A. MỤC TIÊU .
1. Kiến thức: Giúp h/s :
- Thấy được tác hại, mặt trái của việc sử dụng bao bì ni lông, tự mình hạn chế sử dụng bao bì ni lông và vận động mọi người cùng thực hiện khi có điều kiện .
- Thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông cũng như tính hợp lí của những kiến nghị mà văn bản đề xuất .
- Từ đó , có những suy nghĩ tích cực về các việc tương tự trong vấn đề xử lí rác thải sinh hoạt, một vấn đề vào loại khó giải quyết nhất trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc , tìm hiểu và phân tích một văn bản nhật dụng .
B. CHUẨN BỊ .
G: Giáo án , tranh ảnh minh họa , tìm hiểu nguồn gốc của bản thông tin .
H: Trả lời câu hỏi SGK, sưu tầm tranh ảnh theo hướng dẫn của giáo viên .
C. LÊN LỚP .
I. Ổn định tổ chức .
II. Kiểm tra bài cũ .
- HS1 : Em hãy nhắc lại khái niệm văn bản nhật dụng ? Từ lớp 6 đến nay em đã được học những văn bản nhật dụng nào ?
-> Văn bản nhật dụng không phải 1 khái niệm chỉ thể loại, hoặc chỉ kiểu văn bản. Nói đến văn bản nhật dụng trước hết là nói đến tính chất của nội dung văn bản . Đó là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại.
- Thường viết về những vấn đề: Thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma túy.
- VBND có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản.
- VD : Sài Gòn tôi yêu .
III. Bài mới .
1. Giới thiệu bài :
Nguồn ô nhiễm môi trờng quan trọng nhất là rác thải , bao gồm rác thải công nghiệp và rác thải sinh hoạt . Trách nhiệm xử lí rác thải công ngiệp thuộc về các nhà máy , xí nghiệp , các cơ quan nhà nước . Rác thải sing hoạt gắn chặt với đời sống mỗi người nên cần có sự hiểu biết tối thiểu về nó để cùng tham gia xử lí nó một cách có hiệu qủa . Chính vì vậy , năm 2000 lần đầu tiên VN tham gia '' Ngày Trái đất '' dưới sự chủ trì của bộ khoa học công nghệ và môi trường , 13 cơ quan nhà nước và tổ chức phi chính phủ đã nhất trí chọn một chủ đề thiết thực , phù hợp với hoàn cảnh VN , gần gũi với mọi người mà có ýý nghĩa to lớn đó là : Một ngày cả nước không dùng bao bì ni lông .
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2260 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 39 Văn bản thông tin về ngày trái đất năm 2000, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Ngày dạy:
Tiết : 39
văn bản
thông tin về ngày trái đất năm 2000
a. mục tiêu .
1. Kiến thức: Giúp h/s :
- Thấy được tác hại, mặt trái của việc sử dụng bao bì ni lông, tự mình hạn chế sử dụng bao bì ni lông và vận động mọi người cùng thực hiện khi có điều kiện .
- Thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông cũng như tính hợp lí của những kiến nghị mà văn bản đề xuất .
- Từ đó , có những suy nghĩ tích cực về các việc tương tự trong vấn đề xử lí rác thải sinh hoạt, một vấn đề vào loại khó giải quyết nhất trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc , tìm hiểu và phân tích một văn bản nhật dụng .
b. chuẩn bị .
G: Giáo án , tranh ảnh minh họa , tìm hiểu nguồn gốc của bản thông tin .
H: Trả lời câu hỏi SGK, sưu tầm tranh ảnh theo hướng dẫn của giáo viên .
c. lên lớp .
I. ổn định tổ chức .
II. Kiểm tra bài cũ .
- HS1 : Em hãy nhắc lại khái niệm văn bản nhật dụng ? Từ lớp 6 đến nay em đã được học những văn bản nhật dụng nào ?
-> Văn bản nhật dụng không phải 1 khái niệm chỉ thể loại, hoặc chỉ kiểu văn bản. Nói đến văn bản nhật dụng trước hết là nói đến tính chất của nội dung văn bản . Đó là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại.
- Thường viết về những vấn đề: Thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma túy...
- VBND có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản.
- VD : Sài Gòn tôi yêu ....
