A/ Kết quả cần đạt:
- Học sinh tập viết làm bài thuyết minh để kiểm tra toàn diện các kiến thức đã học về loại bài này.
B/ Đề ra:
Giới thiệu về mói ăn cổ truyền có ý nghĩa của dân tộc Việt Nam trong ngày tết.
C/ Đáp án, yêu cầu:
a- Yêu cầu: Học sinh biết chọn món ăn có ý nghĩa trong ngày tết cổ truyền của dân tộc (Banh chưng).
- Bài viết đầy đủ 3 phần, biết vận dụng các phương pháp thuyết minh phù hợp, ngôn ngữ chính xác, trí thức đúng, diễn đạt trôi chảy.
b- Dàn bài: Giới thiệu về bánh chưng - đặc sản của dân tộc Việt Nam ngày tết.
+ Thân bài: Cung cấp các tri thức.
- Cấu tạo: Bánh gồm 3 lớp:
+ Ngoài cùng là lớp lá (lá chuối, lá giong) có màu xanh.
+ Ruột bánh được làm từ nếp ngon, thơm.
+ Nhân bánh ở giữa gồm có thịt, hành, đậu, gia vị.
- Cách làm:
+ Nếp sau khi làm sạch được đổ ngâm vào trong nước từ 4 - 6 giờ. Rồi khi rồi khi gói vớt ra xóc 1 tí muối.
71 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 56 đến tiết 100, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày......tháng........năm 2007
Tiết 55, 56: Bài viết số 3: Văn thuyết minh.
A/ Kết quả cần đạt:
- Học sinh tập viết làm bài thuyết minh để kiểm tra toàn diện các kiến thức đã học về loại bài này.
B/ Đề ra:
Giới thiệu về mói ăn cổ truyền có ý nghĩa của dân tộc Việt Nam trong ngày tết.
C/ Đáp án, yêu cầu:
a- Yêu cầu: Học sinh biết chọn món ăn có ý nghĩa trong ngày tết cổ truyền của dân tộc (Banh chưng).
- Bài viết đầy đủ 3 phần, biết vận dụng các phương pháp thuyết minh phù hợp, ngôn ngữ chính xác, trí thức đúng, diễn đạt trôi chảy.
b- Dàn bài: Giới thiệu về bánh chưng - đặc sản của dân tộc Việt Nam ngày tết.
+ Thân bài: Cung cấp các tri thức.
- Cấu tạo: Bánh gồm 3 lớp:
+ Ngoài cùng là lớp lá (lá chuối, lá giong) có màu xanh.
+ Ruột bánh được làm từ nếp ngon, thơm.
+ Nhân bánh ở giữa gồm có thịt, hành, đậu, gia vị.
- Cách làm:
+ Nếp sau khi làm sạch được đổ ngâm vào trong nước từ 4 - 6 giờ. Rồi khi rồi khi gói vớt ra xóc 1 tí muối.
+ Lá gói được rửa sạch, để ráo.
+ Có thể dùng khuôn để gói hoặc gói bằng tay.
+ Bánh gói thành hình vuông, buộc thành cặp.
+ Luoc tren bếp từ 10 - 12 giờ.
- Đặc điểm: Bánh dẻo, ăn có vị thơm của nếp, của gia vị, vị béo của thịt hành.
Tiện lợi cho những bữa tiệc đông người, có sẵn để chủ động trong ăn uống những ngày tết, tiết kiệm thời gian.
+ Kết bài: ý nghĩa: Bánh chưng gợi nhớ đến công lao của vua Hùng - thờ cúng gia tiên.
Mang bản sắc của dân tộc Việt Nam
* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Ngày.......tháng........năm 2007
Tiết 57: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
- Phan Bội Châu -
A/ Kết quả cần đạt.
- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của người chiến sĩ yêu nước Phan Bội Châu đầu thế kỷ XX: ý chí cứu nước, cứu dân, hoài bảo kinh bàn tế thế.
- Hiểu được sức truyền cảm nghệ thuật qua giọng thơ khẩu khí hào hùng của nhà thơ.
- Tích hợp với phần T.V STLV.
B/ Bài cũ:
Kiểm tra bài tập về nhà phần chương trình địa phương.
B.Bài mới
HS đọc chú thích SGk
Em hiểu gì về tác giả Phan bội châu?
Em có nhận xét gì về giộng điệu chung của toàn bài?
Bài thơ được làm theo thể thơ nào? Em nhớ lại những đặc điểm của thể thơ đó?
HS đọc
- Hào kiệt phong lưu?
Em có nhận xét gì về vần , cách dung từ, giọng điệu ở 2 câu thơ đầu?
