Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 52 Chương trình địa phương ( phần văn )

I. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh:

1. Kiến thức:

 - Bước đầu có ý thức về tìm hiểu các tác giả văn học ở địa phương và các tác phẩm văn học qua việc lập bảng danh sách các nhà văn, nhà thơ ở địa phương.

 - Hiểu rõ nội dung và nghệ thuật bài thơ Nước lụt Hà Nam của Nguyễn Khuyến. Cảm nhận được tình cảm của nhà thơ đối với quê hương. Qua đó thấy được hiện thực đời sống của người nông dân và hình ảnh nông thôn Việt Nam dưới thời Pháp thuộc.

2. Kĩ năng:

- Sưu tầm tuyển chọn tài liệu văn thơ viết về địa phương.

- Đọc – Hiểu thơ, văn viết về địa phương.

- Biết cách thống kê tài liệu, thơ văn viết về địa phương

 - Tích hợp với tiếng việt ở bài dấu ngoăc kép, với tập làm văn ở bài Luyện nói.

- Rèn kluyện kỹ năng hệ thống hoá và tuyển chọn thơ văn theo tiêu chuẩn nhất định.

3. Thái độ :

Có ý thức sưu tầm tác phẩm của các nhà thơ trên quê hương Hà Nam. Từ đó yêu mến, tự hào.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, đồ dùng dạy học.

- Học sinh: Sách giáo khoa, chuẩn bị bài.

III. Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định lớp.

- Kiểm tra sĩ số học sinh.

- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị vào bài.

2. Kiểm tra bài cũ.

? Có thể rút ra kết luận gì về mối quan hệ tăng dân số và sự phát triển xã hội?

 