III. Bài mới .
1. Giới thiệu bài :
Nguồn ô nhiễm môi trờng quan trọng nhất là rác thải , bao gồm rác thải công nghiệp và rác thải sinh hoạt . Trách nhiệm xử lí rác thải công ngiệp thuộc về các nhà máy , xí nghiệp , các cơ quan nhà nước . Rác thải sing hoạt gắn chặt với đời sống mỗi người nên cần có sự hiểu biết tối thiểu về nó để cùng tham gia xử lí nó một cách có hiệu qủa . Chính vì vậy , năm 2000 lần đầu tiên VN tham gia '' Ngày Trái đất '' dưới sự chủ trì của bộ khoa học công nghệ và môi trường , 13 cơ quan nhà nước và tổ chức phi chính phủ đã nhất trí chọn một chủ đề thiết thực , phù hợp với hoàn cảnh VN , gần gũi với mọi người mà có ý nghĩa to lớn đó là : Một ngày cả nước không dùng bao bì ni lông .
2. Tiến trình bài dạy .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Tạo tình huống.
Cho HS thảo luận: hiện nay con người đang làm ô nhiễm môi trường sống như thế nào?
- Không khí bị ô nhiễm như thế nào?
- Nước bị ô nhiễm như thế nào?
- Đất bị ô nhiễm như thế nào?
? Tính nhật dụng được thể hiện như thế nào trong văn bản?
? Tg lấy ngày trái đất là ngày nào? ND của ngày này? Xuát xứ từ đâu?
? VN tham gia thời gian nào ? Lấy chủ đề là gì?\
? Vì sao lại có rất nhiều quốc gia trên tg tham gia t/c môi trường?
? Em có nhận xét gì về cách giới thiệu của tg về ngày trái đất?
HS đọc VB và thảo luận
-?Nguyên nhân cơ bản khiến cho việc dùng bao ni lông có thể gây ô nhiễm môi trường?
- Những nguyên nhân và tác hại cụ thể của việc dùng bao ni lông. (GV nên đọc các tài liệu khác để nêu một cách thật sinh động, cụ thể.
? Theo em tác hại nào là quan trọng nhất?
? Cách thuyết minh những nguyên nhân và những tác hại như thế nào?
Tg đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
? Những bp nghệ thuật có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung?
? Sử dụng bao bì ni lông ở khu phố em có tác hại gì?
? Em hãy rút ra nhận xét về việc sử dụng bao bì ni lông?
HS thảo luận:
? VB đưa ra những yêu cầu và đề nghị gì ? ( dùng bao nilông như thế nào là đúng ?), cách dùng từ ngữ?
- VB đưa ra lời kêu gọi hành động trước mắt của mọi người là gì?
- Phân tích tính thuyết phục và tính khả thi của những kiến nghị:
+ Lời kêu gọi có tính thuyết phục không?
+ Tại sao VB không đề nghị bỏ hẳn bao ni lông? Đề nghị hành động Một ngày không dùng bao ni lông có tính khả thi không?
- Nhận xét về cách đặt tiêu đề cho VB
? Em sẽ dự định gì để những thông tin này đi vào đời sống , biến thành những hành động cụ thể ?
? Văn bản trên là văn bản thuyết minh . Vậy để thuyết minh vấn đề rõ ràng có sức thuyết phục cần phải đảm bảo yêu cầu gì ?
? Văn bản này có ý nghĩa gì?
? Nhận xét về cách thức sử dụng của văn bản?
* Những vấn đề môi trường của trái đất:
Hiện nay, hàng ngày con người đang làm bẩn môi trường sống bởi hàng tỉ tấn các chất phế thải gọi chung là rác thải công nghiệp và trong sinh hoạt
* Không khí ở nhiều thành phố đang ở mức báo động cao : khói bụi từ các phương tiện giao thông đã ô nhiễm quá mức cho phép.
* Nguồn nước ở nhiều sông hồ, mạch nước ngầm đã bị nhiễm hoá chất độc hại do thải ra từ các nhà máy, từ sản xuất nông nghiệp.
* Trên trời thì tầng ôzôn đang bị thủng bởi khí thải, dưới đất thì nhiều vùng đất bị bỏ hoang vì chất độc hại (do sản xuất, do chiến tranh)
Hoạt động sản xuất bị đình đốn sức khoẻ con người bị giảm sút nghiêm trọng.
Con người phải hành động như thế nào để cứu trái đất? Chúng ta cùng tìm hiểu văn bản Thông tin về ngày Trái đất năm 2000.
I. Tìm hiểu chung văn bản
1. Đọc.