Qua đó em thấy người chí sĩ Phan bội Châu có phong thái như thế nào?
Đọc và so sánh âm hưởng giọng điệu của 2 câu này so với 2 câu đầu? Nghệ thuật gì được sử dụng thành công.
Em hiểu gì về tâm trạng tác giả
( GV giảng thêm về tiểu sử tác giả từ 1905 đến lúc bị bắt)
- H/S đọc.
? Em hiểu, câu thơ “Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế”? “ Cuộc oán thù”?
? Giọng điệu khẩu khí, của tác giả đã thay đổi ra sao?
? Với bút pháp lãng mạn thông qua lối nói khoa trưong giúp em cảm nhận được tâm trạng của xúc gì của tác giả.
? Em hiểu dụng ý của tác giả trong việc lặp lại từ “còn”
Hãy cho biết ý nghĩa 2 câu này ?
I/ Vài nét về tác giả, tác phẩm.
1- Tác giả: Lưu ý.
Phan Bội Châu (1867 - 1940) quê Nam Đàn, hiện là Sào Nam.
- Là một nhà nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn nhất của dân tộc ta trong vòng 20 năm đầu thế kỷ XX, từng xuất vương để mưu đồ sự nghiệp cứu nước.
- Và là một nhà văn, nhà thơ lớn với số lượng sáng tác đồ sự với nhiều thể loại được viết chữ nôm hoặc chữ hán.
2- Tác phẩm:
Trích “Ngũ Trung Thư” (1914) khi thời gian bị bọn quân phiệt tỉnh Quảng Đong bắt giam.
II/ Đọc từ khó.
1- Đọc: Hướng dẫn học sinh đọc. Câu 3 - 4: Giọng thống thiết.
Các câu còn lại đọc phù hợp với khẩu khí ngang tàng, giọng điệu hào hùng.
- Giáo viên đọc mẫu - gọi đọc.
2- Từ khí: Đọc kỹ chú giải 1, 2, 6, 5.
III/ Hướng dẫn tìm hiểu:
1- Thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật.
(Học sinh nêu cách hiểu).
2- Phân tích:
a/ Hai câu đầu vấn là hào kiệt, vẫn phong lưu chạy mọi chân thì hãy ở tù.
-> Dùng phụ âm “Vẫn”, “hãy” + giọng điệu cười cợt, ngạo nghễ - khẩu khí phổ biến.
=> phong thái đường hoàng, tự tin, ung dung, thanh thản xem nhà tù chỉ là chốn dừng chân để nghỉ ngơi.
b/ Hai câu 3 - 4.
Đã /khách không nhà/ trong bốn biển.
Lại/ người có tội/ giữa năm châu.
-> Giọng điệu trầm thống, nghệ thuật đối
=> Một lời tâm sự của người tù yêu nước đã gắn liền sóng gió của cuộc đời riêng với tính cách chung của đất nước, của nhân dân, thể hiện nỗi đau lớn lao trong tâm hồn người anh hùng.
c/ Hai câu 5 - 6.
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.
(Dang tay ôm lấy hoài bảo trị nước cứu đời)
-> Giọng thơ trở lại mạnh mẽ, ngang tàng, nghệ thuật đối, lối nói khoa trưởng (bút pháp lãng mạn) tạo âm hưởng hào hùng, lãng mạn kiểu anh hùng ca.
=> Tầm vóc lớn lao kì vã, mạnh mẽ, phi thường của người anh hùng. Dù trong tình trạng bi kịch đến mức độ nào thì chí khí vẫn không dời đổi, vấn một lòng theo đuổi sự nghiệp cứu đời.
d/ Hai câu kết.
“Than ấy vẫn còn, còn sự nghiệp”...
-> Lặp từ còn ở giữa câu buộc người đọc phải ngắt nhịp 1 cách mạnh mẽ, làm cho lời nói trở nên dõng dạc, dứt khoát, tăng ý nghĩa khẳng định.
- Khẳng định tư thế hiên ngang của con người đứng cao hơn cái chết, khẳng định ý chí gang thép của người tù cách mạng: Còn sống, còn chiến đấu, tin tưởng vào chiến thắng.
GV bình: (....).
IV- Tổng kết.
* Giới thiệu: SGK.
H/S đọc - GV giảng giải củng cố.
Lưu ý:
NT: Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, giọng điệu hào hùng xen bút pháp lãng mạn.
ND: Phong thái ung dung, khí phách kiên cường, bất khuất vươn lên cảnh tù ngục khắc liệt của nhà chiến sí Phan Bộ châu.
