1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- Giúp HS hiểu được khái niệm đoạn văn, từ ngữ, chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đọan văn và cách trình bày nội dung trong đoạn văn. Viết được các đoạn văn một cách mạch lạc.
b. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng xác định hình thức đoạn văn, viết đúng, xác định được câu chủ đề.
c. Thái độ:
- Giáo dục HS có ý thức trong cách dùng từ đặt câu trong sáng, giản dị.
2. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên:
- Bảng phụ ghi BT củng cố.
b. Học sinh:
-Đọc VD/SGK và trả lời câu hỏi.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Hoạt động nhóm, diễn giảng, nêu câu hỏi kết hợp sử dụng bảng phụ trên lớp.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1/ On định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
4.2/ Kiểm tra bài cũ:
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 10540 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 03 Tiết 10 Xây dựng đoạn văn trong văn bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 03
Tiết PPCT: 10
Ngày dạy:…………………………………….
XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- Giúp HS hiểu được khái niệm đoạn văn, từ ngữ, chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đọan văn và cách trình bày nội dung trong đoạn văn. Viết được các đoạn văn một cách mạch lạc.
b. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng xác định hình thức đoạn văn, viết đúng, xác định được câu chủ đề.
c. Thái độ:
- Giáo dục HS có ý thức trong cách dùng từ đặt câu trong sáng, giản dị.
2. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên:
- Bảng phụï ghi BT củng cố.
b. Học sinh:
-Đọc VD/SGK và trả lời câu hỏi.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Hoạt động nhóm, diễn giảng, nêu câu hỏi kết hợp sử dụng bảng phụ trên lớp.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1/ Oån định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
4.2/ Kiểm tra bài cũ:
1.Thế nào là bố cục của VB? Nêu nhiệm vụ 3 phần của bố cục?
2. Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài?
3.Đ oạn trích Tức nước vỡ bờ được viết theo trình tự nào?
a.Không gian
b. Thời gian
c. Theo sự phát triển của sự việc hay mạch suy luận
d.Theo luận điểm chính
1. Là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề
-.MB:Nêu ra chủ đề của đoạn văn.
TB:Thường có 1 số đoạn nhỏ trình bày các khía cạnh của chủ đề…
KB:Tổng kết chủ đề của VB
2. Trình bày theo 1 thứ tự tuỳ thuộc vào kiểu văn bản, chủ đề, ý đồ giao tiếp của người viết
3. c
2đ
3đ
3đ
2đ
4.3/ Giảng bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1:
-GV gọi HS đọc văn bản Ngô Tất Tố và tác phẩm “ Tắt Đèn”.
- Văn bản trên gồm mấy ý? Mỗi ý viết thành mấy đoạn văn?
+ Gồm hai ý. Mỗi ý viết thành một đoạn văn.
- Dựa vào dấu hiệu hình thức nào để nhận biết đoạn văn?
- Hãy nêu đặc điểm cơ bản của đoạn văn và cho biết thế nào là đoạn văn?
- Đoạn văn thường biểu đạt nội dung gì?
+ Biểu đạt 1 ý tương đối hoàn chỉnh và trực tiếp tạo nên văn bản
* Hoạt động 2:
-GV gọi HS đọc đoạn văn thứ nhất ( trang 34 ) và tìm các từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn?
+ Các từ như: “Ngô Tất Tố” vì tất cả các câu đều thuyết minh cho đối tượng này và nó là từ ngữ chủ đề.
- Đọc đoạn văn thứ hai và tìm câu then chốt của đoạn văn. Tại sao em biết đó là câu chủ đề?
+ Câu chủ đề là: “Tắt đèn” là tác phẩm tiêu biểu của Ngô Tất Tố.
+ Câu chủ đề có nội dung khái quát, ngắn gọn đủ hai thành phần chính, thường đứng đầu hoặc cuối đoạn.