2. Tìm hiểu chú thích
-sgk
3. Bố cục: 3 phần
a. Từ đầu -> không sử dụng bao bì ni lông.( Giới thiệu về ngày trái đất).
b. Tiếp-> môi trường. ( Nêu tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông).
c. Còn lại. ( Lời kêu gọi hành động)
-> Đề cập đến vấn đề bức xúc hiện nay là môi trường.
II. Đọc - Hiểu nội dung văn bản
1- Giới thiệu Ngày Trái Đất của Việt Nam:
-> Ngày 22/4 là ngày trái đất.
- Nội dung: Bảo vệ môi trường
- Xuất xứ của Ngày Trái Đất trên thế giới
-> VN tham gia năm 2000
- Chủ đề : Không sử dụng bao bì ni lông.
-> Vì vấn đề môi trường rất bức xúc trong cuộc sống, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống con người.
* Nhận xét: -Vào đề theo cách gián tiếp, từ xa đến gần, từ rộng đến hẹp ( thế giới đến Việt nam).
- Ngắn gọn mà đầy đủ thông tin, rõ vấn đề trọng tâm của toàn VB.
2-Nguyên nhân và tác hại của việc sử dụng bao ni lông:
* Nguyên nhân:
->Tính không phân huỷ của plastic ( GV cần lấy kiến thức về hoá học giải thích thêm)
- Dùng không đúng cách và thải hàng triệu bao ni lông mà phần lớn bị vứt bừa bãi.
*Nguyên nhân và tác hại cụ thể: (dựa vào SGK làm rõ)
- Bao ni lông lẫn vào đất làm cản trở sự sinh trưởng của sinh vật bị nó bao quanh……
- Bao ni lông bị vứt xuống cống làm tác cống rãnh, tăng khả năng ngập lụt, sinh muõi độc.
- Bao ni lông trôi ra biển làm cá chết vì nuốt phải
- Bao ni lông mầu đựng thực phẩm rất độc hại
- Bao ni lông bị đốt thải khí rất độc
- Những tác hại khác: làm mất mĩ quan nơi công cộng,khu du lịch, khu dân cư: rác thải đựng trong túi nilong rất khó phân huỷ;…
-> ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
* Cách thuyết minh những nguyên nhân và những tác hại: VB đã đưa ra được những ví dụ cụ thể, sinh động phổ biến .
-> Nghệ thuật liệt kê, phân tích, giải thích ngắn gọn, sáng tỏ, khoa học, đầy thuyết phục.
- Cách viết rõ ràng, dễ hiểu.
-> Giúp chúng ta hiểu một cách đầy đủ hơn về việc sử dụng bao bì ni lông.
-> HS trả lời. ( GV treo bảng phụ...)
-> ảnh hưởng xấu đến môi trường
- Con người đã lạm dụng sử dụng tràn lan.
3- Lời kêu gọi
a- Lời đề nghị dùng bao ni lông đúng cách:
- Dùng nhiều lần
- Chỉ dùng khi thật cần thiết
- Dùng thay thế
->Tuyên truyền cho người khác biết tác hại của bao ni lông.
- Cách đề nghị: “chúng ta phải”, cho thấy đây là yêu cầu bắt buộc
b- Lời kêu gọi cho hành động trước mắt: Một ngày không dùng bao ni lông.
=> Có tính thuyết phục:
- Hợp lôgic, chặt chẽ:
Những đề xuất của VB được đưa ra tạo ra sự chấp nhận cao, vì được đưa ra sau khi đã thuyết minh rõ sự nguy hại của việc dùng bao ni lông , ngoài ra còn có từ ngữ chuyển ý Vì vậy…đặt đúng chỗ.
- Cách diễn đạt có ấn tượng:
+3 lần dùng chữ hãy (từ ngữ đề nghị): hãy quan tâm….hãy bảo vệ….hãy cùng nhau hành động….. Lời kêu gọi hành động Một ngày… đã vang lên một cách khẩn thiết, có sức lay động lớn
+Dùng từ : Mọi người…cùng nhau; ngôi nhà chung của chúng ta; cùng nhau.
Cho thấy đây là nhiệm vụ, trách nhiệm không của riêng ai., cách nói dễ thông cảm và tán đồng, vì nó tác động vào tình cảm.
-> Có tính khả thi: Hiện tại không thể dùng việc dừng bao nilông, nhưng không dùng một ngày là có thể thực hiện được dễ dàng chỉ cần ai cũng hiểu ý nghĩa của ngày này.
