a. Nhận xét về các câu chuyển đoạn và giới thiệu luận điểm:
- Câu 2 xác định sai mói quan hệ giữa luận điểm cần trình bày với luạn điểm đứng trước nó. Hai luận đểm ấy không có mối quan hệ nhân quả nên không thể nối bằng “Do đó”.
- Câu 1 và câu 3 có thể dùng để chuyển doạn và giới thiệu luận điểm (e).
b. Nhận xét về hệ thống luận cứ:
Hệ thống luận cứ như SGK là hợp lí.
c. Viết câu kết đoạn
d. Chuyển đổi cách trình bày nội dung trong đoạn văn:
Từ cách diễn dịch sang qui nạp.
3. Trình bày luận điểm trước lớp
* Củng cố - Đánh giá.
- Hãy nêu cách trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận?
- Phân biệt cách trình bày luận điểm theo cách diễn dịch và qui nạp.
* Hướng dẫn học bài
- Về nhà làm bài tập 4 (SGK/ tr 84).
- Đọc thêm đoạn văn của Mác-xim Go-rơ-ki .
- Ôn tập văn nghị luận để chuẩn bị viết bài tập làm văn số 6 (Chú ý 3 đề ở SGK /tr 85).
Ngày 15 tháng 03 năm 2009
Tiết 103 + 104
Viết bài tập làm văn số 6
A. Mục tiêu cần đạt :
- Giúp học sinh biết vận dụng kĩ năng trình bày luận điểm vào vào việc viết bài văn chứng minh một vấn đề văn học hoặc xã hội gần gũi với các em.
- Tự đánh giá chính xác hơn trình độ tập làm văn của bản thân, từ đó, rút ra những kinh nghiệm cần thiếtđể các bài làm văn sau đạt kết quả tốt hơn.
B. Chuẩn bị :
Đề kiểm tra.
C. Tổ chức các hoạt động dạy-học
* ổn định tổ chức
* Giáo viên chép đề bài lên bảng.
Đề bài : Dựa vào văn bản “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn, hãy chứng minh rằng: Người lãnh đạo anh minh Lí Công Uẩn luôn quan tâm đến việc chăm lo hạnh phúc lâu bền cho nhân dân.
I. Yêu cầu về nội dung và hình thức
1. Nội dung: Đảm bảo được dàn ý sau:
a. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu vấn đề cần chứng minh.
b. Thân bài: Nêu được các ý sau:
- Lo lắng cho vận mệnh của đất nước, cho cuộc sống của nhân dân, Lí Công Uẩn đã đưa ra giải pháp thuyết phục là dời đô từ Hoa Lư về Đại La.
- Nếu tiếp tục đóng đô ở Hoa Lư thì dân sẽ khổ vì lụt lội, chật hẹp.
- Ông chọn thành Đại La trước hết là vì dân: ở đó, dân sẽ thuận lợi làm ăn, an cư lạc nghiệp, đất rộng rãi, bằng phẳng, mọi vật phong phú, tốt tươi ( Dẫn chứng minh hoạ).
- Điều đó thể hiện khát vọng xây dựng đất nước Đại Việt cường thịnh, đảm bảo cho cuộc sống của nhân dân được yên bình, ấm no, hạnh phúc.
- Đó cũng chính là ý nguyện của nhân dân.
c. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề vừa chứng minh.
- Thái độ, tình cảm của người viết ( Cảm động trước tấm lòng yêu dân, vì dân của Lí Công Uẩn).
2. Hình thức:
- Làm đúng thể loại nghị luận chứng minh.
- Bố cục ba phần rõ ràng, mạch lạc.
- Hệ thống luận điểm rõ ràng, diễn đạt gọn, chính xác.
- Lời văn trong sáng.
- Chữ viết cẩn thận, không sai lỗi chính tả.
- Trình bày sạch sẽ.
II. Biểu điểm :
- Điểm 9 - 10 : Đạt các yêu cầu trên về nội dung và hình thức.
