I.Mục tiêu cần đạt
- Giúp học sinh hiểu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân và xuất xứ của văn bản Cô Tô
- Cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của bức tranh thiên nhiên của Cô Tô sau cơn bão và tình cảm của nhà sau bức tranh thiên nhiên đó.
Thấy được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn từ điêu luyện, sự quan sát và cảm nhận tinh tế của nhà văn.
Rèn luyện kỹ năng đọc, viết văn miêu tả, rèn luyện kỹ năng phân tích cảnh vật.
Hình thành trong tâm hồn các em tình yêu thiên nhiên, đất nước Việt Nam.
II.Chuẩn bị :
1.Giáo viên :
Giáo án, sách giáo khoa, máy chiếu
2.Học sinh: Sách vở, soạn bài, vở soạn
III.Tiến trình bài dạy :
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên đưa ra 4 bức tranh: Thác nước, bến sông, mưa,lúa.
? Những hình ảnh đó gợi nhắc đến những văn bản nào mà em đã được học trong chương trình ngữ văn 6?
! Học sinh phát hiện ra các văn bản: Vượt thác, Sông nước Cà Mau, Mưa, Lượm
Bài mới:
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1787 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 8 Tiết 103 văn bản : cô tô ( nguyễn tuân), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tröôøng THCS Traàn Phuù – Kroâng Naêng Gi¸o ¸n dù thi cÊp tØnh: Phaïm Baù Thìn
Tiết 103 Văn bản : Cô Tô
( Nguyễn Tuân)
I.Mục tiêu cần đạt
- Giúp học sinh hiểu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân và xuất xứ của văn bản Cô Tô
- Cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của bức tranh thiên nhiên của Cô Tô sau cơn bão và tình cảm của nhà sau bức tranh thiên nhiên đó.
Thấy được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn từ điêu luyện, sự quan sát và cảm nhận tinh tế của nhà văn.
Rèn luyện kỹ năng đọc, viết văn miêu tả, rèn luyện kỹ năng phân tích cảnh vật.
Hình thành trong tâm hồn các em tình yêu thiên nhiên, đất nước Việt Nam.
II.Chuẩn bị :
1.Giáo viên :
Giáo án, sách giáo khoa, máy chiếu
2.Học sinh: Sách vở, soạn bài, vở soạn
III.Tiến trình bài dạy :
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên đưa ra 4 bức tranh: Thác nước, bến sông, mưa,lúa.
? Những hình ảnh đó gợi nhắc đến những văn bản nào mà em đã được học trong chương trình ngữ văn 6?
! Học sinh phát hiện ra các văn bản: Vượt thác, Sông nước Cà Mau, Mưa, Lượm
Bài mới:
Giáo viên nhận xét khái quát ð Giới thiệu bài mới:
Qua các trang văn, chúng ta đã được cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên trên mọi miền của đất nước bởi sự tài hoa của ngòi bút mỗi nhà văn. Hôm nay, tạm xa đất liền, thầy và các em sẽ đi du lịch bằng con thuyền ngôn ngữ của Nguyễn Tuân để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một vùng đảo xa xôi ấy :
(Cho Hs quan sát ảnh cô tô)
?Học sinh đọc chú thích ¶ trong sách giáo khoa.
( Giới thiệu chân dung nhà văn )
? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Tuân?
- Học sinh trả lời độc lập
- Giáo viên cung cấp thêm kiến thức về tác giả.
Nhắc đến Nguyễn Tuân là nhắc đến một nhà văn độc đáo, tài hoa và uyên bác.Nét độc đáo của Nguyễn Tuân là ông luôn nhìn đối tượng bằng cái nhìn thiên về văn hóa và thẩm mỹ.Và với cái nhìn như thế ông luôn mang lại cho người đọc những khoái cảm bất ngờ. Những tác phẩm mang dấu ấn riêng ấy của ông đã đưa tên tuổi của ông hằn sâu vào tâm trí của độc giả.
Một số tác phẩm tiêu biểu : Thiếu quê hương, Vang bóng một thời, Chiếc lư đồng mắt cua, Tùy bút I, II, Sông Đà, Tờ Hoa….
( Giới thiệu hình ảnh một số tập sách của Nguyễn Tuân.)
Và với những tác phẩm được sự kiểm định khắt khe của thời gian và công chúng . Nguyễn Tuân được suy tôn là nhà luyện đan của ngôn từ, là nghệ sĩ tinh tế và tài hoa trong việc phát hiện và sáng tạo ra cái đẹp.
Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật đã ghi nhận, khẳng định và tôn vinh những cống hiến của ông đối với VHNT Việt Nam.
? Em hiểu biết gì về xuất xứ của tác phẩm ?
( Học sinh làm việc độc lập )
- Giáo viên khái quát : Tác phẩm ký Cô Tô được viết vào tháng 4 năm 1976 nhân chuyến nhà văn ra thăm quần đảo Cô Tô.
- Giáo viên hứong dẫn học sinh tìm hiểu từ khó.