doc9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 11545 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 52 Chương trình địa phương ( phần văn ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 52 Ngày soạn : 20 - 11- 2013 Ngày dạy : Lớp 8C : - 11 - 2013 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG ( Phần Văn ) I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Bước đầu có ý thức về tìm hiểu các tác giả văn học ở địa phương và các tác phẩm văn học qua việc lập bảng danh sách các nhà văn, nhà thơ ở địa phương. - Hiểu rõ nội dung và nghệ thuật bài thơ Nước lụt Hà Nam của Nguyễn Khuyến. Cảm nhận được tình cảm của nhà thơ đối với quê hương. Qua đó thấy được hiện thực đời sống của người nông dân và hình ảnh nông thôn Việt Nam dưới thời Pháp thuộc. 2. Kĩ năng: - Sưu tầm tuyển chọn tài liệu văn thơ viết về địa phương. - Đọc – Hiểu thơ, văn viết về địa phương. - Biết cách thống kê tài liệu, thơ văn viết về địa phương - Tích hợp với tiếng việt ở bài dấu ngoăc kép, với tập làm văn ở bài Luyện nói. - Rèn kluyện kỹ năng hệ thống hoá và tuyển chọn thơ văn theo tiêu chuẩn nhất định. 3. Thái độ : Có ý thức sưu tầm tác phẩm của các nhà thơ trên quê hương Hà Nam. Từ đó yêu mến, tự hào. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, đồ dùng dạy học. - Học sinh: Sách giáo khoa, chuẩn bị bài. III. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp. - Kiểm tra sĩ số học sinh. - Nhắc nhở học sinh chuẩn bị vào bài. 2. Kiểm tra bài cũ. ? Có thể rút ra kết luận gì về mối quan hệ tăng dân số và sự phát triển xã hội? Học sinh: Gia tăng dân số tỉ lệ thuận với sự nghèo khổ, lạc hậu.... tỉ lệ nghịch với sự phát triển kinh tế, văn hoá. ? Trong hiện tại và tương lai, em tự thấy cần phải làm gì để góp phần thực hiện tốt chính sách dân số của nhà nuớc và ở địa phương mình? Học sinh: 3. Bài mới: Sau khi đã tìm hiểu rất nhiều tác phẩm văn học ra đời trước 1975 của các nhà văn tiêu biểu. Hôm nay, các em sẽ có dịp tìm hiểu về các nhà văn ở địa phương cũng như các tác phẩm của họ. Vậy đó là những nhà văn nào? Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ? Dựa vào những hiểu biết của em về nhà thơ Nguyễn Khuyến, hãy giới thiệu đôi nét về tác giả ? - GV : mở rộng, liên hệ về Nguyễn Khuyến – nhà thơ của quê hương Hà Nam à HS đã được học và biết đến ông từ lớp 7....(Bạn đến chơi nhà) ? Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Nước lụt Hà Nam ? - Đề tài : Về đời sống nhân dân ở làng quê à Nguyễn Khueyens có 4 bài thơ nói về lũ lụt ở quê hương Hà Nam. ? Nhan đề bài thơ có gì đáng chú ý ? - GV hướng dẫn HS đọc bài thơ, tìm hiểu chú thích, bố cục. ? Tìm những chi tiết, hình ảnh miêu tả bức tranh hiện thực cuộc sống của người nông dân và nông thôn Hà Nam trong bài thơ ? ? Nhận xét về bút pháp nghệ thuật và giọng điệu của tác giả thể hiện qua những hình ảnh, chi tiết đó ? ? Từ bút pháp nghệ thuật và giọng điệu bài thơ, em cảm nhận được những gì về uộc sống đó ? ?Các em từng biết đến tác phẩm nào giải thích về hiện tượng lũ lụt hằng năm của nhân dân ta ? * GV mở rộng : Lũ lụt là một tai họa thường xuyên ám ảnh tâm thức Việt Nam, từ bộ tộc Văn Lang thời kỳ Hùng Vương dựng nước, mà truyền thuyết Sơn Tinh Thuỷ Tinh là một biểu tượng.   