V- Luyện tập
Bằng hiểu biết của em về thể thơ thấp ngôn bác cú đường luật, hãy viết đoạn văn thuyết minh về thể thơ này
Dặn: Học thuộc bài thơ.
Soạn: Đập đá ở Côn Lôn.
Rút kinh nghiệm giờ dạy...
Ngày.....tháng........năm.........
Tiết 58: Đập đá ở Côn Lôn
A/ Kết quả cần đạt
- Giống như bài “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”, ở bài “Đập đá ở Côn Lôn”, các em học sinh có thể cảm nhận được vẻ đẹp của người chiến sĩ yêu nước Phan Châu Trinh. Hiểu được khí phách hiên ngang, coi thường gian khổ của người anh hùng đầu thế kỷ XX.
- Hiểu được bút pháp lãng mạn, khẩu khí hào hùng của tác giả trong bài thơ.
- Tích hợp với phần VH.
B/ Bài cũ
Đọc thuộc diễn cảm “Vào nhà ngục QĐ cảm tác” (Phan Bội Châu).
Cho biết mọi nét đặc sắc về nghệ thuật, nội dung của bài.
C/ Bài mới: Giới thiệu bài.
-H/S đọc chú thích của SGK
? Em hiểu gì về tác giả Phan Châu Trinh
Dự vào kiến thức lịc sử, hãy cho biết hoạt động của Phân Châu Trinh trong những năm đầu thế kỷ XX
(Địa ngục trần gian).
? Nhận diện thể thơ của bài?
? Bài thơ thuộc kiểm văn bản gì?
- H/S đọc.
? Dưới ngòi bút của Phan Châu Trinh.
Hình ảnh người tù đập đá ở Côn Lôn hện lên với tư thế ntn ? trong không gian ra sao?
? Em hiểu gì về chí làm trai ?
Tác giả sử dụng những hình thức biểu đạt nào trong 4 câu đầu?
(mô tả + biểu cảm)
? Công việc của người tù được mô tả qua những hình ảnh thơ nào?
Em có nhận xét gì về giọng điệu của những câu thơ này? cách dùng từ, các thủ pháp nghệ thuật?
I/ Vài nét về tác giả, tác phẩm.
Lưu ý.
1- Tác giả: Phan Châu Trinh (1872 - 1926) Quê ở Quảng Nam.
- Phan Châu Trinh giỏi, có tài biện luận, có tài văn chương, ông tham gia hoạt động cứu nước rất sôi nổi, nêu cao tinh thần dân chủ sớm nhất ở Việt Nam.
1908, Phan Châu Trinh bị bắt vàbị đày ra Côn Đảo.
2- Tác phẩm:
Bài thơ được làm tại Côn Đảo khi Phan Châu Trinh cùng các tù nhân khác bị bắt lao động khổ sai.
II/ Đọc, từ khó.
1- Đọc: GV đọc mẫu.
- Hướng dẫn học sinh đọc: Khẩu khí ngang tàng giọng điệu hào hùng.
- Gọi học sinh học - nhận xét.
2- Từ khó: Côn Lôn ? Sành sỏi ?
III/ Hướng dẫn tìm hiểu.
1- Thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật.
2- Phân tích:
a/ Bốn câu thơ đầu.
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
(Lừng lẫy làm cho lở núi non).
- Quan niệm nhân sinh truyền thống thì làm trai thì phải khác đời. “Chí làm trai Nam Bắc, Tây, Đông - Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể” (Nguyễn Công Trứ)- Đó là lòng kiêu hãnh, là ý chí tự khẳng định mình, là khát vọng hoạt động mạnh liệt.
Con người như thế lại “Đứng giữa” đất trời Côn Lôn, “Đứng giữa” biển rộng non cao, đội trời đạp đất, tư thế hiên ngang sừng sững.
Một vẻ dẹp hùng tráng
- Lừng lẫy làm cho lở núi non
Xách búa đánh tan năm bảy đống.
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
-> Giọng thơ mạnh mẽ thể hiện khẩu khí ngang tàng, ngạo nghễ.
Tất cả nhằm diễn tả hoạt động khi tập đá ntn?
? Nói rằng, 4 câu thơ đầu có 2 lớp nghĩa. Hai lớp nghĩa đó là gì ?
? Em cảm nhận được nép đẹp gì ở người tù cách mạng ?
HS đọc.
? Bốn câu cuối tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào ?
? Em có nhận xét gì về cách sử dụng NT ở 2 câu 5-6?
“Chân thành sỏi” ? “Dạ sắt son”.
Nghệ thuật đó có tác dụng gì ?
? ở 2 câu 7, 8 đọc lên ta liên tưởng đến trong dân gian nào đã học ?