-> Tên văn bản: Thông tin về ngày trái đất năm 2000.
+ Cách đặt tên VB hết sức trang trọng
+ VB chỉ nêu lời kêu gọi rất bình thường
đã làm cho người đọc thấy được tầm quan trọng có ỹ nghĩa lớn lao trong một việc làm tưởng như bình thường.
=>: HS tự bộc lộ .
- Tuyên truyền phổ biến rộng rãi cho mọi người cùng biết .
- Kêu gọi mọi người hãy tham gia bằng hành động cụ thể .
- Lượng thông tin đưa ra phải khách quan , chính xác, có ích .
- Trình bày vấn đề rõ ràng , chặt chẽ .
Hs đọc ghi nhớ .
III. Tổng kết:
->1. Nội dung:
- Tác hại của việc dùng bao ni lông
- Lợi ích của việc giảm bớt...
- ý thức bảo vệ môi trường trong sạch của trái đất.
-> 2. Nghệ thuật:
- Liệt kê, điệp từ, cách viết chữ hoa to, câu cầu khiến.
- Hai đoạn được nối liền bằng qht “vì vậy”-> nối kl của đoạn 1 để chuyển sang những lời mang hình thức kêu gọi trong đoạn 2.
C. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Chuẩn bị ôn tập để kt văn 1 tiết
- Soạn: Nói giảm, nói tránh.
D. Rút kinh nghiệm giờ dạy
Ngày soạn: Ngày dạy:
Tiết 40 :
Nói giảm , nói tránh
I. Mục tiêu cần đạt1. Kiến thức: Giúp h/s :
- Hiểu được thế nào là nói giảm , nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh trong ngôn ngữ đời sống và trong tác phẩm văn học .
2. Kĩ năng: Có ý thức vận dụng biện pháp nói giảm nói tránh trong giao tiếp khi cần thiết .
*. chuẩn bị .
G : Giáo án , bảng phụ .
H: Trả lời các câu hỏi phần tìm hiểu bài .
II. tiến trình lên lớp .
A. ổn định tổ chức .
B. Kiểm tra bài cũ .
- Hs 1 : Nói quá là gì ? Tác dụng ?
- HS2 : Nhận xét nào nói đúng nhất tác dụng của phép nói quá trong hai câu thơ sau :
Bác ơi tim Bác mênh mông qúa ,
ôm cả non sông mọi kiếp ngời !
( Tố Hữu )
A. Nhấn mạnh sự tài trí tuyệt vời của Bác Hồ .
B. Nhấn mạnh sự dũng cảm của Bác Hồ .
C. Nhấn mạnh tình yêu thơng bao la của Bác Hồ .
D. Nhấn mạnh sự hiểu biết rộng của Bác Hồ .
III. Bài mới .
1. Giới thiệu bài .
ở tiết hoc trước chúng ta đã tìm hiểu biện pháp tu từ nói qúa và tác dụng của nó . Bài học hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu biện pháp tu từ nói giảm nói tránh . Vậy nói giảm nói tránh là gì ? Trong viết văn , thơ hoặc trong lời ăn tiếng nói hàng ngày nó đem lại hiệu qủa gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học .
2. Tiến trình bài dạy .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Gọi h/s đọc VD .
? Các từ in đậm ở VD 1 đều nói lên điều gì ? ( nghĩa là gì )
? Các cách nói trên được tg sử dụng bằng loại từ vựng gì?
? Viết về cái chết nhng tại sao ngời viết lại chọn cách diễn đạt ấy nhằm mục đích gì?
Câu hỏi thảo luận theo nhóm :
? Khi nói về cái chết người ta có nhiều cách diễn đạt khác nhau tránh sự thật phũ phàng , giảm đau xót
như : '' đi , chẳng còn '' . Em hãy tìm vài ví dụ trong thơ văn có sử dụng cách diễn đạt này cũng nói đến cái chết ?
Gọi h/s đọc VD 2 .
? Tại sao trong câu văn tác
giả lại dùng từ '' bầu sữa '' mà không dùng từ ngữ khác cùng nghĩa để nhằm mục đích gì ?
Đọc VD 3
? Hai câu có nội dung gì ?
? So sánh hai cách nói trên , cách nói nào nhẹ nhàng , tế nhị hơn đối với người nghe ?
? Đặt câu với cách nói tương tự như trên ?