Núi cao sông hãy còn dài Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen . ? Bài thơ cho ta thấy tình cảm của nhà thơ Nguyễn Khuyến với quê hương Hà Nam như thế nào ? ? Khái quát lại những nghệ thuật và nội dung chính của bài thơ ? ? Nêu yêu cầu của BT 1 ? GV mở rộng : NK có 4 bài thơ về đề tài lũ lụt quê hương : Bão lụt đã là mối đe doạ đời đời, phản ánh qua truyền thuyết cũng như văn học thành văn.   Phòng vệ lũ lụt, xây dựng và bảo vệ đê điều là nhiệm vụ hàng đầu của quốc gia, là nhiệm vụ sống còn của dân tộc. Khi chữ Nôm phát triển, nhà thơ Nguyễn Khuyến gắn bó với nông thôn, đã để lại nhiều bài thơ lụt xuất sắc, mô tả nhiểu trận lũ tàn phá đất Hà Nam nhiều năm liên tiếp từ năm Canh Dần (1890) sang Quý Tị (1893) đến Ất Tị (1905). - Năm Quý Tỵ 1893, đê Nhị Hà bị vỡ, nước lụt tràn ngập đồng bằng miền Bắc, mùa  màng mất sạch làm nhiều người chết đói. Xin để ý đến khẩu khí của nhà thơ. An nhiên chịu đựng với vẻ ngang tàng. Không những ngang tàng an nhiên, ông còn chèo thuyền đi chơi trên nước lụt, và làm thơ về chuyện đó. Nhờ vậy, chúng ta mới mường tượng ra đời sống của người dân miền Bắc 120 năm về trước. - Đúng một giáp sau trận lụt Quý Tỵ 1893, năm Ất Tỵ 1905 lại có một trận lụt nữa, thiệt hại còn lớn hơn. Nguyễn Khuyến viết bài này trong trận lụt năm tỵ thứ hai. Hai câu "luận" (5-6) có nghĩa là chủ nhà phải bắc thang leo lên cao để chờ người cứu và phải đặt bếp trên bè để thổi cơm. Vật nấu bếp được gọi là ông đầu rau, ông núc hay vua bếp. Thiên tai xảy ra làm cho con người đói khổ và lam lũ. Nguyễn Khuyến cùng sống với nhân dân, cùng chịu chung nổi khổ của họ nên những trang viết của ông thấm đẫm niềm đồng cảm, xót thương. Ông lo lắng cho đời sống người dân khi có lũ tràn về. Lụt lội triền miên làm cho cuộc sống ngày càng thêm đói kém với biết bao lo toan chồng chất đặt lên vai người dân lao động. Lụt lội, mất mùa, miếng ăn còn không kiếm đủ nhưng thuế má vẫn nặng gánh. Nhà nước không lo lắng tới, không biết tới dù chỉ là chút ít nỗi khổ của người dân. Ông viết về lụt lội và còn viết về những thiên tai, mất mùa luôn rình rập ập đến đối với người lao động. Ông viết về họ và cũng là viết về chính bản thân mình, về cảnh sống chung với mọi người. Qua thơ Nguyễn Khuyến ta thấy rằng tuy cuộc sống nông thôn thiếu thốn đủ bề nhưng sự đầm ấm, chân tình luôn chất đầy không bao giờ vơi cạn.Nhà thơ yêu mến, hoà mình vào những người nông dân chân chất, đầy tình cảm và cùng chia sẻ những niềm vui , hạnh phúc, cùng gánh chịu với họ những khó khăn ,thiếu thốn và mất mát. ? Đọc thêm phần Sách tài liệu địa phương và nêu các thời kì, giai đoạn phát triển của VH viết Hà Nam ? - HS giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Khuyến. - HS dựa vào chú thích SGK nêu Hoàn cảnh sáng tác bài thơ. - HS nêu các nhan đề của bài thơ. - HS đọc bài thơ, tìm hiểu chú thích, bố cục bài thơ. - HS tìm chi tiết, hình ảnh : + quai Mễ lở -> vùng ta lụt + gạo kém ( đắt) + thuế vãn phải nộp + tiếng sáo vo ve + 19 năm cát bồi ( lụt, mất mùa). - HS suy nghĩ trả lời : + Từ ngữ giản dị, biểu cảm ( “vùng ta”) + Hình ảnh gần gũi, quen thuộc và sinh động. + Thể thơ Đường luật các câu thơ đối 3-4, 5-6 nhịp nhàng, rõ ý nghĩa + các từ láy : vo ve, len lỏi + Giọng điệu thơ xót xa, buồn, thấm đẫm tình cảm. - HS suy nghĩ trả lời. - HS nêu : Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh : Thủy Tinh hàng năm dâng nước lên đánh nhau với Sơn Tinh là hình ảnh những trận lũ lụt thường niên tàn phá đồng bằng sông Hồng, cái nôi của bộ tộc Âu Lạc tự ngàn xưa. Chiến thắng của Sơn Tinh là hy vọng của một dân tộc thường xuyên chiến đấu với thiên nhiên. - HS từ phần phân tích trên để nhận xét, nêu lên cảm nhận về tình cảm mà NK dành cho người dân quê hương Hà Nam. - HS khái quát kiến thức cần ghi nhớ trong bài. - HS đọc những bài thơ đã sưu tầm. Con người quê ông không chỉ phải đối đầu với cái đói, cái nghèo, mà còn luôn luôn bị đe dọa bởi các thiên tai dữ dội bất ngờ kéo đến: Những trận lụt tai hại cùng với chính sách sưu cao, thuế nặng đã đẩy những người dân nơi đây đến độ cùng quẫn, buồn đau. Câu thơ như một tiếng thở dài, một sự cam chịu, chấp nhận vào cơn bão của cuộc đời. Nhà thơ không thi vị hóa sự việc, ngược lại đã được thể hiện rõ nét và chân thực tâm lý, nỗi lo lắng của người nông dân. Tài tình hơn, cũng miêu tả sự tàn phá dữ dội của cơn lũ nhưng  Nguyễn Khuyến đã có phát hiện rất mực tinh tế: Ông tả chân thật cảnh vật khi nước dâng cao. Mọi vật đều chìm trong biển nước. Lúa chiêm nằm dưới bao nhiêu lớp nước. Nhà thơ không nói thẳng nhưng thật chất đã vạch ra thảm hoạ, nỗi đói kém trước mắt sẽ xảy đến cho người dân lao động quê ông. “Bèo nổi lênh đênh đầu nội sạch. Lúa chiêm sâu thẳm cánh đồng không” - HS nêu các thời kì, giai đoạn phát triển của VH viết Hà Nam I/ Giới thiệu chung 1. Tác giả - Nguyễn Khuyến ( 1835 – 1909) - quê : Bình Lục – Hà Nam - Đỗ đầu 3 kỳ thi : Hương- Hội – Đình ( Tam Nguyên Yên Đổ) - Là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. 2. Văn bản : *Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác 1890 – năm mưa lụt gây ra nạ đói kém ở vùng Hà Nam – Nam Địnhà vỡ đê quai Mễ Tràng – Thanh Liêm ( quai Đầm). * Nhan đề bài thơ : Có nhiều tên gọi khác nhau : Nước lụt, Vịnh nước lụt, Gặp nước lụt 3. Đọc – chú thích – Bố cục: Bố cục : 2 phần II/ Tìm hiểu văn bản 1. Bức tranh hiện thực cuộc sống nông thôn Hà Nam. -Từ ngữ giản dị, biểu cảm. - Hình ảnh gần gũi, quen thuộc và sinh động. -Giọng điệu thơ xót xa, buồn, thấm đẫm tình cảm. è Cuộc sống của người dân vùng nông thôn Hà Nam lay lắt, vô cùng cực khổ, khốn khó, con người đói khổ và lam lũ. 2. Tình cảm của Nguyễn Khuyến với quê hương Hà Nam. - Ông gắn bó với số phận người nông dân, với vận mệnh của quê hương, đất nước. - Là người có tình cảm sâu nặng với người nông dân và nông thôn Hà Nam. III. Tổng kết : Ghi nhớ (SGK) IV. Luyện tập : 1. Bài tập 1 : Những bài thơ của Nguyễn Khuyến cùng đề tài. 2.Nước lụt thăm bạn Ai lên nhắn hỏi bác Châu Cầu, Lụt lội năm nay bác ở đâu? Mấy ổ lợn con rày lớn bé, Vài gian nếp cái ngập nông sâu? 3. Lụt Năm Quý Tỵ Chèo Thuyền Đi Chơi (1983) Nhác mắt trông ra nước trắng bong, Thuyền nan nhè nhẹ dạo chơi rong. Tay chèo hứng gió chim bay mỏi, Lưng mượn khuôn trăng cá vẫy vùng. Bèo nổi lênh đênh đầu nội sạch, Lúa chìm sâu thẳm cánh đồng không. Ai ơi lo nghĩ làm chi nhọc, Quý Tỵ chơi tràn khỏi luống công. 4. Vịnh Lụt Năm Tỵ (1905) Tỵ trước, tỵ này, chục lẻ ba Thuận dòng nước lũ lại bao la Bóng thuyền thấp thoáng giờn trên vách Tiếng sóng long bong vỗ trước nhà Bắc bậc người còn chờ chúa đến Đóng bè ta phải rước vua ra Sửa sang việc nước cho yên ổn, Trời đã sinh ta ắt có ta Chốn quê : “Năm nay cầy cấy vẫn chân thua Chiêm mất đằng chiêm ,mùa mất mùa. Phần thuế quan Tây, phần trả nợ Nửa công đứa ở, nửa thuê bò Sớm trưa dưa muối cho qua bữa Chợ búa trầu chè chẳng dám mua. 2. Bài tập 2 : CM “ Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam” V. Đọc thêm : Văn học viết Hà Nam từ TK XI đến hết TK XIX : Chia thành 2 thời kì lớn : 1/ Thời kì văn học Hán Nôm ( TK XI – hết TK XIX) - VH viết Hà Nam thời kì Lý – Trần ( TK XI – XIV) - VH viết Hà Nam thời kì Lê – Mạc ( TK XV – TK XVIII) - VH viết Hà Nam TK XIX. 2/ Thời kì VH chữ quốc ngữ (La – tinh) : Từ đầu TK XX đến nay. - VH viết Hà Nam trước 1945 - VH viết Hà Nam từ 1945 đến nay. * BT 2 : CHỨNG MINH "NGUYỄN KHUYẾN LÀ NHÀ THƠ CỦA LÀNG CẢNH VIỆT NAM" QUA CHÙM THƠ "THU" Nguyễn Khuyến là nhà thơ lớn cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX của nước ta. Thơ ông đậm đà tính dân tộc và mang một phong cách riêng khó lẫn. Có ý kiến cho rằng : “Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ đặc sắc của làng cảnh Việt Nam”. Điều đó thể hiện rất rõ qua những sáng tác về thiên nhiên, nhất là qua chùm thơ : “Thu vịnh”, “Thu điếu”, “Thu ẩm”. Đáng lưu ý là các chi tiết trong ba bài thơ này cũng như nhiều bài thơ khác đều rút ra từ cảnh vật ở quê hương tác giả, một vùng đồng chiêm trũng quanh năm ngập nước, trong làng vô số ao chuôm với những bờ tre quanh co bao bọc những mái rạ nghèo. Tình yêu quê hương, sự hiểu biết tường tận về làng quê kết hợp với hồn thơ đằm thắm, tinh tế của tác giả đã sáng tạo nên những vần thơ bất hủ về mùa thu nơi thôn dã của đồng bằng Bắc bộ. Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến không phải là những hình ảnh trừu tượng, ước lệ thường thấy trong thơ cổ điển mà là những cảnh vật bình dị, thân quen ở nông thôn. Cái hồn của cảnh vật thấm sâu vào tâm hồn nhà thơ, đồng điệu với tâm trạng buồn, trăn trở của ông. Ba bài thơ, ba cảnh thu khác nhau nhưng hợp lại thành một bức tranh hoàn chỉnh về mùa thu với những nét đặc trưng nhất. “Thu vịnh” vẽ nên cảnh thu với bầu trời “xanh ngắt”, cao vời vợi, mấy “cành trúc” cong cong, nhè nhẹ đung đưa trước làn “gió hắt hiu”. Tiết thu se lạnh, sương khói lãng đãng phủ trên mặt ao hồ lúc sáng sớm và chiều tối khiến cho khung cảnh thực trở nên huyền ảo : Trời thu xanh ngắt từng cao, Cần trúc lơ phơ, gió hắt hiu. Nước biếc trông như tầng khói phủ, Song thưa để mặc bóng trăng vào. Nét đẹp của mùa thu tụ lại ở bầu trời “xanh ngắt”, ở làn “nước biếc” thấp thoáng khói sương, ở ánh trăng thu bàng bạc tràn qua song cửa, gợi nên khung cảnh quen thuộc của một miền quê yên ả, thanh bình. Nhà thơ quan sát rất kĩ chuyển biến tinh tế của cảnh vật trong những thời điểm khác nhau của một ngày. Tất cả đều gần gũi, gắn bó và đồng điệu với tâm hồn nhạy cảm của thi nhân. Ở “Thu điếu”, khung cảnh không mở ra mà thu nhỏ lại. Ao đã nhỏ, chiếc “thuyền câu” càng nhỏ : “Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”. Mọi hoạt động cũng hết sức nhẹ nhàng : “Sóng biếc theo làn hơi gợn tí. Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”. Gió heo may chỉ đủ sức bứt lìa những lá tre, lá trúc vàng úa và lá rơi không thành tiếng. Trên cao, “trời xanh ngắt” một màu, “tầng mây lơ lửng” như đứng im một chỗ và ông câu với cái dáng ngồi “tựa gối ôm cần” cũng như cố thu mình cho nhỏ lại. Yên lặng bao trùm lên hết thảy, đến nỗi nghe được cả tiếng “cá đâu đớp động dưới chân bèo”. Âm thanh ấy càng làm tăng thêm phần yên lặng. Ông câu thu mình bất động phải chăng cũng là để tan hòa vào trời đất xung quanh. Mùa thu trong “Thu ẩm” lại hiện ra với một vẻ đẹp khác. Nhà thơ uống rượu một mình dưới trăng. Hình ảnh làng quê biến hiện theo cái nhìn, cái cảm dần dần thấm độ say của rượu. Vẫn là “ba gian nhà cỏ”, “ngõ tối”, “làn ao”, “bóng trăng”, “da trời”… thường ngày quen nhìn đến mức chẳng có gì đáng chú ý. Không đáng chú ý nhưng đó là những cảnh, những vật từ đất này mà ra, thiếu nó thì hình như không còn gì là làng xóm tự nghìn xưa. Vậy mà với tâm trạng u buồn có sẵn, lại được men rượu ngấm vào khơi lên, nhà thơ thấy cảnh vật nhòe dần theo con mắt ngà ngà : “nhà” thì “thấp le te”, “đóm” thêm “lập lòe” , “bóng trăng” thì “loe”, “mắt”cũng “đỏ hoe” và “người” thì cũng “say nhè”. Ba gian nhà cỏ thấp le te, Ngõ tối đêm sâu, đóm lập lòe. Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, Làn ao lóng lánh bóng trăng hoe. Nghĩa là cảnh vật cũng như lảo đảo, chếnh choáng men say. Người say bởi rượu thì ít mà bởi buồn đau, day dứt và giận mình bất lực trước thời thế thì nhiều. Gác bút lại không làm thơ nữa, quên mình trong mộng, đắm chìm trong yên lặng hay uống rượu đến “say nhè” để quên bớt nỗi chua chát đắng cay đến cùng xuất phát từ tâm tư ấy, tuy nhiên nó vẫn được ẩn giấu ở bên trong. Nét chung của ba bài thơ “Thu” đều quy tụ vào việc tả cảnh vật thân thuộc, đơn sơ mà dung dị, đáng yêu của làng cảnh Việt Nam. Cái nhìn trên bề mặt cùng cái hồn đồng quê hiện lên rất rõ trong từng câu, từng chữ. Cái tình của nhà thơ cũng thật đằm thắm và tinh tế. Trong những năm tháng cáo quan về ở ẩn tại quê nhà, chỉ có thiên nhiên gần gũi, trong sạch, nên thơ mới giúp Nguyễn Khuyến khuây khỏa đôi lúc trong khi nỗi buồn thời cuộc thường xuyên đè nặng trái tim ông. Ba bài thơ “Thu vịnh”, “Thu điếu”, “Thu ẩm” tạo thành một chùm thơ thu tuyệt đẹp, thể hiện nét tài hoa của ngòi bút cụ Tam Nguyên, tiêu biểu cho hồn thơ dung dị, thẳm sâu, đầy chất trữ tình. Bạn đọc Việt Nam yêu thơ Nguyễn Khuyến, yêu quê hương một phần là từ những bài thơ đó.  Thơ Nguyễn Khuyến có một nông thôn Việt Nam như đã tồn tại từ bao đời nay đồng thời có một nông thôn Việt Nam mang những nét mới, nét riêng chưa hề thấy trong văn học trước đó. Nguyễn Khuyến là nhà thơ sống hoà nhập với nông thôn, gắn bó máu thịt mình với chốn thôn quê bình dị ấy. Có lẽ vì thế mà Nguyễn Khuyến trở thành nhà thơ số một về quê hương làng cảnh Việt Nam. D/ Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà : Giáo viên: Gọi học sinh đọc lại các bài thơ vừa tìm hiểu. Giáo viên: Nêu vài ý chính về các tác giả đã học. - Về nhà học bài. - Soạn bài: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác. ****************************************

File đính kèm:

  • docTiet 52 Van 8 Chuong trinh DP phan Van Nuoc lut Ha Nam.doc