? Em hiểu như thế nào về hình ảnh nữ oa vá trờ? Tác giả mượn sự tích đó nhằm mục đích gì ?
? Nghệ thuật gì tiếp tục được sử dụng ở 2 câu cuối ? Nhằm thể hiện cảm xúc gì của người chiến sĩ cách mạng.
-Dùng 1 loại động từ mạnh: Xanh, đánh tan, ra tay tập thể, nghệ thuật đối, cách nói khoa trương
-> Hành động quả quyết, mạnh mẽ, phi thường với sức mạnh thật là ghê gớm.
- Mô tả chân thực công việc lao động nặng nhọc, dùng búa để khai thác đá ở những hòn núi ngoài Côn đảo.
- Tầm vóc khổng lồ với những hoạt động phi thường của người anh hùng.
=> Vẻ đẹp hiên ngang coi thường gian nguy. Trong tư thế ngạo nghễ vươn cao ngang tầm vũ trụ, biến mọi công việc lao động cưỡng bức hết sức nặng nhọc thành một cuộc chinh phục thiên nhiên dũng mãnh của con người có sức mạnh thần kì. Thật đáng cảm phục.
GV bình: (....) một tượng đài suy nghĩ về người anh hùng.
b/ Bốn câu cuối.
Tháng ngày/bảo quản/ thân thành sỏi.
Mưa nắng/càng bền/ dạ sắt son.
-> Nghệ thuật đối ở câu 5 với câu 6, đối lập giữa những thử thách gian nan (tháng ngày, mưa nắng) với sức chịu đựng dẻo dai, ý chí chiến đấu sắt son
(Chân thành sỏi, dạ thành son)
=> Chí lớn, gan to của người anh hùng.
- Những kẻ vá trời khi lỡ bước gian nan chỉ kể việc cỏn con.
->NT đối lập: Kẻ vá trờ> <gian nan được xem những việc con con” - tư thế hiên ngang.
=> thì ra những kẻ đập đá làm lở núi non ấy là những kẻ đội đá vá trời chứ không phải là tù khổ sai. Họ đang “lỡ bước” - gặp rủi ro trên bước đường thực hiện chí lớn của mình là cứu nước cứu dân. Đặt cái án mà Phan Châu Trinh phải chịu bên cá chí lớn gan to ấy thì quả chẳng có gì đáng phải kể đến thật.
=> Chí khí cách mạng lớn lao, coi thường hiểm nguy gian lao dù tính mạng bị đe dọa
Đó còn là niềm tin vào tương lai, niêm tin không dời đổi vào sự nghiệp của mình.
IV- Tổng kết:
* Ghi nhớ (SGK).
HS đọc -> giáo viên củng cố
V- Luyện tập:
- So sánh 2 bài thơ “Vào nhà ngục QĐ cảm tác” với “Đập đá ở Côn Lôn” để thấy nét giống nhau giữa chúng.
Viết đoạn: Cảm nhận của em về hình tượng nhà nho yêu nước cách mạng đầu thế kỷ XX trong đó có dùng dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép, dấu 2 chấm.
Dặn: Học thuộc.
- Soạn: “Muốn làm thằng cuội”.
Ngày.....tháng.......năm..........
Tiết 59: Ôn luyện về dấu câu.
A/ Kết quả cần đạt.
- Học sinh nắm được các kiến thức về dấu câu một cách có hệ thống.
- Có ý thức cẩn trọng trong việc dùng dấu câu, tránh được các lỗi thường gặp về dấu câu.
- Tích hợp với phần VH , TLV.
B/ Bài cũ: - Phân biệt công dưụng của dấu ngoặc kép với dấu ngoặc đơn ?
Lấy ví dụ minh họa.
C/ Bài mới
Kiểm tra vở soạn của học sinh.
? Kể tên các loại dấu câu đã học ở chương trình lớp 6, lớp 7, lớp 8. Công dụng của từng loại ?
Hãy lấy ví dụ minh họa cho mỗi loại dấu câu.
-HS đọc ví dụ trong SGK, nhận xét.
? Đọc nghĩa của câu ?
VD đó thiếu dấu ngắt câu ở chỗ nào?
Nên dùng dấu gì để kết thúc câu ở chỗ đó ?
HS đọc.
? Dùng dấu chấm sau từ “này” là đúng hay sai ? vì sao? ở chỗ này nên dùng dấu gì ?
Tại sao ?
? Câu văn bên thiếu dấu gì để phân biệt các từ ngữ cùng giữ một chức vụ ngữ pháp ?
Hãy đặt dấu câu thích hợp ?
- Học sinh đọc VD.
Đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu 1, dấu chấm ở cuối câu 2 trong đoạn văn bên đã đúng chưa ? vì sao ?
