Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 13 văn bản lão hạc (trích nam cao)

A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 - Qua tiết học thấy được tình cảnh khốn cùng của Lão Hạc, NT đặc sắc, lòng thương cảm của nhà văn đối với nhân vật của mình.

 - Rèn kỹ năng đọc, tóm tắt, phân tích.

 - Thái độ: cảm thông với người nông dân và yêu quý những người nghèo khổ.

B/ CHUẨN BỊ.

1/ GV: Giáo án, bảng phụ (II).

2/ HS: Soạn bài.

C/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

1/ Ổn định. (1p)

2/ Kiểm tra đầu giờ: (6p) - Qua văn bản “Tức nước vỡ bờ” em hiểu gì về xã hội, nông thôn Việt nam trước cách mạng, đặc biệt là người phụ nữ nông dân Việt nam qua hình ảnh chị Dậu?

3/ Tiến trình tổ chức các hoạt động:

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7524 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 13 văn bản lão hạc (trích nam cao), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 13 Văn bản lão hạc (Trích Nam Cao) A/ Mục tiêu bài học: - Qua tiết học thấy được tình cảnh khốn cùng của Lão Hạc, NT đặc sắc, lòng thương cảm của nhà văn đối với nhân vật của mình. - Rèn kỹ năng đọc, tóm tắt, phân tích. - Thái độ: cảm thông với người nông dân và yêu quý những người nghèo khổ. B/ Chuẩn bị. 1/ GV: Giáo án, bảng phụ (II). 2/ HS: Soạn bài. C/ Hoạt động dạy và học. 1/ ổn định. (1p) 2/ Kiểm tra đầu giờ: (6p) - Qua văn bản “Tức nước vỡ bờ” em hiểu gì về xã hội, nông thôn Việt nam trước cách mạng, đặc biệt là người phụ nữ nông dân Việt nam qua hình ảnh chị Dậu? 3/ Tiến trình tổ chức các hoạt động: T/g Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính 1p 32p HĐ1: Khởi động: Trong xã hội TDPK số phận người nông dân là đau thương bất hạnh nhưng đạo đức sáng ngời dù cuộc sống khốn khó, nhọc nhằn. Nhà văn Nam Cao cũng là một nhà văn hiện thực xuất sắc trước cách mạng đã thể hiện một cách chân thực, cảm động tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của người nông dân trong tác phẩm Lão Hạc. HĐ2: Tìm hiểu văn bản: GVHD: đọc diễn cảm, chú ý ngôn ngữ nhân vật. + Lão Hạc: lúc chua chát, xót xa, lúc chậm rãi, nằn nì. + Ông Giáo: từ tốn, ấm áp. + Vợ ông Giáo: lạnh lùng, dứt khoát. + B. Tư: nghi ngờ, mỉa mai. GV đọc mẫu - Gọi HS đọc GV nhận xét. Gọi 1 HS tóm tăt văn bản. - Tóm tắt ngắn gọn vài nét về tác giả Nam Cao? GV giới thiệu thêm ở * GV giới thiệu các tác phẩm của Nam Cao theo SGK. - GV kiểm tra 1 vài chú thích SGK. - Em có thể chia đoạn trích thành mấy phần? Nội dung từng phần? - Trong chuỗi các sự việc trên luôn có mặt những nhân vật nào? Ai là nhân vật trung tâm? Vì sao? + Nhân vật Lão Hạc, ông Giáo; câu chuyện + Nhân vật trung tâm: Lão Hạc xoay quanh c/đ khốn khó và cái chết của Lão Hạc - Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? ( kể ngôi 1, nhân vật ông Giáo) - PTBĐ nào được sử dụng trong văn bản? (TS +MT+BC) - Dựa vào phần chữ nhỏ SGK cho biết tình cảnh của Lão Hạc? ( Không lo đủ tiền cưới vợ cho con trai, thằng con phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su 1 năm không có tin tức. Mất vợ, mất con, lão sống trong cô đơn, chỉ có con chó Vàng làm bầu ban. Sự túng quẫn ngày càng đe doạ Lão Hạc, sau trận ốm số tiền dành dụm thu vén được từ mảnh vườn cạn kiệt, lão không có việc, bão phá sạch rau màu trong vườn, giá gạo ngày một cao => tình cảnh của Lão: nghèo, không có tiền lo đủ cho cuộc sống hàng ngày) - Lão Hạc hay sang nhà ông Giáo để kể chuyện gì? (ý định lão sẽ bán con chó Vang) - Vì sao Lão Hạc rất yêu thương cậu Vàng mà vẫn phải đành lòng bán cậu? (là điều vạn bất đắc dĩ, là con đường cuối cùng mà thôi vì lão quá nghèo, lại yếu mệt sau trận ốm nặng, Lão không có việc làm mà Lão không nỡ phạm đến đồng tiền cố dành dụm cho đứa con trai nghèo, đã vậy lão phải nuôi chó CV và CV ăn khoẻ hơn cả lão > nếu nuôi nó lão không nỡ để nó đói => gầy => bán nó