- Điểm 7- 8 : Đạt được 2/ 3 yêu cầu: Đảm bảo các nội dung chính, biết dựng đoạn và liên kết đoạn. Còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 5 - 6 : Không đạt yêu cầu điểm 7- 8, nhưng giới thiệu được nội dung chính. Liên kết các đoạn văn còn chưa tốt.
- Điểm 3 - 4 : Không đạt yêu cầu của điểm 5 - 6, nội dung sơ sài, diễn đạt lủng củng, sai lỗi câu và lỗi chính tả.
- Điểm 1 - 2 : Lạc đề, làm sai phương pháp.
- Điểm 0 : Không viết được gì.
( Giáo viên tùy vào bài viết của học sinh mà cho điểm hợp lí)
* Hớng dẫn về nhà :
- Giáo viên thu bài, nhận xét thái độ làm bài của học sinh.
- Ôn tập văn bản nghị luận.
- Soạn bài : “Thuế máu”.
Ngày 15 tháng 03 năm 2009
Tiết 105 + 106
Thuế máu
Tác giả: Nguyễn ái Quốc
a. mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh hiểu được bản chất độc ác, bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của thực dân Pháp qua việc dùng người dân các xứ thuộc địa làm vật hi sinh cho quyền lợi của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc.
- Học sinh thấy được thái độ phê phán, tố cáo quyết liệt của tác giả trước thực trạng đó bằng ngòi bút lập luận sắc bén, trào phúng sâu cay của tác giả.
- Từ đó, học sinh cần học tập cách lập luận sắc sảo của tác giả khi viết văn nghị luận.
b. chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
- Bảng phụ.
- Cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp”.
c. tổ chức các hoạt động dạy và học
*ổn định tổ chức :
*Kiểm tra bài cũ :
? La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã chỉ cho chúng ta thấy phương pháp học tập như thế nào qua văn bản “Bàn luận về phép học”, em hãy liên hệ với tình hình học tập thực tế của học sinh hiện nay?
*Bài mới:
Giới thiệu bài: Trong những năm 20 của thế kỉ XX là thời kì hoạt động sôi nổi của người thanh niên yêu nước Nguyễn ái Quốc. Trong những hoạt động cách mạng ấy có sáng tác văn chương nhằm vạch trần bộ mặt kẻ thù, nói lên nỗi khổ của những người dân bị áp bức, kêu gọi nhân dân thuộc địa đoàn kết đấu tranh. Điều đó được thể hiện rõ nét trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
I. Đọc – Hiểu chú thích
- GV hướng dẫn HS đọc: Đọc đúng ngữ điệu, có sắc thái biểu cảm, nhiều đoạn có giọng điệu vừa mỉa mai, giễu cợt vừa cay đắng, xót xa...
- GV đọc mẫu -> Gọi HS đọc -> Nhận xét.
? Nêu vài nét về tác giả Nguyễn ái Quốc?
? Em đã được học những tác phẩm nào của Người?
? Trình bày những hiểu biết của em về tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”?
( Đây là tác phẩm được NAQ dành nhiều thời gian đầu tư và công sức, từ 1922 – 1925, gồm 3 nội dung chính:
- Tố cáo tội ác của thực dân.
- Phơi bày nỗi khổ của người dân bản xứ.
- Kêu gọi đấu tranh).
? Vị trí của đoạn trích?
? Phương thức biểu đạt của văn bản?
- Chú ý các chú thích: 1, 2, 7, 10, 12, 13, 16 trong SGK.
1. Đọc
2. Hiểu chú thích
a. Tác giả - Tác phẩm
- “Bản án chế độ thực dân Pháp”: được viết bằng tiếng Pháp, gồm 12 chương và phần phụ lục.
- “Thuế máu” là chương đầu tiên của tác phẩm.
- Văn bản nghị luận.
b. Giải nghĩa từ: SGK
II. Đọc – Hiểu văn bản
? Tên “Thuế máu” gợi cho chúng ta điều gì?
(Thuế máu: Thứ thuế phải trả bằng xương máu-> Bị bóc lột xương máu).
? Trình tự và cách đặt tên các phần trong chương gợi lên điều gì?
( Sắp xếp theo trình tự thời gian: Trước, trong và sau chiến tranh thế giới 1)
- Học sinh đọc phần I
? Giải nghĩa từ “bản xứ”?