Nên dùng dấu gì ở các vị trí đó ? Qua các vi dụ trên em thấy trong sử dụng dấu câu ta thường mắc những lỗi nào ?
(Sai dấu ngoặc kép)
I- Tổng kết về dấu câu.
- Học sinh trình bày phần chuẩn bị ở nhà.
=> HS tìm ví dụ (có thể lấy trong văn bản để học hoặc tự đặt câu).
GV củng cố bằng bảng phụ.
II- Các lỗi thường gặp về dấu câu.
1/ Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc.
- Dùng dấu chấm sau từ “Xúc động”.
Viết hoa từ “Trong”
2/ Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc.
- Kết thúc câu ở từ “này” là sai và đó chỉ là .......TR, câu chưa đủ ý. Chỗ đó ta nên dùng dấy phẩy.
(Công dụng của dấu phẩy).
3/ Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết.
VD: Cam quýt bưởi xoài là đặc sản của vùng này
-> thiếu dấu phẩy.
(HS điền dấu)
4/ Lẫn lộn công dụng của các dấu câu.
- ở câu 1 dùng dấu chấm hỏi là sai, và đó là câu trần thuật -> dùng dấu chấm.
- ở câu 2 dùng dấu chấm là không chính xác, vì đó là câu nghi vấn -> dùng dấu chấm hỏi.
* Ghi nhó: (SGK).
HS đọc, GV củng cố.
* Bài tập: Đọc 1 số câu viết sai dấu câu trong bài viết của HS để các em phân tích.
VD: Nhân vật “Lão hạc” là hình ảnh của người nông dân có nhân cách cao quý...
III- Luyện tập
Bài tập 1: HS điền dấu câu thích hợp.
Câu 1: Dờu phẩy, dấu chấm.
Câu 2: Dờu chấm.
Câu 3: Dờu phẩy, dấu 2 chấm.
Câu 4: Dờy gạch ngang, dấu chấm than, dấu chấm...
Bài tập 2: Phát hiện lỗi về dấu câu, chữa lại.
a/ Sao mãi tới giờ anh mới về ? Mẹ ở nhà chờ anh mãi.
b/ Từ xưa, trong c/s của lao động, sản xuất, nhân dân ta có tri thống.... và vậy có câu tục ngữ “ lá lành đùm lá rách”.
c/ Mặc dù đã qua bao nhiêu năm tháng, nhưng tôi vẫn không quên được những kỉ niệm êm đềm thời học sinh.
Bài tập bổ sung: Viết đoạn văn 5 - 7 câu giới thiệu về bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh, trong đó có dùng ít nhất 4 loại dấu câu đã học.
Dặn: - Xem lại các bài kiểm tra, bài soạn - > sửa lỗi về dấu câu.
- ôn tập để kiểm tra
*Rut kinh nghiem gio day
...................................................................................................................
Ngày.....tháng.......năm..........
Tiết 60: Kiểm tra tiếng việt
A/ Kết quả cần đạt.
- Kiểm tra lại kiến thức về một số phép tu từ đã học ở chương trình học kỳ I.
- Kiểm tra kiến thức về câu ghép và mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng dấu câu đúng.
- Tính hợp với phần VH, T.V.
B/ Đề ra:
Câu 1: Phát hiện phép tu từ, phân tích tác dụng của nói trong câu ca dao:
“Cây đồng đang buổi ban trưa
Mô hôi thánh thót như mua ruộng cày”.
Câu 2: Xác định các câu ghép, mối quan hệ giữa các về Trong các câu ghép đó qua đoạn trích (Phân tích C - V).
“Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình và mẹ tôi lại tươi đẹp như thủa còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi nay bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi, những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trần phản ra lúc đó thưm tho lạ thường.”
Câu 3: Viết đoạn văn 3 - 5 câu trong đó có dùng dấu ngoặc kép, dấu 2 chấm nói về khí phách của nhà chiến sĩ cách mạng Phạn Bội Châu.
c/ Đáp án:
Câu 1: (3 điểm) Biện pháp nói quá -> Nỗi vất vả cực nhọc của người lao động từ đó thông cảm, trân trọng thành quả lao động của họ.
Câu 2: (4 điểm) Câu ghép gồm câu 3 (câu 2, câu 4 là câu đơn).
Câu 1: Câu phức.
-> Quan hệ đồng thời, nối tiếp.
Câu 3: (3 điểm). Học sinh viết đúng số câu theo quy định, bảo dadmr các dấu câu theo yêu cầu nhằm toát lên khí phách của Phan Bội Châu.
Dặn: Xem trước T63.
Rút kinh nghiệm giờ dạy.