đi. Xét cho cùng lão bán chó Vàng là vì lão là một ông bố nhân hậu, giàu lòng tự trọng và danh dự. - Chuyện định bán chó Vàng, lão Hạc không chỉ nói một lần với ông Giáo điều đó gợi cho em suy nghĩ gì? (lão coi chó Vàng là một người bạn thân thiết, cũng là một kỷ vật của con trai lão đối với lão - chó Vàng là bạn - là con - là cháu, là một cái gì đó rất thân thiết với lão. Bán chó cũng là cắt đi nguồn an ủi tình cảm cuối cùng, duy nhất của lão. - Tìm những từ ngữ, chi tiết, hình ảnh miêu tả thái độ tâm trạng của lão Hạc khi kể chuyện bán chó Vàng với ông Giáo? - Em hiểu thế nào về từ “ầng ậng”? (sự đau đớn, xót xa, ân hận thương tiếc ...tất cả đang trào dâng và vỡ oà khi có người hỏi đến => nước mắt dâng lên sắp sửa trào ra ngoài mi. + ép ...chảy ra: gợi cho người đọc hình dung một gương mặt cũ kĩ, già nua, khô héo, một tâm hồn đau khổ đến cạn kiệt cả nước mắt..., một hình thù đáng thương. - Nhận xét gì cách sử dụng từ ngữ của tác giả? Tác dụng? (miêu tả chân thực, cụ thể, chính xác, tuần tự đối với một con người giàu lòng yêu thương, giàu lòng nhân hậu mà buộc phải làm những điều mà người bình thường chỉ thương tiếc nhẹ nhàng vừa phải nhưng đối với Lão Hạc thì đó là vết thương lòng do lão tự gây ra cho mình. => tác giả miêu tả khá chính xác, phù hợp với tâm lý hình dáng cách biểu hiện của những người già (kìm nén => oà vỡ => khóc thành tiếng) - Khi bán CV lão Hạc có tâm trạng ntn? (lão càng bị dày vò hơn khi lão nhớ đến lúc con chó bị bắt cứ nằm im và nhìn lão như trách móc => lão day dứt khổ tâm) - Qua lời kể, lời phân trần, than vãn của Lão Hạc với ông Giáo, cho ta thấy tâm trạng và suy nghĩ gì của Lão Hạc? (câu nói đậm chất triết lý dân gian, giản dị => kinh nghiệm được rút ra từ sự trải nghiệm về số phận của con người và bản thân => bộc lộ thái độ chua chát, ngậm ngùi, sự bất lực, nỗi buồn trước hiện tại, vô vọng trước tương lai. - Xung quanh việc bán CV em thấy lão Hạc là người ntn? ( ta thấm thía hơn lòng thương con sâu sắc của một người cha nghèo khổ. Từ ngày anh con trai phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su vì không có tiền cưới vợ, có lẽ Lão Hạc vừa mong mỏi đợi chờ, vừa mang tâm trạng ăn năn, cảm giác mắc tội với con vì lão không bán vườn lấy tiền cưới vợ cho con => lão tích cóp dành dụm để khoả lấp cảm giác ấy. Nên dù thương CV nhưng tình cảnh này lão vẫn quyết định bán cậu vì lão không muốn phạm đến số tiền lão đã dành cho con và giữ trọn mảnh vườn dành cho anh con trai) I/ Đọc, tìm hiểu chú thích. 1/ Đọc, tóm tắt. 2/ Chú thích a) Tác giả: - Nam Cao (1915 - 1951) - Quê ở phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. - Là nhà văn HT xuất sắc. - 1996 được nhà nước truy tặng giải thưởng HCM về VHNT. b) Tác phẩm: là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Nam Cao, đăng báo lần đầu 1943. c) Chú thích khác. II/ Bố cục: 2 phần: - Phần 1: (đầu...đáng buồn) Những việc làm của Lão Hạc trước khi chết. - Phần 2(còn lại) Cái chết của Lão Hạc. III/ Tìm hiểu văn bản 1/ Nhân vật Lão Hạc. a) Tâm trạng của Lão Hạc khi bán Cậu Vàng. - Lão Hạc suy tính, đắn đo nhiều lần, coi đó là việc hệ trọng. “ cố làm ra vui vẻ > cười như mếu => ầng ậng nước => mặt co rúm lại, những vết nhăn xô lại ép cho nước mắt chảy ra => đầu nghẹo, miệng mếu: hu hu khóc” => từ láy. => động từ. => từ tượng hình (móm mém), tượng thanh (hu hu) - Đau đớn, xót xa, ân hận khổ tâm day dứt khi bán cho. “ Kiếp con chó là kiếp khổ... chẳng hạn. Kiếp người cũng khổ nốt... thật sướng” - Lão Hạc là người yêu thương loài vật, còn là người cha thương con, sống giàu tình cảm, thuỷ chung, trung thực. 4/ Củng cố: (3p) Hỏi: Tâm trạng của Lão Hạc khi bán CV? Nếu em là Lão Hạc em có bán CV không? Vì sao? 5/ HDHB (2p) - Ôn lại bài cũ. - Soạn bài Lão Hạc (tiết 2). Rút kinh nghiêm:

File đính kèm:

  • docBai giang hay 2 cot.doc
Giáo án liên quan