G: Tất cả những cách nói tránh gây cảm giác đau buồn , tránh thô tục , thiếu lịch sự chính là biện pháp tu từ nói giảm , nói tránh . Vậy em hãy nhắc lại thế nào là nói giảm , nói tránh và Tác dụng của nó là gì ?
Gọi h/s đọc ghi nhớ ?
? Người ta thực hiện nói giảm,nói tránh bằng cách nào?
G : Nói giảm nói tránh thể hiện thái độ lịch sự nhã nhặn của người nói , sự quan tâm , tôn trọng của người nói đối với người nghe góp phần tạo phong cách nói năng đúng mực của ngời có giáo dục , có văn hóa . Là h/s các em phải học cách nói năng đúng mực , lễ phép với thầy cô , hoà nhã với bạn bè. Cần phê phán thói quen ăn nói bỗ bã , thô tục .Trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng sử dụng cách nói giảm nói tránh.
? Việc sử dụng cách nói giảm nói tránh là tuỳ thuộc tình huống giao tiếp . Vậy trong những trờng hợp nào không nên dùng cách nói giảm nói tránh ? Lấy ví dụ ?
I. Nói giảm, nói tránh là gì
1. VD.
-> Đều nói đến cái chết :
a, b : cái chết của Bác Hồ .
c: cái chết ( bố mẹ nhân vật Lượng ).
G: CácMác, Lênin và các vị lãnh tụ đều là những vị cách mạng tiền bối , đã qua đời rất lâu . Trong qúa trình đi tìm đờng cứu nớc Bác đã tiếp cận với học thuyết Mác- Lênin tìm ra đờng lối cách mạng đúng đắn giải phóng dân tộc.Vậy lúc này đây khi viết di chúc để lại cho toàn thể nhân dân VN , Bác đã nói rằng Bác đi gặp cụ Các Mác ... ở thế giới bên kia .
-> Sử dụng các từ đồng nghĩa .
-> Diễn đạt tế nhị, uyển chuyển hơn, tránh cảm giác đau buồn.
- VD a, b : giảm nhẹ sự thơng tiếc , đau buồn của nhà thơ , của mọi ngời đối trớc cái chết của Bác .
- VD c: giảm nhẹ sự đau buồn , thơng tiếc của ngời con ( xa nhà ) trớc một sự thật phũ phàng , đau xót nh vậy .
=>Các nhóm thảo luận. Đại diện trình bày
- Bỗng loè chớp đỏ
Thôi rồi , Lợm ơi !
( Lợm - Tố Hữu ).
- Bác đã lên đường theo tổ tiên
(Tố Hữu ).
- Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi ! Vừa thấy tôi , lão bảo ngay :
Cậu Vàng đi đời rồi , ông giáo ạ !
(Lão Hạc - Nam Cao )
- Bác Dương thôi đã , thôi rồi .
( Khóc Dương khuê - Nguyễn Khuyến )
-> Cách nói này đảm bảo sự tế nhị, lịch sự
->Người mẹ đều phê bình sự lười biếng của con.
-> Cách nói hai tế nhị , nhẹ nhàng hơn đối với người tiếp nhận .
- Anh hát rất dở .
- Anh hát chưa hay lắm .
2. Kết luận : Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề ; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
G : Nói giảm, nói tránh còn gọi là uyển ngữ , nhã ngữ , khinh từ
* Ngoài những cách nói trên người ta còn sử dụng các từ HV( từ thuần Việt gây ấn tượng cụ thể, từ HV gây ấn tượng mờ nhạt )
VD : Xác chết tử thi , thi hài .
Chôn mai táng ,an táng .
Yếu , kém , còn nhiều tồn tại cần khắc phục .
Hoặc cách nói trống .
VD : Ông ấy sắp chết .
Ông ấy chỉ nay mai thôi .
=> Nói giảm nói tránh bừng cách:
1. Dùng từ đồng nghĩa
2. dùng những từ hán Việt
3. Dùng những từ phủ định, trái nghĩa.
->Khi cần thiết phải nói thẳng nói đúng sự thật .
- Khi trình bày , kể lại một sự việc nào đó để tránh người nghe có sự hiểu lầm thì cần phải nói đúng mức độ sự việc .
II . Luyện tập .
Bài 1 :
a,Đi ngủ .
b, chia tay nhau .
c, khiếm thị .
d, có tuổi .
e, đi bước nữa .
File đính kèm:
- Tiet 3940.doc