.....................................................................................................................................
Ngày.....tháng.......năm..........
Tiết 61: Thuyết minh về một thể loại văn học
A/ Kết quả cần đạt.
- Giúp học sinh rèn luyện năng lực quan sát, nhận thức, dúng kết quả quan sát mà làm bài thuyết minh.
- Thấy được muốn làm bài bài thuyết minh chủ yếu phải dựa vào quan sát, tìm hiểu, tra cứu.
- Củng cố lại kiến thức về thể lại văn học.
- Tính hợp với phần văn học.
B/ Bài cũ.
Đọc thuộc “Đập đá ở Côn Lôn” (Phan Châu Trinh), xác định thể thơ của bài
C/ Bài mới:
I- Từ quan sát đến mô tả thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học
Đọc kỹ 2 bài thơ “Vào nhà ngục QĐ cảm tác” và “Đập đá ở Côn Lôn”, cho biết mỗi bài có mấy dòng, mỗi dùng có mấy tiếng? Số dòng, số tiếng bắt buộc không ? Có tùy ý thêm bớt được không ?
? Hãy ghi kí hiệu bằng, trắc cho các tiếng ở mỗi bài ?
GV giới thiệu về “niệm”, “đối” trong thơ, co HS chỉ ra mối quan hệ bằng trắc giữa các dòng ?
ở 2 bài thơ này, tác giả dùng vần bằng hay trắc? hiệp vần gì? ở câu nào ?
Dựa vào những điều đã quan sát được về thể thơ, em hãy lập dàn bài thuyết minh về thể loại đó ?
(Có thể đưa thêm đặc điểm về bố cục và đối ở các cặp câu 3 - 4; 5 - 6)
? Qua bài tập tren, theo em, muốn thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học ta cần làm gì ?
1- Bài tập
Thuyết minh đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú.
a/ Quan sát.
(GV ghi 1 bài thơ vào bảng phụ).
+ “Vào nhà ngục QĐ...” và “Đập đá ở Côn Lôn” đều có 8 dòng/bài; mỗi dòng có 7 tiếng không thể tùy tiện thêm bớt.
(HS điền vào bảng bằng các ký hiệu B,T).
Lưu ý: Thanh bằng: Thanh huyền, thanh ngang
Thanh trắc: Thanh hỏi, sắc, nặng, ngữa)
* Mối quan hệ bằng - trắc.
- Các tiếng đứng ở vị trí 1, 2, 3 có thể bằng hoặc trắc (nhất, tam, ngũ kết luận).
- Các tiếng đứng ở vị trí 2, 4, 6 thì phải tuân thủ quy tắc luân phiên B- T - B hoặc T- B - T (nhị, từ, lục phân minh).
* Về niệm.
Tiếng thứ 2 câu 2 thanh với tiếng thứ 2 câu 3.
Tiếng thứ 2 câu 4 thanh với tiếng thứ 2 câu 5.
Tiếng thứ 2 câu 6 thanh với tiếng thứ 2 câu 7.
Tiếng thứ 2 câu 8 thanh với tiếng thứ 2 câu 1.
* Vần: ở thể thơ này ta nhận thấy thường chỉ có 1 vần (Độc vận), vần này luôn nằm ở cuối câu và hiệp vần với nhau ở các câu 1, 2, 4, 6, 8.
(Riêng bài “Vào nhà ngục....” có 2 vần.
Vần “ưu”, “âu” ở 1, 4, 8.
Vần “u” ở câu 2, 6 ) vần bằng
* Cách ngắt nhịp: Thông thường 2/2/3 hoặc 4/3 Tuy nhiên cũng có câu nhiẹp 3/2/2. “Chạy mỏi chân.
b/ Lập dàn bài.
Phải lấy dẫn chứng để phân tích
* Mở bài: Thuyết minh về các đặc điểm của thể thơ.
- Số câu, số chữ trong mỗi bài.
- Quy luật bằng trắc.
- Cách gieo vần.
- Cách ngắt nhịp
* Kết bài:
Cảm nhận về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ.
2/ Ghi nhớ: (SGK).
HS đọc - GV củng cố.
III/ Luyện tập
Bài tập 1: Thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn trên cơ sở các truyện ngắn đã học: “Tôi đi học”, “ Lão Hạc”, “Chiếc lá cuối cùng”.
Gợi ý:
a/ Mở bài: Giới thiệu đặc điểm chính của truyện ngắn.
b/ Thân bài: Thuyết minh về các đặc điểm của truyện ngắn.
+ Cốt truyện diễn ra trong thời gian, không gian ngắn hạn chế (VD).