( Giới thiệu hình ảnh và quần đảo Cô Tô )
*Chuyển ý:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc
- Giáo viên đọc mẫu đoạn 1
2 học sinh đọc 2 đọan tiếp theo ð Học sinh – giáo viên nhận xét cách đọc.
?Văn bản được viết bằng thể loại nào ? Nêu hiểu biết của em về thể loại đó ?
Học sinh trả lời độc lập.
- Giáo viên khái quát về thể loại.
( Trình chiếu khái niệm về ký và một số quan điểm thể loại của “ký”)
Ký là loại hình văn học trung gian giữa văn học và báo chí gồm nhiều thể loại, chủ yếu là văn xuôi tự sự như: Bút ký, hồi ký, tùy bút, phóng sự, nhật ký….
Ký có quan điểm thể loại là: tôn trọng sự thật khách quan của đời sống, không hư cấu, ký thường không có cốt truyện có tính hư cấu. Sự việc và con người trong ký phải xác thực hoàn toàn, có địa chỉ hẳn hoi.
Qua tìm hiểu ở nhà , em cho biết phương thức biểu đạt của văn bản này là gì ?
( Học sinh trả lời độc lập: Miêu tả - Tự sự - Biểu cảm ).
ð Chú ý cách kết hợp nhiều phương thức biểu đạt khi làm bài tập làm văn .
? Em hãy xác định bố cục của văn bản ? Ý chính của từng phần ?
ð Học sinh – Giáo viên nhận xét.
( Trình chiếu đáp án )
*Chuyển ý:
( Trình chiếu đoạn văn )
?Gọi học sinh đọc đoạn 1 của văn bản.
? Sau cơn bảo cảnh đảo Cô Tô được tác giả cảm nhận chung như thế nào?
?Tác giả tập trung miêu tả toàn cảnh Cô Tô qua những hình ảnh nào ?
? Đây có phải là hình ảnh đặc trưng của cảnh biển không ?
( Trình chiếu đoạn văn có in đậm những từ ngữð )
?Tác giả đã sử dụng từ loại nào để miêu tả ?
Đó là những tính từ gợi lên điều gì ?
?Em hiểu “ xanh mượt “ là màu xanh như thế nào ?
Xanh mà sáng, mỡ màng, tươi tốt, đầy sức sống.
?Em hãy tìm từ ngữ chỉ màu xanh?
Giáo viên giải thích thêm từ “lam biếc”: màu xanh đậm đặc mà có ánh sáng chiếu dọc.
Bình:
Đứng trước vẻ đẹp Cô Tô Nguyễn Tuân đã tự hỏi rằng: biển xanh như gì nhỉ? Xanh như lá chuối non? Xanh như lá chuối già? Xanh như mùa thu cốm làng vòng……để cuối cùng tác giả dung từ lam biếc.
ð Phải thật tinh tế lắm Nguyễn Tuân cảm nhận được sự khác biệt giữa màu xanh mượt và lam biếc đậm đà ấy.
? Ngoài việc lựa chọn những tính từ tinh tế. Nguyễn Tuân còn sử dụng biện pháp tu từ độc đáo khi miêu tả. Theo em hình ảnh “cát vàng giòn” đã được tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào ?
Giáo viên bình:
Cát vàng giòn: được miêu tả bằng nghệ thuật ẩn dụ ( chuyển đổi cảm giác ) ;( giòn: gợi đến âm thanh được cảm nhận bằng thính giác, bằng cảm giác giòn tan trong miệng hoặc trên tay ) ðsự cảm nhận vô cùng tinh tế của Nguyễn Tuân trước.
Những hạt cát vàng mang vị mặn mòi của biển, vị đắng của những giọt mồ hôi, nước mắt của người dân đảo đã được những tia nắng vàng tươi, ấm áp chiếu rọi và sưởi ấm như đến độ khô cong, lóng lánh. Làm ta có cảm giác nếu đụng tay vào chúng vỡ tan giòn ra mất.Có lẽ cát vàng giòn là như thế ! Ta lại thấy sự cảm nhận vô cùng tinh tế của Nguyễn Tuân trước thiên nhiên !
?Qua những hình ảnh đó em cảm nhận như thế nào về thiên nhiên Cô Tô sau bão ?
ð Thảo luận nhóm
Giáo viên bình:
* Qua ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, Cô Tô sau bão vừa có bề cao, bề rộng không gian như bừng sáng, khoáng đạt hơn, cảnh vật đáng yêu hơn. Trước mắt ta Cô Tô đẹp như một bức tranh sơn mài trong trẻo, sáng sủa, tươi sáng, tinh khôi. Khung cảnh ấy như lay động tâm hồn, mời mọc bước chân lữ khách hãy đến với Cô Tô, đến để thưởng thức, chiêm ngưỡng kỳ quan thiên nhiên này!
Nhưng Cô Tô không chỉ đẹp mà còn như thế nào qua hình ảnh “ nặng mẻ cá giã đôi”?
ð Cụm từ địa phương này vừa cho ta thấy công việc và thành quả của ngư dân nơi đây, ta vừa cảm nhận được niềm hồ hỡi, phấn chấn của họ trong công việc và đặc biệt đó là sự giàu có của biển cả nơi này.
GDTT : Biển ta đẹp và giàu có lắm ð các em phải làm gì để điều đó mãi còn ?
Giáo viên bình:
*Không phải bây giờ Cô Tô mới đẹp và giàu có. Mà qua cái nhìn xuyên thời gian của Nguyễn Tuân ta thấy ngay từ thuở ban sơ “từ khi Cô Tô mang dấu hiệu của sự sống con người” đã như vậy rồi.Và kỳ diệu là sau mỗi lần dông bão vẻ đẹp, sự giàu có ấy lại như được phục sinh và hơn cả là vẻ đẹp ấy càng đẹp hơn, sự giàu có ấy lại giàu có lại tăng thêm gấp bội. Và ta nhận thấy đằng sau sự giàu đẹp ấy là sức sống căng tràn đang cựa quậy, trỗi dậy mãnh liệt vượt lên sự tàn phá , dập vùi của bão tố phong ba.
?Qua những gì vừa tìm hiểu, em có nhận xét gì về sự cảm nhận?
(Trình chiếu lại đoạn văn )
? Nguyễn Tuân đã thể hiện tình cảm của mình qua câu văn nào?
( In đậm câu “mà càng cảm thấy…ở đây”
?Đó là tình cảm nào của Nguyễn Tuân đối với Cô Tô ?
( Am hiểu, gắn bó, yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp )
Tuy là người Hà Nội, lần đầu đến đảo , nhưng với lòng ham học hỏi và hiểu biết Nguyễn Tuân đã tìm hiểu và am hiểu vùng đất này như chính là đất mẹ, gắn bó thân thuộc như là nơi chôn nhau, cắt rốn của mình.
Chính tình yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp, trân trọng cái đẹp, tài năng văn chương đã đưa Nguyễn Tuân lên đỉnh cao của văn chương và những trang viết của ông trường tồn mãi cùng thời gian và độc giả.
Tiểu kết : Cảm nhận chung của em về đoạn văn đầu tiên của văn bản?
( Thảo luận nhóm theo bàn )
- Cảnh Cô Tô sau bão : Đẹp trong sáng , giàu có, đầy sức sống mới.
- Thấy được tình cảm của nhà văn nhắn gửi vào trong cảnh : yêu đất nước, yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp.
- Thấy được ngòi bút tài hoa của nhà văn trong nghệ thuật miêu tả.
Luyện tập :
? Thành công của nhà văn cho ta bài học thiết thực nào khi làm văn miêu tả?
Học sinh thảo luận nhóm (nếu còn thời gian)
Giáo viên nhận xét định hướng
Em có mơ ước gì cho thiên nhiên, cho Cô Tô?
*Củng cố, dặn dò :
Tiếp tục tìm hiểu những phần còn lại của văn bản Cô Tô.
Viết một đoạn văn ngắn miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương em.
I.Tìm hiểu chung
1.Tác giả
- Nguyễn Tuân ( 1910-1984)
- Nhà văn nổi tiếng , tài hoa, uyên bác.
- Sở trường là: Tuỳ bút, ký
2.Tác phẩm
- Văn bản là phần cuối của bài ký Cô Tô
3.Giải thích từ khó ( sgk/90)
II.Đọc – hiểu cấu trúc
1.Đọc
2.Thể loại: ký
3.Bố cục: 3 phần
Phần 1: “Ngày thứ năm….mùa sóng ở đây”, Vẻ đẹp của Cô Tô sau cơn bão.
Phần 2: “ Mặt trời lại rọi lên…là là nhịp cánh”: Cảnh mặt trời lên trên đảo Cô Tô.
Phần 3: “Khi mặt trời….cho lũ con lành”: Cảnh sinh hoạt và lao động buổi sáng sớm trên đảo.
III.Phân tích
1.Toàn cảnh Cô Tô sau trận bão.
Trong trẻo ,sáng sủa
- Bầu trời: trong sáng
- Cây : xanh mượt
- Nước biển: lam biếc, đặm đà
- Cát : vàng giòn
ðHình ảnh chọn lọc , đặc trưng
ðNhiều tính từ chỉ màu sắc , ánh sáng ,
ðhình ảnh ẩn dụ
=>Khung cảnh bao la “ trong trẻo , sáng sủa “ , vẻ đẹp tươi sáng ,tinh khôi
ð giàu có
ðdạt dào sức sống mới
=>Cảm nhận tinh tế, cách dùng từ tài hoa độc đáo.
=>Yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp.
- Chọn vị trí quan sát
- Có sự liên tưởng phong phú
- Chọn lựa hình ảnh tiêu biểu đặc sắc.
Huy động vốn từ ngữ , biện pháp tu từ , đặt câu trong diễn đạt.
- phải có tình cảm với thiên nhiên , quê hương , đất nước với văn chương và cuộc sống
File đính kèm:
- co to.doc