? Em hãy so sánh thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở hai thời điểm?
- Trước khi có chiến tranh?
(Xem tranh minh hoạ Tr/87)
- Khi chiến tranh xảy ra?
(Giáo viên: Bối cảnh là CTTG thứ nhất)
? Khi chiến tranh bùng nổ, họ được gọi là gì?
? Những cách gọi đó nói lên điều gì?
? Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được miêu tả như thế nào?
(- Một số người bị chết dưới đáy biển.
- Bị tàn sát,...
- Bị nhiễm độc...)
? Em có nhận xét gì về giọng điệu của đoạn văn này?
(Vừa giễu cợt, vừa xót xa).
? Thông qua những con số người bản xứ bỏ mạng trên đất Pháp, em có suy nghĩ gì?
( Tác giả đã nêu ra một con số đáng chú ý về số người bản xứ đã bỏ mình trên đất Pháp trong mấy năm chiến tranh thế giới thứ nhất)
1. Tìm hiểu cách đặt tên chương, tên các phần.
- “Thuế máu” gợi lên số phận thảm thương của người dân thuộc địa, bao hàm lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai đối với tội ác ghê tởm của chính quyền thực dân.
- Gợi lên quá trình lừa bịp, bóc lột đến cùng kiệt thuế máu của bọn Thực dân cai trị và chứng tỏ tinh thần chiến đấu mạnh mẽ, sự phê phán triệt để của Nguyễn ái Quốc.
2. Chiến tranh và “người bản xứ”.
a. Thái độ của các quan cai trị
- Trước khi có chiến tranh.
+ Là giống người hạ đẳng.
+ Bị đối xử, đánh đạp như súc vật –
- Chiến tranh bùng nổ:
+ Những đứa “Con yêu”
+ Những người “bạn hiền”
+ Những “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”
-> Họ được các quan cai trị tâng bốc, vỗ về, được phong danh hiệu cao quý.
-> Thủ đoạn lừa bịp, bỉ ổi của chính quyền thực dân để bắt đầu biến họ thành vật hi sinh.
b. Số phận của người dân thuộc địa:
- Phải đột ngột xa lìa gia đình, quê hương, đi phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu.
- Bị biến thành vật hi sinh cho lợi ích, danh dự của những kẻ cầm quyền.
- Nhiều người dân thuộc địa làm công việc chế tạo vũ khí, phục vụ chiến tranh ở hậu phương cũng chịu bệnh tật và cái chết đau đớn.
-> Những số phận thảm thương
-> Tội ác và thủ đoạn ghê tởm của thực dân Pháp.
( 70 vạn người -> 8 vạn đã chết)
- Học sinh đọc phần II.
? Nêu rõ các thủ đoạn, mánh khoé bắt đi lính của chính quyền thực dân?
? Phản ứng của những người bị bắt đi lính tình nguyện có gì khác thường?
? Từ đó cho thấy thực trạng nào của chế độ lính tình nguyện?
? Đọc “Các bạn....” và cho biết phủ toàn quyền Đông Dương đã tuyên bố điều gì?
? Trong thực tế, những sự thật nào về lính tình nguyện được phơi bày?
? Sự đối lập giữa lời nói và sự thật có ý nghĩa gì?
? Nhận xét về thái độ của tác giả?
( Tôn trọng sự thật khách quan, mỉa mai, châm biếm).
3. Chế độ lính tình nguyện.
a. Thủ đoạn, mánh khoé bắt đi lính:
- Lùng ráp, vây bắt, cưỡng bức người ta phải đi lính.
- Doạ nạt, xoay xở kiếm tiền đối với những nhà giàu.
- Sẵn sàng trói, xích, nhốt như súc vật, đàn áp dã man nếu có chống đối.
b. Phản ứng của những người bị bắt đi lính.
- Tìm mọi cơ hội để chốn thoát.
- Tự làm cho mình nhiễm phải những bệnh nặng nhất.
-> Không có sự tình nguyện mà họ còn gây thêm nhiều bệnh tật nguy hiểm để trốn lính.
c. Lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền.