Nhân vật chính
+ Nhân vật
Nhân vật phụ.
+ Phương thức biểu đạt chủ yếu là TS trong đó có kết hợp với mô tả, biểu cảm (phân tích ví dụ)
- Đề cập đến những vấn đề lớn của thời đại, của cuộc đời: (Số phận người nông dân trong xã hội cũ, lòng nhân ái....).
- Bố cục ngắn gọn, hợp lý.
c/ Kết bài: Cảm nghĩ về thể loại truyện ngắn, cái hấp dẫn của loại truyện ngắn (có thể so sánh với tiểu thuyết hoặc thơ TS)
Dặn: Viết thành VB thuyết minh trong tập này
Tiết 62: Muốn làm thằng cuội
A/ Kết quả cần đạt. (Hướng dẫn đọc thêm) (Tản Đà).
- Học sinh hiểu được tâm sự của nhà thơ lãng mạn Tả Đà: Buồn chán trước thực tại đen tối, tầm thường, muốn thoát li khỏi thực tại ấy bằng một ước mộng rất “ngông”
- Cảm nhận được cái mới mẻ trong hình thức một bài thơ thất ngôn bát cú của Tản Đà: Lời lẽ giản dị, trong sáng, ý tứ hàm sức, khoáng đạt, cảm xúc tự nhiên, thoải mái, giọng thơ thanh thoát, phân chút hóm hỉnh.
- Tính hợp với phần TLV.
B/ Bài cũ:
Đọc thuộc “Đập đá ở Côn Lôn” (Phan Châu Trinh) và “Vào nhà ngục Quảng Đông...” (Phan Bội Châu) cho biết đặc điểm giống nhau giữa 2 bài thơ này ?
C/ Bài mới.
HS đọc phần chú thích
? Em hiểu gì về nhà thơ Tản Đà ?
? Nhớ lại tình hình XH nước ta 30 năm đầu thế kỷ XX.
? Tác phẩm ra đời trong thời gian nào ?
? Giọng điệu bài này có giống bài “Đập đá ở Côn Lôn” không ? vì sao?
? Bài thơ được làm theo thể thơ nào? Có bố cục ra sao?
? Hai câu đầu là tiếng than vãn là lời tâm sự của Tản Đà với chị Hằng trong 1 đêm thu. Tâm sự đó được thể hiện qua hình ảnh nào ?
? Việc dùng thán từ, các từ “buồn, chán” giúp em cảm nhận được điều gì trong tâm trạng của tác ?
Vì sao tác giả có tâm trạng thư thế ?
- Học sinh đọc.
? Hãy tóm tắt ngắn gọn truyền thuyết “Chú cuội, cung trăng”
? Tác giả đã bày tỏ cảm xúc của mình qua hình thức nào ?
? Các xưng hô của tác giả với chị Hằng “chị - em” thể hiện tâm hồn, tính cách gì của Tản Đà ?
? “Ngông” nghĩa là gì ?
? Em có nhận xét gì về cách dùng từ, giọng điệu ở 2 câu 5, 6.
? Cách nói “Can chi tủi”, thế mới vui” giúp em cảm nhận được tâm trạng của tác giả ntn
I/ Giới thiệu tác giả và tác phẩm.
Lưu ý:
1- Tác giả: Tản Đà (1889 - 1939) quê Hà Tây. Ông là một nghệ sĩ có tài, có tình, có cá tính độc đáo, có nhân cách cao thượng, sáng trong. Ông không muốn hòa nhập với XH thực dân phòng kiến đầy rẫy những chuyện xấu xa, nhơ bẩn hỗn tập xô bồ, bon chen, danh lợi.
- Ông tìm cách thoát ly vào rượu, vào thơ, vào lối sống phòng khoáng.
2- Tác phẩm:
Trích trong tập “Khối tình con” I (1917).
II/ Đọc từ khó, bố cục.
1- Đọc: GV hướng dẫn đọc: Giọng nhẹ nhàng đượm buồn, hơi hóm hỉnh, có nét phóng túng.
- Giáo viên đọc mẫu - Gọi đọc - nhận xét.
2- Từ khó: Đọc kĩ các chú giải trong SGK.
III/ Hướng dẫn tìm hiểu.
1- Thể thơ: Thất ngôn bát cú.
2- Phân tích:
a/ Hai câu đề.
Buồn lắm chị Hằng ơi !.
Trần Thế em nay chán nữa rồi..
-> Thán từ “ơi” - Động tự “buồn, chán”.
-> Tâm trạng buồn chán, bất mãn, bất hòa với trần thế với XH đương thời, một nỗi cô đơn, bế tắc, thất vọng, muốn thoát li thực tại.
b/ Hai câu thực.