- Đoạn 1 trang 34 có câu chủ đề không? Yếu tố nào duy trì đối tượng trong đoạn văn?
+ Đoạn văn trên không có câu chủ đề chỉ có từ ngữ chủ đề. Cụm từ “ Ngô Tất Tố” duy trì đối tượng trong đoạn văn.
- Các câu trong đoạn văn có quan hệ ý nghĩa với nhau như thế nào?
+ Các câu trong đoạn 1 có quan hệ độc lập với nhau.
- Nội dung của đoạn 1 triển khai theo trình tự nào?
+ Nêu tác giả, năm sinh, xuất thân, quê quán, sự nghiệp. Tác phẩm được trình bày theo cách song hành.
- Đoạn 2 chủ đề ở vị trí nào? Ý của đoạn này được triển khai theo trình tự nào?
+ Câu chủ đề đứng đầu đoạn, được trình bày theo trình tự phân tích nội dung và nghệ thuật tác phẩm.
- Gọi học sinh đọc mục b trang 35 và trả lời câu hỏi:
- Nêu câu chủ đề, vị trí, trình tự của nội dung?
+ Câu chủ đề đứng cuối đoạn.
- Như vậy, nhiệm vụ của các câu trong đoạn văn là gì?
- GV gọi HS đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 3:
- GV hướng dẫn HS làm bài tập.
- GV cho HS hoạt động nhóm, HS trình bày nhóm, nhóm khác sửa ,GV chốt.
HS đọc y/c BT3, HS viết đoạn văn, trình bày
+ Gợi ý: Khởi nghĩa 2 bà Trưng
Chiến thắng Ngô Quyền
Chiến thắng của nhà Trần
Chiến thắng của Lê Lợi
Kháng chiến chống Pháp thành công
Kháng chiến chống Mĩ toàn thắng
-Y/c viết đoạn văn hoàn chỉnh, có thể trình bày theo cách ( diễn dịch, quy nạp)
I/ Thế nào là đoạn văn:
VD/SGK/34
- Đoạn văn được tính từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.
- Đoạn văn do nhiều câu tạo thành.
- Đoạn văn thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh và trực tiếp tạo nên văn bản.
II/ Từ ngữ và câu trong đoạn văn:
1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn:
VD/SGK/34
- Từ ngữ chủ đề thường được lập lại nhiều lần để duy trì đối tượng biểu đạt.
- Câu chủ đề là câu mang nội dung khái quát ngắn gọn, thường đứng đầu và cuối đoạn văn.
2. Cách trình bày nội dung trong đoạn văn:
- Đoạn song hành không có câu chủ đề. Các câu trong đoạn có quan hệ độc lập với nhau.
- Đoạn diễn dịch: Câu chủ đề đứng đầu đoạn văn.
- Đoạn qui nạp: Câu chủ đề đứng cuối đoạn.
* Kết luận: Ghi nhớ sgk
III/ Luyện tập:
BT1/SGK/ 36:
- Văn bản gồm 2 ý,mỗi ý 1 đoạn văn.
BT2/SGK/36,37
A/ Diễn dịch
B/ Song hành
C/ Song hành
BT3/SGK/37
BT4/SGK/37
-Gỉai thích : Thất bại là mẹ thành công.
4.4/ Củng cố và luyện tập:
GV treo bảng phụ
* Các đoạn văn trong 1 bài văn nên được triển khai theo cách nào?
A. Diễn dịch.
B. Quy nạp.
C. Song hành.
(D). Phói hợp các cách trên.
* Thế nào là đoạn văn? Đặc điểm nhận biết đoạn văn?
- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên VB, bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt 1 ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn do nhiều câu tạo thành.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
-Về nhà học thuộc nội dung bài, học ghi nhớ, làm bài tập còn lại
- Chuẩn bị: Viết bài tập làm văn số 1
+ Tham khảo 3 đề SGK
+ Lập dàn ý cho các đề trên.
5. Rút kinh nghiệm
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- Ngu van 8(5).doc