- Các bạn đã “tấp nập”..., kẻ thì hiênd dâng...
- Tốp thì bị xích tay, bị nhốt, những cuộc biểu tình...
-> Vạch trần thủ đoạn bịp bợm tàn nhẫn của chính quyền thực dân đối với người bản xứ.
- Học sinh đọc phần III.
? Tác giả đã chỉ rõ kết quả của sự hi sinh của lính tình nguyện Việt Nam như thế nào?
? Nhận xét về cách đối xử của chính quyền thực dân sau khi đã bóc lột hết “Thuế máu” của họ?
? Tác giả đã sử dụng những kiểu câu gì? Tác dụng? (Câu nghi vấn)
? Cấu trúc câu văn được mở đầu “Chẳng phải”, kết thúc “đó sao” được lặp lại có tác dụng gì?
? Từ đó, sự thật nào được phơi bày?
? Thái độ của người viết được thể hiện ra sao?
(GV: Bỉ ổi hơn nữa, chính quyền thực dân còn “không ngần ngại đầu độc cả một dân tộc để vơ vét cho đầy túi” khi cấp môn bài bán lẻ thuốc phiện cho thương binh người Pháp và vợ con tử sĩ Pháp).
? Hãy nhận xét về nghệ thuật đặc sắc mà tác giả sử dụng trong văn bản?
( Nghệ thuật châm biếm, đả kích).
? Cách xây dựng hình ảnh như thế nào?
? Ngôn từ, giọng điệu ra sao?
? Nhận xét về các yếu tố tự sự và biểu cảm trong văn bản?
? Từ đó, đoạn trích đã nêu bật nội dung gì?
( GV: Qua đoạn trích, ta thấy toát lên số phận đáng thương của người dân thuộc địa, bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của chính quyền thực dân. Từ hệ thống hình ảnh và giọng điệu của tác phẩm, người ta nhận ra lòng căm phẫn kẻ thống trị tàn ác, niềm xót xa, thương cảm cho thân phận người dân nô lệ bị lợi dụng, bị bóc lột
“ thuế máu” của NAQ).
- GV hướng dẫn học sinh thảo luận và rút ra nội dung khái quát đã nêu trong phần “ Ghi nhớ”.
4. Kết quả của sự hi sinh.
- Họ trở lại “giống người hèn hạ”.
- Họ bị tước đoạt của cải, bị đánh đập vô cớ, bị đối xử thô bỉ như súc vật.
- Sự hi sinh của họ là vô nghĩa đối với họ.
-> Sử dụng câu nghi vấn, lặp lại cấu trúc câu để khẳng định sự thật và bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
-> Sự bỉ ổi, vô nhân đạo của thực dân Pháp đối với lính tình nguyện Việt Nam, bộ mặt tráo trở của chính quyền thực dân và cái giá của “ Thuế máu” mà người lính Việt Nam phải trả.
-> Mỉa mai, châm biếm, tố cáo quyết liệt chế độ thực dân Pháp ở Việt Nam.
=> Tổng kết:
- Nghệ thuật đặc sắc: Nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo, tài tình của tác giả.
+ Xây dựng hệ thống hình ảnh sinh động.
+ Ngôn từ, giọng điệu mang màu sắc trào phúng đặc sắc.
-> Các yếu tố tự sự và biểu cảm được kết hợp chặt chẽ, hài hoà.
- Nội dung: Số phận đáng thương của người dân thuộc địa, bộ mặt giả nhân, giả nghĩa, bỉ ổi của chính quyền thực dân.
Ghi nhớ: SGK/ tr 92
III. Luyện tập
- GV yêu cầu HS đọc chính xác, có sắc thái biểu cảm phù hợp với bút pháp trào phúng của tác giả.
GV cho HS đọc lại văn bản.
* Củng cố - Đánh giá.
- Em hãy nhận xét khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản?
- Nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong văn bản “Thuế máu”?
* Hướng dẫn học bài
- Về nhà học bài.
- Tập đọc diễn cảm lại văn bản.
- Chuẩn bị bài: “Hội thoại”.
File đính kèm:
- Tiet 101106.doc