Cung quế đã ai ngồi đó chửa ?
Cảnh hoa xin chị nhắc lên chơi.
-> Dùng câu hỏi tu từ; lời cầu xin: “Xin
chị”.
=> Bộc lộ tâm hồn “ngông”, cá tình mạnh mẽ, không chịu sự PT của CHPK, ước muốn thoát li trần thế đi vào cõi mộng
c/ Hai câu luận.
-> Điệp từ “có”; “cùng”, NT đối, nhịp thơ 2/2/3 tạo nên giọng điệu bất cần, tính đa tình “ngông” của nhà thơ.
=> Khát khao muốn được sống cuộc sống đích thực với những niềm vui mà ở cõi trần không có (cảm hứng lãng mạn).
d/ Hai câu kết.
..... Tựa nhau/trông xuống thế gian/cười
“Cười”. Vừa thể hiện cảm xúc thoải mãn sung
sướng, vừa tỏ thái độ mỉa mai khinh bỉ cõi trần gian nhem nhuốc.
- Từ giọng điệu than (2 câu đầu) - nhắn hỏi, cầu xin - mỉa mai.
=> Nỗi đau nhân sinh, tình yêu quê hương đất nước lặng thầm của nhà thơ.
Giáo viên bình (....)
IV/ Tổng kết
* Ghi nhớ: (SGK).
Học sinh - giáo viên giảng giải.
V/ Luyện tập:
- So sánh những giọng điệu của bài thơ ngày với “Qau đèo ngang” (Bà huyện Thanh Quan).
- Theo em, cái gạch nối giữa thơ ca cổ điển với thơ ca hiện đại được thể hiện ntn trong thơ Tản Đà ? (Kết hợp giữa cái cổ điển với cái hiện tại).
Dặn dò: Soạn “Hai chữ nước nhà”.
Ngày.....tháng.......năm..........
Tiết 63: ôn tạp tiếng việt
A/ Kết quả cần đạt.
Học sinh nắm những nội dung về từ vựng, ngữ pháp tiếng việt đã học ở học kỳ 1
Rèn kỹ năng sử dụng tiếng việt
Tích hợp với VH, TLV.
B/ Bài cũ.
Kể tên các đơn vị kiến thức về tiếng việt đã học ở kỳ 1?
C/ Bài mới
HS dựa vào sự chuẩ bị ở nhà để trả lời. Có VD minh hoạ - HS khác nhận xét – GV đánh giá.
I Từ vựng.
Lý thuyết:
Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
Trường từ vựng.
Từ tượng hình, tượng thanh
Từ ngữ địa phương, biệt ngữ XH
Các biện pháp tu từ( Nói quá, nói giảm, nói tránh)
Thực hành
a.. Điền vào ô trống treo sơ đồ
Truyện DG
HS tự điền vào vở
Tr cười
Tr ngụ ngôn
Tr cổ tích
Truyền thuyết
Yêu cầu giải thích
- Giáo viên củng cố
Phân tích tác dụng của từng biện pháp tu từ trong VD.
b/ Ví dụ về nói quá, nói giảm, nói tránh trong thơ ca.
* Nói quá:
Lỗ mũi mười tám gánh lông.
Chống yêu....................trời cho.
+ Nơi giảm nói tránh.
“Bác đã đi rồi sao Bác ơi! ”
c/ Viết hai câu văn có dùng từ tượng hình, tượng thanh
HS trình bày -> nhận xét.
II/ Ngữ pháp
1- Lý thuyết.
Học sinh nhắc lại từng kỷ niệm - Trợ từ, thanh từ
và minh họa bằng VD. - Tính thái từ.
-> Học sinh khác nhận xét - Câu ghép.
2- Thựchành.
a/ Viết câu: trình bày -> lớp chữa.
(H/S xác định, lí giải)
b/ Xác định câu ghép.
Câu ghép: Pháp chạy, Nhất hàng, vu Bảo Đại thoái vị.
- Nêu tác câu ghép trên thành những câu đơn thì vẫn bảo đảm về ngữ pháp song làm ý diễn đạt thay đổi. Không làm rõ sự thất bại liên tiếp, thảm hại của đế quốc và PK.
c/ Xác định câu ghép, cách nối các vế câu.
Câu ghep: Câu 1, 3.
-> Các vế câu được nối với nhau bằng cụm từ: Cũng như, quan hệ từ: Bởi vì.
Bài tập về nhà:
Viết đoạn văn 7 - 10 câu trong đó có dùng câu ghép và 1 bi ện pháp tu từ vừa học và nói về nỗi khổ
File đính kèm:
- ngu van 8 tap 2.doc